UBND TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
VIÊN CHỨC Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2990/QĐ-HĐTDVCYT
|
Cao Bằng, ngày 04 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA, SÁT HẠCH CHUYÊN
MÔN, NGHIỆP VỤ VIÊN CHỨC Y TẾ NĂM 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC Y TẾ
Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BNV
ngày 25 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và
đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV
ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng
nghề nghiệp chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;
Căn cứ Quyết định số
08/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về
ban hành Quy chế tuyển dụng viên chức;
Thực hiện Kế hoạch số 2880/KH-UBND
ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tuyển dụng viên chức
y tế năm 2016,
Xét đề nghị của Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tuyển dụng viên
chức y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục tài
liệu ôn tập kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác tuyển
dụng viên chức y tế năm 2016 (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Sở Y tế là đơn vị thường
trực của Hội đồng tuyển dụng, có trách nhiệm thông báo các nội dung ôn tập kiểm
tra, sát hạch chuyên môn nghiệp vụ cho thí sinh theo quy định.
Điều 3. Hội đồng tuyển dụng
viên chức y tế, thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
UBND tỉnh;
- Thành viên HĐ tuyển dụng;
- Trưởng Ban
Giám sát;
- Sở Nội vụ;
- Cổng thông tin điện
tử Sở Y tế;
- Cổng thông tin điện
tử Sở Nội vụ;
- Lưu: SYT,
HSTD.
|
TM. HỘI ĐỒNG
TUYỂN DỤNG
PHÓ CHỦ TỊCH
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
Lục Văn Đại
|
DANH MỤC
TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA, SÁT HẠCH CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ PHỤC VỤ TUYỂN
DỤNG VIÊN CHỨC Y TẾ NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 2990/QĐ-HĐTDVCYT
ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng tuyển dụng viên chức y tế)
1. BÁC SĨ ĐA
KHOA
♦ Nội khoa: Bệnh mạch vành; Tâm phế mạn; Rối loạn nhịp tim; Giãn phế quản; Ho ra
máu; Chẩn đoán và xử trí tràn khí màng phổi; Bệnh gút; Các phương pháp chẩn
đoán bệnh khớp; Xuất huyết giảm tiểu
cầu; Hội chứng ruột kích thích; Viêm gan mạn; Suy thận mạn; Suy thận cấp; Chẩn
đoán và xử trí hôn mê; An toàn truyền máu.
♦ Ngoại
khoa: Viêm ruột thừa cấp; Điều trị ngoại khoa loét dạ dày tá tràng; Lồng ruột
cấp tính ở trẻ còn bú; Chấn thương bụng kín; Dị tật hậu môn trực tràng; Chấn thương lồng ngực; Sỏi ống mật chủ; Viêm tụy cấp;
Sỏi thận; Sốc chấn thương; Chấn thương sọ não kín; Chấn
thương cột sống; Bệnh bỏng; Gãy thân xương đùi; Gãy hai
xương cẳng tay.
♦ Sản khoa: Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng; Chẩn
đoán thai nghén; Chẩn đoán ngôi thế
kiểu thế; Khám thai, quản lý thai nghén, chăm sóc thai
nghén; Sổ rau thường; Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ; Băng huyết sau sinh; Suy
thai; Thai nghén nguy cơ cao; Rau tiền đạo; Tiền sản giật - sản giật; Nhiễm
trùng và thai nghén; Nhiễm trùng đường sinh dục; Rối loạn
kinh nguyệt; U xơ tử cung.
♦ Nhi
khoa: Các thời kỳ tuổi trẻ; Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em; Nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi; Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc; Nhiễm
trùng sơ sinh; Suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng; Viêm phế quản phổi trẻ em; Hen phế quản; Phòng chống bệnh tiêu
chảy; Hội chứng thận hư; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch; Co giật ở trẻ em; Bệnh tim bẩm sinh; Suy hô hấp sơ sinh; Hội chứng vàng da.
2. BÁC SỸ Y HỌC
CỔ TRUYỀN
♦ Bài
giảng Y học cổ truyền: Triết học phương đông và ứng dụng trong y học; Tạng
phủ kinh lạc; Chẩn đoán học; Những nguyên
tắc chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Y học cổ truyền; Đại cương về
thuốc: Thuốc thanh nhiệt; Thuốc lợi thủy thẩm thấp; Thuốc an thần; Thuốc chữa
ho (Chỉ khái); Thuốc tiêu hóa (Tiêu đạo); Thuốc bổ; Đại cương về huyệt: Định
nghĩa chung, các loại huyệt, định nghĩa và tác dụng; Kinh Thủ thái âm phế; Kinh
Túc thái âm tỳ; Kinh Thủ thái dương tiểu trường; Kinh Túc
quyết âm can; Kinh thủ thiếu âm tâm; Kinh túc thiếu âm thận;
Mạch Đốc; Mạch Nhâm; Phương pháp vận dụng các huyệt để chữa bệnh.
♦ Sản
phụ khoa Y học cổ truyền: Kinh nguyệt không đều; Rong kinh; Hội chứng tiền
mạn kinh; Tử phiền; Sản hậu đau bụng; Bệnh sản hậu; Huyết
hôi ra không dứt; Thiếu sữa; Viêm tuyến vú; Dọa sảy thai.
♦ Bệnh học Ngoại khoa Y học cổ
truyền: Bệnh Trĩ; Bệnh chàm; Bệnh vẩy nến; Sỏi đường
niệu.
♦ Bệnh
học Nội khoa Y học cổ truyền: Tăng huyết áp; Viêm loét dạ dày tá tràng; Viêm gan
mạn tính; Xơ gan, Viêm đại tràng mạn tính; Viêm cầu thận mạn; Tâm căn suy nhược;
Đau dây thần kinh liên sườn; Suy nhược cơ thể; Đau dây thần kinh tọa; Liệt dây VII ngoại biên; Tai biến mạch máu
não; Viêm khớp dạng thấp
♦ Bệnh học Nhi khoa Y học cổ truyền:
Toàn bộ chương trình Bệnh học nhi khoa YHCT
3. BÁC SĨ
CHUYÊN KHOA RĂNG - HÀM - MẶT
♦ Nha khoa cộng đồng: Dịch tễ học bệnh sâu răng; Dịch tễ học bệnh nha chu; Các chỉ số đo lường
sức khỏe răng miệng; Dự phòng bệnh sâu răng; Tăng cường sức khỏe răng miệng với
chương trình sức khỏe học đường; Phòng bệnh quanh răng; Kỹ thuật hàn răng không
sang chấn và trám bít hố rãnh tại cộng đồng.
♦ Chữa răng và nội nha: Bệnh sâu răng; Tổn thương mô cứng không do sâu răng; Bệnh lý tủy; Bệnh
lý cuống răng; Phương pháp trám phục hồi thân răng; Điều
trị tổn thương mô cứng không do sâu răng.
♦ Chữa
răng và nội nha: Các phương pháp điều trị tủy; Các phương pháp trám bít ống tủy; Điều trị tủy lại; Trám ngược ống tủy; Phục hồi thân -
chân răng sau điều trị tủy; Tẩy trắng răng trong nha khoa phục hồi.
4. BÁC SĨ Y HỌC DỰ
PHÒNG
♦ Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm:
Đại cương Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm và không
truyền nhiễm; Dịch tễ học nhóm bệnh đường tiêu hóa, bệnh tả; Dịch tễ học bệnh
cúm H5N1; Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm đường máu; Dịch tễ học bệnh Bệnh sốt
xuất huyết Dengue, bệnh HIV/AIDS,
viêm não Nhật Bản.
♦ Dịch tễ học các bệnh không truyền
nhiễm: Dịch tễ học Bệnh tăng huyết áp; Dịch tễ học Bệnh
đái tháo đường; Giám sát dịch, quy trình tổ chức điều tra
vụ dịch; Kiểm soát vật chủ trung gian truyền bệnh.
♦ Nguyên lý sức khỏe cộng đồng: Khái niệm sức khỏe cộng đồng, Phương pháp phân tích các vấn đề sức khỏe
cộng đồng; Biện pháp thực hiện Chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện nay ở Việt Nam,
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe; Thực trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hiện nay ở Việt Nam
♦ Sức khỏe môi trường thảm họa: Đại cương sức khỏe
môi trường; ô nhiễm không khí, nước, đất; Mô hình bệnh tật
và các yếu tố nguy cơ trong trường học; Quản lý môi trường
trước, trong, sau thảm họa.
♦ Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực
phẩm: Các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khẩu phần,
thực đơn hợp lý cho các đối tượng; Nguyên tắc vai trò của dinh dưỡng thiết chế; Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em; Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và không do vi khuẩn.
5. BÁC SỸ ĐA KHOA
ĐỊNH HƯỚNG HỒI SỨC CẤP CỨU
♦ Nội
khoa: Bệnh mạch vành; Tâm phế mạn; Rối loạn nhịp tim; Giãn phế quản; Ho ra
máu; Chẩn đoán và xử trí tràn khí màng phổi; Bệnh gút; Các phương pháp chẩn
đoán bệnh khớp; Xuất huyết giảm tiểu cầu; Hội chứng ruột
kích thích; Viêm gan mạn; Suy thận mạn; Suy thận cấp; Chẩn đoán và xử trí hôn
mê; An toàn truyền máu.
♦ Ngoại
khoa: Viêm ruột thừa cấp; Điều trị ngoại khoa loét dạ dày tá tràng; Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú; Chấn thương bụng kín; Dị tật hậu môn trực tràng; Chấn thương lồng ngực; sỏi
ống mật chủ; Viêm tụy cấp; Sỏi thận; Sốc chấn thương; Chấn
thương sọ não kín; Chấn thương cột sống; Bệnh bỏng; Gãy
thân xương đùi; Gãy hai xương cẳng tay.
♦ Sản
khoa: Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng; Chẩn
đoán thai nghén; Chẩn đoán ngôi thể kiểu thế; Khám thai, quản lý thai nghén, chăm sóc thai nghén; Sổ rau thường;
Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ; Băng
huyết sau sinh; Suy thai; Thai nghén nguy cơ cao; Rau tiền đạo; Tiền sản giật -
sản giật; Nhiễm trùng và thai nghén; Nhiễm trùng đường sinh dục; Rối loạn kinh
nguyệt; U xơ tử cung.
♦ Nhi khoa: Các thời kỳ tuổi trẻ; Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em; Nuôi dưỡng trẻ dưới
5 tuổi; Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc; Nhiễm
trùng sơ sinh; Suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng; Viêm phế quản phổi trẻ
em; Hen phế quản; Phòng chống bệnh tiêu chảy; Hội chứng thận
hư; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch; Co giật ở trẻ em; Bệnh tim bẩm sinh; Suy hô hấp sơ sinh; Hội
chứng vàng da.
♦ Phần định hướng hồi sức cấp cứu.
6. BÁC SĨ ĐA KHOA
ĐỊNH HƯỚNG VI SINH
♦ Nội khoa: Bệnh mạch vành; Tâm phế mạn; Rối loạn nhịp tim; Giãn phế quản; Ho ra
máu; Chẩn đoán và xử trí tràn khí màng phổi; Bệnh gút; Các phương pháp chẩn đoán
bệnh khớp; Xuất huyết giảm tiểu cầu; Hội chứng ruột kích
thích; Viêm gan mạn; Suy thận mạn; Suy thận cấp; Chẩn đoán
và xử trí hôn mê; An toàn truyền máu.
♦ Ngoại khoa: Viêm ruột thừa cấp; Điều trị ngoại khoa loét dạ dày tá tràng; Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú; Chấn thương bụng kín; Dị tật hậu môn trực
tràng; Chấn thương lồng ngực; sỏi ống mật chủ; Viêm tụy cấp;
sỏi thận; Sốc chấn thương; Chấn thương sọ não kín; Chấn thương cột sống; Bệnh bỏng;
Gãy thân xương đùi; Gãy hai xương cẳng tay.
♦ Sản khoa: Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng; Chẩn
đoán thai nghén; Chẩn đoán ngôi thế kiểu thế; Khám thai, quản lý thai nghén, chăm sóc thai nghén; Sổ rau thường;
Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ; Băng huyết sau sinh; Suy thai; Thai nghén nguy cơ
cao; Rau tiền đạo; Tiền sản giật - sản giật;
Nhiễm trùng và thai nghén; Nhiễm trùng đường sinh dục; Rối loạn kinh nguyệt; U xơ
tử cung.
♦ Nhi
khoa: Các thời kỳ tuổi trẻ; Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em; Nuôi dưỡng trẻ dưới
5 tuổi; Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng
và cách chăm sóc; Nhiễm trùng sơ sinh; Suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng; Viêm phế quản phổi trẻ em; Hen phế quản; Phòng chống
bệnh tiêu chảy; Hội chứng thận hư; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch; Co giật ở
trẻ em; Bệnh tim bẩm sinh; Suy hô hấp sơ sinh; Hội chứng vàng da.
♦ Phần định hướng vi sinh.
7. ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI
HỌC
♦ Điều dưỡng sản phụ khoa: Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn hậu sản; Chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da
và các dị tật bẩm sinh; Chăm sóc bệnh nhân có khối u sinh dục; Chăm sóc bệnh
nhân rau tiền đạo; Chăm sóc bệnh nhân dọa sẩy thai và sẩy
thai; Chăm sóc thai phụ thai chết lưu; Chăm sóc bệnh nhân chửa trứng; Chăm sóc
bệnh nhân viêm sinh dục.
♦ Điều
dưỡng nội khoa: Chăm sóc bệnh nhân đau thắt ngực; Chăm
sóc bệnh nhân tim phổi mạn; Chăm sóc bệnh nhân ho ra máu; Chăm sóc bệnh nhân
loét dạ dày - hành tá tràng; Chăm sóc bệnh nhân xơ gan;
Chăm sóc bệnh nhân viêm thận - bể thận cấp.
♦ Điều dưỡng nhi khoa: Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp cấp; Chăm sóc bệnh nhân khó thở;
Bệnh tiêu chảy và chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy;
Chăm sóc trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng; Chăm sóc bệnh nhân thiếu vitamin; Chăm sóc
trẻ bị nôn trớ, táo bón.
♦ Điều
dưỡng ngoại khoa: Nhiệm vụ điều dưỡng phòng mổ và các thành viên trong cuộc mổ; Gây tê
và chăm sóc; Gây mê và chăm sóc; Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa
cấp; Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột; Chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày; Chăm sóc bệnh
nhân lồng ruột; Chăm sóc bệnh nhân chấn thương bụng; Chăm
sóc bệnh nhân chấn thương sọ não; Chăm
sóc bệnh nhân bỏng; Chăm sóc bệnh nhân gẫy xương; Bó bột và Chăm sóc bệnh nhân bó bột.
8. ĐIỀU DƯỠNG CAO
ĐẲNG:
♦ Điều dưỡng cơ sở: Rửa dạ dày; Thông tiểu, dẫn lưu, rửa bàng
quang.
♦ Kỹ
thuật điều dưỡng: Kỹ thuật tiêm
thuốc; Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch.
♦ Điều dưỡng ngoại khoa: Chăm sóc bệnh nhân trước, sau mổ; Chăm sóc bệnh
nhân viêm ruột thừa cấp; Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não; Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học.
♦ Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa: Chăm sóc bệnh nhân suy tim;
Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản; Chăm sóc bệnh nhân liệt nửa
người; Chăm sóc bệnh nhân xơ gan.
♦ Chăm sóc sức khỏe trẻ em: Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp và chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp; Chăm sóc bệnh nhân nhi tiêu chảy cấp và
chương trình phòng chống tiêu chảy; Đặc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh; Chăm sóc
trẻ thấp tim; Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh.
9. ĐIỀU DƯỠNG
TRUNG CẤP:
♦ Điều dưỡng cơ sở: Tiêm thuốc; Cho bệnh nhân thở ô xy; Chườm nóng, chườm lạnh; Thụt tháo;
Truyền dịch; Truyền máu; Quản lý và xử lý chất thải bệnh viện; Các tư thế nghỉ
ngơi trị liệu thông thường; Kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể;
Dự phòng và chăm sóc loét; Chăm sóc bệnh nhân hấp hối và bệnh nhân tử vong; Cấp
cứu ngừng hô hấp và ngừng tuần hoàn; Sơ cứu gãy xương; Băng vết thương.
♦ Chăm sóc người bệnh cấp cứu và
chăm sóc tích cực: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn;
Chăm sóc và xử trí sốc; Chăm sóc bệnh nhân hôn mê; Chăm
sóc nạn nhân bị điện giật; Chăm sóc bệnh nhân bị rắn độc cắn; Chăm sóc và xử trí ngạt nước; Chăm sóc người bệnh bỏng.
♦ Chăm
sóc người bệnh ngoại khoa: Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cấp; Chăm sóc
bệnh nhân tắc ruột; Chăm sóc bệnh nhân lồng ruột; Chăm sóc
bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày - hành tá tràng; Chăm sóc bệnh
nhân bong gân - trật khớp; Chăm sóc bệnh nhân gãy xương;
Chăm sóc bệnh nhân bó bột.
♦ Chăm sóc sức khỏe trẻ em: Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt; Chăm sóc trẻ còi xương; Chăm sóc trẻ
suy dinh dưỡng; Nhiễm khuẩn sơ sinh; Chăm sóc trẻ tiêu chảy; Phòng chống bệnh
thấp tim; Phòng chống nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính; Chăm sóc Trẻ vàng da tăng Bilirubin tự do.
♦ Chăm sóc người bệnh nội khoa: Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp; Chăm sóc người bệnh hen phế quản;
Chăm sóc người bệnh viêm phổi; Chăm sóc người bệnh loét dạ dày - hành tá tràng;
Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa; Chăm sóc người bệnh xơ gan; Chăm sóc
người bệnh đái tháo đường; Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não.
10. ĐIỀU DƯỠNG TRUNG
CẤP GÂY MÊ HỒI SỨC
♦ Gây mê hồi sức: Đại cương về vô cảm; Thăm khám bệnh nhân trước
gây mê; Chăm sóc bệnh nhân sau mổ; Gây mê nội khí quản; Gây mê tĩnh mạch; Thuốc
tê và các phương pháp gây tê; Gây tê ngoài
màng cứng; Máu và tai biến truyền máu; Tai biến và biến chứng của gây mê; Thăng bằng nước, điện giải; Vô
khuẩn, khử khuẩn khu vực phòng mổ; Liệu pháp Oxy.
♦ Dược
lý thuốc gây mê: Thuốc an thần họ Benzodiazepin; Halothan
và các thuốc thuộc nhóm Halothan; Thuốc mê tĩnh mạch nhóm Barbituric; Thuốc tê;
Dung dịch truyền; Thuốc hồi sức.
♦ Điều
dưỡng trong gây mê hồi sức: Vô khuẩn và tiệt khuẩn trong nhà mổ; Chuẩn bị
phương tiện, thuốc cho gây mê và gây tê; Đặt tư thế bệnh
nhân trong gây mê và phẫu thuật; Kỹ thuật áp lực tĩnh mạch trung tâm; Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong gây mê bằng monitoring; Kỹ thuật dịch truyền; Kỹ thuật truyền
máu; Kỹ thuật rửa tay, mặc áo choàng, mang găng vô khuẩn; Kỹ thuật hút dịch dạ
dày và rửa dạ dày; Kỹ thuật hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực; Kỹ thuật
hô hấp hỗ trợ và hô hấp chỉ huy; Bộc lộ tĩnh mạch; Mở khí quản; Kỹ thuật thông đái và thụt tháo; Kỹ thuật rút ống nội khí quản.
11. DƯỢC SĨ ĐẠI
HỌC
♦ Hóa dược: Thuốc gây tê và thuốc gây mê: Thuốc Thiopental
natri, Thuốc Ketamin; An thần, gây ngủ: Phenobarbital, Nitrazepam, Diazepam;
Thuốc điều trị rối loạn tâm thần: Thuốc Clopromazin HCL; Thuốc chống động
kinh: Thuốc Primidon, Thuốc Carbamazepin; Thuốc giảm đau và thuốc
giảm đau hạ sốt chống viêm: Thuốc Morphin, Pethidin, Fentanyl, Paracetamol, Ibuprofen; Thuốc kích thích thần kinh trung ương: Thuốc
Cafein; Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm: Thuốc Sabutamol, Ergotamin tartrat; Thuốc Tim mạch: Digoxin, Nitroglycerin;
Thuốc lợi tiểu: Furosemid; Vitamin và các chất dinh dưỡng: Thuốc Thiamin,
Vitamin A, Vitamin K, dung dịch Glucose, dung dịch Natri clorid; Thuốc ảnh hưởng đến chức năng dạ dày- ruột: Thuốc Cimetidin, Famotidin;
Kháng sinh: Thuốc Penicillin G kali, Amoxycilin, Cefuroxim, Doxycylin; Thuốc điều
trị lao và phong: Isoniazid; Thuốc điều trị nấm: Ketoconazol.
♦ Dược lý học: Hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ và dược động học; Tác dụng của thuốc; Thuốc an thần,
gây ngủ: Dẫn xuất của Acid
Barbituric; Kháng sinh: Cơ chế tác dụng của Kháng sinh; Tác dụng không mong muốn
của kháng sinh; Nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
♦ Dược lâm sàng: Tương tác thuốc; Phản ứng bất lợi của thuốc; Thông tin thuốc; Sử
dụng thuốc trong điều trị cho trẻ em: Những khác biệt về dược động
học của thuốc ở trẻ em so với người lớn; Sử dụng thuốc cho người cao tuổi: Các biện pháp nhằm hạn chế phản ứng bất lợi của thuốc
khi sử dụng cho người cao tuổi; Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau
♦ Quản lý Dược: Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế quy định
tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện; Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng trong các cơ sở y tế
có giường bệnh; Thông tư số: 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế quy định
quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y
tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc; Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29
tháng 02 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc ngoại trú; Thông tư
45/2013/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc
thiết yếu tân dược lần thứ VI.
12. DƯỢC SĨ CAO
ĐẲNG
♦ Hóa dược: An thần, gây ngủ, chống co giật: Phenobarbital, Nitrazepam,
Diazepam; Thuốc giảm đau và thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm: Thuốc Morphin,
Thuốc Codein, Thuốc Pethidin, Paracetamol, Ibuprofen; Thuốc chữa ho, hen phế quản:
Thuốc N- Acetylcystein; Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao
cảm và phó giao cảm: Thuốc Dopamin hydroclorid, Sabutamol, Ephedrin
hydroclorid, Atropin; Thuốc Tim mạch: Thuốc Digitoxin, Nitroglycerin,
Amlodipin, Furosemid; Vitamin và các chất dinh dưỡng:
Thiamin, Pyridoxin, Vitamin A, Vitamin K, Dung dịch
Glucose, Dung dịch Natri clorid; Thuốc chữa bệnh dạ dày -
ruột: Thuốc Cimetidin, Omeprazol; Kháng sinh và kháng khuẩn: Amoxycilin,
Cefalexin, Cefuroxim Erythromycin; Thuốc điều trị lao và phong: Isoniazid; Thuốc
điều trị nấm: Ketoconazol; Thuốc điều trị giun sán: Mebendazol; Thuốc điều trị
sốt rét: Quinin.
♦ Dược
lý: Thuốc tác dụng trên tim mạch: Đại cương, Tác dụng và cơ chế của thuốc Glycosid; Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: Thuốc
procainamid; Thuốc chống đau thất ngực: Phân loại thuốc,
Cơ chế tác dụng, và chỉ định của Nitrat hữu cơ; Thuốc điều trị tăng huyết áp: Phân loại thuốc điều trị huyết áp; Thuốc điều trị viêm loét dạ
dày- tá tràng: Sinh lý bệnh viêm loét dạ dày và phân loại thuốc chứa viêm, loét dạ dày-tá tràng; Thuốc kháng Histamin: Dược động học của Thuốc kháng Histamin; Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Tác dụng
và cơ chế của Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; Vitamin: Định nghĩa, vai trò,
nhu cầu, phân loại Vitamin; Kháng sinh: Phân loại và cơ chế tác dụng của Kháng
sinh
♦ Dược lâm sàng: Tương tác thuốc; Phản ứng bất lợi của thuốc; Thông
tin thuốc; Nguyên tắc sử dụng kháng sinh và kháng khuẩn
♦ Quản lý Dược: Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế quy định
tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện; Thông tư
23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn
sử dụng trong các cơ sở y tế có giường bệnh; Thông tư số: 19/2014/TT-BYT ngày
02/6/2014 của Bộ Y tế quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc; Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28 tháng 4 năm 2010 của
Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc; Thông tư
05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc ngoại trú; Thông tư 45/2013/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của
Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI.
13. DƯỢC SỸ
TRUNG CẤP:
♦ Hóa dược: Đại cương về hóa dược-dược lý học; Hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải
từ thuốc; Tác dụng của thuốc; Các yếu tố Quyết định tác dụng của thuốc; Thuốc
mê (Đặc điểm tác dụng của thuốc mê; Tiêu chuẩn thuốc mê; Phân loại thuốc mê;
Thuốc Ketamin; Thuốc Halothan); Thuốc tê (Phân loại thuốc tê; Thuốc Procain hydroclorid; Thuốc tê Lidocain); Thuốc ngủ, an thần, chống co giật (Khái
niệm, Dẫn chất Bacbituric, Thuốc Phenobarbital, Thuốc
Haloperidol, Thuốc Diazepam); Thuốc Giảm đau thực thể (Đặc điểm chung, Thuốc
Morphin, Thuốc Fentanyl); Thuốc Hạ sốt, giảm đau, chống
viêm (Khái niệm của thuốc hạ sốt, Thuốc Paracetamol, Thuốc DicIofenac); Thuốc Kích thích thần kinh Trung ương (Phân loại,
Thuốc Strychnin, Thuốc Cafein); Thuốc Tim Mạch (Thuốc Digoxin); Thuốc Lợi tiểu
(Thuốc Hypothiazid); Thuốc chữa thiếu máu (Thuốc Acid
Folic); Thuốc cầm máu (Vitamin K); Dung dịch điều chỉnh nước chất điện giải cân
bằng acid-base (Dung dịch Natri clorid, Dung dịch Glucose); Thuốc chữa ho, hen
phế quản (Thuốc Terpin- codein); Thuốc chữa loét dạ dày
(Omeprazol); Thuốc chữa tiêu chảy và chữa lỵ: Oresol, Thuốc Metronidazol; Các
chất kháng sinh: Thuốc Amoxycilin, Cefalexin, Erythromycin;
Vitamin: Thuốc Thiamin.
♦ Dược bảo quản: Những yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng thuốc và Y dụng cụ; Kỹ thuật bảo quản thuốc, hóa chất và dược liệu;
Bảo quản dụng cụ thủy tinh; Bảo quản dụng cụ kim loại; Bảo quản dụng cụ cao su và chất dẻo; Bảo quản Bông -
Băng - Gạc - Chỉ phẫu thuật.
♦ Quản
lý Dược: Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế quy định
tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện; Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10
tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng trong các
cơ sở y tế có giường bệnh; Thông tư số: 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế quy định
quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản
lý chất lượng thuốc; Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ Y
tế quy định về kê đơn thuốc ngoại trú; Thông tư 45/2013/TT-BYT ngày 26 tháng 12
năm 2013 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI.
14. ĐẠI HỌC Y TẾ
CÔNG CỘNG
♦ Dịch
tễ học cơ bản: Đo
lường sức khỏe bệnh tật; Các loại nghiên cứu; Dịch tễ học và dự phòng
♦ Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm: Các yếu tố của bệnh truyền nhiễm; Các nguyên lý và biện pháp kiểm soát
kiểm soát bệnh truyền nhiễm; Điều tra dịch; Phân loại các bệnh truyền nhiễm;
Các bệnh truyền nhiễm quan trọng ở Việt Nam: Dịch tả, Bệnh viêm gan B, Bệnh sốt
xuất huyết Dengue, Bệnh sốt rét, Dịch tễ học bệnh Lao. Dịch tễ học và dự phòng
nhiễm HIV/AIDS.
♦ Dịch tễ học bệnh không truyền
nhiễm: Dịch tễ học Bệnh ung thư; Dịch tễ học Bệnh tăng
huyết áp; Dịch tễ học Bệnh đái tháo đường; Dịch tễ học Bệnh tâm thần.
15. HỘ SINH ĐẠI
HỌC
♦ Chăm
sóc sức khỏe phụ nữ: Giải phẫu sinh lý bộ phận sinh dục nữ và khung chậu;
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên và phụ nữ tuổi mãn kinh; Nhiễm
khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục; Các khối u sinh dục
♦ Chăm
sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai: Những thay đổi của cơ thể bà mẹ khi thai
nghén; Thai nhi đủ tháng và phần phụ của thai nhi đủ
tháng; Xác định và quản lý thai nghén; thai nghén nguy cơ
cao; Khám thai; Ngôi, thế, kiểu thế và độ lọt; Chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung, chửa trứng, thai chết trong tử
cung, rau bong non, rối loạn tăng huyết áp khi có thai; Bệnh
tim, bệnh thận, bệnh thiếu máu, HIV/AIDS
với thai nghén và sinh đẻ
♦ Chăm sóc bà mẹ trong đẻ: Chẩn đoán ngôi - thế - kiểu thế - độ lọt; Cơ chế đẻ; Đỡ đẻ ngôi chỏm; Sinh lý chuyển dạ; Biểu đồ chuyển dạ; các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ;
Chăm sóc đẻ khó nguyên nhân mẹ do cơ co tử cung; do thai
và phần phụ của thai; Chăm sóc ngôi mặt, ngôi trán, ngôi
vai, ngôi mông; Chỉ định mổ lấy thai; Chỉ định - điều kiện và tai biến của Forceps, giác hút sản khoa; Thiểu ối; Chăm
sóc thai suy- hồi sức sơ sinh; Chăm sóc chảy máu trong thời kỳ sổ rau.
♦ Chăm sóc bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ
sinh: Đặc điểm sơ sinh đủ tháng, non tháng; Chăm sóc sơ sinh bình thường sau đẻ và trong phòng sinh;
Chăm sóc sơ sinh non yếu, nhẹ cân; Chăm sóc vàng da, các dị
tật bẩm sinh ở trẻ mới đẻ; Chăm sóc bà mẹ sau đẻ và bà mẹ nhiễm khuẩn sau đẻ;
Chăm sóc bà mẹ đẻ khó, bà mẹ mổ lấy thai; sản phụ rối loạn
tâm thần sau đẻ.
♦ Dân số kế hoạch hóa gia đình: Các biện pháp tránh thai; Các phương pháp đình chỉ thai nghén.
16. HỘ SINH CAO
ĐẲNG
♦ Chăm sóc chuyển dạ và sinh đẻ: Sinh lý và dấu hiệu lâm sàng của chuyển dạ; Theo
dõi chuyển dạ; Chăm sóc thai phụ đẻ khó do phần phụ của thai; Chăm sóc thai phụ
ngôi thai bất thường; Chăm sóc thai phụ dọa vỡ và vỡ tử
cung; Chăm sóc thai phụ chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ; Chăm sóc thai
phụ chảy máu trong đẻ và thời kỳ sổ rau.
♦ Chăm sóc sức khỏe sinh sản và
thai nghén: Chẩn đoán, quản lý và chăm sóc thai nghén;
Dọa sẩy thai và sẩy thai; Chửa trứng; Chửa ngoài tử cung; Rau tiền đạo; Dọa đẻ non, đẻ non; U nang buồng trứng; U xơ tử cung.
♦ Chăm sóc sau đẻ - Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình: Chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn hậu sản. Chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ. Các đặc điểm lâm sàng và sinh lý của thời kỳ sau đẻ. Các biện
pháp tránh thai.
♦ Hộ sinh nâng cao: Bệnh tim với thai nghén và sinh đẻ. Bệnh tiểu đường
với thai nghén. Thiếu máu với thai nghén và sinh đẻ. Bệnh lao phổi với thai
nghén và sinh đẻ. Viêm ruột thừa và thai nghén. Khối u sinh dục và thai nghén.
17. HỘ SINH
TRUNG CẤP
♦ Chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ; Sinh lý sinh dục nữ; Nhiễm khuẩn đường
sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục; U xơ tử
cung; U nang buồng trứng; Ung thư niêm mạc tử cung; Ung
thư cổ tử cung; Phá thai bằng phương pháp hút chân không;
Rối loạn kinh nguyệt.
♦ Chăm sóc bà mẹ trong kỳ thai
nghén: Chẩn đoán và quản lý thai nghén; Khám thai;
Ngôi thai, thế, kiểu thế, độ lọt; Sẩy thai; Thai ngoài tử cung; Chửa trứng; Rau
tiền đạo; Rau bong non; Thai chết trong tử cung.
♦ Chăm sóc bà mẹ trong đẻ: Dấu hiệu lâm sàng và sinh lý của chuyển dạ; Theo dõi chuyển dạ; Suy
thai và hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ; Đẻ khó do ối; Chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ đình trệ; Dọa vỡ tử cung.
♦ Chăm sóc bà mẹ sau đẻ: Các đặc điểm lâm sàng và sinh lý thời kỳ sau đẻ; Chăm sóc bà mẹ sau đẻ;
Chăm sóc trẻ trong thời kỳ sơ sinh; Chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau đẻ.
♦ Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Khử khuẩn,
tiệt khuẩn; Theo dõi dấu hiệu sinh tồn; Tiêm thuốc; Cho bệnh nhân thở ôxy;
Thông tiểu; Chăm sóc bệnh nhân trước và sau mổ; Chăm sóc bệnh
nhân hôn mê; Sử dụng và bảo quản 1 số dụng cụ y tế thông
thường.
18. KỸ THUẬT Y
CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM (TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC)
♦ Vi sinh y học: Phương pháp xác định
mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn; Phương pháp lấy bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh; Nhiễm trùng đường
hô hấp trên; Xét nghiệm bệnh phẩm dịch não tủy; Xét nghiệm
vi sinh bệnh phẩm máu; Chẩn đoán bệnh phẩm đường sinh dục; Vi khuẩn
Helicobacter Pylori; Trực khuẩn dịch hạch; Trực khuẩn bạch hầu; Trực khuẩn ho
gà; Trực khuẩn lao; Xoắn khuẩn giang mai; Virus Cúm; Virus Sởi; Virus Quai bị;
Virus Viêm não Nhật Bản; Virus Dengue xuất huyết; Virus Dại; Các Virus gây viêm gan: Virus gây viêm gan
A; Virus gây viêm gan B; Virus gây viêm gan C.
♦ Ký
sinh trùng: Giun đũa; Giun móc (giun mỏ); Giun
lươn; Giun tóc; Giun kim; Giun xoắn; Sán lá gan nhỏ; Sán lá gan lớn; Sán lá phổi;
Amip gây bệnh; Trùng roi; Các kỹ thuật xét nghiệm đơn bào; Ký sinh trùng sốt
rét; Các bệnh vi nấm ngoài da thường gặp.
♦ Huyết
học: Hệ kháng nguyên bạch cầu và tiểu cầu; Tế bào nguồn sinh máu và ghép tủy
tế bào nguồn; Huyết - tủy đồ, sinh
thiết tủy xương và ứng dụng trong lâm sàng; Quy trình truyền máu lâm sàng; Hệ
nhóm máu RH và hệ khác; Tác nhân truyền bệnh lây truyền qua đường truyền máu;
Những khó khăn trong việc xác định nhóm máu hệ ABO và cách giải quyết; Hội chứng
rối loạn sinh tủy; Xuất huyết giảm tiểu
cầu vô căn (miễn dịch); Suy tủy xương; Lơ-xê-mi cấp; Thiếu máu.
19. KỸ THUẬT Y
CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM (TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG)
♦ Huyết
học truyền máu: Đại cương về miễn dịch huyết học; Các hệ thống kháng nguyên
- kháng thể hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; Máu và các chế phẩm máu, chỉ định sử dụng; Máu lưu trữ và vấn đề truyền máu; Đại cương về an toàn truyền, các xét nghiệm
miễn dịch truyền máu; Tai biến truyền máu và cách xử trí;
Tuyển chọn, chăm sóc, quản lý người cho máu; Điều lệnh
truyền máu; Kỹ thuật sản xuất huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu; Kỹ thuật định nhóm
máu ABO; Kỹ thuật thử phản ứng chéo; Chọn người cho máu và lấy máu để truyền.
♦ Huyết học đông máu: Sinh lý cầm máu - đông máu; Đông máu và thai
nghén; Rối loạn đông máu huyết tương di truyền; Rối loạn đông
máu huyết tương mắc phải; Triệu chứng lâm sàng - sinh học của rối loạn đông-cầm
máu; Tình trạng tăng đông và bệnh huyết khối; Kỹ thuật làm
các xét nghiệm thời gian máu chảy, máu đông, co cục máu; kỹ thuật xét nghiệm thời
gian HOWELL; XN đánh giá sinh Thromboplastin ngoại sinh
(thời gian thrombin-thời gian Quick-PT); XN đánh giá sinh
Thromboplastm nội sinh (thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa - aPTT); Thời gian Thrombin; Biện luận
về xét nghiệm đông-cầm máu.
♦ Vi sinh: Đại cương về vi khuẩn, sinh lý vi khuẩn, ảnh hưởng của ngoại cảnh với
vi khuẩn, thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn, Miễn dịch học; Kháng nguyên kháng
thể, Vacxin và huyết thanh miễn dịch; Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Tụ cầu,
liên cầu, phế cầu; não mô cầu, lậu cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, Trực
khuẩn E.coli, Shigella, Samonella, Proteus, Klebsiella; Trực
khuẩn mủ xanh, dịch hạch, bạch hầu, lao.
♦ Ký
sinh trùng: Đại cương về giun, sán, ký sinh vật; Giun
đũa, giun móc, giun mỏ, giun tóc, giun kim, giun chỉ, giun xoắn; Ký sinh vật sốt rét, bệnh sốt rét, thuốc sốt rét, dịch tễ học sốt rét.
20. KỸ THUẬT Y
CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM (TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP)
♦ Vi
sinh vật y học: Phần đại cương chung; Các vi khuẩn gây
bệnh thường gặp: Nhóm cầu khuẩn; họ vi khuẩn đường ruột, Trực khuẩn mủ xanh, uốn
ván, bạch hầu; Vi khuẩn tả, ho gà; Các virus gây bệnh thường gặp: Virus cúm, sởi,
thủy đậu, virus bệnh zona, dại, virus viêm não Nhật Bản, bại liệt, HIV, viêm
gan.
♦ Kỹ thuật xét nghiệm huyết học: Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm, làm tiêu bản và nhuộm; Đếm số lượng hồng cầu, tiểu cầu, định lượng Hemoglobin; Đo thể tích khối
huyết cầu, đếm hồng cầu mạng lưới; Đo
tốc độ lắng huyết cầu (VSS), định sức
bền hồng cầu, xác định thời gian máu chảy, máu đông; Xét nghiệm bế bào và cặn nước tiểu.
♦ Ký sinh trùng y học: Đại cương về ký sinh trùng y học; Giun đũa, giun móc, giun nhỏ, giun tóc, giun kim, giun chỉ bạch huyết;
Đặc điểm sinh học, sinh bệnh học của Ký sinh trùng sốt
rét; Đặc điểm dịch tễ sốt rét ở Việt
Nam và phòng chống sốt rét.
♦ Miễn dịch huyết học và truyền
máu: Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO, Kỹ thuật thử phản ứng chéo; Kỹ thuật làm nghiệm
pháp coombs; Kỹ thuật sản xuất huyết thanh mẫu hồng cầu mẫu; Kỹ thuật thu gom
máu; Xét nghiệm huyết đồ, xét nghiệm tủy đồ.
21. KỸ THUẬT Y
CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG)
♦ Thực phẩm học: Các loại thực phẩm; An toàn thực phẩm; Chế biến thực phẩm.
♦ Kỹ thuật phân tích vi sinh thực
phẩm: Các tác nhân gây bệnh chủ yếu trong thực phẩm;
Pha chế môi trường và các kỹ thuật vô trùng; Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và lưu giữ mẫu thực phẩm; Các kỹ thuật thông dụng trong
kiểm tra vi sinh vật thực phẩm; Nhóm cầu khuẩn gây bệnh: Tụ cầu khuẩn; Liên cầu
khuẩn; Phế cầu khuẩn; Não mô cầu; Lậu cầu khuẩn; Họ vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn
thương hàn, Vi khuẩn lỵ, Escherichia Coli (E. Coli); Trực khuẩn mủ xanh, Vi khuẩn
tả.
♦ Đánh
giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm: Dịch tễ học ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm; Kiểm soát vệ sinh
an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể; Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố; Các chương trình kiểm soát nguy cơ ô nhiễm trong sản xuất và chế biến thực phẩm.
♦ Điều tra giám sát ngộ độc thực
phẩm: Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn;
Ngộ độc thực phẩm không do vi khuẩn; Điều tra ngộ độc thực phẩm; Kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm.
♦ Kiểm
tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Quản lý và thanh kiểm tra chất lượng
an toàn vệ sinh thực phẩm; Kiểm tra thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm; Kiểm
tra bảo quản thực phẩm; Kiểm tra ghi nhãn bao gói thực phẩm.
22. KỸ THUẬT Y
CHUYÊN NGÀNH CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH (TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC)
♦ Kỹ thuật chụp X quang tim phổi,
chụp X quang sọ mặt:
Kỹ thuật chụp phổi: Đánh giá một phim
chụp phổi đạt yêu cầu; Các hội chứng phổi, màng phổi: Hội chứng trung thất, hội
chứng phế quản, hội chứng nhu mô; X quang trong chẩn đoán lao phổi: Mô tả và
phân tích hình ảnh X quang của lao phổi; Kỹ thuật chụp và giải phẫu X quang
tim: Đánh giá một phim chụp tim đạt yêu cầu, giải phẫu X
quang tim; Hẹp van hai lá: X quang; Đại cương chụp sọ mặt: Các mặt phẳng của sọ
mặt và các mốc; Kỹ thuật chụp sọ: Giải phẫu X quang sọ thẳng, nghiêng;
Kỹ thuật chụp xương chũm: Giải phẫu X quang phim chụp shuller; Kỹ thuật chụp lồi cầu xương hàm dưới; Kỹ thuật chụp tai xương chũm
(tư thế Chausse III, tư thế mayer).
♦ Kỹ thuật chụp X quang xương khớp
Một số tổn
thương thường gặp trên phim chụp lồng ngực; Kỹ thuật chụp
X quang xương đòn; Kỹ thuật chụp X quang xương cánh tay, kỹ thuật chụp X quang cẳng tay; X quang khớp khuỷu: Giải phẫu X quang khuỷu
tay; X quang cổ tay, bàn tay: Giải phẫu X quang khớp cổ tay, một số hình ảnh tổn thương trên phim chụp cổ bàn tay; X quang khớp
háng: Giải phẫu X quang khớp háng; Kỹ thuật chụp X quang
xương đùi, một số tổn thương thường gặp; X quang khớp gối: Giải phẫu X quang khớp gối, một số tổn thương
thường gặp trên phim; Kỹ thuật chụp X quang xương cẳng
chân, một số tổn thương thường gặp; X quang khớp cổ bàn
chân: Giải phẫu X quang phim cổ, bàn chân, một số tổn
thương thường gặp; X quang cột sống: Đặc điểm giải phẫu X quang các đốt sống
lưng trên phim thẳng; Đặc điểm giải
phẫu X quang các đốt sống lưng trên phim nghiêng, một số hình ảnh tổn thương
thường gặp trên phim chụp; Một số hình ảnh tổn thương cột sống thắt lưng; X quang khung chậu: Một số hình ảnh
tổn thương trên phim X quang; Hình ảnh X quang các tổn
thương cơ bản của xương khớp; Hình ảnh X quang các bệnh
nhiễm trùng xương khớp.
♦ Kỹ thuật chụp X quang sinh dục
tiết niệu
Kỹ thuật chụp hệ tiết niệu không chuẩn
bị; Thuốc cản quang tai biến và cách xử trí: Sinh lý thải trừ thuốc cản quang,
biểu hiện lâm sàng và cách xử trí dị ứng thuốc cản quang; Kỹ thuật chụp UIV; Sỏi
thận: Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, biến chứng; Sỏi niệu quản: Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, biến chứng; Kỹ thuật chụp tử cung
vòi trứng: Kỹ thuật tiến hành, các tai biến, các kết quả bình thường, bệnh lý; Kỹ thuật chụp X quang vú, giải phẫu X quang
tuyến vú, hình ảnh tổn thương trên phim chụp X quang
vú, phân biệt u lành và u ác tính trên phim X quang vú.
♦ Kỹ thuật buồng tối - bảo trì
máy: Cấu tạo và bảo quản phim X quang; Bảo dưỡng máy X
quang; An toàn và kiểm soát bức xạ.
23. KỸ THUẬT Y
CHUYÊN NGÀNH CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH (TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG)
♦ Kỹ thuật X quang có dùng thuốc cản
quang
Kỹ thuật chụp X quang dạ dày - tá
tràng; Kỹ thuật chụp X quang hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV); Kỹ thuật chụp X quang tử cung - vòi trứng.
♦ Kỹ thuật X quang không dùng thuốc
cản quang: Kỹ thuật chụp xương đùi; Kỹ thuật chụp khớp
gối; Kỹ thuật chụp khớp háng; Kỹ thuật
chụp khớp cổ chân, bàn chân; Kỹ thuật
chụp ổ bụng cấp cứu; Kỹ thuật chụp phổi và lồng ngực; Kỹ thuật chụp xương sườn; Kỹ thuật chụp đốt sống lưng; Kỹ thuật
chụp khuỷu tay; Kỹ thuật chụp cánh tay, cẳng tay; Kỹ thuật chụp cổ tay, bàn tay; Kỹ thuật chụp sọ thẳng, nghiêng.
♦ Chẩn đoán hình ảnh X quang
Chẩn đoán X quang tim phổi - khảo sát
chung tim phổi; Triệu chứng học X quang phổi; Hình ảnh X quang của bệnh lý viêm
phổi; Hình ảnh X quang của bệnh lý màng phổi; Triệu chứng
học X quang tim và các mạch máu; Hình ảnh X quang của bệnh
lý loét dạ dày - hành tá tràng; Chẩn đoán X quang xương khớp - Hình ảnh X quang
các tổn thương cơ bản của khớp xương; Hình ảnh X quang chấn
thương và bệnh lý sọ.
24. Y SỸ ĐA KHOA
♦ Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Tầm quan trọng của công tác chăm sóc bệnh nhân; Công tác quản lý buồng
bệnh; Khử khuẩn, tiệt khuẩn; Theo dõi dấu hiệu sinh tồn; Tiêm thuốc; Test lẩy
da; Kỹ thuật lấy bệnh phẩm xét nghiệm; Rửa dạ dày; Cho bệnh
nhân thở ôxy; Chườm nóng; Chườm lạnh; Thụt tháo; Thông tiểu; Rửa bàng quang;
Chăm sóc bệnh nhân hôn mê.
♦ Bệnh học nội khoa: Thăm khám bệnh nhân; Sốt cao và sốt kéo dài; Các
bệnh van tim thường gặp; Suy tim; Tăng huyết áp; Các hội chứng hô hấp; Viêm phế
quản; Viêm phổi thùy; Hen phế quản; Hội chứng đau bụng cấp
và mạn tính; Nôn và táo bón; Hội chứng gan to; Lách to; Hội
chứng cổ trướng, vàng da; Viêm loét dạ dày - Tá tràng; Xơ
gan; Xuất huyết tiêu hóa; Đái ra máu, đái ra mủ, đái ra dưỡng chấp; Đái buốt, đái rắt, bí đái, vô niệu; Viêm cầu thận cấp;
Viêm cầu thận mạn; Hội chứng hôn mê; Hội chứng liệt nửa
người; Suy nhược thần kinh; Viêm đa dây thần kinh; Đau dây thần kinh hông to;
Tai biến mạch máu não; Sốc phản vệ; Phù phổi cấp; Ngộ độc
rượu; Ngộ độc thuốc trừ sâu; Ngộ độc thức ăn; Cấp cứu rắn cắn; Một số cấp cứu thường gặp; Đái tháo đường;
Hội chứng thiếu máu; Viêm đa khớp dạng thấp; Bệnh Basedow;
Khám bệnh và chăm sóc người có tuổi; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
♦ Bệnh
học ngoại khoa: Vết thương phần mềm; Vết thương động mạch; Vết thương ngực;
vết thương sọ não; Chấn thương sọ não; Vết thương bụng; Chấn thương bụng; Viêm ruột thừa cấp; Thủng ổ loét dạ
dày - Hành tá tràng; Tắc ruột; Lồng ruột; Thoát vị bẹn nghẹt;
Viêm phúc mạc; Nhiễm khuẩn ngoại khoa; Viêm cơ; Áp xe nóng; Áp xe lạnh; Viêm tấy bàn tay; Viêm xương - Tủy xương; Hẹp môn vị; Sỏi ống mật chủ; Thoát vị bẹn thường; Áp xe gan; Ung thư gan; Ung thư dạ
dày; Trĩ; Hẹp bao quy đầu; Tràn dịch màng tinh hoàn; sỏi thận; sỏi bàng quang;
Bong gân; Trật khớp; Gẫy thân xương
đùi; Gẫy 2 xương cẳng chân; Gẫy thân xương cánh tay; Gẫy thân 2 xương cẳng tay;
Gẫy cột sống; Phục hồi chức năng sau
gẫy xương.
♦ Sức
khỏe sinh sản: Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng; Chẩn đoán quản lý
thai nghén; Ngôi thai - Thế - Kiểu thế - Cơ chế đẻ; Chẩn đoán và theo dõi chuyển dạ; Theo
dõi và chăm sóc sau đẻ; Suy thai; Ngạt sơ sinh; Khám phụ khoa;
Vệ sinh kinh nguyệt; Đại cương đẻ khó; Sa dây rau; sẩy thai; Chửa ngoài tử
cung; Chửa trứng; Đẻ non; Thai chết trong tử cung; Rau tiền đạo; Rau bong non;
Chấn thương đường sinh dục do đẻ; Chảy máu sau đẻ; Vỡ tử
cung; Nhiễm khuẩn sau đẻ; Tiền sản giật - sản giật; Uốn ván rốn sơ sinh; Viêm âm hộ - âm đạo; Rối loạn
kinh nguyệt; u nang buồng trứng; U xơ tử cung; Ung thư cổ
tử cung; Ung thư vú; Các biện pháp tránh thai; Dụng cụ tử cung
tránh thai; Sức khỏe sinh sản tuổi mạn kinh; Sức khỏe sinh
sản ở tuổi vị thành niên.
♦ Sức khỏe trẻ em: Các thời kỳ tuổi trẻ; Đặc điểm giải phẫu sinh lý cơ thể trẻ em; Sự phát triển thể chất ở trẻ em; Sự
phát triển tinh thần vận động; Nuôi con bằng sữa mẹ; Ăn bổ
sung; Chế độ ăn nhân tạo; Đặc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh; Hội chứng vàng da
tăng Bilirubin tự do; Nhiễm khuẩn sơ sinh; Viêm miệng, tưa miệng; Hội chứng nôn trớ, táo bón; Bệnh thiếu Vitamin; Bệnh
còi xương do thiếu Vitamin D; Bệnh suy dinh dưỡng; Thiếu
máu, tan máu; Hội chứng co giật; Phòng chống bệnh thấp
tim; Các dị tật bẩm sinh; Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
25. Y SỸ ĐỊNH HƯỚNG
Y HỌC CỔ TRUYỀN
♦ Phần Y sĩ đa khoa:
- Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Tầm quan trọng của công tác chăm sóc bệnh nhân; Hồ sơ và cách ghi chép; Công tác quản lý buồng bệnh;
Khử khuẩn, tiệt khuẩn; Theo dõi dấu hiệu sinh tồn; Tiêm
thuốc; Test lẩy da; Kỹ thuật lấy bệnh phẩm xét nghiệm; Rửa
dạ dày; Cho bệnh nhân thở ôxy; Chườm nóng; Chườm lạnh; Thụt tháo; Thông tiểu; Rửa
bàng quang; Chăm sóc bệnh nhân hôn mê.
- Bệnh học nội khoa: Thăm khám bệnh nhân; Sốt cao và sốt kéo dài; Các bệnh van tim thường gặp; Suy tim; Tăng huyết áp; Các hội
chứng hô hấp; Viêm phế quản; Viêm phổi thùy; Hen phế quản;
Hội chứng đau bụng cấp và mạn tính; Nôn và táo bón; Hội chứng gan to; Lách to;
Hội chứng cổ trướng, vàng da; Viêm loét dạ dày - Tá tràng;
Xơ gan; Xuất huyết tiêu hóa; Hội chứng ruột kích thích; Đái ra máu, đái ra mủ, đái ra dưỡng chấp; Đái buốt, đái rắt, bí đái, vô niệu; Viêm
cầu thận cấp; Viêm cầu thận mạn; Viêm ống thận cấp; Hội chứng hôn mê; Hội chứng liệt nửa
người; Suy nhược thần kinh; Viêm đa dây thần kinh; Đau dây thần kinh hông to;
Tai biến mạch máu não; sốc phản vệ; Phù phổi cấp; Ngộ độc rượu; Ngộ độc thuốc
trừ sâu; Ngộ độc thức ăn; cấp cứu rắn cắn; Một số cấp cứu thường gặp; Đái tháo
đường; Hội chứng thiếu máu; Viêm đa khớp dạng thấp; Bệnh
Basedow; Đại cương về bệnh người có tuổi: Khám bệnh và chăm sóc người có tuổi;
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
♦ Phần định hướng Y học cổ truyền:
- Lý luận cơ bản Y học cổ truyền: Học thuyết âm dương; Học
thuyết ngũ hành; Học thuyết tạng phủ; Nguyên nhân gây bệnh;
Nguyên tắc và phương pháp điều trị bằng
Y học cổ truyền
- Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: Đại cương
về huyệt; Đường kinh và vị trí các huyệt hay dùng; Phương pháp vận dụng các huyệt
để chữa bệnh.
- Thuốc đông dược: Đại cương về thuốc đông dược; Thuốc giải biểu; Thuốc
trừ hàn.
- Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền: Tai biến mạch máu não; Liệt dây thần kinh VII ngoại biên; Đau dây thần
kinh hông to; Đau vai gáy; Một số bệnh về xương khớp; Đau
lung; Cảm mạo và cảm cúm.
- Bệnh ngoại khoa Y học cổ truyền:
Mụn nhọt - Đinh râu - Chín mé; Sỏi đường tiết niệu;
Trĩ; Bỏng.
- Bệnh Nhi khoa Y học cổ truyền: Một số bệnh truyền nhiễm nhi khoa
- Bệnh phụ khoa Y học cổ truyền: Các chứng bệnh về kinh nguyệt
26. Y SĨ ĐỊNH HƯỚNG
Y HỌC DỰ PHÒNG
♦ Phần
Y sĩ đa khoa:
- Bệnh học nội khoa: Thăm khám bệnh nhân; sốt cao và sốt kéo dài; các bệnh van tim thường gặp;
Suy tim; Tăng huyết áp; Các hội chứng hô hấp; Viêm phế quản;
Viêm phổi thùy; Hen phế quản; Hội chứng đau bụng cấp và mạn tính; Nôn và táo
bón; Hội chứng gan to; Lách to; Hội chứng cổ trướng, vàng da; Viêm loét dạ dày - Tá
tràng; Xơ gan; Xuất huyết tiêu hóa; Hội chứng ruột kích thích; Đái ra máu, đái
ra mủ, đái ra dưỡng chấp; Đái buốt, đái rắt, bí đái, vô niệu; Viêm cầu thận cấp; Viêm cầu thận
mạn; Viêm ống thận cấp; Hội chứng hôn mê; Hội chứng liệt nửa người; Suy nhược
thần kinh; Viêm đa dây thần kinh; Đau dây thần kinh hông to; Tai biến mạch máu
não; sốc phản vệ; Phù phổi cấp; Ngộ độc rượu; Ngộ độc thuốc trừ sâu; Ngộ độc thức
ăn; Cấp cứu rắn cắn; Một số cấp cứu thường gặp; Đái tháo đường; Hội chứng thiếu máu; Viêm đa khớp dạng thấp; Bệnh Basedow; Đại cương về bệnh người có tuổi; Khám bệnh và chăm sóc
người có tuổi; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Sức khỏe trẻ em: Các thời kỳ tuổi trẻ; Đặc điểm giải phẫu sinh lý cơ thể trẻ em; Sự phát triển thể chất ở trẻ em; Sự phát triển tinh thần vận
động; Nuôi con bằng sữa mẹ; Ăn bổ sung; Chế độ ăn nhân tạo; Đặc điểm và chăm sóc trẻ sơ sinh; Hội chứng vàng da tăng Bilirubin tự do; Nhiễm
khuẩn sơ sinh; Viêm miệng, tưa miệng; Hội chứng nôn trớ, táo bón; Bệnh thiếu
Vitamin; Bệnh còi xương do thiếu
Vitamin D; Bệnh suy dinh dưỡng; Thiếu máu, tan máu; Hội chứng co giật; Phòng chống
bệnh thấp tim; Viêm cầu thận cấp; Hội chứng thận hư tiên phát; Các dị tật bẩm
sinh; Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
♦ Phần định hướng Y học dự phòng: Cung cấp nước sạch và thanh
khiết môi trường. Vệ sinh cá nhân - Nhà trẻ - Trường học; Xây dựng một trạm y tế
xã, phường đạt chuẩn, một gia đình vệ sinh
gương mẫu; Đánh giá kết quả xét nghiệm
nước về chất hữu cơ, sắt và vô khuẩn. Biện pháp xử lý tiệt trùng nước giếng và xử lý nước khi có dịch và bão lụt. Kỹ thuật xây dựng một giếng khơi - một bể lọc.
Thực hành lấy một mẫu phân và gửi xét nghiệm
tìm ký sinh trùng đường ruột. Chiến lược quốc gia dinh dưỡng
giai đoạn 2011 - 2020. Chương trình phòng chống mù lòa do
thiếu Vitamin A. Chương trình phòng chống bướu cổ do thiếu Iod, cách
bảo quản và sử dụng muối Iod. Giám sát dinh dưỡng. Phát triển hệ sinh thái VAC gia đình để có nhiều thực phẩm
đa dạng cải tiến bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng.
Cách làm một bữa ăn hợp vệ sinh với thức ăn tại địa
phương. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh nhà ăn công cộng - chợ nông thôn. Kỹ thuật kiểm tra gia súc giết mổ và thực phẩm.
Xác định một số chất độc trong thực phẩm. Kiểm tra dinh dưỡng.
Giám sát dịch. Chương trình phòng chống sốt rét. Giám sát bệnh sốt rét. Kỹ thuật
lấy lam máu và tính chỉ số ký sinh trùng sốt rét. Công tác quản lý bệnh xã hội ở tuyến xã. Điều tra hộ gia đình.
Thống kê và sổ sách quản lý y tế cơ sở.
27. Y SĨ Y HỌC CỔ
TRUYỀN
♦ Lý luận cơ bản Y học cổ truyền: Học thuyết âm dương, ngũ hành; Tạng tượng; Nguyên nhân gây bệnh;
Nguyên tắc và phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền.
♦ Châm cứu Thuốc đông dược: Đại cương châm cứu; Khái quát về học thuyết kinh lạc; Đại cương huyệt
châm cứu; Kinh thủ thái âm phế; Kinh túc thái âm tỳ; Kinh
thủ thiếu âm tâm; Kinh túc thiếu âm thận; Mạch Đốc; Mạch Nhâm.
♦ Thuốc
đông dược: Đại cương về thuốc đông dược; Thuốc giải biểu; Thuốc trừ hàn;
Thuốc an thần; Thuốc hành huyết; Thuốc bổ.
♦ Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền: Rối loạn thần kinh tim; Viêm phế quản mạn tính; Viêm gan mạn tính; Bệnh
tâm căn suy nhược (Suy nhược thần kinh); Tai biến mạch máu
não; Liệt nửa người; Liệt mặt; Đau thần kinh tọa; Các bệnh khớp và viêm khớp dạng
thấp
♦ Bệnh ngoại khoa Y học cổ truyền: Mụn nhọt - Đinh râu - Chín mé; Trĩ; Bỏng; Bong gân
sai khớp.
28. DÂN SỐ Y TẾ
♦ Môn Dân số học cơ bản
Bài Quy mô, cơ cấu và phân bố dân số; Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng; Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng; Chất lượng dân số.
♦ Chăm
sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình: Tư vấn KHHGĐ; Tránh thai bằng dụng cụ tử cung; Tránh thai bằng Bao cao su; Tránh thai bằng thuốc viên nội tiết;
Thuốc tiêm Tránh thai; Thuốc cấy Tránh thai; Tránh thai khẩn cấp; Tránh thai vĩnh viễn bằng triệt sản; Chẩn đoán, quản lý thai nghén; Rối loạn kinh nguyệt; Chăm sóc trong chuyển dạ; Hậu sản thường; U sinh dục nữ.
♦ Thống kê dân số: Thống kê số lượng và cơ cấu dân số; Thống kê biến động dân số; Dự báo dân số; Sổ
Ao và ghi chép ban đầu; Phiếu thu tin, báo cáo thống kê cơ sở; Thẩm định số liệu, đánh giá
chất lượng số liệu; Báo cáo thống kê dân số tổng hợp; Báo cáo thống kê y tế.
♦ Quản lý chương trình dân số - KHHGĐ: Quản lý hoạt động của cộng tác viên dân số - KHHGĐ; Giám sát đánh giá
trong chương trình dân số - KHHGĐ tại cơ sở; Quản lý đối
tượng và dịch vụ KHHGĐ.