ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3488/2006/QĐ-UBND
|
Hạ Long, ngày 09
tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HOÁ TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC
GIA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005
của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và
thể dục thể thao;
Căn cứ Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày
15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học;
Căn cứ các quyết định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo số 25/2005 ngày 22/8/2005 ban hành quy định về tiêu chuẩn trường Mầm non
chuẩn Quốc gia; Quyết định số 32/2005 ngày 24/10/2005 ban hành quy định về tiêu
chuẩn trường Tiểu học chuẩn Quốc gia; Quyết định số 27/2001 ngày 5/7/2001 ban
hành quy định về tiêu chuẩn trường Trung học chuẩn Quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐND ngày
14/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh
xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội;
Xét
đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1593/SGD&ĐT-KHTC ngày
23/10/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1718/KHĐT ngày
25/10/2006 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư Pháp tại Văn bản số 2826/TP-KTVB ngày
02/11/2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê
duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc gia tỉnh Quảng
Ninh đến 2010 và định hướng đến 2015 với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Phấn đấu kiên cố hoá số phòng học đến năm
2010 đạt 65 - 70%, năm 2015 đạt 100%; xây dựng các phòng học bộ môn, phòng chức
năng và cơ sở vật chất nhà trường đồng bộ tạo môi trường giáo dục toàn diện, đáp
ứng yêu cầu đổi mới ở các cấp học, các trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường
xuyên; xoá
các phòng học tạm trước năm 2010; đảm bảo ít nhất 50% cơ sở vật chất cho học
sinh học 2 buổi/ngày.
- Phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia
thuộc các cấp học, bậc học đến năm 2010 đạt 209 trường, năm 2015 đạt 346 trường
đảm bảo chất lượng giáo dục và hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục trung học
theo đúng lộ trình của tỉnh.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ
THỂ.
1. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia:
Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia các
cấp học để đến năm 2010 đạt 209 trường, bao gồm:
- Cấp mầm non: 34 trường, đạt tỷ lệ 20%.
- Cấp tiểu học: 118
trường, đạt tỷ lệ 70% (trong đó có 24 trường đạt chuẩn mức độ 2).
- Cấp trung học cơ
sở: 42 trường, đạt tỷ lệ 29%.
- Cấp trung học phổ thông: 15 trường, đạt tỷ
lệ 30%
2. Cao tầng hoá, kiên cố hoá trường, lớp học:
Xây dựng mới thay thế số phòng học tạm và xây
dựng phòng chức năng cho các cấp học:
a. Cấp mầm non: Phòng học: 156; phòng chức năng:
533; kiên cố hoá xoá phòng tạm: 256; phòng công vụ giáo viên: 49.
b. Cấp tiểu học: Phòng học: 1297; phòng bộ
môn: 83; phòng chức năng: 131; phòng hành chính quản trị: 481; phòng công vụ
giáo viên: 40; phòng âm nhạc: 55.
c. Cấp trung học cơ sở: Phòng học: 588; phòng
bộ môn: 276; phòng chức năng: 204; phòng hành chính quản trị: 319; phòng công
vụ giáo viên: 97.
d. Liên cấp tiểu học và trung học cơ sở
(PTCS): Phòng học: 301; phòng bộ môn: 72; phòng chức năng: 55; phòng hành chính
quản trị: 118; phòng công vụ giáo viên: 105.
e. Cấp trung học trung học phổ thông: Phòng
học: 134; phòng bộ môn: 114; phòng chức năng: 44; nhà đa chức năng 17; phòng
hành chính
quản trị: 57; phòng công vụ giáo viên: 10.
g. Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường
xuyên: Phòng học: 104; phòng chức năng: 55.
3. Về đất xây dựng trường chuẩn Quốc gia:
Nghiên cứu quy hoạch trường học các cấp theo
nhịp độ phát triển hàng năm (bổ xung và xây dựng mới) ở các địa phương để xác định
dành quỹ đất thoả đáng cho giáo dục phù hợp với hoạch chung của địa phương. Có
kế hoạch bổ sung quỹ đất cho các trường còn thiếu diện tích đất để xây dựng trường
chuẩn Quốc gia.
4. Kinh phí xây dựng
cao tầng hoá, kiên cố hoá trường, lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho trường
chuẩn Quốc gia:
Tổng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường,
lớp học (trong đó có trường chuẩn Quốc gia) đến 2010 của các cấp học với tổng
số là: 1.036 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách tỉnh và trung ương: 605 tỷ đồng.
+ Ngân sách trung ương: 239 tỷ đồng (kể cả
ODA + công trái giáo dục).
+ Ngân sách tỉnh: 366 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp huyện và xã hội hoá theo địa
chỉ: 431 tỷ đồng.
+ Xã hội hoá: 231 tỷ đồng (bình quân 40 - 50
tỷ/ năm).
+ Ngân sách cấp huyện: 200 tỷ đồng.
(Kèm theo phụ lục kinh phí kiên cố hoá trường
lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn quốc gia - Biểu E1, E2, E3,
E4).
5. Đầu tư thiết bị dạy học cho các trường học
và trường chuẩn Quốc gia:
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các trường
phổ thông trong đó có các trường chuẩn quốc gia bằng ngân sách tỉnh và chương
trình mục tiêu của trung ương theo tiến độ đổi mới giáo dục phổ thông. Riêng
cấp học mầm non thực hiện bằng ngân sách chi thường xuyên, kinh phí chương
trình mục tiêu và xã hội hoá giáo dục.
- Phát động thày cô giáo và học sinh làm thêm
đồ dùng dạy học, tích cực sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả góp phần đẩy
mạnh học tập đi đôi với thực hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
III. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN:
1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước
cho chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc gia.
2. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
- Điều chỉnh mức thu học phí theo quy định
mới của nhà nước để huy động thêm kinh phí cho đầu tư phát triển trường, lớp
học.
- Triển khai thực hiện Quyết định số
2824/2006 ngày 21/9/2006 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về
một số chính sách thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá - xã hội trên địa
bàn tỉnh.
+ Đối với các trường thuộc cấp tỉnh quản lý: các
trường công lập xây dựng mới hoặc xây dựng bổ sung cơ sở vật chất để đạt chuẩn
thuộc các vùng địa lý như các cơ sở giáo dục cấp huyện, cơ chế chính sách xã
hội hoá áp dụng như các trường thuộc cấp huyện theo Quyết định số 2824/2006
ngày 21/9/2006 của ủy ban nhân dân tỉnh.
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường công lập thuộc các cấp học, có điều
kiện về kinh tế - xã hội, lập đề án chuyển từ cơ chế quản lý hiện nay sang cơ
chế cung cấp dịch vụ chất lượng cao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực
hiện.
- Tiếp tục phát triển các trường, lớp ngoài
công lập thuộc các cấp học. Đặc biệt mô hình chất lượng cao. Nghiên cứu thí điểm,
rút kinh nghiệm và nhân diện rộng chuyển đổi một số trường công lập sang trường
dân lập hoặc tư thục.
3. Ưu tiên giành quỹ đất xây dựng trường
chuẩn Quốc gia.
ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
chủ động quy hoạch đất cho phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu tách trường liên
cấp và thành lập trường mới xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đối với những trường
đã xây dựng ở khu đô thị, giải quyết quỹ đất thiếu theo các phương án:
- Nâng số tầng của nhà học khi được cơ quan
có thẩm quyền quyết định, giải phóng mặt bằng mở rộng đất cho trường.
- Trường có quy mô học sinh lớn trên 30 lớp
có thể tách thành 2 trường (nếu có điều kiện).
- Đối với quy hoạch đất cho các trường mới,
cần đảm bảo quỹ đất thoả đáng ít nhất 10m2/hs (không phân biệt
vùng).
4. Cải tiến, đổi mới các thủ tục đầu tư, xây
dựng và cụ thể hoá các tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia:
- Ưu tiên đầu tư trước cho các trường đã đăng
ký xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2010. ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở
Giáo dục và Đào tạo lập dự án đầu tư cho các trường trực thuộc cấp mình quản lý
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện hàng năm theo quy định.
- Cho phép áp dụng thiết kế mẫu để tiết kiệm
chi phí (trường hợp có thiết kế mẫu).
- Các địa phương có quỹ đất, có thể đấu thầu
quyền sử dụng đất để lấy kinh phí xây dựng các công trình trường học và cơ sở
hạ tầng.
- Do quỹ đất ở đô thị hạn hẹp khuyến khích
các trường xây dựng phòng học cao tầng; khu vực miền núi xây dựng phòng học
kiên cố hoá.
- Các trường học cần có quy hoạch khu đất
trong trường để xây dựng khu giáo dục thể chất ngoài trời cho học sinh. Ở những
nơi chưa có khu giáo dục thể chất trong trường, trước mắt có thể thuê nhà hoạt động
thể thao chung của khu vực.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
- Sở Giáo dục và Đào tạo có tránh nhiệm giúp ủy
ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đề án;
tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện về ủy ban nhân dân tỉnh.
- ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố và Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường lập dự án cho từng trường về
xây dựng cao tầng, kiên cố hoá kết hợp với các tiêu chí của trường chuẩn quốc
gia, trong đó ưu tiên đầu tư trước cho các trường trong danh sách xây dựng trường
chuẩn quốc gia đến 2010.
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo
dục và Đào tạo thống nhất về mục tiêu đầu tư, trình ủy ban nhân dân tỉnh cân đối
vốn ngân sách và vốn chương trình mục tiêu của trung ương cho các trường có đề
án được phê duyệt, đầu tư ưu tiên theo thứ tự và theo tỷ lệ cam kết nguồn vốn
huy động khác (ngân sách địa phương và xã hội hoá).
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
các huyện, thị xã, thành phố trong việc quy hoạch đất cho các trường học đến
2010 và định hướng đến năm 2015.
- Sở Xây dựng thẩm định thiết kế mẫu trường
học của Bộ Xây dựng ban hành theo chương trình kiên cố hoá trường, lớp học cho
các địa phương.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các Quy định trước đây
trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Xây
dựng, Tài nguyên - Môi trường; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; Thủ trưởng các ngành và đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ( báo cáo);
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban VHXH, Ban KTNS HĐND tỉnh;
- Như điều 3 (thực hiện);
- V0, V1, VX1, TM2;
- Lưu: VT, VX1.
|
TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Quân
|
KẾ
HOẠCH PHÂN KHAI KINH PHÍ NGÂN SÁCH TỈNH VÀ NGÂN SÁCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CỦA
TRUNG ƯƠNG CHO XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN 2010
(Kèm theo Quyết định
số 3488/2006/QĐ-UBND ngày 09-11-2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
(Đơn vị tính: triệu
đồng)
Số TT
|
Tên huyện (TX, TP)
|
Phân khai kinh phí
ngân sách 2006 - 2010
|
Tỷ lệ đã cấp 2006
(%)
|
NS TỈNH +TW
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
1
|
Đông Triều
|
33.163
|
2.300
|
4.012
|
6.173
|
9259
|
11.419
|
7
|
2
|
Uông Bí
|
22.452
|
1.100
|
2.776
|
4.270
|
6.406
|
7.900
|
5
|
3
|
Yên Hưng
|
38.455
|
800
|
4.895
|
7.531
|
11.297
|
13.932
|
2
|
4
|
Hoành Bồ
|
43.772
|
1.657
|
5.475
|
8.423
|
12.635
|
15.582
|
4
|
5
|
Hạ Long
|
32.824
|
2.000
|
4.007
|
6.165
|
9.247
|
11.405
|
6
|
6
|
Cẩm Phả
|
26.382
|
1.200
|
3.274
|
5.036
|
7.555
|
9.317
|
5
|
7
|
Vân Đồn
|
38.667
|
1.280
|
4.860
|
7.477
|
11.216
|
13.834
|
3
|
8
|
Tiên Yên
|
53.935
|
6.844,5
|
6.122
|
9.418
|
14.127
|
17.424
|
13
|
9
|
Ba Chẽ
|
36.530
|
9.170,5
|
3.557
|
9.472
|
8.208
|
10.123
|
25
|
10
|
Bình Liêu
|
36.168
|
7.160
|
3.771
|
5.802
|
8.702
|
10.733
|
20
|
11
|
Đầm Hà
|
29.525
|
2.780
|
3.477
|
5.349
|
8.024
|
9.895
|
9
|
12
|
Hải Hà
|
52.716
|
2.500
|
6.528
|
10.043
|
15.065
|
18.580
|
5
|
13
|
Móng Cái
|
43.911
|
5.319
|
5.017
|
7.718
|
11.578
|
14.279
|
12
|
14
|
Cô Tô
|
8.714
|
3.700
|
652
|
1.003
|
1.504
|
1.855
|
43
|
Cộng cấp huyện:
|
497.214
|
47.811
|
58.423
|
89.880
|
134.823
|
166.278
|
|
15
|
Sở GD&ĐT
|
|
|
|
|
|
|
|
THPT
|
87.756
|
21.450
|
16.674
|
16.674
|
16.674
|
16.674
|
24
|
TTHN&GDTX
|
19.723
|
5.850
|
3.452
|
3.452
|
3.452
|
3.452
|
30
|
|
Cộng:
|
107.479
|
27.300
|
20.126
|
20.126
|
20.126
|
20.126
|
|
Cộng tỉnh
|
604.693
|
75,111
|
78.549
|
110.006
|
154.949
|
186.404
|
|
Ghi chú: Ngân sách xây dựng cơ bản cho trường
học các cấp: mầm non, tiểu học, TCS, THPT, TTHN-GDTX đã cấp theo các quyết định
của UBND tỉnh trong năm 2006 là: »
75 tỷ đồng;
Tổng kinh phí đề án thuộc ngân sách tỉnh và
NSTW cấp là: 605 tỷ đồng, kinh phí này dự kiến phân khai cho các năm theo biểu
đã tính với điều kiện giá thành xây dựng cơ bản không thay đổi và tăng trưởng
kinh tế của tỉnh diễn ra bình thường.
Trong điều kiện kinh tế của tỉnh tăng trưởng
vượt bậc, nguồn đầu tư thu hút lớn, thì mức đầu tư XDCB cho các địa phương và
đơn vị để kiên cố trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia được tăng theo tỷ
lệ thích hợp từng năm.