BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2024/TT-BTNMT
|
Hà
Nội,
ngày 29 tháng 11 năm 2024
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị
định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm
2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số
78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ- CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo
đạc và bản đồ; Nghị định số 136/2021/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm
2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ
hành chính.
Điều
1.
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về bản đồ hành chính, ký hiệu QCVN :2024/BTNMT.
Điều
2.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2025.
2. Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về thành lập bản đồ hành
chính các cấp hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều
3.
Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các nội dung
công việc có liên quan đến thành lập, cập nhật bản đồ hành chính các cấp đang
triển khai thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực
hiện theo Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT.
2. Các nội dung công
việc được triển khai từ ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo các
quy định tại Thông tư này.
Điều
4.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này.
2. Cục Đo đạc, Bản đồ
và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, kiểm tra việc thực hiện
Thông tư này.
3. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời
về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, ĐĐBĐVN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Phương Hoa
|
QCVN 80:2024/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA VỀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
National technical regulation on administrative
maps
Mục lục
Lời nói đầu
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Tài liệu viện dẫn
4. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
II.I NỘI DUNG BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH
II.I.I CÁC YÊU CẦU KỸ
THUẬT CHUNG
1. Cơ sở toán học
2. Độ chính xác bản đồ
hành chính
3. Định dạng sản phẩm
bản đồ hành chính
4. Tỷ lệ bản đồ hành
chính
5. Nội dung bản đồ hành
chính các cấp
6. Tài liệu thành lập
bản đồ hành chính
II.I.II NỘI DUNG BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
1. Bố cục bản đồ
2. Thể hiện yếu tố cơ
sở toán học
3. Thể hiện yếu tố
chuyên môn
4. Thể hiện yếu tố nền
địa lý
5. Thể hiện các yếu tố
khác
II.I.III NỘI DUNG BẢN
ĐỒ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
1. Bố cục bản đồ
2. Thể hiện yếu tố cơ
sở toán học
3. Thể hiện yếu tố
chuyên môn
4. Thể hiện yếu tố nền
địa lý
5. Thể hiện các yếu tố
khác
II.II KÝ HIỆU BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH
II.III QUY TRÌNH THÀNH
LẬP, CẬP NHẬT BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
II.III.I QUY TRÌNH
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
1. Công tác chuẩn bị
2. Biên tập kỹ thuật
3. Thành lập bản đồ
hành chính gốc số
4. Trình bày, biên tập
bản đồ hành chính
5. Kiểm tra chất lượng
6. Đóng gói sản phẩm
II.III.II QUY TRÌNH CẬP
NHẬT BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
1. Công tác chuẩn bị
2. Xác định các đối
tượng nội dung cần cập nhật
3. Cập nhật bản đồ hành
chính gốc số
4. Trình bày, biên tập
bản đồ hành chính
5. Kiểm tra chất lượng
6. Đóng gói sản phẩm
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN
LÝ
1. Phương thức đánh
giá sự phù hợp
2. Quy định về công bố
hợp quy
3. Phương pháp thử
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A (Quy định)
Bảng quy định chữ viết tắt danh từ chung trên bản đồ
Phụ lục B (Quy định)
Thông số về tỷ lệ bản đồ và kinh tuyến trục của bản đồ hành chính cấp tỉnh
Phụ lục C (Quy định)
Bảng màu ký hiệu bản đồ hành chính
Phụ lục D (Quy định) Ký
hiệu bản đồ hành chính Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000
Phụ lục E (Quy định) Ký
hiệu bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
Phụ lục F (Quy định)
Mẫu khung bản đồ hành chính Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000
Phụ lục G (Quy định)
Mẫu khung bản đồ hành chính cấp tỉnh
Phụ lục H (Quy định)
Mẫu khung bản đồ hành chính cấp huyện
Phụ lục I (Quy định)
Mẫu nhập siêu dữ liệu bản đồ hành chính
Lời nói đầu
QCVN 80:2024/BTNMT do
Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công
nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành theo Thông tư số 28/2024/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm
2024.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BẢN ĐỒ HÀNH
CHÍNH
National technical regulation on administrative
maps
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia này quy định kỹ thuật về nội dung, ký hiệu, siêu dữ liệu, quy trình thành
lập và cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản
đồ hành chính cấp huyện.
2.
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh và
bản đồ hành chính cấp huyện.
3.
Tài liệu viện dẫn
Luật
Đo đạc và bản đồ năm 2018.
Công
ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban hành danh mục địa danh các đơn vị
hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
Quyết định số 24/2007/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban hành Danh mục địa danh quốc tế
thể hiện trên bản đồ.
QCVN
37:2011/BTNMT,
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập
bản đồ.
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố
hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12 tháng 12 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công
bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật.
Thông tư số 17/2018/TT-BTNMT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định kỹ thuật thành lập, cập nhật
bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia và thể hiện đường biên giới quốc gia, chủ
quyền lãnh thổ quốc gia trên các sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản
đồ.
Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định về kiểm tra, thẩm định,
nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
4.
Giải thích từ ngữ
4.1 Bản đồ hành chính Việt
Nam là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh
thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo.
4.2 Bản đồ hành chính cấp
tỉnh là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia đơn vị hành chính cấp huyện,
cấp xã trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.
4.3 Bản đồ hành chính cấp
huyện là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia đơn vị hành chính cấp xã
trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện.
4.4 Bản đồ phụ là bản đồ có
tỷ lệ nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ của bản đồ hành chính thành lập. Bản đồ phụ có
tỷ lệ nhỏ hơn sử dụng với mục đích khái quát vị trí của các đơn vị hành chính
thành lập bản đồ. Bản đồ phụ có tỷ lệ lớn hơn sử dụng nhằm mục đích trích lược
lãnh thổ các đơn vị hành chính thành lập bản đồ và chỉ được thành lập khi nội
dung bản đồ thành lập không thể hiện được rõ ràng, đầy đủ.
4.5 Siêu dữ liệu bản đồ
hành chính là dữ liệu mô tả về bản đồ hành chính Việt Nam hoặc bản đồ hành
chính cấp tỉnh hoặc bản đồ hành chính cấp huyện.
4.6 Ký hiệu theo tỷ lệ là
ký hiệu có kích thước tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.
4.7 Ký hiệu nửa theo tỷ lệ
là ký hiệu có kích thước một chiều tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa
lý, kích thước chiều kia thể hiện quy ước.
4.8 Ký hiệu không theo tỷ
lệ là ký hiệu có hình dạng tượng trưng cho đối tượng địa lý và kích thước quy
ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
II.I NỘI DUNG BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH
II.I.I
CÁC
YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
1.
Cơ sở toán học
1.1 Bản đồ hành chính được
thành lập trong Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, Hệ độ cao quốc gia.
1.2 Bản đồ hành chính Việt
Nam được thành lập trong lưới chiếu hình nón đứng đồng góc với 2 vĩ tuyến
chuẩn 11º và 21º, kinh tuyến trục
108º, vĩ tuyến gốc 4º.
1.3 Bản đồ hành chính cấp
tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện được thành lập theo phép chiếu hình trụ ngang
đồng góc, múi chiếu 6º, hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996. Kinh tuyến
trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định chi tiết tại
Phụ lục B.
1.4 Trường hợp bản đồ hành
chính có từ 2 mảnh trở lên thì phải thực hiện chia mảnh và đánh số mảnh theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; sử dụng số tự nhiên để đánh
số mảnh.
2.
Độ chính xác bản đồ hành chính
2.1 Sai số trung phương vị
trí của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ hành chính các cấp không được
vượt quá 0,7 mm trên bản đồ.
2.2 Đối với bản đồ in trên
giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ ≤ 0,2 mm; đường chéo bản đồ ≤ 0,3 mm; khoảng
cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ ≤ 0,2 mm so với giá trị lý
thuyết.
3.
Định dạng sản phẩm bản đồ hành chính
3.1 Bản đồ hành chính gồm
dạng số và dạng in trên giấy.
3.1.1 Bản đồ hành chính dạng
số gồm bản đồ hành chính gốc số được lưu trữ ở định dạng *.gdb, trình bày ở
định dạng *.mxd.
3.1.2 Bản đồ hành chính dạng
số phục vụ in được lưu trữ ở định dạng GeoTIFF có chế độ màu không nhỏ hơn 24
bit và định dạng GeoPDF độ phân giải không nhỏ hơn 300 dpi.
3.2 Mỗi sản phẩm bản đồ
hành chính dạng số phục vụ in có một tệp siêu dữ liệu kèm theo ở định dạng XML
ISO 19139.
4.
Tỷ lệ bản đồ hành chính
4.1 Bản đồ hành chính Việt
Nam bao gồm các tỷ lệ sau: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.300.000 và
1:3.500.000.
4.2 Tỷ lệ bản đồ hành chính
cấp tỉnh được quy định chi tiết tại Phụ lục B.
4.3 Tỷ lệ bản đồ hành chính
cấp huyện được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ cấp huyện đó nằm vừa trong
khổ giấy A0, 2A0, 4A0 và tùy thuộc mục đích sử dụng.
4.4 Tỷ lệ bản đồ hành chính
phải có mẫu số là số chẵn nghìn đơn vị.
5.
Nội dung bản đồ hành chính các cấp
5.1 Yếu tố cơ sở toán học:
bao gồm khung trong bản đồ và các lưới kinh tuyến, vĩ tuyến.
5.2 Yếu tố chuyên môn: bao
gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp, trung
tâm hành chính các cấp và hệ thống trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp.
5.3 Yếu tố nền địa lý: bao
gồm hệ thống thủy văn, địa hình, dân cư, kinh tế - xã hội, giao thông và địa
danh.
5.4 Các yếu tố khác: bao
gồm tên bản đồ, bảng chú giải, bảng diện tích dân số và mật độ dân số, bản đồ
phụ và các thông tin khác liên quan đến việc thành lập, xuất bản bản đồ.
6.
Tài liệu thành lập bản đồ hành chính
6.1 Tài liệu chính
6.1.1 Cơ sở dữ liệu nền địa
lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia có tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn gần nhất với
tỷ lệ bản đồ cần thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
6.1.2 Cơ sở dữ liệu địa giới
hành chính, bản đồ địa giới hành chính trong bộ hồ sơ địa giới hành chính các
cấp, tài liệu về biên giới quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
6.1.3 Các nghị quyết của Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới, đơn vị hành chính tính đến thời điểm thành lập bản đồ.
6.1.4 Danh mục địa danh quốc
tế; danh mục địa danh hành chính; danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn
và kinh tế - xã hội cấp tỉnh; các danh mục địa danh khác đã được ban hành.
6.1.5 Tài liệu thống kê về
diện tích và dân số mới nhất tại thời điểm thành lập bản đồ hành chính do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, công bố.
6.2 Tài liệu bổ sung
6.2.1 Tài liệu chuyên ngành
về địa hình, thủy văn, dân cư, giao thông, kinh tế - xã hội thu thập tại địa
phương.
6.2.2 Các tài liệu thống kê
và bản đồ khác của địa phương có nội dung liên quan đến bản đồ cần thành lập.
II.I.II
NỘI DUNG BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
1.
Bố cục bản đồ
1.1 Bản đồ phải thể hiện
đúng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển, đảo, quần đảo.
1.2 Bản đồ thể hiện lãnh
thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 102º - 118º độ kinh Đông, vĩ tuyến từ 04º30’ - 23º30’ độ vĩ
Bắc.
1.3 Tên bản đồ được bố trí
ở vị trí phía trên khung Bắc tờ bản đồ.
1.4 Tùy thuộc mục đích sử
dụng được phép bổ sung bảng diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Bảng này thường được đặt ở vị trí góc Đông Bắc của
bản đồ.
1.5 Bảng chú giải được bố
trí ở khu vực ngoài phạm vi thể hiện lãnh thổ Việt Nam.
1.6 Dưới khung Nam bản đồ
cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị thành
lập bản đồ, nguồn gốc tài liệu thành lập. Trường hợp có xuất bản bản đồ thì
phải ghi đầy đủ tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản, tên đơn vị
in sản phẩm, thông tin giấy phép xuất bản, bản quyền tác giả, năm xuất bản và
các thông tin khác theo quy định của Luật Xuất
bản.
2.
Thể hiện yếu tố cơ sở toán học
2.1 Thể hiện trên bản đồ
khung bản đồ, hệ thống lưới kinh tuyến, vĩ tuyến với mật độ 2º x 2º đối với tất cả các tỷ
lệ.
2.2 Ghi chú giá trị lưới
kinh tuyến, vĩ tuyến và các ghi chú trình bày khung được quy định tại mục VI
của Phụ lục D.
2.3 Mẫu khung bản đồ hành
chính Việt Nam được quy định tại Phụ lục F.
3.
Thể hiện yếu tố chuyên môn
3.1 Thể hiện đầy đủ, chính
xác đường biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 18 Luật Đo
đạc và bản đồ.
3.2 Thể hiện đầy đủ đường
địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trường hợp khu vực chưa xác định được địa
giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì sử dụng ký hiệu đường địa giới đơn vị hành
chính cấp tỉnh chưa xác định để thể hiện cho khu vực đó. Mỗi đơn vị hành chính
cấp tỉnh sử dụng thống nhất một màu để thể hiện, không sử dụng cùng một màu
để thể hiện các đơn vị hành chính liền kề.
3.3 Thể hiện đầy đủ tên đơn
vị hành chính cấp tỉnh, vị trí và tên đô thị là trung tâm hành chính của tỉnh.
3.4 Các vùng biển của Việt
Nam theo Công ước của Liên hợp Quốc về Luật
Biển năm 1982 chỉ thể hiện khi có yêu cầu.
3.5 Các yếu tố chuyên môn
ngoài lãnh thổ Việt Nam chỉ thể hiện đường biên giới quốc gia và ghi chú tên
quốc gia.
4.
Thể hiện yếu tố nền địa lý
4.1 Yếu tố thủy văn
4.1.1 Đường bờ biển thể hiện
ra đến khung trong của bản đồ. Tùy theo tỷ lệ bản đồ để khái quát hóa đảm bảo
giữ được các nét đặc trưng của từng loại bờ biển và các cửa sông chính.
4.1.2 Các đảo và quần đảo
được thể hiện theo tiêu chí: các đảo có diện tích từ 0,5 mm2 trở lên trên bản đồ
được trình bày bằng ký hiệu theo tỷ lệ, các đảo có diện tích dưới 0,5 mm2 trên bản đồ được trình
bày bằng ký hiệu không theo tỷ lệ. Đối với quần đảo, cụm đảo phải lưu ý lựa
chọn sao cho thể hiện được mật độ phân bố các đảo đồng thời thể hiện đúng hình
dạng và hướng của quần đảo, cụm đảo đó. Các đảo có liên quan đến yếu tố biên
giới quốc gia, địa giới đơn vị hành chính phải được thể hiện đầy đủ. Đảo, đá,
bãi cạn, bãi ngầm và các đối tượng địa lý khác trên biển phải được phân biệt
bằng hệ thống ký hiệu và thể hiện tên theo các danh mục địa danh đã được ban
hành. Trường hợp địa danh các đối tượng địa lý chưa có trong các danh mục địa
danh đã được ban hành thì thể hiện theo quy định tại QCVN 37:2011/BTNMT.
4.1.3 Căn cứ mật độ, hình
dạng và sự phân bố của hệ thống thuỷ văn trong khu vực, thể hiện các sông
suối, kênh, mương có độ dài từ 2 cm trở lên trên bản đồ nhưng phải đảm bảo được
tính liên thông của mạng lưới thủy văn và khu vực đó. Tùy theo đặc điểm địa lý
của từng khu vực được phép tăng hoặc giảm chỉ tiêu này đến 1 cm. Những sông
suối, kênh mương có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến biên giới quốc gia, địa
giới đơn vị hành chính phải được thể hiện đầy đủ.
4.1.4 Các sông, suối, kênh,
mương có độ rộng từ 0,5 mm trở lên trên bản đồ được trình bày bằng ký hiệu theo
tỷ lệ; các sông, suối, kênh, mương có độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm trên bản đồ được
trình bày bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ. Các sông, suối trình bày bằng ký hiệu
nửa theo tỷ lệ có lực nét giảm dần về phía thượng nguồn.
4.1.5 Các cù lao, cồn cát
trên sông có diện tích từ 2 mm2 trở lên trên bản đồ và các cù lao, cồn cát có
diện tích dưới 2 mm2 nhưng
có liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới đơn vị hành chính phải được thể
hiện đầy đủ.
4.1.6 Các hồ có diện tích từ
10 mm2
trở lên
trên bản đồ và các hồ có diện tích dưới 10 mm2 nhưng có liên quan đến
biên giới quốc gia, địa giới đơn vị hành chính hoặc khu vực hiếm nước phải
được thể hiện đầy đủ.
4.1.7 Thể hiện các đầm lầy có
diện tích từ 1 cm2 trở
lên trên bản đồ.
4.1.8 Tên các yếu tố thủy văn
được thể hiện theo nguyên tắc sau:
a) Thể hiện tên biển,
vịnh, vũng, eo biển, cửa sông lớn; tên các sông có chiều dài từ 7 cm trở lên
trên bản đồ; tên các hồ có diện tích từ 25 mm2 trở lên trên bản đồ;
b) Thể hiện tên các đảo
theo khả năng dung nạp của bản đồ. Các đảo có liên quan đến biên giới quốc gia
phải được thể hiện tên đầy đủ. Các đảo lớn và tất cả các quần đảo phải ghi chú
tên đảo, quần đảo kèm theo tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh chủ quản
và tên quốc gia Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Ưu tiên ghi chú tên
các đối tượng có liên quan đến đường biên giới quốc gia, đường địa giới đơn vị
hành chính.
4.2 Yếu tố địa hình
4.2.1 Không thể hiện đường
bình độ trên bản đồ. Thể hiện giá trị độ cao và tên các đỉnh núi cao nhất có tính
chất đặc trưng cho từng khu vực trên phạm vi cả nước, các đỉnh núi có tên nằm
trên đường biên giới quốc gia, đường địa giới đơn vị hành chính.
4.2.2 Đối với phần biển chỉ
thể hiện phân tầng độ sâu theo các mức độ sâu 200 m, 1.500 m và 4.000 m, ghi chú
giá trị điểm độ sâu với mật độ khoảng 4 điểm trên 1 dm2 trên bản đồ.
4.2.3 Thể hiện các bãi cát có
diện tích từ 1 cm2 trở
lên trên bản đồ.
4.2.4 Bản đồ hành chính Việt
Nam tỷ lệ 1:3.500.000 không thể hiện các yếu tố địa hình.
4.3 Yếu tố dân cư
4.3.1 Thể hiện đầy đủ điểm
dân cư là thành phố, thị xã; đối với các thị trấn chỉ lựa chọn biểu thị theo
khả năng dung nạp của bản đồ. Các điểm dân cư được trình bày bằng hệ thống ký
hiệu điểm dân cư đô thị quy định tại Phụ lục D tương ứng với quy mô dân số như
sau:
a) Dân số từ 3.000.000
người trở lên;
b) Dân số từ 500.000
người đến dưới 3.000.000 người;
c) Dân số từ 200.000
người đến dưới 500.000 người;
d) Dân số từ 100.000
người đến dưới 200.000 người;
đ) Dân số từ 50.000
người đến dưới 100.000 người;
e) Dân số từ 20.000
người đến dưới 50.000 người;
g) Dân số dưới 20.000
người.
4.3.2 Thể hiện có lựa chọn
các điểm dân cư nông thôn. Ưu tiên các điểm dân cư có dân số lớn hơn, điểm dân
cư có tên gọi là các địa danh nổi tiếng hoặc có tính định hướng nhưng phải đảm
bảo mật độ phân bố dân cư của khu vực.
4.3.3 Phân biệt điểm dân cư
là trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện với các điểm dân cư khác bằng hệ
thống ký hiệu.
4.3.4 Tất cả điểm dân cư đã
được lựa chọn thể hiện phải có ghi chú tên kèm theo.
4.4 Yếu tố kinh tế -
xã hội
4.4.1 Thể hiện có chọn lọc
các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia,
cấp quốc gia đặc biệt.
4.4.2 Thể hiện có chọn lọc
các đối tượng kinh tế - xã hội khác có tính tiêu biểu toàn quốc.
4.5 Yếu tố giao thông
4.5.1 Thể hiện đường sắt,
đường bộ, đường biển và các đối tượng liên quan; mức độ chi tiết phải phù hợp
với tỷ lệ bản đồ thành lập và đảm bảo tính đặc trưng, tính hệ thống của mạng
lưới giao thông.
4.5.2 Thể hiện tất cả các
tuyến đường sắt quốc gia đang được sử dụng; thể hiện các ga chính và ghi chú
tên ga theo khả năng dung nạp của bản đồ.
4.5.3 Thể hiện đầy đủ các
đường cao tốc, quốc lộ kèm theo ghi chú tên; thể hiện có chọn lọc các đường
tỉnh, đường huyện; đường khác chỉ thể hiện khi có nối đến điểm dân cư được thể
hiện trên bản đồ. Ưu tiên thể hiện hệ thống đường có kết nối tới cửa khẩu, khu
vực có liên quan đến đường biên giới quốc gia, đường địa giới đơn vị hành
chính cấp tỉnh.
4.5.4 Thể hiện tất cả các
tuyến đường biển quốc tế và cảng biển quốc tế kèm theo ghi chú tên. Các tuyến
đường biển nội địa và cảng biển nội địa chỉ lựa chọn thể hiện có tính chất
tiêu biểu cho từng khu vực.
4.5.5 Thể hiện vị trí tất cả
các cảng hàng không kèm theo ghi chú tên. Không thể hiện các sân bay chỉ phục
vụ mục đích quân sự.
4.6 Yếu tố địa danh
4.6.1 Địa danh quốc tế thể
hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BTNMT.
4.6.2 Địa danh về các đơn vị
hành chính thể hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT và các Nghị quyết của Quốc
hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới đơn vị hành chính.
4.6.3 Địa danh dân cư, sơn
văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội thể hiện theo các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh
tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ.
4.6.4 Địa danh khác chưa có
trong các danh mục địa danh đã được ban hành thể hiện theo quy định tại QCVN 37:2011/BTNMT.
4.7 Các yếu tố nền địa
lý ngoài lãnh thổ Việt Nam
4.7.1 Các yếu tố nền địa lý
được khái quát giảm tới 50% các chỉ tiêu so với các yếu tố nền địa lý thể hiện
trong lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc khái quát hóa bản đồ. Không thể hiện
yếu tố địa hình, yếu tố kinh tế - xã hội.
4.7.2 Đối với yếu tố thuỷ
văn: chỉ thể hiện các sông suối lớn có tính liên thông với nhau; các sông suối
có liên thông với hệ thống sông suối trong lãnh thổ Việt Nam phải được thể hiện
đầy đủ. Chỉ thể hiện tên các sông suối chính có tính định hướng. Thể hiện chọn
lọc các hồ có diện tích tối thiểu 10 mm2 trên bản đồ và ưu tiên
thể hiện các hồ có tên. Thể hiện chọn lọc các đảo có diện tích tối thiểu 1 mm2 trên bản đồ trên cơ sở
mật độ phân bố của các đảo trong khu vực. Thể hiện có chọn lọc tên đảo, biển,
vịnh, vũng, eo biển theo khả năng dung nạp của bản đồ.
4.7.3 Đối với yếu tố dân cư:
thể hiện đầy đủ các điểm dân cư là thành phố đồng thời là trung tâm hành chính
của tỉnh. Dọc theo đường quốc lộ, giao điểm các đường quốc lộ và các khu vực
có mật độ dân cư thưa thớt cần thể hiện có chọn lọc điểm dân cư có tính chất
đặc trưng. Các khu vực gần biên giới Việt Nam cần lựa chọn thể hiện các điểm
dân cư với mật độ dày hơn. Tất cả các điểm dân cư đã được lựa chọn thể hiện
phải có ghi chú tên kèm theo.
4.7.4 Đối với yếu tố giao
thông: chỉ thể hiện đường sắt, đường cao tốc, đường quốc lộ kèm theo ghi chú
tên. Thể hiện vị trí tất cả các cảng hàng không kèm theo ghi chú tên riêng.
5.
Thể hiện các yếu tố khác
5.1 Tên bản đồ: là tên quốc
hiệu đầy đủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5.2 Bảng chú giải: phải
giải thích đầy đủ các ký hiệu có trên bản đồ. Các nội dung chú giải được sắp
xếp theo thứ tự yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý.
5.3 Bảng diện tích, dân số,
mật độ dân số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phải thể hiện đầy đủ
tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm số liệu công bố mới nhất về
diện tích, dân số, mật độ dân số của Tổng cục Thống kê; trong đó diện tích có
đơn vị là km2, dân số có đơn vị là nghìn người, mật độ dân số có đơn
vị là người/km2. Nguyên tắc sắp xếp tên các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong bảng như sau:
a) Theo 6 vùng kinh tế
- xã hội gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng,
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam
Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
b) Trong mỗi vùng kinh
tế - xã hội, tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự: tên thủ đô,
tên thành phố trực thuộc Trung ương, tên tỉnh theo trình tự bảng chữ cái
tiếng Việt.
II.I.III
NỘI DUNG BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
1.
Bố cục bản đồ
1.1 Bản đồ phải thể hiện
đúng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển, đảo, quần đảo.
1.2 Tên bản đồ là tên của
đơn vị hành chính cần thành lập bản đồ được bố trí ở vị trí phía trên khung Bắc
của bản đồ. Trường hợp không đủ chỗ để bố trí, tên bản đồ được phép đặt vào bên
trong khung của bản đồ.
1.3 Bảng diện tích, dân số
của các đơn vị hành chính các cấp trong tỉnh, bảng chú giải và bản đồ phụ được
đặt ở vị trí thích hợp ngoài phạm vi thể hiện lãnh thổ của tỉnh, của huyện.
1.4 Các thông tin dưới
khung Nam của bản đồ được thể hiện như quy định tại 1.6 mục II.I.II.
2.
Thể hiện yếu tố cơ sở toán học
2.1 Thể hiện trên bản đồ
khung bản đồ, hệ thống lưới kinh tuyến, vĩ tuyến với mật độ phụ thuộc vào tỷ lệ
bản đồ cần thành lập như quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Mật độ thể hiện lưới kinh tuyến, vĩ
tuyến đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
Tỷ lệ bản đồ thành lập
|
Mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến
|
1:2.000 - 1:5.000
|
2’ x 2’
|
1:6.000 - 1:25.000
|
5′ x 5′
|
1:26.000 - 1:80.000
|
10’ x 10’
|
1:81.000 - 1:150.000
|
20’ x 20’
|
2.2 Ghi chú giá trị lưới
kinh tuyến, vĩ tuyến và các ghi chú trình bày khung được quy định tại mục VI
của Phụ lục E.
2.3 Mẫu khung bản bản đồ
hành chính cấp tỉnh, cấp huyện được quy định tại Phụ lục G và Phụ lục H.
3.
Thể hiện yếu tố chuyên môn
3.1 Thể hiện đầy đủ, chính
xác đường biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 18 Luật Đo
đạc và bản đồ đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp
huyện có đường biên giới quốc gia.
3.2 Thể hiện đầy đủ đường
địa giới đơn vị hành chính các cấp. Trường hợp khu vực chưa xác định được địa
giới đơn vị hành chính thì sử dụng ký hiệu đường địa giới đơn vị hành chính
chưa xác định để thể hiện cho khu vực đó. Mỗi đơn vị hành chính sử dụng thống
nhất một màu để thể hiện, không sử dụng một màu để thể hiện các đơn vị hành
chính liền kề.
3.3 Mốc địa giới đơn vị
hành chính các cấp được thể hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trên bản đồ hành
chính cấp tỉnh thể hiện tất cả các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện và
các mốc địa giới hành chính cấp xã có 3 mặt trở lên kèm ghi chú số hiệu mốc
(ghi chú số hiệu mốc không thể hiện tên đơn vị hành chính viết tắt);
b) Trên bản đồ hành
chính cấp huyện thể hiện tất cả các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện và
các mốc địa giới hành chính cấp xã kèm ghi chú số hiệu mốc (ghi chú số hiệu mốc
không thể hiện tên đơn vị hành chính viết tắt);
c) Đối với khu vực mật
độ mốc dày đặc, khả năng dung nạp của bản đồ không cho phép, ảnh hưởng đến việc
trình bày, biên tập bản đồ cần thể hiện các mốc địa giới đơn vị hành chính có
chọn lọc.
3.4 Thể hiện đầy đủ vị trí
trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp.
3.5 Tên các đơn vị hành
chính được thể hiện theo nguyên tắc sau:
a) Bản đồ hành chính
cấp tỉnh thể hiện đầy đủ tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong tỉnh.
Đối với phạm vi bên ngoài tỉnh: trường hợp tiếp giáp với lãnh thổ nước ngoài
thì chỉ thể hiện tên quốc gia, trường hợp tiếp giáp với các tỉnh thuộc lãnh thổ
Việt Nam thì chỉ thể hiện tên tỉnh tiếp giáp;
b) Bản đồ hành chính
cấp huyện thể hiện đầy đủ tên đơn vị hành chính cấp xã trong huyện. Đối với
phạm vi bên ngoài huyện: trường hợp tiếp giáp với lãnh thổ nước ngoài thì chỉ
thể hiện tên quốc gia; trường hợp tiếp giáp với các tỉnh thuộc lãnh thổ Việt
Nam thì thể hiện đầy đủ tên huyện, tên tỉnh; trường hợp tiếp giáp với các huyện
trong tỉnh thì chỉ thể hiện tên huyện tiếp giáp.
3.6 Đường ranh giới đơn vị
hành chính các cấp trên biển đối với các địa phương có biển chỉ thể hiện khi có
yêu cầu.
4.
Thể hiện yếu tố nền địa lý
4.1 Yếu tố thủy văn
4.1.1 Các yếu tố thuỷ văn là
đường bờ biển, đảo, quần đảo và các đối tượng địa lý khác trên biển được thể
hiện theo các quy định tại 4.1.1 và 4.1.2 mục II.I.II.
4.1.2 Căn cứ mật độ, hình
dạng và sự phân bố của hệ thống thuỷ văn trong khu vực, thể hiện các sông
suối, kênh, mương có độ dài từ 5 cm trở lên trên bản đồ nhưng phải đảm bảo được
tính liên thông của mạng lưới thủy văn và khu vực đó. Tùy theo đặc điểm địa lý
của từng khu vực được phép tăng hoặc giảm chỉ tiêu này đến 2 cm. Những sông
suối, kênh mương có liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới đơn vị hành
chính phải được thể hiện đầy đủ.
4.1.3 Các sông, suối, kênh,
mương có độ rộng từ 0,7 mm trở lên trên bản đồ được trình bày bằng ký hiệu theo
tỷ lệ; các sông, suối, kênh, mương có độ rộng nhỏ hơn được trình bày bằng ký
hiệu nửa theo tỷ lệ. Các sông, suối trình bày bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ có
lực nét giảm dần về phía thượng nguồn.
4.1.4 Các yếu tố thuỷ văn là
cù lao cồn cát trên sông, hồ, đầm lầy thể hiện theo các quy định tại 4.1.5,
4.1.6 và 4.1.7 mục II.I.II.
4.1.5 Tên các yếu tố thủy văn
được thể hiện theo quy định tại 4.1.8 mục II.I.II.
4.2 Yếu tố địa hình
4.2.1 Tùy theo đặc trưng địa
hình của khu vực cần thành lập bản đồ hành chính để lựa chọn khoảng cao đều
đường bình độ cơ bản cho phù hợp. Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản tương
ứng với các khu vực địa hình được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Quy định khoảng cao đều đường bình độ
cơ bản
TT
|
Khu vực địa hình
|
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
|
Ghi chú
|
1
|
Đồng bằng
|
5 m; 10 m; 20 m
|
Khi cần thiết được phép chọn bình độ nửa khoảng
cao đều
|
2
|
Trung du và miền núi
|
20 m; 50 m; 100 m
|
4.2.2 Thể hiện có chọn lọc
giá trị các điểm độ cao với mật độ không quá 5 điểm trên 1 dm2 trên bản đồ. Ưu tiên
lựa chọn các điểm độ cao có tính chất đặc trưng địa hình như đỉnh núi, yên
ngựa, điểm cao nhất, điểm thấp nhất trong vùng.
4.2.3 Thể hiện các bãi cát có
diện tích từ 1 cm2 trở
lên trên bản đồ.
4.2.4 Thể hiện yếu tố địa
hình núi đá đối với các khu vực núi đá có diện tích từ 1 cm2 trở
lên trên bản đồ. Các hố castơ có diện tích từ 1 mm2 trở lên trên bản đồ
phải được thể hiện đầy đủ, các hố castơ có diện tích nhỏ hơn được thể hiện có
chọn lọc và phải đảm bảo đặc trưng phân bố.
4.2.5 Ghi chú tên dãy núi,
tên núi đặc trưng khu vực. Ưu tiên lựa chọn các tên núi, dãy núi có liên quan
đến đường biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính.
4.3 Yếu tố dân cư
4.3.1 Tuỳ thuộc quy mô diện
tích của điểm dân cư mà thể hiện điểm dân cư đô thị và điểm dân cư nông thôn
bằng ký hiệu theo tỷ lệ hoặc ký hiệu không theo tỷ lệ. Ưu tiên thể hiện các điểm
dân cư có điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp
quốc gia và cấp tỉnh, các điểm dân cư có liên quan đến yếu tố biên giới quốc
gia.
4.3.2 Các điểm dân cư đô thị
có diện tích từ 50 mm2 trở lên trên bản đồ được thể hiện bằng ký hiệu
theo tỷ lệ, trong đó bao gồm cả đường bao của điểm dân cư đô thị và các đường
phố chính. Các điểm dân cư đô thị có diện tích dưới 50 mm2 trên bản đồ thể hiện
bằng ký hiệu không theo tỷ lệ.
4.3.3 Các điểm dân cư nông
thôn có diện tích từ 100 mm2 trở lên trên bản đồ thể hiện bằng ký hiệu theo
tỷ lệ, trong đó bao gồm cả đường bao của khu vực dân cư tập trung nhất và
đường giao thông chính. Các điểm dân cư có diện tích dưới 100 mm2 trên bản đồ thể hiện
bằng ký hiệu không theo tỷ lệ.
4.3.4 Khi thể hiện các điểm
dân cư nông thôn phân bố rải rác dọc theo các đường giao thông hoặc sông suối,
kênh mương phải sử dụng ký hiệu nhà để thể hiện có tính đến mật độ phân bố.
4.3.5 Các khu vực có điểm
dân cư thể hiện bằng ký hiệu không theo tỷ lệ cần đảm bảo mật độ thể hiện khoảng
10 điểm trên 1 dm2 trên
bản đồ. Trường hợp đặc biệt được phép giảm bớt cho phù hợp với khả năng dung
nạp của bản đồ.
4.3.6 Các khu vực đô thị cần
chọn lọc để thể hiện tên các điểm dân cư cho phù hợp với khả năng dung nạp và
tính thẩm mỹ của bản đồ.
4.4 Yếu tố kinh tế -
xã hội
4.4.1 Thể hiện đầy đủ các di
tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, cấp quốc
gia đặc biệt.
4.4.2 Thể hiện có chọn lọc
các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh và các
đối tượng kinh tế - xã hội khác có tính tiêu biểu.
4.5 Yếu tố giao thông
4.5.1 Thể hiện đường sắt,
đường bộ và các đối tượng liên quan; mức độ chi tiết phải phù hợp với tỷ lệ
bản đồ thành lập và đảm bảo tính đặc trưng, tính hệ thống của mạng lưới giao
thông.
4.5.2 Thể hiện đầy đủ các
tuyến đường sắt quốc gia, hệ thống nhà ga và tên nhà ga kèm theo.
4.5.3 Thể hiện đầy đủ hệ
thống đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện kèm theo ghi chú tên
đường. Ghi chú đường đi tới tại nơi đường cao tốc, quốc lộ và đường tỉnh ra
khỏi đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh đối với bản đồ hành chính cấp
tỉnh hoặc cấp huyện đối với bản đồ hành chính cấp huyện.
4.5.4 Thể hiện có chọn lọc
các đường bộ khác có nối tới điểm dân cư hoặc liên thông tới quốc lộ, đường
tỉnh, đường huyện. Ưu tiên thể hiện các đường có kết nối tới cửa khẩu, khu
vực có liên quan đến đường biên giới quốc gia, đường địa giới đơn vị hành
chính cấp tỉnh.
4.5.5 Thể hiện đầy đủ các
cảng biển quốc tế, thể hiện có chọn lọc các cảng biển nội địa kèm theo ghi chú
tên phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ.
4.5.6 Thể hiện đầy đủ cảng
hàng không quốc tế, cảng hàng không nội địa kèm theo ghi chú tên. Không thể
hiện các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích quân sự.
4.6 Yếu tố địa danh thể
hiện theo quy định tại 4.6 mục II.I.II.
4.7 Không thể hiện các yếu
tố nền địa lý ngoài phạm vi đơn vị hành chính cần thành lập bản đồ.
5.
Thể hiện các yếu tố khác
5.1 Tên bản đồ: là tên đầy
đủ của đơn vị hành chính cần thành lập.
5.2 Bảng chú giải thể hiện
theo quy định tại 5.1 mục II.I.II.
5.3 Bảng diện tích, dân số
các đơn vị hành chính trong tỉnh, trong huyện: phải thể hiện đầy đủ tên đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã kèm số liệu công bố mới nhất về diện tích, dân số
của Tổng cục Thống kê; trong đó diện tích có đơn vị là km2, dân số
có đơn vị là người. Trường hợp số lượng đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh quá
lớn vượt quá khả năng dung nạp của bản đồ thì chỉ thể hiện đầy đủ tên các đơn
vị hành chính cấp huyện.
5.4 Nguyên tắc sắp xếp tên
các đơn vị hành chính trong bảng diện tích, dân số đối với bản đồ hành chính
cấp tỉnh như sau:
a) Đối với các thành
phố trực thuộc trung ương sắp xếp theo thứ tự: tên quận, tên thành phố trực
thuộc thành phố, tên thị xã, tên huyện theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt;
b) Đối với các tỉnh còn
lại sắp xếp theo thứ tự: tên thành phố là trung tâm hành chính của tỉnh, tên
thành phố trực thuộc tỉnh, tên thị xã, tên huyện theo trình tự bảng chữ cái
tiếng Việt.
5.5 Nguyên tắc sắp xếp tên
các đơn vị hành chính trong bảng diện tích, dân số đối với bản đồ hành chính
cấp huyện như sau:
a) Đối với các đơn vị
hành chính cấp huyện là quận sắp xếp tên các phường theo trình tự bảng chữ cái
tiếng Việt;
b) Đối với các đơn vị
hành chính cấp huyện là thành phố, thị xã sắp xếp tên các phường, xã theo trình
tự bảng chữ cái tiếng Việt;
c) Đối với các đơn vị
hành chính là huyện sắp xếp tên thị trấn là trung tâm hành chính của huyện, thị
trấn, xã theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt.
5.6 Bản đồ phụ
5.6.1 Bản đồ phụ của bản đồ
hành chính cấp tỉnh là bản đồ hành chính Việt Nam có tỷ lệ được lựa chọn phù
hợp với khoảng trống trên bản đồ được thành lập; nội dung bản đồ phụ được quy
định tại mục II.I.II nhưng được khái quát theo nguyên tắc của bản đồ học cho
phù hợp với tỷ lệ bản đồ. Trên bản đồ phụ, tỉnh thành lập bản đồ hành chính
được thể hiện nổi bật so với các tỉnh còn lại.
5.6.2 Bản đồ phụ của bản đồ
hành chính cấp huyện là bản đồ hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ được lựa chọn phù
hợp với khoảng trống trên bản đồ được thành lập; nội dung bản đồ phụ được quy
định tại mục II.I.III nhưng được khái quát theo nguyên tắc của bản đồ học cho
phù hợp với tỷ lệ bản đồ. Trên bản đồ phụ, huyện thành lập bản đồ hành chính
được thể hiện nổi bật so với các huyện còn lại.
5.6.3 Không thể hiện bảng
diện tích, dân số, mật độ dân số trên bản đồ phụ.
5.6.4 Bản đồ phụ của bản đồ
hành chính cấp tỉnh, cấp huyện khi thành lập phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đảm bảo tính toàn
vẹn lãnh thổ;
b) Thể hiện chính xác
đường biên giới quốc gia, đường địa giới đơn vị hành chính; lựa chọn thể hiện
các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm kèm theo ghi chú tên và ghi chú chủ quyền thuộc
lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp khả năng dung nạp của bản đồ không cho phép thì
không thể hiện tên;
c) Thể hiện khái quát
yếu tố nền địa lý cho phù hợp với tỷ lệ bản đồ;
d) Thể hiện yếu tố cơ
sở toán học bao gồm: khung trong, lưới kinh tuyến, vĩ tuyến, tỷ lệ bản đồ;
đ) Nội dung, ký hiệu và
màu sắc bản đồ phụ phải thống nhất với bản đồ hành chính được thành lập.
5.6.5 Khi bản đồ hành chính
cấp tỉnh, cấp huyện không thể hiện nổi bật được các yếu tố nội dung khu vực
trung tâm hành chính của tỉnh, của huyện thì thành lập thêm bản đồ phụ có tỷ lệ
lớn hơn tỷ lệ bản đồ được thành lập. Bản đồ này được thiết kế theo nguyên tắc
sau:
a) Tỷ lệ bản đồ là bội
số của tỷ lệ bản đồ hành chính được thành lập;
b) Cơ sở toán học của
bản đồ phải phù hợp với bản đồ hành chính được thành lập và tuân thủ theo các
quy định tại Điều 2 mục II.I.III;
c) Nội dung của bản đồ
tuân thủ theo các quy định tại Điều 3 và Điều 4 mục II.I.III, trong đó cần ưu
tiên thể hiện các yếu tố nội dung có ý nghĩa đối với hiện trạng phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, của huyện.
II.II KÝ HIỆU BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH
1. Ký hiệu bản đồ hành
chính Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 được quy định chi tiết tại Phụ lục D. Đối với
bản đồ hành chính Việt Nam ở các tỷ lệ nhỏ hơn được phép thay đổi lực nét,
kích thước ký hiệu nhưng phải giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu.
2. Ký hiệu bản đồ hành
chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện được quy định chi tiết tại Phụ lục
E. Tùy thuộc tỷ lệ bản đồ cần thành lập mà bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện được phép thay đổi kích thước, lực nét ký hiệu nhưng phải giữ nguyên màu
sắc, kiểu ký hiệu. Trường hợp đặc biệt khi cần bổ sung các đối tượng địa lý có
ý nghĩa quan trọng đối với địa phương nhưng không có trong Phụ lục E thì được
phép thiết kế bổ sung ký hiệu.
3. Nguyên tắc thiết kế và
sử dụng ký hiệu bản đồ hành chính như sau:
a) Đơn vị tính đối với
kích thước ký hiệu và lực nét ký hiệu là milimet (mm). Trường hợp ký hiệu
không ghi chú lực nét thì lực nét quy ước là 0,1 mm. Các ký hiệu nửa theo tỷ
lệ chỉ ghi chú kích thước quy định cho phần không theo tỷ lệ;
b) Kích thước cỡ chữ
quy định trong ký hiệu là kích thước của chữ khi in ra giấy theo đúng tỷ lệ bản
đồ, đơn vị tính cỡ chữ là milimet (mm);
c) Ký hiệu bản đồ hành
chính được thiết kế trong hệ màu CMYK trong đó C (Cyan) là màu xanh lơ, M
(Magenta) là màu hồng sẫm, Y (Yellow) là màu vàng, K (Key) là màu đen. Màu của
các ký hiệu được quy định chi tiết tại Phụ lục C.
II.III QUY TRÌNH THÀNH
LẬP, CẬP NHẬT BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
II.III.I
QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Sơ đồ quy trình thành
lập bản đồ hành chính các cấp được thể hiện ở Hình 1. Sau mỗi bước công việc 2,
3, 4 trong quy trình phải thực hiện kiểm tra chất lượng và phải đạt yêu cầu
mới chuyển sang thực hiện bước công việc tiếp theo.
Hình 1 - Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ hành
chính các cấp
1.
Công tác chuẩn bị
1.1 Khảo sát thu thập
tài liệu
1.1.1 Tiến hành khảo sát thu
thập tài liệu đối với các loại tài liệu được quy định tại Điều 6 mục II.I.I.
1.1.2 Chuẩn bị các phần mềm
sử dụng phục vụ cho việc thành lập, biên tập, trình bày, chế in bản đồ hành
chính.
1.2 Tạo lập môi trường
làm việc
1.2.1 Căn cứ vào phần mềm
sử dụng, tạo lập các thư mục lưu trữ tương thích với phần mềm.
1.2.2 Sao chép các tệp dữ
liệu và các tệp hỗ trợ khác vào thư mục đã được tạo lập.
2.
Biên tập kỹ thuật
Biên tập kỹ thuật được
xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nội dung và các yêu cầu kỹ thuật được quy định
tại Chương II.I. Sản phẩm của bước công việc này là tài liệu biên tập kỹ thuật.
2.1 Nội dung biên tập
kỹ thuật
2.1.1 Thu thập, đánh giá về
nội dung và độ tin cậy của các loại tài liệu, xác định mức độ sử dụng đối với
từng loại tài liệu.
2.1.2 Xây dựng kế hoạch biên
tập chi tiết được thực hiện theo trình tự sau:
a) Xác định phương án
sử dụng các tài liệu hiện có. Trường hợp dữ liệu, số liệu từ các tài liệu hiện
có mâu thuẫn hoặc không đầy đủ phải đề xuất phương án cập nhật, bổ sung, đối
soát;
b) Căn cứ phương án
sử dụng tài liệu, xác định chi tiết các tài liệu hoặc thông tin còn thiếu, sai
lệch cần được thu thập, điều tra bổ sung thực địa; xác định các chỉ tiêu,
phương pháp cập nhật đối với từng loại yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý của
bản đồ hành chính cần thành lập;
c) Cụ thể hóa các bước
công việc, các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ hành chính cần thành lập
phù hợp với đặc điểm địa lý từng khu vực;
d) Hướng dẫn biên tập,
trình bày các yếu tố nội dung của bản đồ hành chính.
2.2 Thiết kế thư viện
ký hiệu
2.2.1 Ký hiệu sử dụng để
trình bày bản đồ được thiết kế phải đảm bảo theo quy định tại Chương II.II.
2.2.2 Thiết kế thư viện ký
hiệu, thư mục lưu trữ đảm bảo tính đầy đủ, logic, thuận lợi trong các công tác
biên tập, tìm kiếm dữ liệu.
3.
Thành lập bản đồ hành chính gốc số
3.1 Xây dựng cơ sở
toán học
3.1.1 Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam: thực hiện xây dựng cơ sở toán học theo quy định tại Điều 2 mục
II.I.II.
3.1.2 Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện: thực hiện xây dựng cơ sở toán
học theo quy định tại Điều 2 mục II.I.III.
3.2 Lựa chọn, thể hiện
các yếu tố chuyên môn và các yếu tố nền địa lý
3.2.1 Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam: căn cứ vào các dữ liệu hiện có, thực hiện thể hiện các yếu tố
chuyên môn và các yếu tố nền địa lý theo quy định tại mục II.I.II.
3.2.2 Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện: căn cứ vào các dữ liệu hiện có,
thực hiện thể hiện các yếu tố chuyên môn và các yếu tố nền địa lý theo quy
định tại Điều 3 và Điều 4 mục II.I.III.
3.2.3 In phun phục vụ đối
soát, cập nhật bổ sung ở thực địa.
3.2.4 Xác định sơ bộ các yếu
tố chuyên môn và các yếu tố nền địa lý cần chỉnh lý, cập nhật.
3.3 Đối soát, xác minh
các yếu tố nội dung ở thực địa
3.3.1 Căn cứ các yếu tố nội
dung bản đồ cần xác minh ở thực địa đã được xác định tại 3.2.4 mục II.III.I,
tiến hành đối soát ở thực địa. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các yếu
tố chuyên môn có sự khác biệt cần ghi nhận và báo cáo cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định, trường hợp các yếu tố nền địa lý có sự khác biệt cần ghi nhận
để cập nhật, bổ sung hoặc xoá bỏ trong bản đồ hành chính gốc số. Các yếu tố nội
dung cần tập trung đối soát, xác minh bao gồm:
a) Vị trí trụ sở ủy ban
nhân dân các cấp;
b) Mạng lưới đường giao
thông nội tỉnh, nội huyện: tuyến đường, tên gọi, phân cấp, chất liệu và các
thiết bị phụ thuộc như cầu, phà;
c) Dân cư và tên gọi;
d) Các công trình kinh
tế, văn hóa - xã hội;
đ) Thông tin thống kê
về diện tích, dân số các đơn vị hành chính trực thuộc.
3.3.2 Đối với trường hợp
thành lập bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện cần tiến hành thu thập bổ sung
các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật khác tại địa phương
phục vụ cho việc cập nhật, bổ sung theo yêu cầu của địa phương. Kết quả đối
soát, xác minh phải được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tại địa phương xác
nhận, đặc biệt là đối với yếu tố chuyên môn.
3.3.3 Kết quả đối soát, xác
minh thực địa phải được giữ làm cơ sở để kiểm tra nghiệm thu sau này.
3.4 Hiệu chỉnh, bổ
sung các yếu tố nội dung lên bản đồ hành chính gốc số
3.4.1 Thực hiện hiệu chỉnh,
bổ sung các yếu tố chuyên môn và các yếu tố nền địa lý trong dữ liệu bản đồ
hành chính gốc số theo đúng hiện trạng tại thời điểm đối soát, cập nhật.
3.4.2 Các nội dung được hiệu
chỉnh, bổ sung phải đạt các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo độ chính xác
theo đúng tỷ lệ bản đồ được thành lập;
b) Đảm bảo tính đầy đủ
và chuẩn xác theo kết quả điều tra thực địa;
c) Đảm bảo tính thống
nhất với các nội dung đã có trên bản đồ.
3.5 Xây dựng siêu dữ
liệu bản đồ hành chính
3.5.1 Siêu dữ liệu của bản đồ
hành chính Việt Nam được xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục I.
3.5.2 Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện khi xây dựng siêu dữ liệu có thể
tham khảo mẫu tại Phụ lục I.
4.
Trình bày, biên tập bản đồ hành chính
4.1 Trình bày bản đồ
hành chính
4.1.1 Các đối tượng thuộc yếu
tố chuyên môn và yếu tố nền địa lý của bản đồ được trình bày bằng hệ thống ký
hiệu đã được thiết kế tại 2.2.1 mục II.III.I. Khi sử dụng ký hiệu để thể hiện
vị trí đối tượng trên bản đồ, tâm của ký hiệu phải đặt trùng với tâm của yếu
tố nội dung đó. Tâm của một ký hiệu bất kỳ được định nghĩa như sau:
a) Ký hiệu có dạng hình
tròn, vuông, tam giác, sao, bầu dục, tâm ký hiệu là tâm của các hình đó;
b) Ký hiệu có dạng hình
tuyến: tâm ký hiệu là trục của ký hiệu, trục ký hiệu là đường trục đối xứng 2
cạnh dài của ký hiệu;
c) Ký hiệu có dạng
tượng hình, có đường đáy như: tháp cổ, tượng đài liệt sỹ, chùa, đèn biển, tâm
ký hiệu là điểm giữa của đường đáy;
d) Ký hiệu có chân
vuông góc như bãi tắm tâm ký hiệu là đỉnh góc vuông; ký hiệu có vòng tròn ở
chân ký hiệu như: đại sứ quán tâm ký hiệu là tâm vòng tròn;
đ) Ký hiệu cảng hàng không,
tâm ký hiệu là điểm giữa của ký hiệu.
4.1.2 Các đối tượng thuộc yếu
tố khác như: bản đồ phụ, bảng diện tích, dân số, mật độ dân số; bảng chú giải
và các thông tin khác phải được đặt ở các vị trí phù hợp với bố cục của bản
đồ.
4.2 Biên tập bản đồ hành
chính
4.2.1 Sau khi trình bày bản
đồ bằng hệ thống ký hiệu, tiến hành biên tập bản đồ theo các quy định của bản
đồ học. Trong bản đồ hành chính cần ưu tiên thể hiện yếu tố chuyên môn hơn so
với thể hiện các yếu tố nền địa lý.
4.2.2 Khi hai hay nhiều đối
tượng địa lý trùng hoặc quá gần nhau, cần giữ nguyên vị trí các đối tượng địa
lý có mức ưu tiên cao hơn. Những đối tượng địa lý khác sẽ được biên tập dưới
hình thức ngắt nét ký hiệu hoặc nhường nét cho những đối tượng địa lý có mức
ưu tiên cao hơn. Mức ưu tiên của các yếu tố địa lý khi thể hiện trên bản đồ
hành chính được quy định như sau:
a) Các đối tượng địa lý
độc lập được ưu tiên thể hiện theo thứ tự đối tượng địa lý có ý nghĩa định
hướng cao hơn, nổi tiếng hơn trong khu vực;
b) Các đối tượng địa lý
hình tuyến, mức ưu tiên thể hiện theo thứ tự sau: đường sắt, sông, suối,
đường bộ, kênh, mương;
c) Khi cần thể hiện đầy
đủ đối với các đối tượng địa lý trùng hoặc quá gần nhau, được phép xê dịch ký
hiệu tối đa 0,3 mm trên bản đồ nhưng phải đảm bảo tính tương quan giữa các đối
tượng.
4.2.3 Một số nguyên tắc cơ
bản khi biên tập bản đồ hành chính:
a) Khi các ký hiệu có
cùng màu sắc có vị trí trình bày sát nhau thì phải ngắt nét ký hiệu: ngắt nét
đường bình độ khi đi qua ghi chú độ cao đường bình độ, ngắt nét đường giao
thông khi đi qua các điểm độ cao;
b) Khi các đường biên
giới quốc gia hoặc đường địa giới đơn vị hành chính trùng với các đối tượng
hình tuyến được thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ thì biên tập ký hiệu
đường biên giới quốc gia, đường địa giới đơn vị hành chính so le theo các đối
tượng hình tuyến đó mỗi đoạn từ 2 đến 4 đốt ký hiệu đối với bản đồ hành chính
Việt Nam và từ 3 đến 5 đốt ký hiệu đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện. Đối với các bản đồ hành chính Việt Nam có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 số
đốt ký hiệu được phép nhỏ hơn;
c) Khi đường địa giới
đơn vị hành chính các cấp đi dọc sông hai nét được phép biên tập ký hiệu cách
đoạn nhưng phải đảm bảo không được lệch vị trí ra khỏi đường địa giới đơn vị
hành chính đó; độ dài mỗi đoạn từ 1 đến 3 đốt ký hiệu.
4.2.4 Làm nền che cho các ký
hiệu.
4.2.5 Điều chỉnh các phông
chữ ghi chú bản đồ phù hợp với phông chữ của phần mềm chế bản để đảm bảo không
bị lỗi phông chữ khi in.
4.2.6 Màu sắc của bản đồ phải
được trình bày, biên tập đảm bảo trực quan, thẩm mỹ.
4.3 In phun, kiểm tra,
sửa chữa
4.3.1 Kết thúc quá trình biên
tập phải in bản đồ để phục vụ kiểm tra, rà soát, đối chiếu tổng thể. Bản đồ
được in trên máy in Plotter theo đúng tỷ lệ, đảm bảo rõ ràng, sắc nét đủ điều
kiện thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu bằng mắt thường.
4.3.2 Việc kiểm tra, rà soát,
đối chiếu, phát hiện lỗi được thực hiện và đánh dấu trực tiếp trên bản đồ in
theo các quy định kỹ thuật tại Chương II.I.
4.3.3 Việc sửa chữa phải
được thực hiện triệt để đối với tất cả các nội dung, sản phẩm có liên quan và
phải được lưu trữ đúng phiên bản cuối cùng.
5.
Kiểm tra chất lượng
Công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm bản đồ hành chính các cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 24/2018/TT-BTNMT, trong đó:
a) Nội dung, mức kiểm
tra chất lượng các hạng mục, sản phẩm của việc thành lập và cập nhật bản đồ
hành chính được thực hiện theo quy định tại mục I - Xây dựng, cập nhật bản đồ
chuyên ngành của Phụ lục 1b;
b) Trường hợp có xuất
bản bản đồ hành chính cần thực hiện kiểm tra thêm đối với bản đồ xuất bản. Nội
dung, mức kiểm tra chất lượng các hạng mục, sản phẩm đối với bản đồ xuất bản
thực hiện theo quy định tại mục VI - Bản đồ xuất bản của Phụ lục 1a.
6.
Đóng gói sản phẩm
6.1 Danh mục sản phẩm giao
nộp bản đồ hành chính các cấp thực hiện theo quy định tại khoản
2 mục XI Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT.
6.2 Quy cách đóng gói
6.2.1 Dữ liệu được ghi vào
đĩa CD-ROM hoặc DVD, các đĩa phải có chất lượng tốt và chỉ được ghi một lần,
bao gồm các thư mục: tài liệu biên tập kỹ thuật, bản đồ hành chính gốc số, bản
đồ hành chính đã được trình bày, biên tập, thư mục nguồn (chứa thư viện ký
hiệu và các tệp liên quan).
6.2.2 Thông tin trên vỏ và
nhãn đĩa CD-ROM hoặc DVD bao gồm: số thứ tự đĩa, tên đơn vị hành chính, tỷ lệ
bản đồ, thời gian thực hiện, tên đơn vị thi công, tên đơn vị kiểm tra sản
phẩm, ngày ghi đĩa, các thông tin kỹ thuật sản phẩm (lưới chiếu, kinh tuyến
trục, phương pháp, công nghệ thành lập).
6.2.3 Sản phẩm in trên giấy
phải được sắp xếp theo trình tự và đựng trong bao bì làm bằng chất liệu có độ
bền cao. Trên bao bì ghi đầy đủ các thông tin theo quy định tại 6.2.2 mục
II.III.I.
II.III.II
QUY TRÌNH CẬP NHẬT BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Việc cập nhật bản đồ
hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ hành chính cấp huyện
chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính. Sơ đồ
quy trình thành lập bản đồ hành chính các cấp được thể hiện ở Hình 2. Sau mỗi
bước công việc 2, 3, 4 trong quy trình phải thực hiện kiểm tra chất lượng và
phải đạt yêu cầu mới chuyển sang thực hiện bước công việc tiếp theo.
Hình 2 - Quy trình kỹ thuật cập nhật bản đồ
hành chính
1.
Công tác chuẩn bị
1.1 Khảo sát thu thập tài
liệu thực hiện theo quy định tại 1.1 mục II.III.I và tài liệu bản đồ hành
chính cần cập nhật.
1.2 Tạo lập môi trường làm
việc theo quy định tại 1.2 mục II.III.I.
1.3 Phân tích, đánh giá về
nội dung và độ chính xác tài liệu dùng cập nhật bản đồ hành chính các cấp; xác
định mức độ sử dụng đối với từng loại tài liệu.
2.
Xác định các đối tượng nội dung cần cập nhật
2.1 Trên cơ sở các nghị
quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính tính đến thời điểm cập nhật bản đồ
và các tài liệu có liên quan đã được chuẩn bị tại Điều 1 mục II.III.II để xác
định các yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý có sự thay đổi liên quan đến đơn
vị hành chính các cấp.
2.2 Xác định mức độ biến
động của các yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý có sự thay đổi liên quan đến
đơn vị hành chính các cấp trên bản đồ hành chính dùng để cập nhật.
2.3 Xác định phương án sử
dụng các tài liệu hiện có. Trường hợp dữ liệu, số liệu từ các tài liệu hiện có
mâu thuẫn hoặc không đầy đủ để đánh giá mức độ biến động phải đề xuất phương
án khảo sát thực địa để xác định chi tiết các tài liệu hoặc thông tin còn
thiếu, sai lệch cần được thu thập, điều tra bổ sung.
3.
Cập nhật bản đồ hành chính gốc số
3.1 Nguyên tắc chung
Việc cập nhật bổ sung
các yếu tố nội dung phải đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy theo quy định của bản
đồ hành chính các cấp. Các đối tượng mới được cập nhật phải có tính phù hợp,
đồng nhất với các đối tượng hiện có trên bản đồ.
3.2 Cập nhật yếu tố
chuyên môn
3.2.1 Trên cơ sở các yếu tố
chuyên môn cần cập nhật đã xác định tại Điều 2 mục II.III.II, tiến hành cập
nhật các yếu tố chuyên môn của Bản đồ hành chính Việt Nam theo các quy định tại
Điều 3 mục II.I.II.
3.2.2 Trên cơ sở các yếu tố
chuyên môn cần cập nhật đã xác định tại Điều 2 mục II.III.II, tiến hành cập
nhật các yếu tố chuyên môn của Bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện theo các
quy định tại Điều 3 mục II.I.III.
3.3 Cập nhật yếu tố
nền địa lý
3.3.1 Yếu tố thủy văn được
cập nhật theo nguyên tắc sau:
a) Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam, cập nhật các hồ, đập lớn, các vùng nước có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đảm bảo theo quy định tại 4.1 mục
II.I.II;
b) Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện cập nhật các hồ, đập lớn, các vùng nước có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện đảm bảo theo quy định
tại 4.1 mục II.I.III.
3.3.2 Yếu tố địa hình được
cập nhật theo nguyên tắc sau:
a) Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam, các yếu tố địa hình thực hiện chỉnh sửa phải đảm bảo theo quy
định tại 4.2 mục II.I.II;
b) Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, huyện, các yếu tố địa hình thực hiện chỉnh sửa phải đảm bảo
theo quy định tại 4.2 mục II.I.III;
c) Không thực hiện cập
nhật các yếu tố địa hình, tuy nhiên phải chỉnh sửa các yếu tố địa hình cho
phù hợp với yếu tố thủy hệ mới được cập nhật.
3.3.3 Yếu tố dân cư được cập
nhật theo nguyên tắc sau:
a) Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam, cập nhật đầy đủ các điểm dân cư là thành phố, thị xã mới được
thành lập, lựa chọn cập nhật các thị trấn mới được thành lập theo khả năng
dung nạp của bản đồ. Xóa bỏ các điểm dân cư nông thôn không còn tồn tại. Việc
cập nhật các yếu tố này vẫn phải đảm bảo theo quy định tại 4.3 mục II.I.II;
b) Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện, cập nhật các điểm dân cư đô thị từ cấp thị trấn trở
lên, xóa bỏ một số điểm dân cư nông thôn không còn tồn tại. Việc cập nhật các
yếu tố này vẫn phải đảm bảo theo quy định tại 4.3 mục II.I.III.
3.3.4 Yếu tố kinh tế - xã hội
được cập nhật theo nguyên tắc sau:
a) Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam, cập nhật các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các
đối tượng kinh tế - xã hội khác đảm bảo theo quy định tại 4.4 mục II.I.II;
b) Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện, cập nhật các đối tượng có ý nghĩa đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh như các khu công nghiệp lớn, các danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng từ cấp quốc gia trở lên đảm bảo theo quy
định tại 4.4 mục II.I.III.
3.3.5 Yếu tố giao thông được
cập nhật theo nguyên tắc sau:
a) Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam, cập nhật các tuyến đường từ đường tỉnh trở lên, các cầu, phà
lớn, cảng hàng không, cảng biển lớn đảm bảo theo quy định tại 4.5 mục II.I.II;
b) Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, huyện, cập nhật các tuyến đường từ đường huyện trở lên và ghi
chú tên đường, các cầu, phà lớn, cảng hàng không, cảng biển và một số cảng sông
lớn đảm bảo theo quy định tại 4.5 mục II.I.III.
3.3.6 Yếu tố địa danh được
cập nhật khi có sự thay đổi và theo quy định tại 4.6 mục II.I.II.
3.4 Cập nhật các yếu
tố khác
3.4.1 Đối với bản đồ hành
chính Việt Nam: thực hiện cập nhật bảng diện tích, dân số, mật độ dân số các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo số liệu mới nhất và đảm bảo nguyên
tắc quy định tại 5.3 mục II.I.II.
3.4.2 Đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện: thực hiện cập nhật bảng diện tích, dân số các đơn
vị hành chính trong tỉnh, trong huyện theo số liệu mới nhất và đảm bảo nguyên
tắc quy định tại 5.4 và 5.5 mục II.I.III.
3.4.3 Các nội dung được cập
nhật ở bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện mà có
trong nội dung của các bản đồ phụ, bản đồ trung tâm hành chính thì phải tiến
hành cập nhật các nội dung này vào các bản đồ tương ứng.
3.5 Đối soát, xác minh
thực địa tại địa phương
Việc Đối soát, xác minh
thực địa tại địa phương thực hiện theo các quy định tại 3.3 mục II.III.I.
3.6 Chuẩn hóa siêu dữ liệu
theo các nội dung đã cập nhật.
4.
Trình bày, biên tập bản đồ hành chính
Việc trình bày, biên
tập bản đồ hành chính sau khi cập nhật bản đồ hành chính gốc số thực hiện theo
các quy định tại Điều 4 mục II.III.I.
5.
Kiểm tra chất lượng
Công tác kiểm tra chất
lượng theo quy định tại Điều 5 mục II.III.I.
6.
Đóng gói sản phẩm
Nội dung đóng gói sản
phẩm theo quy định tại Điều 6 mục II.III.I.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN
LÝ
1. Phương thức đánh
giá sự phù hợp
Sử dụng Phương thức
3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua
thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 3 thực
hiện như sau:
1.1 Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu điển
hình tại các bước công việc quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 mục II.I.II
và Điều 2, Điều 3 và Điều 4 mục II.I.III. Số lượng mẫu theo quy định tại Thông
tư số 24/2018/TT-BTNMT.
1.2 Đánh giá sự phù
hợp của mẫu thử nghiệm
1.2.1 Mẫu sản phẩm được thử
nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo
quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất.
Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm hoặc tổ chức được chỉ định và được công
nhận.
1.2.2 Các đặc tính của bản đồ
hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện
cần thử nghiệm theo quy định tại Điều 3 Phần III.
1.3 Đánh giá sự phù
hợp của quá trình sản xuất
1.3.1 Việc đánh giá quá trình
sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên
quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản
phẩm. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
a) Kiểm soát hồ sơ kỹ
thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
b) Kiểm soát toàn bộ
quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình
thành sản phẩm;
c) Kiểm soát trang
thiết bị công nghệ;
d) Kiểm soát trình độ
tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
đ) Các nội dung kỹ
thuật cần thiết khác.
1.3.2 Trường hợp nhà sản xuất
đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng
ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản
xuất sản phẩm được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất.
1.4 Xử lý kết quả đánh
giá sự phù hợp
Xem xét các đặc tính
của sản phẩm qua kết quả thử nghiệm 3 mẫu so với yêu cầu của Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia này. Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất so với yêu cầu
quy định tại mục 1.3 của phương thức này.
1.5 Kết luận về sự
phù hợp
Kết luận về sự phù
hợp của sản phẩm so với yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Sản phẩm
được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu
của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định tại Phần II của Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia này;
b) Kết quả đánh giá quá
trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
2. Quy định về công bố
hợp quy
Việc công bố hợp quy
thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
3. Phương pháp thử
3.1 Lấy mẫu điển hình tại
từng bước công việc của quy trình theo quy định tại Điều 1 Phần III để phục vụ
kiểm tra.
3.2 Lựa chọn sử dụng các
công cụ phần mềm, các thiết bị công nghệ đang sử dụng trong quá trình sản xuất
sản phẩm để kiểm tra các sản phẩm tương ứng. Kết quả đánh giá sự phù hợp
theo quy định tại 1.5 Phần III.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tổ chức, cá nhân khi
tham gia các hoạt động liên quan đến công tác thành lập, cập nhật bản đồ hành
chính Việt Nam, bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện phải
tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
2. Cơ quan quản lý nhà
nước về đo đạc bản đồ và thông tin địa lý tại các địa phương có trách nhiệm tổ
chức quản lý việc triển khai các hoạt động liên quan đến việc thành lập bản đồ
hành chính trên địa bàn theo phân cấp quy định tại Điều 26 Luật
Đo đạc và bản đồ đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia này.
2. Cục Đo đạc, Bản đồ và
Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
3. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh
kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Phụ lục A
(Quy định)
Bảng quy định chữ viết
tắt danh từ chung trên bản đồ
Trường hợp độ dung nạp
của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên đối tượng địa lý, hoặc nếu thể
hiện đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản
đồ thì sử dụng ghi chú thuyết minh hoặc ghi chú tắt danh từ chung. Các ghi chú
thuyết minh thay cho kí hiệu tượng trưng, không ghi chú tên khi sử dụng ghi
chú thuyết minh.
A.1 Chữ viết tắt danh từ
chung các đối tượng tự nhiên
Danh từ chung
|
Chữ viết tắt
|
Sông
|
Sg.
|
Suối
|
S.
|
Kinh, Kênh
|
K.
|
Mương
|
Mg.
|
Hòn
|
H.
|
Ngòi
|
Ng.
|
Rạch
|
R.
|
Lạch
|
L.
|
Luồng
|
Lg.
|
Cửa sông
|
C.
|
Biển
|
B.
|
Vịnh
|
V.
|
Vụng, vũng
|
Vg.
|
Đảo
|
Đ.
|
Quần đảo
|
QĐ.
|
Bán đảo
|
BĐ.
|
Mũi, Mũi đất
|
M.
|
Hang
|
Hg.
|
Động
|
Đg.
|
Núi
|
N.
|
Dãy núi
|
DN.
|
A.2 Chữ viết tắt danh từ
chung các đối tượng kinh tế - xã hội
Danh từ chung
|
Chữ viết tắt
|
Thành phố
|
TP.
|
Thị xã
|
TX.
|
Thị trấn
|
TT.
|
Phường
|
Phg.
|
Quận
|
Q.
|
Huyện
|
H.
|
Tổ dân phố
|
TDP.
|
Bản, buôn
|
B.
|
Thôn
|
Th.
|
Xóm
|
X.
|
Chòm
|
Ch.
|
Trại
|
Tr.
|
Khu dân cư
|
KDC.
|
Khu phố
|
KP.
|
Viện kiểm sát
|
VKS.
|
Ngân hàng
|
NH.
|
Nông trường
|
NT.
|
Lâm trường
|
LT.
|
Công trường
|
CT.
|
Công viên
|
CV.
|
Vườn Quốc gia
|
VQG.
|
Khu bảo tồn thiên nhiên
|
KBTTN.
|
Bệnh viện
|
BV.
|
Trạm y tế
|
TYT.
|
Nhà thờ
|
NThờ.
|
Bưu điện
|
BĐ.
|
Khu du lịch
|
KDL.
|
Khu di tích
|
KDT.
|
Khu công nghiệp
|
KCN.
|
Cụm công nghiệp
|
CCN.
|
Nhà máy
|
NM.
|
Xí nghiệp
|
XN.
|
Đại học
|
ĐH.
|
Cao đẳng
|
CĐ.
|
Trung học phổ thông
|
THPT.
|
Trung học cơ sở
|
THCS.
|
Tiểu học
|
TH.
|
Mầm non
|
MN.
|
Trung tâm giáo dục thường xuyên
|
TTGDTX.
|
Sân vận động
|
SVĐ.
|
Viện nghiên cứu
|
Viện NC.
|
Công ty
|
Cty.
|
Tổng công ty
|
TCty.
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn
|
Cty TNHH.
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
|
Cty TNHHMTV.
|
Đường
|
Đg.
|
Phụ lục B
(Quy định)
Thông số về tỷ lệ bản
đồ và kinh tuyến trục của bản đồ hành chính cấp tỉnh
TT
|
Tên tỉnh
|
Tỷ lệ bản đồ
|
Kinh tuyến trung ương
|
1
|
An Giang
|
1:65.000
|
104º45’
|
2
|
Bà Rịa -
Vũng Tàu
|
1:40.000
|
107º45’
|
3
|
Bắc Giang
|
1:75.000
|
107º00’
|
4
|
Bắc Kạn
|
1:75.000
|
106º30’
|
5
|
Bạc Liêu
|
1:50.000
|
105º00’
|
6
|
Bắc Ninh
|
1:25.000
|
105º30’
|
7
|
Bến Tre
|
1:50.000
|
105º45’
|
8
|
Bình Định
|
1:75.000
|
108º15’
|
9
|
Bình
Dương
|
1:50.000
|
105º45’
|
10
|
Bình
Phước
|
1:100.000
|
106º15’
|
11
|
Bình
Thuận
|
1:90.000
|
108º30’
|
12
|
Cà Mau
|
1:60.000
|
104º30’
|
13
|
Cần Thơ
|
1:35.000
|
105º00’
|
14
|
Cao Bằng
|
1:100.000
|
105º45’
|
15
|
Đà Nẵng
|
1:30.000
|
107º45’
|
16
|
Đắk Lắk
|
1:100.000
|
108º30’
|
17
|
Đắk Nông
|
1:75.000
|
108º30’
|
18
|
Điện Biên
|
1:100.000
|
103º00’
|
19
|
Đồng Nai
|
1:65.000
|
107º45’
|
20
|
Đồng Tháp
|
1:60.000
|
105º00’
|
21
|
Gia Lai
|
1:110.000
|
108º30’
|
22
|
Hà Giang
|
1:100.000
|
105º30’
|
23
|
Hà Nam
|
1:30.000
|
105º00’
|
24
|
Hà Nội
|
1:60.000
|
105º00’
|
25
|
Hà Tĩnh
|
1:75.000
|
105º30’
|
26
|
Hải Dương
|
1:40.000
|
105º30’
|
27
|
Hải Phòng
|
1:50.000
|
105º45’
|
28
|
Hậu Giang
|
1:35.000
|
105º00’
|
29
|
Hòa Bình
|
1:75.000
|
106º00’
|
30
|
Hưng Yên
|
1:30.000
|
105º30’
|
31
|
Khánh Hòa
|
1:75.000
|
108º15’
|
32
|
Kiên
Giang
|
1:100.000
|
104º30’
|
33
|
Kon Tum
|
1:100.000
|
107º30’
|
34
|
Lai Châu
|
1:100.000
|
103º00’
|
35
|
Lâm Đồng
|
1:100.000
|
107º45’
|
36
|
Lạng Sơn
|
1:100.000
|
107º15’
|
37
|
Lào Cai
|
1:75.000
|
104º45’
|
38
|
Long An
|
1:75.000
|
105º45’
|
39
|
Nam Định
|
1:50.000
|
105º30’
|
40
|
Nghệ An
|
1:110.000
|
104º45’
|
41
|
Ninh Bình
|
1:40.000
|
105º00’
|
42
|
Ninh
Thuận
|
1:50.000
|
108º15’
|
43
|
Phú Thọ
|
1:50.000
|
104º45’
|
44
|
Phú Yên
|
1:75.000
|
108º30’
|
45
|
Quảng
Bình
|
1:100.000
|
106º00’
|
46
|
Quảng Nam
|
1:100.000
|
107º45’
|
47
|
Quảng
Ngãi
|
1:75.000
|
108º00’
|
48
|
Quảng
Ninh
|
1:100.000
|
107º45’
|
49
|
Quảng Trị
|
1:75.000
|
106º15’
|
50
|
Sóc Trăng
|
1:60.000
|
105º30’
|
51
|
Sơn La
|
1:125.000
|
104º00’
|
52
|
Tây Ninh
|
1:50.000
|
105º30’
|
53
|
Thái Bình
|
1:40.000
|
105º30’
|
54
|
Thái
Nguyên
|
1:60.000
|
106º30’
|
55
|
Thanh Hóa
|
1:100.000
|
105º00’
|
56
|
Thừa
Thiên - Huế
|
1:65.000
|
107º00’
|
57
|
Tiền
Giang
|
1:50.000
|
105º45’
|
58
|
TP. Hồ
Chí Minh
|
1:50.000
|
105º45’
|
59
|
Trà Vinh
|
1:50.000
|
105º30’
|
60
|
Tuyên
Quang
|
1:65.000
|
106º00’
|
61
|
Vĩnh Long
|
1:40.000
|
105º30’
|
62
|
Vĩnh Phúc
|
1:35.000
|
105º00’
|
63
|
Yên Bái
|
1:75.000
|
104º45’
|