BỘ
TƯ PHÁP
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG Ở
TRUNG ƯƠNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2986/QĐ-HĐPH
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
NGÀY 04/7/2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG Ở TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng;
Sau khi thống nhất ý kiến của
các ngành thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt
động tố tụng ở Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định
của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thành viên Hội
đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung
ương, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức và cá nhân
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Lưu: VT, Cục TGPL.
|
TM.
HỘI ĐỒNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Nguyễn Thúy Hiền
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
NGÀY 04/7/2013 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2986/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Hội
đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung
ương)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện đồng bộ,
thống nhất, nghiêm túc Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm
sát nhân dân nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một
số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (sau đây
gọi tắt là Thông tư liên tịch số 11).
- Nâng cao nhận thức của các
ngành thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động
tố tụng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp
lý.
- Nhân rộng những điển hình,
cách làm hay; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn triển
khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11 để có giải pháp tháo gỡ, xử lý.
2. Yêu cầu
- Xác định việc triển khai thực
hiện Thông tư liên tịch số 11 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công
tác trợ giúp pháp lý, trước hết là trong năm 2013 và 2014.
- Quán triệt đầy đủ ý nghĩa, nội
dung của Thông tư liên tịch số 11 đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
của các ngành thành viên và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, đặc biệt là người
tiến hành tố tụng, người thực hiện trợ giúp pháp lý và người công tác tại các
cơ quan tư pháp.
- Xác định cụ thể nội dung công
việc, nhiệm vụ của từng cơ quan, thời gian thực hiện và giải pháp cụ thể để triển
khai thực hiện. Bảo đảm tính liên tục, nối tiếp về việc thực hiện quy định của
pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Hướng dẫn triển khai thực hiện
1.1. Xây dựng Kế
hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11
- Cơ quan thực hiện: Các ngành thành
viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở
Trung ương (Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương) xây dựng kế hoạch cụ thể
triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11 trong phạm vi trách nhiệm của
ngành mình.
Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương (Hội đồng phối hợp liên ngành
địa phương) căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện
Thông tư liên tịch số 11 tại địa phương.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước
cấp cho hoạt động hằng năm của mỗi ngành thành viên.
Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện của tổ chức mình.
1.2. Tổ chức quán triệt nội dung, hướng
dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 11
a) Ở Trung ương
- Cơ quan thực hiện: Các ngành thành
viên Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương tổ chức quán triệt, hướng dẫn thực
hiện nội dung Thông tư liên tịch số 11 cho cán bộ các ngành ở Trung ương.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước
cấp cho hoạt động hằng năm của mỗi ngành.
b) Ở địa phương
- Cơ quan thực hiện: Các ngành thành
viên Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương tổ chức quán triệt nội dung Thông
tư liên tịch số 11 cho cán bộ các ngành ở cấp tỉnh và cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước
cấp cho hoạt động hằng năm của mỗi ngành.
1.3. Xây dựng số chuyên đề về phối hợp
trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật
- Cơ quan thực hiện: Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các đơn vị chức
năng của ngành thành viên nghiên cứu xây dựng số chuyên đề về phối hợp trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật giới thiệu những
điểm mới của Thông tư liên tịch số 11, những điển hình phối hợp hiệu quả tại địa
phương, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp,...
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013 - Quý
I/2014.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí hoạt động
của Tạp chí Dân chủ pháp luật chi trả cho số ấn hành thường kỳ; kinh phí của Cục
Trợ giúp pháp lý chi trả cho số ấn hành phát cho các ngành thành viên.
1.4. Tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ
quan tiến hành tố tụng về trách nhiệm phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động
tố tụng
a) Ở Trung ương
- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp (Cục
Trợ giúp pháp lý) tổ chức tập huấn điểm cho cán bộ tiến hành tố tụng một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tại 3 miền và một số quân khu.
- Thời gian thực hiện: Quý III/2013 -
Quý I/2014.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí hoạt động
phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Cục Trợ
giúp pháp lý.
b) Ở cấp tỉnh và
quân khu
- Cơ quan thực hiện: Công an cấp tỉnh,
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân khu
tổ chức tập huấn cho cán bộ tiến hành tố tụng, Giám thị, Phó
Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ
tại
cấp tỉnh, cấp huyện và quân khu.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013 -
Quý I/2014.
- Kinh phí thực
hiện: Ngân sách hằng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
1.5. Kiện toàn Hội đồng phối hợp liên
ngành ở địa phương
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Hội
đồng phối hợp liên ngành địa phương theo thành phần mới quy định tại Thông tư
liên tịch số 11.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013.
2. Chi trả bồi dưỡng cho thành viên Hội đồng phối hợp
liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và thành viên Tổ giúp việc
2.1. Bồi dưỡng cho thành viên Hội đồng
phối hợp liên ngành Trung ương
- Cơ quan thực hiện: Cục Trợ giúp pháp
lý, Bộ Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Hằng quý (kể từ
ngày 21/8/2013).
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí dành
cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Cục Trợ
giúp pháp lý.
2.2. Bồi dưỡng cho thành viên Hội đồng
phối hợp liên ngành địa phương
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian thực hiện: Hằng quý (kể từ
ngày 21/8/2013).
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí dành
cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước.
3. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện
3.1. Hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện
- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, Bộ
Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan thuộc ngành
mình và giải đáp, hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết theo quy định.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
3.2. Thực hiện chế độ kiểm tra, theo
dõi, đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 11
a) Kiểm tra của Hội
đồng phối hợp liên ngành Trung ương
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) xây dựng Kế hoạch kiểm tra liên ngành hằng
năm trình Chủ tịch Hội đồng liên ngành Trung ương ban hành và chủ trì tổ chức
các đoàn kiểm tra theo kế hoạch được phê duyệt. Các ngành thành viên cử đại diện
tham gia đầy đủ các đoàn kiểm tra.
Các buổi làm việc tại
cấp tỉnh mời đồng chí Thường vụ tỉnh ủy phụ trách công tác tư pháp tham dự.
- Thời gian thực hiện:
Theo Kế hoạch kiểm tra liên ngành hằng năm.
- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
của Cục Trợ giúp pháp lý.
b) Kiểm tra của Hội
đồng phối hợp liên ngành địa phương
- Cơ quan thực hiện:
Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý) xây dựng Kế hoạch kiểm tra liên ngành hằng
năm trình Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương ban hành và chủ trì
tổ chức các đoàn kiểm tra theo kế hoạch được phê duyệt. Các thành viên liên
ngành ở địa phương cử đại diện tham gia đầy đủ các đoàn kiểm tra.
Các buổi làm việc tại
cấp huyện mời đồng chí Thường vụ huyện ủy phụ trách công tác tư pháp tham dự.
- Thời gian thực hiện:
Theo Kế hoạch kiểm tra của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương.
- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt
động tố tụng của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
3.3. Thực hiện chế độ thống kê, báo
cáo việc thực hiện Thông tư liên tịch số 11
a) Trong phạm vi
toàn quốc
- Cơ quan thực hiện:
Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương tổng hợp
báo cáo trên cơ sở báo cáo của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương. Báo cáo
hằng năm của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương gửi Ban chỉ đạo cải cách
tư pháp Trung ương.
- Thời gian thực hiện:
Trước ngày 05/11 hằng năm.
- Kinh phí: Kinh
phí phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Cục Trợ giúp pháp lý.
b) Trong phạm vi địa
phương
- Cơ quan thực hiện:
Công an tỉnh, Sở Tài chính, Bộ Tư lệnh quân khu hoặc Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp
báo cáo về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 11 của ngành mình gửi Sở Tư
pháp để tổng hợp báo cáo chung trong Báo cáo của Hội đồng phối hợp liên ngành ở
địa phương gửi Bộ Tư pháp. Báo cáo hằng năm của Hội đồng phối hợp liên ngành địa
phương gửi Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện:
Trước ngày 25/10 hằng năm.
- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước.
3.4. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực
hiện Thông tư liên tịch số 11
a) Trong phạm vi
toàn quốc
- Cơ quan thực hiện:
Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Hội đồng phối hợp liên
ngành Trung ương tổ chức sơ kết, tổng kết.
- Thời gian thực hiện:
Sơ kết 3 năm, tổng kết 5 năm.
- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Cục Trợ giúp
pháp lý.
b) Trong phạm vi địa
phương
- Cơ quan thực hiện:
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Hội đồng phối hợp liên
ngành địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Thông tư liên tịch
số 11 tại địa phương.
- Thời gian thực hiện:
Sơ kết 3 năm, tổng kết 5 năm.
- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trên cơ sở Kế
hoạch này Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan, đơn vị có liên
quan chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và triển khai thực
hiện các nhiệm vụ thuộc ngành mình.
2. Cục Trợ giúp
pháp lý - Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, Vụ Pháp chế - Bộ Công an, Vụ
Pháp chế - Bộ Quốc phòng, Viện Khoa học xét xử -Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu giúp Lãnh đạo các
ngành triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Ngoài kinh phí
do ngân sách nhà nước cấp, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch này có
thể huy động các nguồn tài trợ, đóng góp hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
trong nước và ngoài nước để triển khai thực hiện Kế hoạch này./.