ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
143/2016/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 20 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI,
GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số
01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ
trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số
38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số
chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm
vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số
53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết
định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư
05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và ĐT hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Quyết định số
1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống
dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Nghị quyết số
85/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về chính
sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2017 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 333/ TTr-SNN ngày 19/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thực hiện
chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017 - 2020”.
Điều 2.
Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/2017 và thay thế Quyết định số 55/2013/QĐ-UBND ngày
20/12/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2020;
Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về chính
sách đặc thù khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày
08/3/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về chính sách phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020; Quyết định số
2862/QĐ-UBND ngày 6/10/2008 của UBND tỉnh Lào Cai về chính sách hỗ trợ phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 3752/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của
UBND tỉnh Lào Cai về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 2862/QĐ-UBND
ngày 06/10/2008 của UBND tỉnh Lào Cai về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm.
Điều 3.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Phong
|
QUY ĐỊNH
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI, ĐOẠN
2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 143/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này Quy định về thực
hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017 - 2020, bao gồm:
a) Các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh
Lào Cai phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng
thể ngành nông nghiệp; các quy hoạch có liên quan đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
b) Các lĩnh vực sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản thuộc đề án “Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp
giai đoạn 2016 - 2020”.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Thực hiện theo Điều 1,
Chương I và Điều 8, Chương II Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
- Các tổ chức kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân trong nước tham gia đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (gọi chung là
người sản xuất) có các dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai được cấp có thẩm quyền
phê duyệt phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
tổng thể ngành nông nghiệp; các quy hoạch có liên quan đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các
lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản thuộc đề án “Tái cơ cấu kinh tế
nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020”.
- Nhà đầu tư là doanh nghiệp
được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ
chức cá nhân liên quan đến triển khai thực hiện chính sách này.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hỗ trợ đầu tư là hình thức
hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân và cộng đồng theo quy định.
2. Hỗ trợ sau đầu tư là hình
thức hỗ trợ mà nhà đầu tư (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng) tự đầu
tư cho các nội dung theo quy định, sau đó Nhà nước nghiệm thu kết quả đầu tư và
sẽ thanh toán phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách được quy định tại Quy định này.
3. Vùng nông thôn là khu vực
địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường thuộc thành phố Lào Cai.
4. Dự án nông nghiệp đặc biệt
ưu đãi đầu tư là dự án đầu tư bao gồm những sản phẩm đặc thù quy định tại Điều
9, Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào
Cai, thực hiện tại địa bàn các huyện của tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
- Sản phẩm trồng trọt:
+ Sản xuất lúa: Séng Cù, Khẩu
Nậm Xít, nếp Thẩm Dương.
+ Cây ăn quả: Mận Tam Hoa, mận
Tả Van, lê VH6, đào Pháp chín sớm.
+ Cây dược liệu: Atiso,
Đương Quy, Tam thất, Sa Nhân tím.
+ Phát triển vùng nguyên liệu
chè chất lượng cao: Phục vụ chế biến sản phẩm chè tinh chế, chè ô long (các giống:
Kim Tuyên, Ngọc Thuý, Hùng Đỉnh Bạch, Ô long, …).
+ Phát triển vùng nguyên liệu
cây gia vị: ớt.
+ Sản xuất rau, hoa ứng dụng
công nghệ cao.
- Sản phẩm chăn nuôi, gồm: Sản
xuất giống lợn Đen bản địa, giống trâu Bảo Yên, giống bò Vàng vùng cao.
5. Dự án nông nghiệp ưu đãi
đầu tư là dự án đầu tư bao gồm những sản phẩm đặc thù quy định tại Điều 9, Nghị
quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, thực
hiện trên địa bàn nông thôn của thành phố Lào Cai, cụ thể như các sản phẩm quy
định tại Khoản 4, Điều này nêu trên.
6. Lao động địa phương là
lao động có đăng ký hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, thành phố của tỉnh
Lào Cai nơi thực hiện dự án.
Điều
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định đầu tư đối với các dự án có hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh
và các nguồn vốn khác thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố quyết định đầu tư dự án sau khi có ý kiến thẩm định của các Sở chuyên
ngành đối với dự án do ngân sách huyện, thành phố đảm bảo toàn bộ kinh phí.
Điều 4.
Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà đầu tư khi xây dựng
vùng nguyên liệu, có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định với
người dân được ưu tiên xem xét hỗ trợ, đầu tư trước.
2. Trong cùng một thời gian,
nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác
nhau thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
Điều 5.
Cơ chế hỗ trợ
1. Thực hiện với hai hình thức
là hỗ trợ đầu tư và sau đầu tư phù hợp với từng nội dung hỗ trợ, phương thức hỗ
trợ đã được quy định cụ thể tại Quy định này.
2. Ngân sách nhà nước thực
hiện hỗ trợ sau đầu tư các nội dung, dự án hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. Đối với các dự án không thuộc diện
được hỗ trợ một lần: Khi hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành thì được
giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành
đầu tư và nghiệm thu thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
Chương
II
CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Mục 1. MỨC HỖ TRỢ,
ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
Điều 6.
Mức hỗ trợ trồng trọt, phát triển chăn nuôi, phát triển
thủy sản, sản xuất tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao
Mức hỗ trợ trồng trọt, phát
triển chăn nuôi, phát triển thủy sản, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thực hiện theo Điều 2, Điều 3, Điều 4,
Điều 5, Điều 6, Chương I, Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ phát triển trồng
trọt
a) Trồng, chế biến chè chất
lượng cao:
- Hỗ trợ trồng mới chè
(Shan) và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản, mức 20 triệu đồng/ha;
- Hỗ trợ trồng mới và chăm
sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản chè chất lượng cao phục vụ chế biến sản phẩm chè
tinh chế, chè ô long (các giống: Kim Tuyên, Ngọc Thuý, Hùng Đỉnh Bạch, Ô
long…), mức hỗ trợ 30 triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất
giống lúa tại tỉnh: Các hộ nông dân có ruộng trong vùng quy hoạch sản xuất hạt
giống lúa được hỗ trợ một lần kinh phí chuyển đổi từ sản xuất lúa thịt sang sản
xuất lúa giống là 15 triệu đồng/ha/05 năm.
2. Hỗ trợ phát triển chăn
nuôi
a) Hỗ trợ tiêm phòng gia
súc, gia cầm:
- Đối với đàn đại gia súc
(trâu, bò, ngựa): Hỗ trợ cấp không thu tiền các loại vắc xin đối với các bệnh
phải tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; hỗ trợ công tiêm phòng các loại vắc xin 2.000 đồng/01 mũi tiêm.
- Đối với đàn lợn: Hỗ trợ cấp
không thu tiền các loại vắc xin để tiêm phòng cho đàn lợn, đối với các bệnh phải
tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với gia cầm: Hỗ trợ cấp
không thu tiền vắc xin cúm gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, để tiêm phòng cho đàn gia cầm của các hộ, cơ sở chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh.
- Phòng bệnh dại: Hỗ trợ cấp
không thu tiền vắc xin dại chó để tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn
tỉnh.
b) Hỗ trợ phòng, chống dịch
bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh, dịch cúm gia cầm:
- Người sản xuất phải tiêu hủy
gia súc, gia cầm do mắc dịch bệnh, vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy và trâu,
bò bị chết phải tiêu hủy do phản ứng quá mẫn sau khi tiêm vắc xin, được hỗ trợ
khắc phục thiệt hại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách
hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Hỗ trợ chi phí hóa chất khử
trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi; chi phí tiêu hủy gia súc,
gia cầm mắc bệnh; tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh và chi
phí khác phục vụ công tác chống dịch.
- Hỗ trợ cho người trực tiếp
tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm,
phun hóa chất khử trùng tiêu độc và làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch. Mức
chi bằng 100.000 đồng/người/ngày, đêm đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/người/ngày,
đêm đối với ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
c) Hỗ trợ sản xuất giống vật
nuôi:
- Hỗ trợ đào tạo dẫn tinh
viên; cấp dụng cụ phối giống bò cho dẫn tinh viên đã qua đào tạo, có chứng chỉ.
Mức hỗ trợ cụ thể theo dự toán được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng tối đa
không quá 11 triệu đồng/01 dẫn tinh viên;
- Hỗ trợ cải tạo đàn bò bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo: Mức hỗ trợ là 500.000 đồng/con bê ra đời, trong
đó: chi hỗ trợ tiền công phối giống cho dẫn tinh viên với mức 200.000 đồng/con;
hỗ trợ tiền tinh và Ni-tơ bảo quản tinh mức 300.000 đồng/con;
- Hỗ trợ nuôi lợn đực giống
để khai thác tinh nhân tạo (quy mô tối thiểu 03 con/cơ sở). Mức hỗ trợ 40 triệu
đồng/cơ sở đăng ký mới đảm bảo các tiêu chuẩn quy định giống chuẩn Quốc gia;
d) Hỗ trợ phát triển trang
trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:
- Đầu tư mới trang trại chăn
nuôi: Hỗ trợ một phần kinh phí làm chuồng trại, vệ sinh môi trường, mua giống mới.
Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/trang trại cho lần đầu được cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chí trang trại theo quy định;
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp
hoặc tập trung: Chăn nuôi lợn nái lai, ngoại sinh sản, quy mô thường xuyên tập
trung từ 200 con lợn nái trở lên; chăn nuôi lợn thịt từ 2.000 con/năm; chăn
nuôi gia cầm sản xuất giống từ 20.000 con/tháng hoặc nuôi gia cầm thịt với quy
mô thường xuyên từ 30.000 con/lứa; chăn nuôi gia cầm đẻ trứng thương phẩm quy
mô thường xuyên từ 20.000 con trở lên (gọi chung là cơ sở) được hỗ trợ một phần
kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, vệ sinh
môi trường (Chuồng trại phải đảm bảo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT và QCVN
01-15:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi an toàn sinh học). Mức hỗ trợ
10% giá trị tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị, nhưng không quá
02 tỷ đồng/cơ sở;
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung: Đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp
với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được ưu tiên bố
trí mặt bằng sạch và hỗ trợ kinh phí để đầu tư trang thiết bị, vệ sinh môi trường
(Cơ sở hạ tầng giết mổ đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT
và Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Mức hỗ trợ 10% giá trị tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị, nhưng
không quá 02 tỷ đồng/cơ sở.
3. Hỗ trợ phát triển thủy sản
Phát triển nuôi cá lồng trên
sông, hồ chứa: Mức hỗ trợ 05 triệu đồng/01 lồng đóng mới thể tích từ 20 m3
trở lên ở địa phương được quy hoạch.
4. Hỗ trợ sản xuất tiêu chuẩn
VietGAP
Người sản xuất đăng ký cơ sở
sản xuất sản phẩm nông lâm sản, thủy sản đạt tiêu chuẩn, quy trình thực hành
nông nghiệp tốt (VietGAP) thuộc danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày
26/10/2012 và các sản phẩm đặc thù của địa phương, như: Sản phẩm trồng trọt
(Rau, quả, chè, lúa, nấm); Sản phẩm chăn nuôi (Lợn, gia cầm, ong); Sản phẩm thủy
sản (Cá rô phi, cá hồi, cá tầm), được hỗ trợ:
a) Ngân sách nhà nước đầu tư
100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước,
mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản
xuất nông lâm thủy sản áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Mức hỗ trợ
không quá 400 triệu đồng/dự án.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ:
Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng bao gồm: đường
giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải,
hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung; nhà xưởng, thiết bị chế biến,
vật tư sản xuất. Mức hỗ trợ không quá 01 tỷ đồng/1 dự án.
c) Hỗ trợ 100% kinh phí đào
tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy
nghề cho lao động nông thôn áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn theo các quy định hiện hành. Mức hỗ trợ
không quá 600 triệu đồng/dự án.
d) Hỗ trợ một lần (100% kinh
phí) đối với việc thuê tư vấn, tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng
nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mức hỗ trợ không quá 45 triệu đồng/Giấy
chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
5. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao
a) Hỗ trợ tích tụ đất sản xuất:
Tổ chức, cá nhân hộ gia đình thực hiện tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với quy hoạch; có phương án tích tụ đất
đai được Ủy ban nhân dân cấp xã (hoặc cấp huyện) phê duyệt. Được hỗ trợ kinh
phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cấp đổi, cấp mới giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện tích tụ đất đai, mức hỗ trợ theo dự
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Người sản xuất thực hiện
dự án trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao có quy mô tối thiểu 5.000 m2 được
ngân sách hỗ trợ 80.000 đồng/m2 nhà lưới, nhà kính thông dụng
và có sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm. Mức hỗ trợ tối đa 02 (hai) tỷ đồng/dự
án.
Điều 7.
Điều kiện, phương thức hỗ trợ về trồng trọt
1. Trồng mới chè chất lượng
cao (chè Shan, chè chất lượng cao phục vụ chế biến sản phẩm chè tinh chế, chè ô
long, gồm các giống: Kim Tuyên, Ngọc Thuý, Hùng Đỉnh Bạch, Ô long…)
a) Điều kiện hỗ trợ
- Dự án trồng chè nguyên liệu
chất lượng cao (chè Shan, chè chất lượng cao phục vụ chế biến sản phẩm chè tinh
chế, chè ô long) được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Cây giống đảm bảo tiêu chuẩn
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được mua từ các
cơ sở có điều kiện và tư cách pháp nhân sản xuất kinh doanh giống.
- Diện tích chè trồng mới (đảm
bảo kỹ thuật được nghiệm thu) và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản theo tiêu
chuẩn ngành: 10 TCN 446-2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành.
b) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ
sau đầu tư. c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
- Quyết định phê duyệt dự án
trồng chè nguyên liệu chất lượng cao được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu cây giống
đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thành phần nghiệm thu gồm có: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật - Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã (gồm Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn), Ban Quản lý dự án phát triển vùng chè huyện, thành phố, trưởng
thôn bản, đại diện người sản xuất.
- Các biên bản nghiệm thu kỹ
thuật làm đất, nghiệm thu sau trồng, nghiệm thu công tác chăm sóc thời kỳ kiến
thiết cơ bản đối với từng hộ. Thành phần nghiệm thu gồm có: Phòng Kinh tế/phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp
xã, Ban Quản lý dự án phát triển vùng chè huyện, thành phố, trưởng thôn bản,
Khuyến nông xã /thôn bản và đại diện hộ.
- Danh sách các hộ dân tham
gia dự án và cam kết thực hiện dự án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Danh sách ký nhận hỗ trợ (tiền, hiện vật) của các hộ; Chứng từ thanh toán, chi
trả kinh phí hỗ trợ; Hóa đơn bán hàng theo quy định; Hồ sơ chứng từ khác có
liên quan.
2. Phát triển sản xuất giống
lúa tại tỉnh Lào Cai
a) Điều kiện hỗ trợ: Người sản
xuất ký hợp đồng sản xuất lúa giống với Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh
Lào Cai và cam kết thực hiện sản xuất ổn định 05 năm liên tiếp.
b) Phương thức hỗ trợ: Chi
trả trực tiếp một lần sau khi người sản xuất thực hiện 05 năm sản xuất liên tiếp
hoặc chi trả hỗ trợ mỗi năm 03 triệu đồng/1 ha trong 05 năm liên tiếp nếu người
sản xuất có nguyện vọng và có đơn đề nghị.
c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
Biên bản nghiệm thu diện tích sản xuất lúa giống của từng hộ qua từng vụ sản xuất.
Thành phần nghiệm thu gồm có: Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện,
thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn bản, đại diện hộ, đại diện Trung
tâm giống Nông nghiệp tỉnh.
Điều 8.
Điều kiện, phương thức hỗ trợ phát triển chăn nuôi
1. Tiêm phòng cho đàn gia
súc, gia cầm
a) Phương thức hỗ trợ: Tổ chức
hỗ trợ thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thực hiện theo kế hoạch, dự
toán giao hàng năm.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Chi
cục Chăn nuôi và Thú y thanh quyết toán theo quy định.
2. Phòng, chống dịch bệnh lở
mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh, dịch cúm gia cầm.
a) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 38.000
đồng/kg lợn hơi; 45.000 đồng/kg hơi đối với (trâu, bò, ngựa, dê, cừu, hươu,
nai); 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). Trường hợp giá bán gia
súc, gia cầm có sự thay đổi lớn, giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ nêu trên, tương
đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm xuất bán trên thị trường.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Hỗ trợ phòng dịch: Theo kế
hoạch, dự toán hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hỗ trợ chống dịch: Hỗ trợ
trong thời gian có dịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch và
công bố hết dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối
với trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên cần phải tiêu hủy
gia súc, gia cầm (chưa đủ điều kiện công bố dịch) theo yêu cầu của công tác
phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước, nhưng tối đa không
vượt quá mức hỗ trợ theo quy định tại Quy định này.
c) Phương thức hỗ trợ
- Ngân sách huyện, thành phố
chi trả cho các cơ sở, hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy; chi trả
công tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh (gồm chi phí thực tế công đào lấp tiêu
hủy, thuê phương tiện vận chuyển và hỗ trợ cho lực lượng của huyện, thành phố
trực tiếp tham gia tiêu hủy, khử trùng tiêu độc); chi trả chế độ bồi dưỡng cho
lực lượng trực chốt, tổ kiểm dịch và các chi phí phục vụ cho tổ chốt kiểm dịch
do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định thành lập).
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ
(thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) chi mua hóa chất, chẩn đoán dịch bệnh,
tuyên truyền, vắc xin (tai xanh), công tiêm phòng chống dịch và chỉ đạo phục vụ
cho công tác phòng chống dịch; tổ chốt khi Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định
thành lập.
3. Sản xuất giống vật nuôi
a) Đào tạo dẫn tinh viên;
cung cấp dụng cụ phối giống bò cho dẫn tinh viên đã qua đào tạo, có chứng chỉ.
- Điều kiện hỗ trợ: Đối tượng
được hỗ trợ đào tạo và dụng cụ dẫn tinh viên dưới 40 tuổi; đã hoàn thành chương
trình Trung học cơ sở; có giấy chứng nhận đã qua đào tạo và có nhu cầu làm dịch
vụ dẫn tinh viên, làm đơn và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; Dụng cụ phối
giống bò phù hợp quy định của địa phương và có cam kết bảo quản, sử dụng trong
thời gian không ít hơn 05 năm.
- Phương thức hỗ trợ: Tổ chức
thực hiện thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh theo dự toán được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Dự
toán được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo dẫn
tinh viên của cơ sở đào tạo; Chứng từ thanh toán, hóa đơn bán hàng dụng cụ phối
giống bò theo quy định; Hồ sơ chứng từ khác có liên quan.
b) Cải tạo đàn bò bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Điều kiện hỗ trợ: Có phương
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Phương thức hỗ trợ: Chi trả
hỗ trợ sau khi hoàn thành quá trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh
nhân tạo.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Quyết
định phê duyệt phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Biên bản kiểm tra
xác nhận bê lai ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Thành phần ký biên bản
kiểm tra gồm có: Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
huyện, thành phố; Trạm Chăn nuôi - Thú y; Ủy ban nhân dân xã; Hộ gia đình; Danh
sách ký nhận hỗ trợ thực hiện việc thụ tinh nhân tạo bò của các hộ; Chứng từ
thanh toán, chi trả kinh phí hỗ trợ; Hóa đơn bán hàng theo quy định; Hồ sơ chứng
từ khác có liên quan.
c) Nuôi lợn đực giống để
khai thác tinh nhân tạo.
- Điều kiện hỗ trợ: Cơ sở
nuôi lợn đực giống đảm bảo các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống
vật nuôi, cung cấp tinh lợn cho thụ tinh nhân tạo; Quy mô mỗi cơ sở nuôi tối
thiểu 3 con/1 cơ sở.
- Phương thức hỗ trợ: Chi trả
hỗ trợ một lần sau khi hoàn thành đầu tư mới cơ sở khai thác tinh nhân tạo (chuồng
trại, lợn đực giống đủ tiêu chuẩn khai thác tinh, trang thiết bị chuyên dùng)
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Biên
bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng cơ sở đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng
theo quy định của từng hộ. Thành phần nghiệm thu gồm có: Phòng Kinh tế/phòng
Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện, thành
phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn bản, đại diện hộ; Danh sách ký nhận tiền
hỗ trợ của từng hộ; Chứng từ thanh toán, chi trả kinh phí hỗ trợ; Hồ sơ chứng từ
khác có liên quan.
4. Phát triển trang trại, cơ
sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
a) Xây dựng mới trang trại
chăn nuôi.
- Điều kiện hỗ trợ: Giấy chứng
nhận kinh tế trang trại được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp; Trang trại
chăn nuôi phải đảm bảo điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ
một lần sau khi được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận kinh tế trang trại được Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố cấp; Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp
đồng thuê đất để xây dựng trang trại. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia
đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định,
không có tranh chấp.
b) Chăn nuôi công nghiệp hoặc
tập trung.
- Điều kiện hỗ trợ: Có dự án
đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vị trí xây dựng cơ sở chăn nuôi phải
phù hợp với quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt; Cơ sở chăn
nuôi phải đảm bảo điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia cầm; Chuồng trại phải đảm bảo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT và QCVN
01-15:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi an toàn sinh học;
Dự án chăn nuôi có công suất
hoạt động đảm bảo các tiêu chí sau: Cơ sở chăn nuôi lợn nái lai, ngoại sinh sản
có quy mô thường xuyên 200 con trở lên; Cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô tối
thiểu 2.000 con/1 năm; Cơ sở chăn nuôi gia cầm sản xuất giống tối thiểu 20.000
con/tháng hoặc nuôi gia cầm thịt với quy mô thường xuyên từ 30.000 con/lứa; Cơ
sở chăn nuôi gia cầm đẻ trứng thương phẩm quy mô thường xuyên từ 20.000 con trở
lên.
- Phương thức hỗ trợ: Cấp
phát một lần kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư sau khi dự án đã hoàn thành, đưa
vào sử dụng, được cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu, phê duyệt quyết toán.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Giấy
đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ của Chủ cơ sở; Biên bản kiểm tra xác nhận dự
án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Thành phần ký biên bản kiểm tra gồm có: Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng; Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp
và PTNT các huyện, thành phố; cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện; Phòng Tài
nguyên Môi trường; Trạm Chăn nuôi - Thú y; Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ cơ sở.
c) Xây dựng cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung
- Điều kiện hỗ trợ: Có dự án
đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Vị trí xây dựng cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung phải phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; Cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung phải đảm bảo điều kiện quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Vệ sinh Thú y và vệ
sinh an toàn thực phẩm: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải đảm bảo
điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cơ sở hạ tầng
giết mổ đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày
25/10/2010 và Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn và gia cầm;
Công suất hoạt động đảm bảo
các tiêu chí sau: Cơ sở giết mổ gia súc có công suất giết mổ từ 20 con/01 cơ sở/1
ngày đêm trở lên; Cơ sở giết mổ gia cầm có công suất giết mổ từ 200 con/01 cơ sở/1
ngày đêm trở lên; Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có công suất giết mổ tối thiểu
từ 20 con gia súc và 50 con gia cầm/01 cơ sở/1 ngày đêm.
- Phương thức hỗ trợ: Cấp
phát một lần kinh phí hỗ trợ cho Chủ đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành,
đưa vào sử dụng, được cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu, phê duyệt quyết
toán.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Giấy
đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ của Chủ cơ sở; Biên bản kiểm tra xác nhận dự án đã
hoàn thành đưa vào sử dụng. Thành phần ký biên bản kiểm tra gồm có: Sở Nông
nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng; Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và
PTNT các huyện, thành phố; cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện; Phòng Tài nguyên
- Môi trường; Trạm Chăn nuôi - Thú y; Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ cơ sở.
Điều 9.
Điều kiện, phương thức hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa
1. Điều kiện hỗ trợ: Người sản
xuất đầu tư nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa phù hợp với Quy hoạch phát triển thủy
sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy mô lồng nuôi cá có
thể tích tối thiểu từ 20 m3/01 lồng trở lên.
Lồng nuôi cá phải đạt tiêu
chuẩn: Hệ thống khung làm bằng sắt thép hoặc tre, gỗ; hệ thống phao đỡ bằng
thùng phi nhựa, kim loại hoặc phao xốp có bọc; vách lồng làm bằng lưới nilon,
lưới chất dẻo, hoặc lưới sắt, mắt lưới phải đảm bảo theo quy trình nuôi đối với
từng loại cá.
2. Phương thức hỗ trợ: Cấp
phát một lần kinh phí hỗ trợ sau khi lồng đóng mới hoàn thành, đưa vào sử dụng,
được cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Giấy
đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ của người sản xuất; Biên bản nghiệm thu hoàn thành
xây dựng lồng cá đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định. Thành phần
nghiệm thu gồm có: Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã; trưởng thôn bản; đại diện người sản
xuất.
Điều
10. Điều kiện, phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
1. Điều kiện hỗ trợ
a) Áp dụng VietGAP trong sản
xuất sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận.
b) Có hợp đồng tiêu thụ hoặc
phương án tiêu thụ sản phẩm. c) Có dự án được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ
sau đầu tư
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Đơn
đề nghị hỗ trợ kinh phí kèm theo dự toán chi tiết kinh phí đề nghị hỗ trợ; Quyết
định phê duyệt dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Biên bản nghiệm thu khối
lượng sản xuất sản phẩm nông lâm sản, thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Thành phần
nghiệm thu gồm có: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật - Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, đại diện người sản xuất; Quyết định
phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Điều
11. Điều kiện, phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
1. Tích tụ đất sản xuất
a) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức,
cá nhân hộ gia đình thực hiện tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao phù hợp với quy hoạch; có phương án tích tụ đất đai được Ủy
ban nhân dân cấp xã (hoặc cấp huyện) phê duyệt.
b) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ
sau đầu tư.
c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Đơn
đề nghị hỗ trợ kinh phí tích tụ đất đai; Phương án tích tụ đất đai được phê duyệt;
Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện tích tụ đất đai;
Hóa đơn chứng từ liên quan đến chi phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa
chính và cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện
tích tụ đất đai; Biên bản xác nhận diện tích tích tụ đất đai của Ủy ban nhân
dân xã/phường.
2. Sản xuất rau, hoa ứng dụng
công nghệ cao
a) Điều kiện hỗ trợ: Người sản
xuất thực hiện dự án trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao có quy mô tối thiểu
5.000 m2 nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của UBND tỉnh nếu chưa có quy hoạch được
duyệt; Đảm bảo đạt tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Nhà
đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
b) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ
sau đầu tư.
c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Đơn
đề nghị hỗ trợ kinh phí; Quyết định phê duyệt dự án trồng rau, hoa ứng dụng
công nghệ cao được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Biên bản nghiệm thu khối lượng nhà
kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm. Thành phần nghiệm thu gồm có: Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng
Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố, Ủy ban
nhân dân cấp xã, đại diện người sản xuất.
Điều
12. Hỗ trợ phát triển lâm nghiệp
1. Nội dung, mức hỗ trợ thực
hiện theo Điều 7, Nghị quyết số 85/2016/NQ- HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ: Thực
hiện theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết
cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
2. Điều kiện, phương thức và
trình tự thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan căn cứ vào các hướng dẫn của
Trung ương xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng đối tượng.
Mục 2. TRÌNH TỰC LẬP,
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều
13. Hình thức hỗ trợ sau đầu tư
1. Các dự án thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhà đầu tư sau khi hoàn thiện các hạng
mục đầu tư, hoàn tất hồ sơ, chứng từ liên quan nộp về phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn/Kinh tế phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện việc thẩm
định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt, cấp kinh phí hỗ
trợ theo quy định.
2. Các dự án thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhà đầu tư sau khi hoàn thiện các hạng mục
đầu tư, hoàn tất hồ sơ, chứng từ liên quan nộp về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cùng phối hợp các ngành liên quan thực hiện việc thẩm định, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt, cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Điều
14. Hình thức hỗ trợ đầu tư
1. Lập, thẩm định, phê duyệt,
cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ đối với nội dung hỗ trợ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt
a) Lập kế hoạch, dự toán
kinh phí hỗ trợ:
- Người sản xuất trên địa
bàn huyện, thành phố đăng ký, lập dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện
chính sách gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc đăng ký lập dự toán kinh phí đề nghị
hỗ trợ, lập dự toán kinh phí hỗ trợ phải căn cứ các quy định hiện hành. Hồ sơ
đăng ký phải cụ thể về vị trí, quy mô, chủng loại sản xuất.
- Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ tổng
hợp, lập kế hoạch: Trên cơ sở đăng ký của người sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp
xã tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ hàng năm trên địa bàn (thời gian cùng với
thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm kế tiếp) gửi
phòng Kinh tế/ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành phố để tổng
hợp trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét, quyết định giao danh mục hỗ
trợ cho người sản xuất khi có ý kiến bằng văn bản của các Sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.
Căn cứ danh mục hỗ trợ được Ủy
ban nhân dân cấp huyện giao, người sản xuất tiến hành đăng ký lập hồ sơ (đối với
các hạng mục hỗ trợ không yêu cầu lập dự án), lập dự án gửi Phòng Kinh tế/phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành phố.
b) Thẩm định dự toán kinh
phí hỗ trợ, quyết định phê duyệt: Trên cơ sở hồ sơ, dự án của người sản xuất,
Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành phố chủ
trì, phối hợp với Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp dự toán kinh phí trình Ủy
ban nhân dân cấp huyện xin ý kiến thẩm định của các ngành (Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư). Sau khi có ý kiến
thẩm định của các Sở, Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện, thành phố chủ trì, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê
duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất.
- Căn cứ quyết định phê duyệt
dự toán kinh phí hỗ trợ dự án của Ủy ban nhân dân cấp huyện và báo cáo đánh giá
kết quả thực hiện dự án của Phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các huyện, thành phố, Phòng Tài chính xem xét trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện giao kế hoạch vốn (phần ngân sách hỗ trợ) cho người sản xuất.
- Các sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định
các nội dung hỗ trợ theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành, gửi kết quả thẩm định về
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt.
- Phòng Tài chính thực hiện
việc cấp phát kinh phí hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê
duyệt quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
2. Lập, thẩm định, phê duyệt,
cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ đối với nội dung hỗ trợ thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt
a) Lập kế hoạch, dự toán
kinh phí hỗ trợ
- Người sản xuất trên địa
bàn huyện đăng ký, lập dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách gửi
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Việc đăng ký lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ, lập dự toán kinh phí hỗ trợ
phải căn cứ các quy định hiện hành. Hồ sơ đăng ký phải cụ thể về vị trí, quy
mô, chủng loại sản xuất.
- Cơ quan quản lý nhà nước
thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, lập kế hoạch
Trên cơ sở đăng ký của người
sản xuất; các đơn vị trực tiếp triển khai (Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng kế hoạch hàng năm gửi
các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư trước
ngày 15 tháng 9 để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định giao
danh mục phương án, dự án cho người sản xuất theo quy định.
Căn cứ danh mục phương án, dự
án được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, người sản xuất tiến hành lập dự án, gửi các
sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thẩm định, phê duyệt dự
toán kinh phí hỗ trợ và quyết toán kinh phí
Trên cơ sở hồ sơ phương án,
dự án của người sản xuất, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ, kết quả
thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét quyết định phê duyệt kinh phí
hỗ trợ.
- Căn cứ quyết định phê duyệt
phương án, dự án của Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
phương án, dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch vốn (phần
ngân sách tỉnh hỗ trợ) cho người sản xuất.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chịu trách nhiệm thẩm định về đối tượng hỗ trợ, định mức kinh tế kỹ
thuật chuyên ngành, gửi kết quả thẩm định về Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì hướng dẫn lập dự án, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự
án đầu tư sử dụng nguồn hỗ trợ từ việc cân đối, bố trí nguồn vốn Ngân sách
Trung ương hỗ trợ từ các chương trình/dự án phù hợp đối tượng được hỗ trợ theo
quy định.
- Sở Tài chính chủ trì thẩm
định dự toán (đối với phương án, dự án cân đối bố trí nguồn vốn do Sở Tài chính
quản lý), trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt dự toán, cấp phát
kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
Chương
III
CHÍNH SÁCH ĐẶC
THÙ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Mục 1. MỨC HỖ TRỢ,
ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
Điều
15. Mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, đầu tư sản xuất
sản phẩm trồng trọt
Nội dung mức hỗ trợ, điều kiện
hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, đầu tư sản xuất sản phẩm trồng trọt được
thực hiện theo Điều 11, Điều 12, Chương II, Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày
15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn
nuôi gia súc a) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Dự án đầu tư sản xuất giống
trâu Bảo Yên, bò Vàng vùng cao được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở
hạ tầng về xử lý chất thải, điện, nước, chuồng trại, đồng cỏ và mua thiết bị;
- Bảo tồn và phát triển giống
lợn Đen bản địa: Hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản để xây dựng
cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, điện, nước, chuồng trại và mua thiết bị;
b) Điều kiện được hưởng
chính sách hỗ trợ:
Nhà đầu tư phải đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây:
- Nhà đầu tư có dự án đầu tư
cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô nuôi tập trung, nằm trong quy hoạch đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh
chấp thuận cho phép đầu tư;
- Quy mô nuôi tập trung: Đối
với dự án sản xuất giống trâu Bảo Yên hoặc bò Vàng vùng cao có quy mô nuôi tập
trung thường xuyên từ 200 con trở lên; Đối với dự án bảo tồn và phát triển giống
lợn Đen bản địa, chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô nuôi tập trung thường
xuyên từ 100 con trở lên;
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an
toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định
của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
- Nhà đầu tư phải sử dụng tối
thiểu 30% lao động tại địa phương/dự án.
2. Hỗ trợ đầu tư sản xuất sản
phẩm trồng trọt
a) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Dự án trồng lúa đặc sản
(Séng Cù, Khẩu Nậm Xít, nếp Thẩm Dương) được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống, vật
tư và 70% chi phí xây dựng và cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi
nội đồng phục vụ sản xuất; tổng mức hỗ trợ tối đa 02 (hai) tỷ đồng/dự án;
- Dự án trồng cây ăn quả (mận
Tam Hoa, mận Tả Van, lê VH6, đào Pháp chín sớm) được hỗ trợ 100% kinh phí mua
giống, vật tư và 70% chi phí xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm, cải tạo, thiết kế
vùng trồng mới; tổng mức hỗ trợ tối đa 01 (một) tỷ đồng/dự án;
- Dự án phát triển vùng
nguyên liệu cây ớt được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha trồng mới để mua giống, vật tư
và xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm và mua thiết bị phục vụ sản xuất;
- Dự án trồng cây dược liệu
(Atiso, Đương Quy, Tam thất, Sa Nhân tím) được hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng
đồng ruộng, cây giống.
b) Điều kiện được hưởng
chính sách hỗ trợ
Nhà đầu tư phải đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây:
- Dự án nằm trong quy hoạch
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc các dự án được Ủy ban
nhân dân tỉnh chấp thuận cho phép đầu tư;
- Dự án sản xuất sản phẩm trồng
trọt có quy mô đảm bảo một trong các tiêu chí sau: Trồng lúa đặc sản phải có
quy mô tập trung từ 100 ha trở lên; Trồng cây ăn quả phải có quy mô tập trung từ
50 ha trở lên; Phát triển vùng nguyên liệu cây ớt phải có quy mô từ 50 ha trở
lên; Trồng cây dược liệu phải có quy mô từ 50 ha trở lên;
- Đảm bảo các an toàn về vệ
sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật;
- Nhà đầu tư phải sử dụng tối
thiểu 30% lao động tại địa phương/dự án.
Điều
16. Ưu đãi thuê đất, thuê mặt nước thực hiện dự án
Miễn, giảm tiền thuê đất,
thuê mặt nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,
phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ được thực hiện theo Điều 1,
Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào
Cai, cụ thể như sau:
Các tổ chức kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân trong nước tham gia đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (gọi chung là người
sản xuất) có các dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai được cấp có thẩm quyền
phê duyệt phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
tổng thể ngành nông nghiệp; các quy hoạch có liên quan đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các
lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản thuộc đề án “Tái cơ cấu kinh tế
nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều
17. Đầu tư sản xuất chăn nuôi, sản xuất sản phẩm trồng trọt
1. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ
sau đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT- BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013
của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn.
Mục 2. TRÌNH TỰ LẬP
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, LẬP DỰ TOÁN VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ
Điều
18. Lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
1. Việc lập kế hoạch hỗ trợ
hàng năm từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp và UBND các huyện, thành phố,
cơ quan đơn vị liên quan thực hiện cùng thời điểm xây dựng kế hoạch kinh tế -
xã hội và dự toán ngân sách theo quy định gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.
2. Căn cứ lập kế hoạch
a) Hướng dẫn của các cơ quan
cấp trên về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và trung hạn.
b) Các dự án đã có Quyết định
hỗ trợ đầu tư.
c) Khả năng hoàn thành của dự
án theo tiến độ được phê duyệt.
3. Trình tự giao kế hoạch
a) Đối với các dự án đã được
chấp thuận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập danh mục
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng
hợp.
b) Sau khi Thủ tướng Chính
phủ có quyết định giao tổng mức vốn hỗ trợ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch
chi tiết từng dự án và mức vốn cụ thể theo kế hoạch năm, kế hoạch trung hạn cho
tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo công
khai cho doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có liên quan về dự án được ưu
đãi, hỗ trợ. Nội dung thông báo chi tiết đến vốn kế hoạch cho từng năm, hạng mục
đầu tư, gói thầu của dự án.
Điều
19. Lập dự toán, thanh toán, quyết toán
1. Dự toán về kinh phí hỗ trợ
Hàng năm các doanh nghiệp lập
dự toán, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ hợp tác xã,
hộ nông dân gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính; Căn cứ kết quả thẩm định các nội dung chuyên ngành của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp thẩm
định dự toán trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định kinh phí hỗ trợ trực tiếp đến từng doanh nghiệp.
2. Các nội dung liên quan đến
thanh toán các khoản kinh phí hỗ trợ: Theo hướng dẫn của Sở Tài chính
3. Quyết toán các khoản kinh
phí hỗ trợ
a) Việc quyết toán kinh phí
hỗ trợ chủ đầu tư dự án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản hướng dẫn hiện hành.
b) Các khoản kinh phí còn dư
sau khi thực hiện dự án và quyết toán với cơ quan tài chính phải hoàn trả lại
ngân sách nhà nước.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
20. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện Quy định này.
b) Chủ trì thẩm định trình Ủy
ban nhân dân tỉnh các dự án, kế hoạch về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch.
c) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp danh mục các dự
án khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gửi Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo kế hoạch hàng năm và trung hạn.
d) Hàng năm chủ trì, phối hợp
với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Sở ngành liên quan xây dựng kế
hoạch chi tiết thực hiện Chính sách cùng với Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu
kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định phê duyệt để làm cơ sở lập, thẩm định, phân bổ dự toán kinh phí triển
khai thực hiện; thẩm định theo chuyên ngành và tổng hợp nhu cầu kinh phí thực
hiện chính sách trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
đ) Phối hợp với các sở,
ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để thống nhất lồng
ghép các nguồn vốn thực hiện các chính sách trên đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm
và có hiệu quả.
e) Hướng dẫn về quy mô, tiêu
chí, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo thực hiện chính sách thiết thực,
hiệu quả.
g) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra và nghiệm thu hoàn thành các hạng mục; dự
án hoàn thành.
h) Hàng năm tổng hợp, đánh
giá tình hình thực hiện, tính hiệu quả của các chính sách nông nghiệp; nắm bắt
những khó khăn, vướng mắc và phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, kịp
thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo.
i) Phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
trình UBND tỉnh phê duyệt
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn do sở quản lý để thực hiện các chính sách
nông nghiệp, nông thôn hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn và tổ chức hội nghị khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn hoặc đưa
vào chương trình hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh (mỗi năm tổ chức Hội nghị một
lần).
c) Chủ trì phối hợp với các
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phân bổ kế hoạch đầu tư
hàng năm; đồng thời thường xuyên tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực
hiện và báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
d) Chủ trì phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan hướng dẫn doanh nghiệp
thực hiện chính sách; thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung, cơ sở chăn nuôi công nghiệp và các dự án đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
đ) Thực hiện việc theo dõi,
kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
3. Sở Tài chính
a) Căn cứ kế hoạch, dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thẩm định dự toán thực hiện; bố trí, phân bổ nguồn kinh phí chính sách
nông, lâm nghiệp trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm đảm bảo đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố đưa vào dự toán ngân sách cấp huyện hàng năm về
kinh phí để thực hiện chính sách này; hướng dẫn kiểm tra việc thanh quyết toán
vốn hỗ trợ của các đơn vị thực hiện và báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định.
c) Thực hiện việc theo dõi,
kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp các cơ
quan liên quan hướng dẫn, ký hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước; trình Ủy ban
nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người sản xuất thực
hiện đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
b) Chủ trì thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường và giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động
môi trường các nhà đầu tư theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
a) Tuyên truyền, phổ biến
cho nhân dân trên địa bàn hiểu và triển khai thực hiện tốt chính sách này. Hướng
dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, lập dự án sản xuất nông, lâm
nghiệp và Phê duyệt các dự án theo thẩm quyền. Huy động thêm các nguồn lực của
địa phương và trong nhân dân để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch, dự án
đã được duyệt.
b) Hàng năm lập dự toán kinh
phí thực hiện chính sách nông nghiệp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp gửi Sở Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư.
c) Chịu trách nhiệm về việc
quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, nội dung. Tổ chức hỗ
trợ, nghiệm thu, quyết toán nguồn kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành
và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Chủ động kiểm tra, giám
sát chính sách hỗ trợ trên địa bàn; định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo tiến độ,
kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Tài chính .
6. Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn
a) Tuyên truyền, phổ biến
cho nhân dân trên địa bàn hiểu và triển khai thực hiện tốt chính sách này.
b) Tổ chức hướng dẫn tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình đăng ký và tổng hợp lập kế hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng năm, đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; chịu trách nhiệm
về xác nhận các điều kiện (quy mô, địa điểm, loại giống cây trồng, vật tư,...).
c) Thực hiện hỗ trợ kinh phí
theo đúng chính sách và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng chế độ quy định.
Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
trên địa bàn.
d) Định kỳ hàng quý tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
7. Các cơ quan liên quan
khác: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp thực hiện hiệu quả chính sách.
8. Người sản xuất
a) Đăng ký chương trình dự án, lập dự toán đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ với cơ quan
có thẩm quyền và thực hiện đúng các quy định nêu trên đối với người được hưởng
hỗ trợ.
b) Quản lý, sử dụng kinh phí
đúng mục đích, hiệu quả. Tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản
xuất.
c) Thực hiện đầy đủ các thủ
tục đăng ký đầu tư, hỗ trợ, thanh quyết toán theo hướng dẫn của các cơ quan
liên quan.
Điều
21. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện
Quy định này, nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, thống nhất với Sở Tài chính trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.