QUY ĐỊNH
VỀ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 168/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 1996 của UBND
tỉnh Lào Cai)
Chương
I
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Ngành Tư
pháp Tỉnh Lào Cai là hệ thống các cơ quan tư pháp gồm: Sở Tư pháp, Phòng tư
pháp và Ban tư pháp có chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp ở địa
phương và chịu sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Điều
2. Hệ thống
ngành Tư pháp tỉnh Lào Cai gồm:
1. Sở Tư pháp.
2. Phòng tư pháp thuộc
UBND các huyện, thị xã.
3. Ban tư pháp các xã,
phường, thị trấn.
Chương
II
VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều
3. Vị trí, chức năng:
Sở Tư pháp là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn
diện của UBND tỉnh; sở có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác
tư pháp trong phạm vi toàn tỉnh và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của
Bộ Tư pháp.
- Sở Tư pháp có tư
cách pháp nhân, con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc.
Điều
4. Nhiệm vụ,
quyền hạn.
1. Giúp UBND tỉnh quản
lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
- Chủ trì soạn thảo
hoặc tham gia cùng các ngành khác thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự
phân công của UBND tỉnh.
- Tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND và Bộ Tư pháp.
- Thường xuyên đôn
đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan thuộc UBND tỉnh về nghiệp vụ xây dựng,
rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
- Xem xét và có ý kiến
về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan
khác của UBND soạn thảo trước khi trình UBND tỉnh quyết định ban hành.
- Tổng kết tình hình
ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
2. Xây dựng kế hoạch,
phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch,
phổ biến giáo dục pháp luật ngắn hạn và dài hạn ở địa phương. Thành lập và duy
trì chuyên mục "Pháp luật với đời sống" trên báo, đài địa phương.
- Phối hợp với Sở Giáo
dục - đào tạo tổ chức thực hiện, đưa chương trình “Giáo dục pháp luật vào trong
các trường học".
- Chủ động phối hợp
với các ngành hữu quan tổ chức các hội nghị liên ngành phổ biến giáo dục pháp
luật.
- Đôn đốc, kiểm tra và
hướng dẫn các cơ sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh làm tốt công tác phổ biến giáo
dục pháp luật ở địa phương.
3. Quản lý công tác tổ
chức bộ máy và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; Quản lý
công chức, viên chức, quản lý kinh phí, tài sản của cơ quan theo quy định của
Nhà nước.
4. Quản lý tòa án nhân
dân các huyện, thị về mặt tổ chức.
- Hướng dẫn áp dụng
các quy chế về công tác quản lý, tổ chức cán bộ do Bộ tư pháp ban hành và kiểm
tra việc thực hiện quy chế này của các tòa án huyện, thị xã.
- Xây dựng kế hoạch
biên chế, tiền lương hàng năm, phân bổ và quản lý việc thực hiện biên chế cho
các toà án huyện, thị theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp, trực tiếp quản lý kinh
phí của toà án huyện, thị theo quy định của Chính phủ.
- Phối hợp với toà án
nhân dân tỉnh tham mưu cho cấp ủy địa phương trong việc chuẩn bị nhân sự để bổ
nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm cho tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã.
- Kiểm tra về mặt tổ
chức và phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh kiểm tra hoạt động xét xử cửa tòa án
các huyện, thị xã.
5. Quản lý công tác
thi hành án dân sự.
- Giúp UBND tỉnh thực
hiện quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và phối hợp với các cơ
quan hữu quan trong việc thi hành án dân sự tại địa phương.
- Phối hợp chuẩn bị
nhân sự trình Tỉnh ủy và UBND tỉnh đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm chấp hành viên
và chấp hành viên trưởng.
- Tổ chức kiểm tra,
thanh tra công tác thi hành án dân sự của Phòng thi hành án tỉnh và các đội thi
hành án huyện, thị xã.
6. Quản lý công tác
luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch.
- Thực hiện quản lý
Nhà nước về tổ chức và hoạt động của phòng công chứng Nhà nước thuộc tỉnh.
- Phối hợp với các cơ
quan hữu quan trong việc giúp UBND tỉnh thành lập các tổ chức giám định, đoàn
luật sư, quản lý hoạt động của các tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
- Quản lý công tác hộ
tịch, lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp và quản lý công tác tư vấn pháp luật
theo quy định của Bộ Tư pháp.
7. Thực hiện công tác
thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra các hoạt
động công tác của Tòa án nhân dân các huyện, thị.
- Thanh tra công tác
thi hành án dân sự của phòng thi hành án tỉnh và đội thi hành án các huyện, thị
xã.
- Thanh tra nghiệp vụ
công tác của Sở.
8. Ngoài các nhiệm vụ
nêu trên còn có các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
Điều
5. Chức năng,
nhiệm vụ của phòng tư pháp các huyện, thị xã, Ban tư pháp xã, phường, thị trấn
hoạt động theo thông tư liên bộ Bộ tư pháp – Bộ tổ chức cán bộ Chính phủ số
12/TT.LB ngày 26/7/1993.
Chương
III
TỔ CHỨC BỘ
MÁY, PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC – CÁN BỘ
Điều
6. Bộ máy của Sỏ
Tư pháp được tổ chức như sau:
1. Lãnh đạo sở gồm:
Giám đốc và có từ 1 đến 2 Phó giám đốc giúp việc giám đốc.
2. Các phòng chuyên
môn nghiệp vụ thuộc sở:
a. Phòng văn bản pháp
quy và phổ biến giáo dục pháp luật
b. Phòng tổ chức quản
lý toà án, thi hành án.
c. Phòng quản lý công
tác luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch ....
d. Thanh tra sở.
đ. Phòng tổ chức hành
chính tổng hợp.
3. Các đơn vị trực
thuộc sở.
a. Phòng công chứng
nhà nước số l
b. Phòng thi hành án
dân sự
c. Đội thi hành án các
huyện, thị xã
d.Toà án nhân dân các
huyện, thị xã.
- Giám đốc Sở Tư pháp
căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của sở để xây dựng
quy chế làm việc. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, các đơn vị
thuộc sở, xây dựng kế hoạch biên chế thống nhất với Trưởng Ban tổ chức chính
quyền tỉnh trình UBND tỉnh và Bộ phê duyệt.
Điều
7. Giám đốc Sở
Tư pháp triển khai và tổ chức thực hiện quản lý công tác tổ chức và cán bộ theo
dõi nội dung Thông tư liên bộ số 12/TT.LB ngày 26/7/1993 của Bộ tư pháp - Ban
tổ chức cán bộ Chính phủ và Quyết định số 371/QĐ.TU ngày 10 tháng 7 năm 1994
của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phân công, phân cấp quản lý công tác tổ
chức và cán bộ.
Quy định này có hiệu
lực thi hành trong địa bàn tỉnh Lào Cai kể từ ngày ký, các quy định trước đây
của tỉnh trái với quy định này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực
hiện có gì vướng mắc, các huyện, thị xã các ngành kịp thời phản ảnh. Giám đốc
Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.