Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 7975/KH-UBND 2015 tổng điều tra hộ nghèo hộ cận nghèo Khánh Hòa 2016 2020

Số hiệu: 7975/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Duy Bắc
Ngày ban hành: 19/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7975/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 19 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng Kế hoạch tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là cuộc điều tra), cụ thể như sau:

1. Mục đích của cuộc điều tra:

Xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều để làm cơ sở xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện các chính sách cho hộ nghèo, người nghèo, hộ cận nghèo, người cận nghèo trong giai đoạn 2016-2020.

2. Yêu cầu của cuộc điều tra:

- Cuộc điều tra phải được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Cuộc điều tra phải được thực hiện công khai, dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể và của người dân. Kết quả điều tra phải phản ánh chính xác thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh.

- Phải đảm bảo đúng tiến độ theo quy định.

- Cuộc điều tra phải được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí.

3. Tiêu chí điều tra:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Mục II, Điều 1, Quyết định 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”:

3.1. Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; Hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

3.2. Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

3.3. Chuẩn nghèo chính sách và chuẩn mức sống tối thiểu thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Chuẩn nghèo chính sách: Khu vực thành thị: 900.000 đồng/người/tháng; Khu vực nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng.

- Chuẩn mức sống tối thiểu: Khu vực thành thị: 1.300.000 đồng/người/tháng. Khu vực nông thôn: 1.000.000 đồng/người/tháng.

4. Đối tượng, phạm vi điều tra:

4.1. Đối tượng điều tra:

Toàn bộ hộ dân cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật, cụ thể gồm:

- Những hộ có hộ khẩu thường trú (hoặc diện KT2, KT3) đang sinh sống tại địa bàn điều tra từ 6 tháng trở lên (tính đến thời điểm lập danh sách điều tra).

- Các trường hợp tạm trú nhưng thực tế đang sinh sống ổn định, lâu dài tại địa bàn điều tra do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định điều tra.

4.2. Phạm vi điều tra: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa.

5. Thời gian điều tra:

Thực hiện từ ngày 01 tháng 11 năm 2015 đến ngày 30 tháng 12 năm 2015.

6. Biểu mẫu điều tra:

Các biểu mẫu điều tra được xây dựng trên cơ sở các biểu mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có bổ sung thêm một số chỉ tiêu cần thu thập của tỉnh, gồm:

- Mẫu Phiếu Đăng ký điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 - Phiếu A1.

- Mẫu Phiếu Nhận dạng nhanh hộ gia đình - Phiếu A.

- Mẫu Phiếu Chỉ tiêu ước tính thu nhập của hộ - Phiếu B1

- Mẫu Phiếu Chỉ tiêu về các nhu cầu xã hội cơ bản - Phiếu B2

- Mẫu Phiếu Thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo - Phiếu C

- Các Bảng tổng hợp.

7. Quy trình, tiến độ điều tra:

7.1. Bước 1 (B1): Công tác chuẩn bị điều tra: từ ngày 01/11/2015 đến 20/11/2015

a) B1.1: Tuyên truyền, quán triệt về cuộc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đến các cấp, các ngành và cộng đồng nhân dân.

b) B1.2: Xây dựng Kế hoạch tổ chức điều tra ở các cấp.

c) B1.3: Chuẩn bị lực lượng điều tra viên và giám sát các cấp.

- Điều tra viên: sử dụng đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn/tổ dân phố, cán bộ các hội, đoàn thể. Ưu tiên bố trí lực lượng thanh niên. Định mức bố trí điều tra viên là 100-150 hộ/01 điều tra viên.

- Giám sát điều tra: sử dụng đội ngũ cán bộ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, giảng viên nguồn công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã.

+ Giám sát cấp tỉnh: 03 người/01 huyện, thị xã, thành phố;

+ Giám sát cấp huyện: 01 người/01 xã, phường, thị trấn.

d) B1.4: Bố trí kinh phí cho cuộc điều tra:

Trên cơ sở dự toán tổng kinh phí điều tra, Sở Tài chính bố trí bổ sung dự toán kinh phí cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện cuộc điều tra.

đ) B1.5: In ấn biểu mẫu điều tra, tài liệu hướng dẫn điều tra.

Do tính cấp bách của cuộc điều tra và để đảm bảo đúng tiến độ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được phép chỉ định thầu in ấn biểu mẫu và tài liệu hướng dẫn điều tra trên cơ sở khảo sát giá thực tế thị trường.

e) B1.6: Tập huấn cho các đơn vị tham gia điều tra và lực lượng điều tra viên: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia điều tra và các điều tra viên.

g) B1.7: Dự báo số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo để chỉ đạo điều tra:

- Trên cơ sở số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập đến 150% chuẩn nghèo theo chuẩn nghèo cũ giai đoạn 2011-2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo số hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng huyện, thị xã, thành phố theo chuẩn nghèo mới.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thị xã, thành phố dựa trên cơ sở dự báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ 150% chuẩn nghèo cũ để đưa ra dự báo số hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo mới.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã trên cơ sở dự báo của Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện tổ chức triển khai chỉ đạo điều tra ở các thôn/tổ.

7.2. Bước 2 (B2): Triển khai ghi Phiếu điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo: từ 21/11/2015 đến 30/11/2015

a) B2.1: Triển khai cho tất cả hộ dân đăng ký điều tra hộ nghèo:

- Trưởng thôn/tổ tiến hành phát Phiếu đăng ký điều tra hộ nghèo năm 2015 (Phiếu A1) cho toàn thể các hộ dân trong thôn/tổ. Các hộ dân tự điền thông tin và ký tên vào Phiếu A1 để đăng ký được điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 nếu thấy đủ các điều kiện.

- Chậm nhất trong thời gian 04 ngày, hộ dân nào có nhu cầu đăng ký điều tra thì nộp lại Phiếu A1 cho Trưởng thôn/tổ để tổng hợp lập danh sách điều tra. Hộ dân nào không nộp lại Phiếu A1 coi như không có nhu cầu điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015.

- Lưu ý: Trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 (hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn cũ) không nộp phiếu Đăng ký điều tra thì Trưởng thôn/tổ kiểm tra, nhắc nhở hộ đăng ký.

b) B2.2: Trưởng thôn/tổ lập danh sách các hộ được điều tra:

- Trên cơ sở các Phiếu A1 được các hộ dân nộp, Trưởng thôn/tổ tổng hợp vào Phiếu A.

- Trưởng thôn/tổ phối hợp với các thành viên của cấp ủy và các chi hội (Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, nông dân) trong thôn/tổ tiến hành chấm điểm và rà soát Phiếu A.

- Những hộ gia đình có dưới 3 chỉ tiêu trong Phiếu A được đưa vào danh sách điều tra.

c) B2.3: Điều tra viên tiến hành ghi Phiếu điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phiếu B), gồm: Phiếu Chỉ tiêu ước tính thu nhập của hộ (Phiếu B1) và Phiếu chỉ tiêu các nhu cầu xã hội cơ bản (Phiếu B2)

Điều tra viên đến từng hộ gia đình để thực hiện ghi các loại phiếu điều tra. Việc ghi Phiếu điều tra thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) B2.4: Giám sát quá trình ghi Phiếu điều tra:

Trong quá trình điều tra viên tiến hành ghi phiếu điều tra, giám sát cấp tỉnh và giám sát cấp huyện tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ, chỉnh sửa các sai sót để đảm bảo điều tra viên đi điều tra thực tế tại hộ gia đình, phiếu điều tra được ghi đúng theo quy định, phản ánh đúng thực tế của hộ được điều tra và đảm bảo tiến độ điều tra.

7.3. Bước 3 (B3): Tổng hợp kết quả điều tra; xác định sơ bộ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016; họp dân thông qua kết quả rà soát: từ ngày 01/12/2015 đến ngày 07/12/2015

a) B3.1: Trưởng thôn/tổ tổng hợp kết quả ghi Phiếu điều tra:

Trên cơ sở kết quả ghi phiếu điều tra của các điều tra viên, Trưởng thôn/tổ tổng hợp kết quả vào Bảng tổng hợp 01.

b) B3.2: Họp thôn/tổ để rà soát, xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Thành phần tham gia gồm: Cán bộ giảm nghèo (hoặc cán bộ Lao động - TBXH) cấp xã; Trưởng thôn/tổ; Bí thư Chi bộ; Chi hội trưởng các chi hội thôn; Bí thư Đoàn Thanh niên thôn.

Nội dung họp là rà soát, xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo dựa trên hướng dẫn Quy trình xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp thôn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Phụ lục 01 - kèm theo Kế hoạch này)

c) B3.3: Sở Lao động - TBXH nghiệm thu Phiếu B1, Phiếu B2, Bảng tổng hợp 01 và Danh sách sơ bộ dự kiến hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng Lao động - TB&XH các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nghiệm thu kết quả ghi Phiếu điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phiếu B1 và Phiếu B2) của các điều tra viên và Bảng tổng hợp sơ bộ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của các thôn/tổ. Trong quá trình nghiệm thu Phiếu điều tra, tiến hành điều chỉnh những sai sót để phù hợp với quy định của cuộc điều tra.

d). B3.4: Họp dân thông qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp thôn, tổ và niêm yết công khai danh sách

- Sau khi Phiếu điều tra đã được nghiệm thu, Thôn trưởng/tổ trưởng dân phố triển khai cuộc họp dân trong thôn để lấy ý kiến của người dân về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

- Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi thông qua họp dân được niêm yết công khai tại thôn/tổ và trụ sở UBND cấp xã để nhân dân được biết.

7.4. Bước 4: Phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016: từ ngày 07/12/2015 đến ngày 10/12/2015

a) B4.1: Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã tổ chức họp thống nhất danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

b) B4.2: Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ trên danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do cấp xã trình lên tiến hành thẩm định và ban hành Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo của các xã, phường, thị trấn.

c) B4.3: Căn cứ trên Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo của UBND cấp huyện, UBND cấp xã ban hành Quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có tên trong danh sách.

7.5. Bước 5: Lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016: từ ngày 10/12/2015 đến ngày 15/12/2015

a) B5.1: Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND cấp huyện phê duyệt, UBND cấp xã lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn năm 2016 theo quy định, trình UBND cấp huyện phê duyệt thông qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Danh sách gửi về bao gồm cả bản cứng và bản mềm (file excel).

Trong quá trình lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2016, cần phải kiểm tra, rà soát, đảm bảo 01 đối tượng chỉ có 01 thẻ BHYT, không được trùng lắp. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc trùng lắp thẻ BHYT của địa phương quản lý.

b) B5.2: Trên cơ sở Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số năm 2016 do UBND cấp xã trình, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban có liên quan (Tài chính, Dân tộc, Kinh tế,...) tiến hành thẩm định lại danh sách và trình UBND huyện phê duyệt. Trong quá trình thẩm định, nếu có sai sót hoặc trùng lắp, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND cấp xã để điều chỉnh.

c) B5.3: Sau khi UBND cấp huyện phê duyệt danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi toàn bộ danh sách đề nghị (cả bản cứng và bản mềm) cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện để tiến hành in ấn thẻ BHYT năm 2016 (đối với hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số miền núi) và tổ chức vận động mua thẻ BHYT năm 2016 (đối với hộ cận nghèo). Việc lập danh sách BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số phải hoàn thành gửi Bảo hiểm xã hội trước ngày 15/12/2015.

d) B5.4: Bảo hiểm xã hội tiến hành in ấn và hoàn thành việc in ấn thẻ BHYT để cấp phát cho người dân trước ngày 25/12/2015.

7.6. Bước 6: Khảo sát đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo: từ ngày 11/12/2015 đến ngày 30/12/2015

a) B6.1: Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được UBND cấp huyện phê huyệt và UBND cấp xã công nhận, điều tra viên đến từng hộ gia đình để thu thập thông tin về đặc điểm hộ gia đình (Phiếu C). Trong quá trình thực hiện thu thập thông tin đặc điểm hộ gia đình, kết hợp thực hiện cả Phiếu thu thập thông tin hộ gia đình của tỉnh và Phiếu thu thập thông tin hộ gia đình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) B6.2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả việc ghi Phiếu C.

c) B6.3: Sau khi Phiếu được nghiệm thu, các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức nhập dữ liệu của hộ gia đình vào phần mềm quản lý và in ấn Sổ bộ hộ nghèo, Sổ bộ hộ cận nghèo năm 2016.

7.7. Bước 7: Tổng hợp báo cáo kết quả: trước ngày 31/12/2012

Căn cứ vào các Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên cơ sở khai thác dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan in ấn các loại danh sách để thực hiện các chính sách cho người nghèo, người cận nghèo ngay từ đầu năm 2016.

8. Kinh phí thực hiện cuộc điều tra:

Tổng kinh phí thực hiện cuộc điều tra là: 4.563.612.600 đồng. (Bằng chữ: Bốn tỷ, năm trăm sáu mươi ba triệu, sáu trăm mười hai nghìn, sáu trăm đồng); trong đó:

8.1. Kinh phí bố trí cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tổng kinh phí: 1.533.392.600 đồng; để thực hiện các nội dung chi sau:

+ Chi xây dựng phương án điều tra

+ Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra cho các cấp.

+ Chi in ấn tài liệu hướng dẫn điều tra và biểu mẫu điều tra.

+ Chi giám sát điều tra, kiểm tra, phúc tra cấp tỉnh.

+ Chi nghiệm thu, làm sạch phiếu điều tra.

+ Chi báo cáo tổng hợp cấp tỉnh; Tổ chức hội nghị công bố.

+ Các khoản khác: văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, làm thêm ngoài giờ.

- Nguồn kinh phí:

+ Kinh phí đã bố trí trong dự toán NSNN 2015: 300.000.000 đồng

+ Kinh phí ngân sách tỉnh bổ sung dự toán: 1.233.392.600 đồng.

8.2. Kinh phí bố trí cho UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổng kinh phí: 3.030.220.000 đồng; để thực hiện các nội dung chi sau:

+ Chi giám sát, kiểm tra, phúc tra cấp huyện

+ Chi trả công cho điều tra viên

+ Chi nhập Phiếu điều tra

+ Chi báo cáo tổng hợp cấp huyện và cấp xã.

- Nguồn kinh phí:

+ Kinh phí đã bố trí trong dự toán NSNN 2015: 888.000.000 đồng

+ Kinh phí ngân sách tỉnh bổ sung dự toán: 2.142.220.000 đồng

(Theo Bảng dự toán kinh phí chi tiết kèm theo Kế hoạch này)

Ngoài các nội dung chi và định mức chi theo dự toán nêu trên, UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo thực tế công việc triển khai ở địa phương có thể bố trí thêm kinh phí để thực hiện các công việc như: kinh phí cấp huyện giám sát, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, kiểm tra giám sát, in ấn các loại biểu mẫu, danh sách cấp huyện,...

Riêng hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ủy ban nhân dân huyện được phép hỗ trợ thêm kinh phí ghi phiếu điều tra cao hơn mức chung toàn tỉnh nhưng không vượt quá 120% mức quy định nêu trên.

9. Tổ chức thực hiện:

9.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Hướng dẫn cụ thể quy trình điều tra và các loại biểu mẫu điều tra.

- Tổ chức in ấn toàn bộ biểu mẫu điều tra, tài liệu hướng dẫn điều tra. Cho phép Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được chỉ định thầu in ấn biểu mẫu và tài liệu để kịp thời phục vụ cuộc điều tra đúng tiến độ.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn và các điều tra viên.

- Chỉ đạo và tổ chức giám sát việc điều tra ở cơ sở; Tổ chức nghiệm thu kết quả ghi Phiếu điều tra.

- Kết thúc cuộc điều tra, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả điều tra về Bộ Lao động - TB&XH trước ngày 31/12/2015.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 và triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp xã, phường, thị trấn.

- Trên cơ sở kết quả điều tra, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án Giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong Quý I/2016.

9.2. Sở Tài chính:

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về bố trí kinh phí tổ chức cuộc điều tra. Hướng dẫn và giám sát các nội dung chi theo đúng quy định hiện hành.

9.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Giao Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và cấp xã trực tiếp chỉ đạo triển khai cuộc điều tra trên địa bàn quản lý.

- Trên cơ sở kế hoạch điều tra của tỉnh, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức triển khai cuộc điều tra trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch điều tra ở cấp xã.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai cuộc điều tra đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành, Mặt trận, các hội, đoàn thể và của người dân từ thôn, tổ trở lên, chống bệnh thành tích, quan liêu, phản ánh không đúng thực trạng nghèo của địa phương, cơ sở.

- Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức ghi Phiếu điều tra, giám sát việc điều tra và xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp xã, cấp thôn thuộc địa bàn quản lý. Tổ chức nhập dữ liệu Phiếu điều tra vào phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo cơ sở dữ liệu hộ nghèo của địa phương và của tỉnh.

- Phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã ban hành Quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc địa bàn quản lý.

- Chịu trách nhiệm trong việc lập danh sách BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thuộc địa bàn quản lý.

- Tổng kết, báo cáo kết quả điều tra về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo chung toàn tỉnh.

9.4. Ngân hàng Chính sách xã hội Khánh Hòa; Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa; Ban Dân tộc tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng:

- Ngân hàng Chính sách xã hội Khánh Hòa chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kết hợp khảo sát, tổng hợp nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong giai đoạn 2016-2020.

- Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai lập danh sách bảo hiểm y tế năm 2016.

- Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp số liệu và danh sách đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tình hình tỷ lệ hộ nghèo của các xã phục vụ Chương trình Xây dựng Nông thôn mới.

- Sở Xây dựng chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để khảo sát, tổng hợp nhu cầu và nguyện vọng hỗ trợ nhà ở của hộ nghèo.

9.5. Sở Thông tin - Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa:

Thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của cuộc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp mới để tạo sự hưởng ứng và phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt cuộc tổng điều tra hộ nghèo.

9.6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp tham gia phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân và hội viên tham gia thực hiện tốt cuộc điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo và giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức điều tra ở địa phương, nhất là ở cấp thôn, tổ.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều và chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2015. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm đảm bảo cuộc điều tra đạt chất lượng, tiết kiệm và đúng tiến độ đề ra; báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đúng thời gian quy định./.

(Đính kèm Biểu mẫu điều tra; Quy trình xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cấp thôn; Bảng dự toán ngân sách thực hiện điều tra).

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH (để B/cáo);
- TT. TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Lao động-TBXH; Tài chính; KH-ĐT; Thông tin - Truyền thông; Nông nghiệp-PTNT; Xây dựng;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UB MTTQVN tỉnh và các hội, đoàn thể;
- Đài PT-TH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Lưu VT, VX.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc

 


DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔNG ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO NĂM 2015 THEO PHƯƠNG PHÁP NGHÈO ĐA CHIỀU

(Xây dựng dựa trên quy định tại Thông tư số 58/TT-BTC ngày 15/5/2011 của Bộ Tài chính)
(Kèm theo Kế hoạch số 7975/KH-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

ĐƠN VỊ: TOÀN TỈNH

I. SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng

Loại Phiếu cần điều tra

Ghi chú

1

Tổng số hộ dân

H

280.104

Ghi Phiếu A1

 

2

Tổng số hộ dự kiến điều tra

Hộ

138.645

Ghi Phiếu B1 + Phiếu B2

 

3

Tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo dự kiến

Hộ

89.288

Ghi Phiếu C

 

4

Tổng số xã, phường, thị trấn

137

Ghi Bảng Tng hp

 

5

Tổng số thôn, tổ dân phố

Thôn

992

Ghi Bảng TH B1+B2

Ghi Danh sách cấp thẻ BHYT

 

6

Tổng số điều tra viên

Người

1.433

 

100 hộ/01 ĐTV

7

Tổng số lớp tập huấn điều tra viên

Lớp

27

 

50 ĐTV/lớp

8

Giám sát điều tra

Người

24

 

Mỗi huyện 03 người

9

Nghiệm thu kết quả ghi Phiếu

Người

137

 

Mỗi xã 01 người

II. CÁC LOẠI PHIẾU ĐIỀU TRA

Stt

Loại Phiếu điều tra theo quy định

Mã Phiếu

Số lượng Phiếu cần điều tra

Ghi chú

1

Phiếu Đăng ký Điều tra

Phiếu A1

280.104

Phát cho toàn bộ hộ dân để Đăng ký điều tra

2

Phiếu Nhận dạng nhanh hộ gia đình thuộc diện điều tra

Phiếu A

992

Mỗi thôn/tổ dân phố làm 01 Phiếu

3

Phiếu Chỉ tiêu xác định mức thu nhập hộ

Phiếu B1

138.645

Mỗi hộ thuộc diện điều tra làm 01 Phiếu

4

Phiếu Chỉ tiêu về các nhu cầu xã hội cơ bản

Phiếu B2

138.645

Mỗi hộ thuộc diện điều tra làm 01 Phiếu

5

Bảng Tổng hợp Phiếu B1 và Phiếu B2

Bảng TH01

992

Mỗi thôn/tổ dân phố làm 01 Phiếu

6

Phiếu Thu thập đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo

Phiếu C

89.288

Mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo làm 01 Phiếu

7

Bảng Tổng hợp Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2016

DS BHYT

992

Mỗi thôn/tổ dân phố làm 01 Bảng

8

Bảng Tổng hợp cấp xã

Bảng TH02

137

Mỗi xã, phường, thị trấn 01 Bảng

9

Bảng Tổng hợp cấp huyện

Bảng TH03

8

Mỗi huyện, thị xã, thành phố 01 Bảng

10

Bảng Tổng hợp cấp tỉnh

Bảng TH04

1

Toàn tỉnh 01 Bảng

III. KINH PHÍ ĐIỀU TRA

Stt

Nội dung chi

Kinh phí tính theo quy định của TT58 (đồng)

Định mức và kinh phí Sở LĐTBXH đề xuất (đồng)

Ghi chú

Định mức (đồng)

ĐVT

Số lượng

Thành tiền

1

Xây dựng Phương án điều tra

3.000.000

 

 

 

3.000.000

 

1.1

Xây dựng đề cương tổng quát

1000000 - 1.500.000

0

 

 

 

 

1.2

Xây dựng đề cương chi tiết

2.000.000 - 4.500.000

3.000.000

 

1

3.000.000

 

2

Lập mẫu Phiếu điều tra

0

0

 

 

0

Theo mẫu phiếu của Bộ LĐTBXH

2.1

Đến 30 chỉ tiêu

750.000

0

 

 

0

2.2

Từ 30 - 40 chỉ tiêu

1.000.000

0

 

 

0

2.3

Trên 40 chỉ tiêu

15.000.000

0

 

 

0

3

Điều tra thử để hoàn thiện phương án

0

0

 

 

0

Không đủ thời gian

4

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

0

0

 

 

0

 

5

Biên soạn Sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên

0

0

 

 

0

Theo tài liệu của Bộ LĐTBXH

6

Chi in ấn tài liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản ấn phẩm điều tra

609.568.600

 

 

 

609.568.600

Theo thực tế số lượng

6.1

Tài liệu hướng dẫn điều tra

 

 

 

 

162.405.000

Mỗi quyển tài liệu 100 trang = 45000 đồng

- Photocopy: 40000

- Bìa, đóng tập: 5000

a

Tài liệu cho cấp thôn (mỗi thôn 01 quyển)

 

45.000

Bộ

992

44.640.000

 

b

Tài liệu cho điều tra viên (mỗi người 01 quyển)

 

45.000

Bộ

1.433

64.485.000

 

c

Tài liệu cho giám sát

 

45.000

Bộ

24

1.080.000

 

d

Tài liệu cho Ban chỉ đạo cấp huyện

 

45.000

Bộ

64

2.880.000

Mỗi huyện 08 người

e

Tài liệu cho Ban chỉ đạo cấp xã

 

45.000

Bộ

1.096

49.320.000

Mỗi xã 08 người

6.2

In ấn Sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên

 

0

 

 

0

Thay thế bằng tài liệu

6.3

In n biểu mẫu điều tra

 

 

 

 

370.443.600

 

a

Phiếu Đăng ký điều tra (Phiếu A1)

 

400

Phiếu

280.104

112.041.600

Mỗi hộ dân 01 Phiếu

b

Phiếu Nhận dạng nhanh hộ gia đình thuộc diện điều tra (Phiếu A)

 

14.000

Phiếu

992

13.888.000

Một Phiếu gồm 20 tờ A3, có đóng tập.

Mỗi thôn 01 Phiếu

c

Phiếu Chỉ tiêu xác định mức thu nhập của hộ (Phiếu B1)

 

400

Phiếu

138.645

55.458.000

Mỗi hộ thuộc diện điều tra 01 Phiếu

d

Phiếu Chỉ tiêu về các nhu cầu xã hội cơ bản (Phiếu B2)

 

400

Phiếu

138.645

55.458.000

Mỗi hộ thuộc diện điều tra 01 Phiếu

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo 01 Phiếu

e

Phiếu Thu thập đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phiếu C)

 

1.000

Phiếu

89.288

89.288.000

Phiếu C Khổ A3, và 02 trang Phụ lục kèm theo

 

 

 

 

 

 

 

Kh A4

f

Bảng Tổng hợp kết quả ghi Phiếu B1 và B2 cấp xã (Bảng Tổng hợp số 1)

 

35.000

Bảng

992

34.720.000

Mỗi thôn 01 Bảng

Mỗi Bảng 50 tờ A3; có đóng tập

g

Bảng Tổng hợp Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2016

 

70.000

Bảng

137

9.590.000

Mỗi xã 01 Bảng

Mỗi Bảng 100 tờ A3; có đóng tập

6.4

In ấn kết quả điều tra

 

 

 

 

76.720.000

 

a

In Sổ bộ hộ nghèo năm 2016

 

70.000

Sổ

548

38.360.000

Mỗi xã 04 Sổ

Mỗi Sổ 100 tờ A3; có  đóng tập

 

b

In Sổ bộ hộ cận nghèo năm 2016

 

70.000

Sổ

548

38.360.000

Mỗi xã 04 Sổ

Mỗi Sổ 100 tờ A3; có đóng tập

7

Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra

596.300.000

 

 

 

596.300.000

Theo chế độ tập huấn

7.1

Tập huấn cho Lãnh đạo xã và cấp huyện

 

 

 

 

17.940.000

Tập huấn tại Tỉnh: 01 ngày

a

Thuê Hội trường

 

5.000.000

Ngày

1

5.000.000

 

b

Trang trí Hội trường

 

400.000

Lớp

1

400.000

 

c

Chế độ đại biu

 

50.000

Người

153

7.650.000

 

d

Tiền nước uống

 

20.000

Người

153

3.060.000

 

e

Tiền văn phòng phẩm (bì, vở, viết,...)

 

10.000

Người

153

1.530.000

 

f

Tiền báo cáo viên

 

300.000

Ngày

1

300.000

 

7.2

Tập huấn cho cán bộ giảm nghèo cấp xã

 

 

 

 

73.550.000

Tập huấn tại tỉnh: 02 ngày theo quy định Bộ

a

Thuê Hội trường

 

5.000.000

Ngày

2

10.000.000

 

b

Trang trí Hội trường

 

400.000

Lớp

1

400.000

 

c

Chế độ đại biểu

 

100.000

Người

137

13.700.000

50.000đ/ngày x 02 ngày

d

Tiền xăng cho cán bộ không lương

 

20.000

Người

100

2.000.000

 

đ

Tiền ngủ cho cán bộ không lương

 

400.000

Người

100

40.000.000

200.000/người/ngày x 2 ngày

e

Tin nước ung

 

40.000

Người

137

5.480.000

 

f

Tiền văn phòng phẩm (bì, vở, viết,...)

 

10.000

Người

137

1.370.000

 

g

Tiền báo cáo viên

 

300.000

Ngày

2

600.000

 

7.3

Tập huấn cho cán bộ cấp thôn

 

 

 

 

126.200.000

Tập huấn tại huyện

a

Thuê Hội trường

 

2.000.000

Ngày

10

20.000.000

Mỗi huyện 01 lớp; Riêng Nha Trang, Ninh Hòa: 02 lớp. Tổng cộng: 10 lớp = 10 ngày

b

Trang trí Hội trường

 

400.000

Lớp

10

4.000.000

 

c

Chế độ đại biểu không lương

 

50.000

Người

992

49.600.000

 

d

Tiền xăng cho cán bộ không lương

 

20.000

Người

992

19.840.000

 

e

Tiền nước uống

 

20.000

Người

992

19.840 000

 

f

Tiền văn phòng phẩm (bì, vở, viết,...)

 

10.000

Người

992

9.920.000

 

g

Tin báo cáo viên

 

300.000

Ngày

10

3.000.000

 

7.4

Tập huấn cho điều tra viên

 

 

 

 

378.610.000

Tập huấn tại huyện

a

Thuê Hội trường

 

2.000.000

Ngày

54

108.000.000

27 lớp; Mỗi lớp 02 ngày theo quy định của Bộ

b

Trang trí Hội trường

 

400.000

Lớp

27

10.800.000

 

c

Chế độ đại biểu không lương (điều tra viên)

 

120.000

Người

1.433

171.960.000

Tiền ăn: 100.000/2 ngày Tiền xe: 20.000/ người

d

Tiền nước uống

 

40.000

Người

1.433

57.320.000

20.000đ/ngày x 2 ngày

e

Tiền văn phòng phẩm (bì, vở, viết,...)

 

10.000

Người

1.433

14.330.000

 

f

Tiền báo cáo viên

 

300.000

Ngày

54

16.200.000

 

8

Chi điều tra

5.592.300.000

 

 

 

2.625.080.000

 

8.1

Chi công tác phí cho người tham gia phúc tra, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - TBXH

86.400.000

 

 

 

86.400.000

Mỗi huyện 03 người

Mỗi người ở địa bàn điều tra 10 ngày

a

Tiền công tác phí

 

600.000

Người

24

14.400.000

60.000/ngày

b

Tiền thuê phòng nghỉ

 

2.000.000

Người

24

48.000.000

200.000/ngày

c

Tiền xăng, xe (khoán)

 

1.000.000

Người

24

24.000.000

100.000/ngày

8.2

Chi công tác phí cho người tham gia phúc tra, kiểm tra, giám sát của Phòng Lao động - TBXH

219.200.000

 

 

 

219.200.000

Mỗi xã 01 người

Mỗi người ở địa bàn điều tra 10 ngày

a

Tiền công tác phí

 

600.000

Người

137

82.200.000

60.000/ngày

b

Tiền lưu trú

 

0

Người

137

0

100.000/ngày

c

Tiền xăng, xe (khoán)

 

1.000.000

Người

137

137.000.000

100.000/ngày

8.3

Chi trả công cho điều tra viên

2.608.060.000

 

 

 

2.319.480.000

Nếu tính theo TT58: 130.000/ngày x 14 ngày x 1.433 người = 2.608.060.000 đồng

a

Công ghi Phiếu rà soát nhanh (Phiếu A)

 

20.000

Phiếu

992

19.840.000

Mỗi thôn 01 Phiếu

b

Công ghi Phiếu chỉ tiêu xác định mức thu nhập (Phiếu B1)

 

5.000

Phiếu

138.645

693.225.000

Mỗi hộ thuộc diện điều tra 01 Phiếu

c

Công ghi Phiếu chỉ tiêu về các nhu cầu xã hội cơ bản (Phiếu B2)

 

3.000

Phiếu

138.645

415.935.000

Mỗi hộ thuộc diện điều tra 01 Phiếu

d

Công ghi Phiếu Thu thập đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo (Phiếu C)

 

10.000

Phiếu

89.288

892.880.000

Mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo 01 Phiếu.

e

Công ghi Bảng tổng hợp Phiếu B1 và B2

 

100.000

Bảng

992

99.200.000

Mỗi thôn 01 Bảng

f

Công ghi Bảng tổng hợp Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT 2016

 

200.000

Bảng

992

198.400.000

Mỗi thôn 01 Bảng

8.4

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

2.678.640.000

 

 

 

0

Tính trong công của điều tra viên. Nếu tính theo TT58 quy định 30.000 đồng/phiếu thì kinh phí này là: 30.000đ/Phiếu x 89.288 = 2.678.640 đồng

8.4

Phân tích mẫu điều tra

 

 

 

 

0

 

9

Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra, thuê xe cho cán bộ, điều tra viên

 

 

 

 

0

 

9.1

Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra

 

 

 

 

0

Tính trong kinh phí in ấn Phiếu

9.2

Chi phí thuê xe cho cán bộ điều tra, điều tra viên

 

 

 

 

0

Tính trong khoảng 8.1.c

10

Chi phí xử lý kết quả điều tra

937.524.000

 

 

 

656.564.000

 

10.1

Chi nghiệm thu, làm sạch Phiếu điều tra

 

 

 

 

210.124.000

Định mức = 10% mức ghi Phiếu

a

Nghiệm thu làm sạch Phiếu B1

 

500

Phiếu

138.645

69.322.500

 

b

Nghiệm thu làm sạch Phiếu B2

 

300

Phiếu

138.645

41.593.500

 

c

Nghiệm thu làm sạch Phiếu C

 

1.000

Phiếu

89.288

89.288.000

 

d

Nghiệm thu làm sạch Bảng tổng hợp B1 và B2

 

10.000

Bảng

992

9.920.000

 

10.2

Chi nhập dữ liệu vào Phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo (Nhập Phiếu C)

937.524.000

5.000

Phiếu

89.288

446.440.000

Tính theo Thông tư 194: Trường trên 15 ký tự: 02 x 375 = 750đ

Trường dưới 15 ký tự: 31 x 300 = 9.300đ

Tổng cộng: 10.500đ/p

11

Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra

0

 

 

 

0

 

12

Chi viết báo cáo kết quả điều tra

8.000.000

 

 

 

46.100.000

 

12.1

Báo cáo tổng hợp cấp xã

 

300.000

Bảng

137

41.100.000

 

12.2

Báo cáo tổng hợp cấp huyện

 

500.000

Bảng

8

4.000.000

 

12.3

Báo cáo tổng hợp cấp tỉnh

 

1.000.000

Bảng

1

1.000.000

 

13

Chi công bố kết quả điều tra

17.000.000

 

 

 

17.000.000

 

13.1

Tổ chức Hội nghị công bố

 

 

 

 

17.000.000

Dự kiến 200 người

a

Thuê Hội trường

 

5.000.000

Ngày

1

5.000.000

 

b

Nước uống

 

10.000

Người

200

2.000.000

 

c

In ấn tài liệu

 

50.000

Bộ

200

10.000.000

 

d

Chế độ đại biểu tham dự

 

0

Người

200

0

 

13.2

Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

0

 

14

Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra

10.000.000

 

 

 

10.000.000

 

14.1

Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền, chi khác

 

5.000.000

 

 

5.000.000

Thanh toán theo thực tế

14.2

Biên dịch tài liệu nước ngoài

 

 

 

 

0

 

14.3

Làm thêm ngoài giờ

 

5.000.000

 

 

5.000.000

Thanh toán theo thực tế

 

TỔNG CỘNG KINH PHÍ TỔNG ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO NĂM 2015

7.773.692.600

 

 

 

4.563.612.600

 

IV. NGUỒN KINH PHÍ

Stt

Đơn vị sử dụng kinh phí và hạng mục kinh phí sử dụng

Tổng kinh phí

Đã bố trí trong dự toán NSNN 2015

Đề nghị ngân sách tỉnh cấp bổ sung

Ghi chú

A

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1.533.392.600

300.000.000

1.233.392.600

 

1

Xây dựng Phương án điều tra (1)

3.000.000

 

 

 

2

In ấn tài liệu, biểu mẫu điều tra (6)

609.568.600

 

 

 

3

Tập huấn nghiệp vụ điều tra (7)

596.300.000

 

 

 

4

Giám sát, kiểm tra, phúc tra tỉnh (8.1)

86.400.000

 

 

 

5

Nghiệm thu, làm sạch Phiếu (10.1)

210.124.000

 

 

 

6

Báo cáo tổng hợp cấp tỉnh (12.3)

1.000.000

 

 

 

7

Tổ chức Hội nghị công bố (13.1)

17.000.000

 

 

 

8

Các khoản khác (14)

10.000.000

 

 

 

B

UBND các huyện, thị xã, thành phố

3.030.220.000

888.000.000

2.142.220.000

Kinh phí đề nghị bổ sung do các huyện, thị xã, thành phố đề xuất

1

UBND TP.Nha Trang

702.090.000

300.000.000

402.090.000

 

2

UBND TP.Cam Ranh

343.815.000

60.000.000

283.815.000

 

3

UBND TX.Ninh Hòa

607.224.000

100.000.000

507.224.000

 

4

UBND huyện Vạn Ninh

345.133.000

190.000.000

155.133.000

 

5

UBND huyện Diên Khánh

308.797.000

55.000.000

253.797.000

 

6

UBND huyện Cam Lâm

346.781.000

65.000.000

281.781.000

 

7

UBND huyện Khánh Vĩnh

223.925.000

78.000.000

145.925.000

 

8

UBND huyện Khánh Sơn

152.455.000

40.000.000

112.455.000

 

 

TỔNG CỘNG TOÀN TỈNH

4.563.612.600

1.188.000.000

3.375.612.600

 

 


PHỤ LỤC 01

QUY TRÌNH PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015 Ở CẤP THÔN/TỔ DÂN PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 7975/KH-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Sau khi các điều tra viên tiến hành khảo sát thực trạng hộ gia đình để ghi, chấm điểm vào các Phiếu B1 và Phiếu B2, Trưởng thôn/tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Trưởng thôn) tổ chức họp thôn/tổ để tiến hành phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020.

Thành phần tham gia gồm: Cán bộ giảm nghèo (hoặc cán bộ Lao động - TBXH) cấp xã; Trưởng thôn; Bí thư Chi bộ; Chi hội trưởng các chi hội thôn; Bí thư Đoàn Thanh niên thôn.

Nội dung cuộc họp là rà soát, xác định danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:

I. Cách thức phân loại hộ:

Trên cơ sở số điểm trên các Phiếu B1 và Phiếu B2, chia thành các nhóm sau:

1. Khu vực thành thị (phường, thị trấn):

Stt

Phân loại h

Mã phân loại

Số điểm Phiếu B1

Số điểm Phiếu B2

1

Hộ nghèo

 

 

 

1.1

Hộ nghèo

N1

Dưới 125 điểm B1 < 125

Không quan tâm

1.2

Hộ nghèo

N2

Từ 125 đến 160 điểm 125 ≤ B1 160

Từ 30 điểm trở lên B2 ≥ 30

2

Hộ có khả năng nghèo

 

 

 

2.1

Hộ có khả năng nghèo

N3

Từ 125 đến 160 điểm 125 ≤ B1 ≤ 160

Dưới 30 điểm B2 < 30

2.2

Hộ có khả năng nghèo

N4

Từ 161 đến 190 điểm 161 ≤ B1 190

Từ 30 điểm trở lên B2 ≥ 30

3

Hộ có khả năng cận nghèo

CN1

Từ 161 đến 190 điểm 161 ≤ B1 190

Dưới 30 điểm B2 < 30

4

Hộ không nghèo

KN

Trên 190 điểm B1 > 190

Không quan tâm

2. Khu vực nông thôn (xã):

Stt

Phân loại hộ

Mã phân loại

Số điểm Phiếu B1

Số điểm Phiếu B2

1

Hộ nghèo

 

 

 

1.1

Hộ nghèo

N1

Dưới 110 điểm B1 < 110

Không quan tâm

1.2

Hộ nghèo

N2

Từ 110 đến 135 điểm 110 ≤ B1 ≤ 135

Từ 30 điểm trở lên B2 ≥ 30

2

Hộ có khả năng nghèo

 

 

 

2.1

Hộ có khả năng nghèo

N3

Từ 110 đến 135 điểm 110 ≤ B1 ≤ 135

Dưới 30 điểm B2 < 30

2.2

Hộ có khả năng nghèo

N4

Từ 136 đến 165 điểm 136 ≤ B1 ≤ 165

Từ 30 điểm trở lên B2 ≥ 30

3

Hộ có khả năng cận nghèo

CN1

Từ 136 đến 165 điểm 136 ≤ B1 ≤ 165

Dưới 30 điểm B2 < 30

4

Hộ không nghèo

KN

Trên 165 điểm B1 > 165

Không quan tâm

II. Cách thức xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo:

1. Xác định hộ nghèo: Thực hiện theo các bước sau:

1.1. Xác định Tổng số hộ nghèo của thôn:

Tổng số hộ nghèo của thôn (ký hiệu N) được xác định trên cơ sở số điểm B1 và B2 trên các phiếu điều tra, cụ thể:

* Khu vực thành thị:

Tổng số hộ nghèo (N) = (Tổng số hộ có điểm B1 ≤ 140) + (Tổng số hộ có 141 ≤ B1 ≤175 và B2 ≥ 30).

* Khu vực nông thôn:

Tổng số hộ nghèo (N) = (Tổng số hộ có điểm B1 ≤ 120) + (Tổng số hộ có 121 ≤ B1 ≤ 150 và B2 ≥ 30).

Tổng số hộ nghèo N này sẽ bao gồm:

- Toàn bộ các hộ nghèo N1 (theo phân loại ở Mục I)

- Toàn bộ các hộ nghèo N2 (theo phân loại ở Mục I)

- Các hộ N0 được xếp hạng theo thứ tự điểm B1 từ thấp đến cao trong danh sách các hộ có khả năng nghèo (các hộ N3 và N4 theo phân loại ở Mục I). Trường hợp điểm B1 bằng nhau thì chọn theo điểm B2 lớn hơn.

1.2. Cách thức xác định N0:

- Số lượng hộ N0 = N - (N1 + N2)

- Trên cơ sở các hộ có tên trong danh sách N3 và N4, tiến hành xếp thứ tự hộ căn cứ theo điểm B1.

- Danh sách hộ N0 được xác định bằng cách lấy các hộ theo thứ tự từ thấp đến cao cho đến khi đủ số lượng N0 theo tính toán. Trường hợp điểm B1 bằng nhau thì chọn hộ có điểm B2 lớn hơn. Trường hợp cả B1 và B2 đều bằng nhau thì thông qua kết quả họp dân.

2. Xác định hộ cận nghèo: Thực hiện theo các bước sau:

2.1. Xác định Tổng số hộ cận nghèo của thôn:

Tổng số hộ nghèo của thôn (ký hiệu CN) được xác định trên cơ sở số điểm B1 và B2 trên các phiếu điều tra, cụ thể:

* Khu vực thành thị:

Tổng số hộ cận nghèo (CN) = Tổng số hộ có (141 ≤ B1 ≤ 175) và (B2 < 30)

* Khu vực nông thôn:

Tổng số hộ cận nghèo (CN) = Tổng số hộ có (121 ≤ B1 ≤ 150) và (B2 < 30)

2.2. Cách thức xác định hộ cận nghèo:

- Lập danh sách hộ có khả năng cận nghèo CN2 = (N3 + N4) – N0

- Rà soát, xếp hạng thứ tự cho các hộ có tên trong danh sách CN1 (theo phân loại ở Mục I) và CN2 căn cứ theo điểm B1.

- Danh sách hộ cận nghèo được xác định bằng cách lấy theo thứ tự hộ từ thấp đến cao cho đến khi đủ số CN theo tính toán. Trường hợp điểm B1 bằng nhau thì chọn hộ có điểm B2 lớn hơn. Trường hợp cả B1 và B2 đều bằng nhau thì thông qua kết quả họp dân.

Phiếu A1 - Dùng cho các hộ gia đình

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015

TỈNH: KHÁNH HÒA                    HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ:……………………………

XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN:…………………………. THÔN/TỔ: ………………………………

PHẦN I. HỘ GIA ĐÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐƯỢC ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015:

1. Tiêu chí đánh giá: (Hộ gia đình tự đánh giá)

Stt

Tiêu chí

Đánh dấu X

1

Có ô tô/xe máy/xe điện/ghe thuyền có động cơ

 

2

Có máy điều hòa/tủ lạnh

 

3

Có bình tắm nước nóng

 

4

Có máy giặt/sấy quần áo

 

5

Có đất đai/nhà/xưởng/tài sản, máy móc cho thuê

 

6

Tiêu thụ điện từ 100KW/tháng trở lên

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người từ 30m2 trở lên

 

8

Có ít nhất 01 người là công chức/viên chức hoặc có lương hưu/trợ cấp người có công

 

9

Có ít nhất 01 người đang làm việc có bằng từ Cao đẳng trở lên.

 

2. Hướng dẫn cách ghi:

* Hộ gia đình tự xác định các tiêu chí của gia đình mình.

* Nếu có từ 3 tiêu chí trở lên thì không cần đăng ký điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 và không cần nộp lại Phiếu này cho Trưởng thôn/tổ dân phố.

* Nếu có dưới 3 tiêu chí thì ghi tiếp Phần IInộp lại Phiếu này cho Trưởng thôn/tổ dân phố trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận Phiếu.

* Sau 02 ngày kể từ ngày nhận Phiếu, nếu không nộp lại Phiếu cho Trưởng thôn/tổ dân phố thì coi như hộ gia đình không có nhu cầu đăng ký điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015.

PHẦN II. ĐĂNG KÝ ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015

1. Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………………

2. Đia chỉ:……………………………………………………………………………………………

3. Tổng số nhân khẩu trong hộ:………………………………….. người.

4. Kê khai nhân khẩu trong hộ (có mặt tại gia đình từ 06 tháng trở lên):

Stt

Họ và tên

(Ghi chữ in hoa)

Giới tính

Số CMND

(Không có CMND thì ghi số CMND của người đại diện)

Ngày tháng năm sinh

(Ghi theo CMND hoặc Giấy khai sinh)

Thẻ Bảo hiểm y tế

(Không tính thẻ BHYT hộ nghèo, cận nghèo)

(Đánh dấu X)

Không

(Đánh dấu X)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

Sau khi xem xét các tiêu chí để được điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, tôi nhận thấy gia đình tôi có dưới 3 tiêu chí. Do đó, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn và Thôn/Tổ dân phố tiến hành điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 cho gia đình tôi.

Tôi xin cam kết sẽ hợp tác với cán bộ điều tra và kê khai trung thực về hoàn cảnh của gia đình tôi./.

 

 

….......…, ngày …… tháng …. năm 2015
Người đăng ký
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 


PHIẾU A - NHẬN DẠNG NHANH HỘ GIA ĐÌNH

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ THAM GIA VÀ NHẬN DẠNG NHANH

Tờ số......./......

TỈNH/THÀNH PHỐ...............................

 

 

XÃ/PHƯỜNG/THỊTRẤN..........................

 

HUYỆN/QUẬN.....................................

 

 

THÔN/ẤP/TỔ DÂN PHỐ..........................

 

 

STT

Họ và tên chủ hộ

Ngày đăng ký/ rà soát

Có ô tô/ xe máy /xe điện/ tàu/ghe thuyền có động cơ

Có điều hòa/tủ lạnh

Có bình tắm nước nóng

Có máy giặt/sấy quần áo

Có đất đai/ nhà/xưởng/ tài sản/máy móc cho thuê

Tiêu thụ điện từ 100 KW/tháng trở lên

Diện tích ở bình quân đầu người từ 30 m2 trở lên

Có ít nhất 1 người là công chức/ viên chức hoặc có lương hưu/ trợ cấp NCC

Có ít nhất 1 người đang làm việc có bằng từ CĐ trở lên

Tổng số

Kết quả

(Đánh dấu x vào hộ có dưới 3 chỉ tiêu và điều tra phiếu B)

Xác nhận của hộ gia đình

(Nếu có thì đánh dấu x, đến 3 chỉ tiêu thì chuyển sang hộ tiếp theo)

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

D

E

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người tổng hợp
(Ký, họ tên)

 

Ngày ……… tháng ……. năm 2015
UBND Xã/Phường/Thị trấn
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 



II. THÔNG TIN THEO ĐÁNH GIÁ CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢM NGHÈO CẤP XÃ:

1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo, cận nghèo (Đánh tối đa là 03 ô. Đánh theo thứ tự 1 đến 3 nguyên nhân Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã cho là chủ yếu nhất)

TT

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo, cận nghèo

Ghi theo thứ tự từ 1 đến 3

1

Không có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh

 

2

Không có đất sản xuất/mặt bằng để kinh doanh

 

3

Không biết cách làm ăn

 

4

Không có tay nghề để tìm việc làm

 

5

Có tay nghề nhưng không tìm được việc làm

 

6

Gia đình đông người ăn theo

 

7

Gia đình có người bị bệnh tật nặng kéo dài

 

8

Gia đình không có lao động (không có ai có khả năng lao động)

 

9

Chây lười lao động

 

10

Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội

 

2. Các nội dung cần hỗ trợ cho hộ để thoát nghèo, thoát cận nghèo: (Có thể đánh dấu tối đa là 05 ô; ghi theo thứ tự từ 1 đến 5 Ban chỉ đạo giảm nghèo ưu tiên quan tâm nhất).

TT

Các nội dung cần hỗ trợ

Đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5 cho 5 vấn đề quan trọng nhất

1

Hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội

 

1.1

Vay vốn đ phát triển sản xuất (vay vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo)

 

1.2

Vay vốn nước sạch, vệ sinh môi trường

 

1.3

Vay vn hc sinh, sinh viên

 

1.4

Vay vốn để xuất khẩu lao động

 

1.5

Vay vốn để cải thiện nhà ở

 

2

Hỗ trợ tìm kiếm việc làm

 

3

Hỗ trợ hc nghề

 

4

Hỗ trợ thẻ BHYT

 

5

Hỗ trợ về nhà ở

 

5.1

Sửa chữa

 

5.2

Xây mới

 

5.3

Cho thuê nhà ở xã hội

 

6

Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

7

Hỗ trợ điện sinh hoạt

 

8

Hướng dẫn cách làm ăn

 

9

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

 

10

Hỗ trợ đất sản xuất mặt bằng kinh doanh

 

11

Nâng cao nhận thức cho hộ, chống chây lười, ỷ lại, tệ nạn xã hội

 

3. Hộ có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: CÓ  * KHÔNG *

4. Dự kiến hộ sẽ thoát nghèo, thoát cận nghèo vào năm nào:

2016 * 2017 * 2018 * 2019 * 2020 *

 

Ngày…..tháng…..năm……
Cán bộ giảm nghèo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
TM. UBND xã, phường, thị trấn
(Ký tên, đóng du)

 

PHIẾU C - THU THẬP THÔNG TIN ĐẶC ĐIỂM HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

(Phần thu thập thông tin của tỉnh Khánh Hòa).

I. THÔNG TIN THEO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo, cận nghèo (Đánh tối đa là 03 ô; Đánh theo thứ tự 1 đến 3 nguyên nhân gia đình cho là chủ yếu nhất)

TT

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo, cận nghèo

Ghi theo thứ tự từ 1 đến 3

1

Do không có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh

 

2

Do không có đất sản xuất mặt bằng để kinh doanh

 

3

Do không biết cách làm ăn

 

4

Do không có tay nghề để tìm việc làm

 

5

Do có tay nghề nhưng không tìm được việc làm

 

6

Do gia đình đông người ăn theo

 

7

Do gia đình có người bị bệnh tật nặng kéo dài

 

8

Do không có lao động (gia đình không có ai có khả năng lao động)

 

2. Nhu cầu, nguyện vọng của hộ nghèo, cận nghèo: (Có thể đánh dấu tối đa là 05 ô; Ghi theo thứ tự từ 1 đến 5 nhu cầu hộ ưu tiên quan tâm nhất).

TT

Nhu cầu, nguyện vọng của hộ nghèo, hộ cận nghèo

Đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5 cho 5 vấn đề hộ quan tâm nhất

1

Nhu cầu về vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội

 

1.1

Vay vốn để phát triển sản xuất (vay vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo)

 

1.2

Vay vốn nước sạch, vệ sinh môi trường

 

1.3

Vay vốn học sinh, sinh viên

 

1.4

Vay vốn để xuất khẩu lao động

 

1.5

Vay vốn để cải thiện nhà ở

 

2

Hỗ trợ tìm kiếm việc làm

 

3

Hỗ trợ học nghề

 

4

Hỗ trợ th BHYT

 

5

Hỗ trợ về nhà ở

 

5.1

Sửa chữa

 

5.2

Xây mới

 

5.3

Cho thuê nhà ở xã hội

 

6

Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

7

Hỗ trợ điện sinh hoạt

 

8

Hướng dẫn cách làm ăn

 

9

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

 

10

Hỗ trợ đất sản xuất/mặt bằng kinh doanh

 

3. Hộ có mong muốn thoát nghèo, thoát cận nghèo: * KHÔNG *

4. Hộ dự kiến sẽ thoát nghèo, thoát cận nghèo vào năm nào:

2016 * 2017 * 2018 * 2019 * 2020 *

 

Ngày…..tháng…..năm……
Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Trưởng thôn/tổ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)


PHẦN II: THÔNG TIN CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỘ:

 

Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm 201……
Trưởng ban giảm nghèo cấp xã
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 


PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH THEO ĐIỂM B1 VÀ ĐIỂM B2

 

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

Tổng điểm B1

Tổng điểm B2

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 110 điểm

Hộ nghèo (N1)

Từ 110 điểm đến 135 điểm

Hộ nghèo (N2)

Hộ có khả năng nghèo (N3)

Từ 136 điểm đến 165 điểm

Hộ có khả năng nghèo (N4)

Hộ có khả năng cận nghèo (CN1)

Trên 165 điểm

Hộ không nghèo (KN)

 

Ngày…..tháng…..năm……
Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)




Ngày…..tháng…..năm……
Giám sát viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Cán bộ giảm nghèo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
TM.UBND xã, phường, thị trấn
(Ký tên, đóng dấu)




 

PHIẾU B - PHIẾU KHẢO SÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015

(Dùng cho Khu vực nông thôn - NT)

TỈNH KHÁNH HÒA

 

 

XÃ…………………………….

 

HUYỆN………………………………..

 

 

THÔN…………………………

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ………………………………………..

Mã hộ

 

Phân loại hộ theo kết quả rà soát 2014:

Hộ nghèo o      Hộ cận nghèo o           Hộ không nghèo o

 

PHIẾU B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG HỘ

TRẢ LỜI (đánh dấu x)

MỨC ĐIM

ĐIỂM

1

Số nhân khẩu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi (sinh sau năm 2000) người trên 60 tuổi (sinh trước năm 1955); người khuyết tật/ bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

70

 

 

Hộ có 2 người

 

50

 

Hộ có 3 người

 

40

 

Hộ có 4 người

 

30

 

Hộ có 5 người

 

15

 

Hộ có 6 người

 

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/ bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

15

 

 

Chỉ có 1 người

 

10

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bằng cao đẳng trở lên

 

15

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

5

 

Có bằng trung học phổ thông

 

0

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

-

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

25

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

20

5

Lương hưu

 

-

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

25

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

45

6

Nhà ở

 

-

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

20

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cột thép; gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc

 

0

 

7

Diện tích ở bình quân đầu người;

 

 

 

 

T8-<20 m2

 

0

 

 

Từ 20-<30 m2

 

10

 

Từ 30-<40 m2

 

15

 

>= 40 m2

 

25

8

Tiêu th điện bình quân 1 tháng cả hộ

 

 

 

 

25-49 KW

 

25

 

 

50-99 KW

 

45

 

100-149 KW

 

55

 

>= 150 KW

 

70

9

Nước sinh hot

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

10

 

 

Giếng khoan

 

5

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mó được bảo vệ, nước mưa

 

0

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

Hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

15

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

10

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Ti vi màu

 

5

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

10

 

 

Ôtô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

20

 

 

Tủ lạnh

 

15

 

 

Máy điều hòa nhiệt độ

 

15

 

 

Máy giặt, sấy quần áo

 

15

 

 

Bình tắm nước nóng

 

10

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyền có động cơ

 

25

 

12

Đất đai

 

 

 

 

Diện tích ao, vườn liền kề đất ở từ 300 m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích trồng cây hàng năm từ 5000 m2 trở lên

 

5

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 1000-<5000 m2

 

15

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích đất cây lâu năm từ 5000 m2 trở lên

 

20

 

 

Hộ quản lý/sử dụng diện tích mặt nước từ 5000 m2 trở lên

 

15

 

13

Chăn nuôi

 

 

 

 

Hộ có 1 con trâu/ bò/ ngựa

 

10

 

 

Hộ có từ 2 con trâu/ bò/ ngựa trở lên

 

15

 

 

Hộ có từ 5 đến 10 con lợn/dê/cừu

 

10

 

 

Hộ có từ 11 con lợn/ dê/ cừu trở lên

 

20

 

 

Hộ có từ 100 con gà/ vịt/ ngan/ ngỗng/ chim trở lên

 

15

 

 

Hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản

 

5

 

TỔNG ĐIỂM B1

 

 

 

 

PHIẾU B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

(Dùng cho khu vực nông thôn - NT)

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

 

Giáo dục

1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi (sinh từ năm 1986 đến năm 2000) không tốt nghiệp trung học cơ s và hiện không đi học

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi (sinh từ năm 2001 đến năm 2010) hiện không đi học

 

 

 

Y tế

1

Hộ gia đình có người bị m đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên (sinh trước năm 2010) không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

 

Nhà ở

1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên c hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 mục B1

 

Nước sạch và vệ sinh

 

 

 

1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

 

Tiếp cận thông tin

 

 

 

1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

Tổng điểm B2

 

 

 

PHIẾU B - PHIẾU KHẢO SÁT XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015

(Dùng cho Khu vực thành thị - TT)

TỈNH KHÁNH HÒA

 

 

PHƯỜNG……………………….

 

QUẬN/THỊ XÃ…………………..

 

 

TỔ……………………...............

 

HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ…………………………………..

Mã hộ

 

Phân loại hộ theo kết quả rà soát 2014

Hộ nghèo o      Hộ cận nghèo o           Hộ không nghèo o

 

PHIẾU B1. CHỈ TIÊU ƯỚC TÍNH THU NHẬP CỦA HỘ

STT

ĐẶC TRƯNG HỘ

TRẢ LỜI
(đánh dấu x)

MỨC ĐIỂM

ĐIỂM

1

Số nhân khẩu trong hộ; không tính điểm với những hộ chỉ gồm trẻ em dưới 15 tuổi (sinh sau năm 2000), người trên 60 tuổi (sinh trước năm 1955), người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Hộ có 1 người

 

80

 

 

Hộ có 2 người

 

55

 

Hộ có 3 người

 

40

 

Hộ có 4 người

 

25

 

Hộ có 5 người

 

20

 

Hộ có 6 người

 

10

2

Số trẻ em dưới 15 tuổi, người trên 60 tuổi, người khuyết tật/bệnh nặng không có khả năng lao động

 

 

 

 

Không có người nào

 

15

 

 

Chỉ có 1 người

 

5

3

Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình

 

 

 

 

Có bằng cao đẳng trở lên

 

15

 

 

Có bằng trung cấp nghề hoặc trung học chuyên nghiệp

 

0

 

Có bằng trung học phổ thông

 

0

4

Hộ có ít nhất 1 người đang làm việc phi nông nghiệp (làm việc từ 3 tháng trở lên trong 12 tháng qua)

 

 

 

 

Công chức, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

 

10

 

 

Việc làm phi nông nghiệp khác

 

5

5

ơng hưu

 

 

 

 

Có 1 người đang hưởng lương hưu

 

5

 

 

Có từ 2 người đang hưởng lương hưu trở lên

 

15

6

Nhà ở

 

 

 

 

Vật liệu chính của tường nhà là bê tông; gạch/đá; xi măng; gỗ bền chắc

 

10

 

 

Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép; gạch/đá; sắt/thép; gỗ bền chắc

 

0

 

7

Diện tích bình quân đầu người

 

 

 

 

Từ 8-<20 m2

 

10

 

 

Từ 20-<30 m2

 

15

 

Từ 30-<40 m2

 

15

 

>= 40 m2

 

25

8

Tiêu thụ điện bình quân 1 tháng cả h

 

 

 

 

25-49 KW

 

20

 

 

50-99 KW

 

30

 

100-149 KW

 

40

 

>= 150 KW

 

45

9

Nước sinh hoạt

 

 

 

 

Nước máy, nước mua

 

20

 

 

Giếng khoan

 

15

 

Giếng đào được bảo vệ, khe/mỏ được bảo vệ, nước mưa

 

5

10

Nhà vệ sinh

 

 

 

 

Hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại

 

20

 

 

Hố xí thấm dội nước, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn

 

5

11

Tài sản chủ yếu

 

 

 

 

Tivi màu

 

15

 

 

Dàn nghe nhạc các loại

 

10

 

 

Ô tô

 

50

 

 

Xe máy, xe có động cơ

 

25

 

 

Tủ lạnh

 

10

 

 

Máy điều hòa nhiệt độ

 

15

 

 

Máy giặt, sấy quần áo

 

10

 

 

Bình tắm nước nóng

 

5

 

 

Lò vi sóng, lò nướng

 

15

 

 

Tàu, ghe, thuyền có động cơ

 

15

 

12

Đất đai

 

-

 

13

Chăn nuôi

 

-

 

14

ng

 

-

 

 

Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung (không kể TP. Đà Nng)

 

5

5

TỔNG SỐ ĐIỂM B1

 

 

 

 

PHIẾU B2. CHỈ TIÊU VỀ CÁC NHU CẦU XÃ HỘI CƠ BẢN

(Dùng cho khu vực thành thị - TT)

STT

CHỈ TIÊU

TRẢ LỜI

ĐIM

GHI CHÚ

 

(đánh dấu x vào câu trả lời có và cho 10 điểm)

1

Giáo dục

1.1

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi (sinh từ năm 1986 đến năm 2000) không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học.

 

 

Không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đang bị bệnh/chấn thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học

1.2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi (sinh từ năm 2001 đến năm 2010) hiện không đi học

 

 

2

Y tế

2.1

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua

 

 

Ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học, không tham gia được các hoạt động bình thường

2.2

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên (sinh trước năm 2010) không có BHYT

 

 

Không tính BHYT cho hộ nghèo/cận nghèo

3

Nhà ở

3.1

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

 

 

 

3.2

Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người

 

 

Câu 7 Mục B1

4

Nước sạch và vệ sinh

4.1

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

 

 

Câu 9 Mục B1

4.2

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Câu 10 Mục B1

5

Tiếp cận thông tin

5.1

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

 

 

 

5.2

Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

 

 

Câu 11 Mục B1

 

Tổng điểm B2

 

PHÂN LOẠI HỘ GIA ĐÌNH THEO ĐIỂM B1 VÀ ĐIỂM B2

Tổng điểm B1

 

 

Tổng điểm B2

 

 

Tổng điểm B1

Tổng điểm B2

Từ 30 điểm trở lên

Dưới 30 điểm

Dưới 125 điểm

Hộ nghèo (N1)

Từ 125 điểm đến 160 điểm

Hộ nghèo (N2)

Hộ có khả năng nghèo (N3)

Từ 161 điểm đến 190 điểm

Hộ có khả năng nghèo (N4)

Hộ có khả năng cận nghèo (CN1)

Trên 190 điểm

Hộ không nghèo (KN)

 

Ngày…..tháng…..năm……
Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)




Ngày…..tháng…..năm……
Giám sát viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
Cán bộ giảm nghèo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm……
TM.UBND xã, phường, thị trấn
(Ký tên, đóng dấu)




 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 7975/KH-UBND ngày 19/11/2015 về tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.179

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.13.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!