Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Số hiệu: 07/2013/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đặng Thanh Bình
Ngày ban hành: 14/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------

Số: 07/2013/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.

2. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là khoảng thời gian từ khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó.

3. Người đại diện tổ chức tín dụng là cán bộ của tổ chức tín dụng, cán bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định thay mặt tổ chức tín dụng để xử lý các công việc liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng bị khuyết nhân sự có thẩm quyền đảm nhiệm vấn đề này.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CHUNG

MỤC 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 4. Các hình thức kiểm soát đặc biệt

1. Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện được quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này.

2. Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

3. Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

Điều 5. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong kiểm soát đặc biệt

1. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh) hoặc Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền:

a) Quyết định việc đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

b) Quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt và nội dung giám sát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện;

c) Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt; cử, trưng tập cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt; đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt;

d) Chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này;

đ) Xử lý những vấn đề do Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật Các tổ chức tín dụng;

e) Yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật trong một thời hạn được xác định cụ thể; hoặc yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng hoặc không thể thực hiện được việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được Ngân hàng Nhà nước xác định;

g) Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng này không thực hiện được yêu cầu nêu tại điểm e khoản 1 của Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng theo khoản 3 Điều 149 của Luật các tổ chức tín dụng;

h) Quyết định việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định các vấn đề qui định tại khoản 1 Điều này (trừ Điểm g) đối với quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 6. Thông báo việc quyết định kiểm soát đặc biệt

Việc quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới:

1. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân;

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

5. Ngân hàng hợp tác xã trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân;

6. Bộ Tài chính trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con hoặc công ty kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm;

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; Ủy ban nhân dân các cấp xã, cấp huyện (đối với quỹ tín dụng nhân dân);

8. Các cơ quan và tổ chức khác có liên quan do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Điều 7. Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt

1. Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được công bố bao gồm thông tin về các biện pháp củng cố, chấn chỉnh tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các thông tin cần thiết khác.

2. Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được công bố thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng ít nhất 03 số liên tiếp;

b) Họp báo;

c) Đăng tải tin trên website của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc của Ngân hàng Nhà nước;

d) Công bố tại Đại hội đồng cổ đông.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời điểm, nội dung và hình thức công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong từng trường hợp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp xử lý những yếu kém của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định.

Điều 8. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động

1. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (gọi tắt là Phương án) được Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt.

2. Trường hợp Phương án do Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng không đáp ứng được yêu cầu xử lý các khó khăn, yếu kém của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định thuê cơ quan tư vấn, một số chuyên gia ngân hàng khác xây dựng Phương án. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc thuê tư vấn, chuyên gia xây dựng Phương án.

3. Phương án phải bao gồm những nội dung tối thiểu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, website (nếu có) của tổ chức tín dụng;

b) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn), thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng hoặc người đại diện tổ chức tín dụng (nếu có);

c) Tóm tắt thực trạng tình hình quản trị, tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

(i) Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và sở hữu của tổ chức tín dụng;

(ii) Thực trạng tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó phải nêu rõ những khó khăn, yếu kém, rủi ro, vi phạm pháp luật (nếu có) và nguyên nhân.

d) Nguyên nhân tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

đ) Các biện pháp giải quyết khó khăn và kế hoạch triển khai thực hiện một số hoặc tất cả các biện pháp sau đây:

(i) Tăng cường khả năng chi trả;

(ii) Huy động các nguồn vốn bên ngoài;

(iii) Tiết giảm chi phí;

(iv) Củng cố, khắc phục các yếu kém, tổn thất tài chính từ nguồn vốn chủ sở hữu;

(v) Bán tài sản hoặc toàn bộ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho tổ chức tín dụng khác, các nhà đầu tư tiềm năng; sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác;

(vi) Thanh toán các khoản tiền gửi của khách hàng; hoặc chuyển toàn bộ tiền gửi của khách hàng vào một hoặc một số tổ chức tín dụng khác để thanh toán và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý nợ, thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng này theo quy định của pháp luật;

(vii) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ;

(viii) Chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh;

(ix) Biện pháp khác.

MỤC 2. BAN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 9. Thành phần của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành phần, số lượng và cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt được qui định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng, cán bộ của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước trưng tập.

3. Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt phải là một trong các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ lãnh đạo cấp Vụ hoặc các chức danh tương đương trở lên tại các đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước;

b) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc các chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

c) Lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

4. Cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt không được là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và cổ đông lớn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:

a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này xây dựng Phương án;

b) Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung giám sát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện và các giải pháp được nêu trong Phương án đã được phê duyệt;

c) Định kỳ hoặc khi cần thiết, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về diễn biến quản trị, hoạt động, tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; kết quả, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Phương án và đề xuất, kiến nghị biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và thực hiện đúng Phương án đã được phê duyệt;

d) Kiểm tra, giám sát và kiểm soát các hoạt động, tình hình tài chính, quản trị, nhân sự, công nghệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

đ) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng khi phát hiện;

e) Chỉ đạo, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong việc tăng vốn điều lệ; xây dựng và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng và điểm e khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

g) Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) phê duyệt phương án Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác thực hiện tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng và điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

h) Cung cấp thông tin có liên quan về tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

i) Đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định những nội dung nêu tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

k) Nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

2. Ban kiểm soát đặc biệt có các quyền hạn sau đây:

a) Các quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có hoặc thuê tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan chuyên môn để đánh giá thực trạng tài chính, định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và giám sát thực hiện các yêu cầu này;

c) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt mời hoặc trực tiếp mời các khách nợ, chủ nợ đến đối chiếu công nợ với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để xác định khả năng thu nợ, trả nợ và giám sát thực hiện việc này;

d) Yêu cầu các đơn vị, cá nhân của tổ chức tín dụng cung cấp và giải trình, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin, tài liệu, hồ sơ có liên quan;

đ) Lập hồ sơ đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc cố tình không trả nợ tổ chức tín dụng;

e) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng thực hiện:

(i) Việc phân phối lợi nhuận;

(ii) Các giao dịch nêu tại Quyết định kiểm soát đặc biệt;

(iii) Việc thay đổi chính sách kế toán, chính sách sản phẩm tài chính, chính sách khách hàng;

(iv) Các giao dịch, hành vi khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản có khả năng gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.

g) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định những vấn đề phát sinh trong thời hạn kiểm soát đặc biệt chưa được nêu tại Phương án;

h) Sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao;

i) Các quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.

Điều 11. Trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt

1. Lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.

3. Chịu trách nhiệm điều hành Ban kiểm soát đặc biệt và quản lý, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.

Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt.

2. Phát hiện, báo cáo kịp thời cho Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt những vấn đề bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ gây mất an toàn hoạt động, vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý.

3. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.

MỤC 3. THỜI HẠN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, GIA HẠN THỜI HẠN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT VÀ CHẤM DỨT KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 13. Thời hạn kiểm soát đặc biệt

1. Thời hạn kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt.

2. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thông báo tới các cơ quan và tổ chức được quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 14. Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt

1. Việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt được áp dụng đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

2. Căn cứ thực trạng của tổ chức tín dụng, chậm nhất ba mươi (30) ngày trước khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt phải có văn bản đề nghị Thông đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.

3. Khi nhận được văn bản đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt:

a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lấy ý kiến của các đơn vị liên quan tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt;

b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt.

Điều 15. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Khi tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấm dứt kiểm soát đặc biệt do không khôi phục được khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản tới Tòa án về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi thanh toán và yêu cầu tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với quỹ tín dụng nhân dân) về việc chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Khi nhận được văn bản đề nghị chấm dứt kiểm soát đặc biệt của Ban kiểm soát đặc biệt:

a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân;

b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.

4. Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thông báo tới các cơ quan và tổ chức quy định tại Điều 6 của Thông tư.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Điều 16. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Căn cứ kết quả công tác quản lý, thanh tra, giám sát, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm sau:

a) Thanh tra, giám sát, phát hiện và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.

b) Đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc kiểm soát đặc biệt, hình thức, nội dung và thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân;

c) Đề xuất Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định;

d) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh đặt quỹ tín dụng nhân dân vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

2. Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chỉ đạo triển khai công tác kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

3. Làm đầu mối tiếp nhận báo cáo đề xuất, kiến nghị của tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt; lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các vấn đề liên quan kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Thông tư này.

4. Giám sát hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân.

5. Thực hiện các quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Thông tư này.

6. Chịu trách nhiệm về quản lý và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân theo qui định của pháp luật.

Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng và tham gia ý kiến đối với các vấn đề của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

2. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân:

a) Thanh tra, giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động;

b) Đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xử lý các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt, củng cố, chấn chỉnh, tái cơ cấu và gia hạn, chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát đặc biệt và qui định tại Thông tư này;

c) Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

d) Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban kiểm soát đặc biệt và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân:

a) Kiểm tra, phát hiện và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kịp thời khi quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ lâm vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Xử lý các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt, củng cố, chấn chỉnh, tái cơ cấu và gia hạn, chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân theo đề nghị của quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt và qui định tại Thông tư này;

c) Quyết định đặt quỹ tín dụng nhân dân vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân theo các qui định tại Thông tư này;

d) Quản lý và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật; định kỳ hàng tháng hoặc khi cần thiết báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả, khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân;

đ) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi có quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính để xử lý các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.

e) Thực hiện công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 của Thông tư.

Điều 19. Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Đối với những trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tham gia bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm:

1. Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng

1. Khi có nguy cơ hoặc đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chính.

2. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc và cán bộ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:

a) Chấp hành nghiêm túc các quyết định, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước;

b) Đề xuất, xây dựng Phương án của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án được phê duyệt.

c) Quản trị, kiểm soát và điều hành mọi mặt hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng theo Điều lệ, quy định của pháp luật trừ trường hợp bị đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Chấp hành yêu cầu và chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng.

đ) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ban kiểm soát đặc biệt.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/4/2013.

2. Thông tư số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng và Quyết định số 92/2001/QĐ-NHNN ngày 08/02/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 22;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ Pháp chế, TTGSNH.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.: 07/2013/TT-NHNN

HaNoi, March 14, 2013

 

CIRCULAR

PROVISIONS ON SPECIAL CONTROL FOR CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Cooperatives No. 18/2003/QH11 dated November 26, 2003;

Pursuant to Enterprise Law No. 60/2005/QH11 dated November 29, 2005;

Pursuant to Decree No. 96/2008/ND-CP dated August 26, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Chief Inspector and banking supervision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 1.

GENERAL PROVISION

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the special control over credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions.

Article 2. Subjects of application

1. Credit Institutions

2. Organizations and individuals related to the special control over credit institutions.

Article 3. Explanation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Time limit for special control is the period from when the State Bank has decided to put the credit institutions under the state of special control until the decision to terminate the special control over credit institutions.

3. Representative of credit institutions is the official of credit institutions, the Deposit Insurance of Vietnam and the State Bank and is appointed by Governor of the State Bank on behalf of credit institutions to handle issues related to special control for credit institutions in case the credit institutions are short of authorized personnel responsible for this problem.

Chapter 2.

GENERAL PROVISION

SECTION 1. SPECIAL CONTROL

Article 4. Forms of special control

1. Based on the financial situation, the level of risk and violation of the laws of the credit institution, the State Bank shall consider and decide to put the credit institutions under the state of special control in the form of special monitoring specific or comprehensive control specified in Clause 2 and 3 of this Article.

2. Special monitoring is a special form of control done through the State Bank applying measures to monitor the daily activities of credit institutions.

3. Comprehensive control is a special form of control done through the State Bank applying direct and comprehensive control measures of daily activities of the credit institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on the results of the inspection and supervision of the State Bank and at the request of the banking inspection and supervision agency, the State Bank branches in central-affiliated provinces and cities where the credit institutions have located their head offices (State Bank Branch) or special control Board, the Governor of the State Bank has the competence:

a) To make a decision on putting the credit institution under the state of special control;

b) To make a decision on the time limit, extension of the time limit and termination of special control and content of special monitoring and comprehensive control;

c) To make a decision on establishment of special control board; send official to participate in special control Board; make proposal to the agencies and organizations concerned to send official to participate in special control Board;

d) To appoint representatives of credit institutions as prescribed in Clause 3, Article 3 of this Circular;

e) To handle the problems proposed by the special control Board as prescribed at Point d, Clause 2, Article 148 of the Law on Credit Institutions;

g) To request the owners of the credit institutions which are under special control to increase their charter capital to ensure that the real value of charter capital is not lower than the level of legal capital, ensuring the safe operation ratios as prescribed by law for a specified time limit; or request the owner of the credit institution under special control to develop and submit the restructuring plan to the State Bank for approval and implementation or require the merger, consolidation, acquisition with other credit institutions in case the credit institutions under special control incapable or unable to increase their charter capital as requested and during the time limit determined by the State Bank;

h) To directly perform or appoint other credit institutions to participate in capital contribution and share purchase of the credit institutions under special control in case these credit institutions do not perform the requirement specified at point e, Clause 1 of this Article or when the State Bank determines the accumulated loss of the credit institution has exceeded the real value of the charter capital and the reserve funds of credit institutions under special control stated in the last audited financial statements and the termination of the operation of credit institutions under special control may cause the unsafe for the system of credit institutions as specified in Clause 3, Article 149 of the Law on credit Institutions;

i) To make a decision on publication of information on special control specified in Article 7 of this Circular.;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Notification of decision on special control

The decision on special control is notified to:

1. Executive Board or member Board of credit institutions under special control

2. Governor of the State Bank in case the credit institutions under special control are people’s credit funds;

3. State Bank branches;

4. Deposit Insurance of Vietnam;

5. Cooperative banks in case the credit institutions under special control are people’s credit funds;

6. Ministry of Finance in case the credit institutions under special control are listing companies; the credit institutions under special control have affiliated companies or the companies controlling activities in the area of securities and insurance;

7. Provincial-level People’s Committee where the credit institutions’ head offices are located; District and communal-level People’s Committee ( for people’s credit funds);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Publication of information on special control

1. Information on special control for credit institutions to be published includes information on the measures to strengthen and regulate credit institutions under special control and approved by the competent authority and other necessary information.

2. Information on special control for credit institutions published through one or a number of following forms:

a) Posting on the central or local newspaper where the credit institutions’ head offices are located for at least 03 consecutive issues;

b) Press conference;

c) Posting on the website of the credit institutions under special control or of the State Bank;

d) To be published at the General Meeting of Shareholders.

3. The Governor of the State Bank shall make a decision on the time, content and form of publication of information on the special control over credit institutions in each particular case in order to create favorable conditions for the implementation of the solutions to treat weaknesses of the credit institutions under special control, except in case the credit institutions under special control are people's credit funds decided by the directors of the State Bank branches.

Article 8. Plans to strengthen the organization and operation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case this Plan does not meet requirements to handle difficulties and weaknesses of the credit institutions under special control, the Governor of the State Bank shall hire consultation agency and some banking specialists to make the Plan. The credit institutions under special control shall pay all expenses related to the consultation and specialist hiring.

3. The Plan must include the minimum contents as follows:

a) Name, address, website (if any) of the credit institution;

b) Name, address, telephone number of the members of executive Board (for credit institutions established or organized in the form of joint stock companies), the member Board (for credit institutions established or organized in the form of a limited liability company), members of the control Board, General Directors (Directors) of the credit institutions or their representatives (if any);

c) Summarizing the current situation of administration, finance and operation of credit institutions, in which there must contain at least the following content:

(i) Structure of organization, administration, operation and ownership of the credit institutions.

(ii) Financial state and operation of credit institutions in which clearly stating difficulties and weaknesses, risks, violations of the law (if any) and causes.

d) Causes by which the credit institutions are put under special control;

e) Measures to solve problems and plan to implement some or all of the following measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Mobilizing outside capital sources;

(iii) Reducing cost;

(iv) Consolidating and overcoming weaknesses, financial loss from the equity;

(v) Selling ​​assets or the entire credit institutions under special control to other credit institutions, potential investors; merger or consolidation with other credit institutions;

(vi) Making payment of customers’ deposits; or transferring all of the customers’ deposits to one or a number of other credit institutions for payments and implementation of other necessary measures to deal with debt, liquidate assets and revoke license for establishment and operation of these credit institutions as prescribed by law;

(vii) Raising capacity of administration, operation, system of control and internal audit;

(viii) Reorganizing business activities

(ix) Other measures.

SECTION 2. SPECIAL CONTROL BOARD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Governor of the State Bank shall decide on the components, number and structure of the special control Board in accordance with the form of special control specified in Article 4 of this Circular.

2. The member of the special control Board is official of the State Bank, Deposit Insurance of Vietnam, banking specialists and officials of credit institutions appointed by the State Bank.

3. The head of special control Board must be one of the following subjects:

a) Leadership at department level or equivalent or higher title in the specialized units of the State Bank;

b) Leadership at department level or equivalent or higher title of the banking inspection and supervision agency;

c) Leadership of State Bank branches

4. Officials participating in the special control Board must not be person concerned of the members of Executive Board, member of the member Board, control Board, General Director (Director) and major shareholders of the credit institutions under special control.

Article 10. Duties and powers of the special control Board.

1. The special control Board has the following duties:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Directing, inspecting and monitoring the implementation of special monitoring, comprehensive control and solutions stated in the approved Plan.

c) Periodically or in case of necessity, making report to the Governor of the State Bank (through the banking inspection and supervision agency) and Directors of State Bank branches on administration, operation and finance of the credit institutions under special control; the result, difficulties and obstacles in the implementation of the Plan and proposing measures to ensure the operation safety of the credit institutions under special control and complying with the approved Plan.

d) Inspecting, monitoring and controlling activities, financial condition, administration, human resources, technology of the credit institution under special control;

e) Making timely report to the Governor of the State Bank, Directors of State Bank branches on unusual events, potential risks, unsafe hazard and violation of law of the credit institutions upon detection.

g) Directing and supervising the credit institutions under special control in the increase in charter capital; making and implementing plan on restructuring, merger, acquisition as required by the State Bank in accordance with Clause 2, Article 149 of the Law on credit Institutions and Point e, Clause 1, Article 5 of this Circular;

h) Preparing and submitting the State Bank (via banking inspection and supervision agency) to approve the Plan of the State Bank directly or appoint other credit institutions to make capital contribution and share purchase of the credit institution under special control under the provisions of Article 149 of the Law on credit Institutions and Point g, Clause 1, Article 5 of this Circular;

i) Providing information on credit institutions under special control when there is written request from the competent state agencies in accordance with the law;

k) Proposing the Governor of the State Bank to decide upon contents specified at Point e, g, Clause 1, Article 5 of this Circular.

l) Other duties assigned by the Governor of the State Bank;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The powers specified in Clause 2 of Article 148 of the Law on Credit Institutions;

b) Requiring the credit institutions under special control to inventory all existing assets or hire independent auditing organizations, specialized agencies to assess the financial conditions, valuate assets and determine enterprise value valuation of the credit institutions under special control and monitor the implementation of these requirements;

c) Requiring the credit institutions under special control to invite the debtors and creditors to come for comparison of debt with the credit institutions under special control to determine the possibility of debt collection and repayment and monitor this.

d) Requiring units and individuals of the credit institutions to provide, explain, report promptly and accurately all relevant information, documents and dossiers.

e) Preparing dossier to request the competent state agencies to handle the subjects having acts of violation of law or failing to pay debts to the credit institutions intentionally.

g) Approving before the credit institution performs:

(i) Profit distribution;

(ii) Transactions specified in the Decision on special control;

(iii) Change of accounting policy, financial product and customer policy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Requesting the State Bank to make a decision on issues which arises during the time limit for special control and has not been stated in the Plan;

i) Using the seal of the State Bank during the course of implementing assigned duties.

ki) Other powers as prescribed by law.

Article 11. Responsibilities of the Head of special control Board

1. Leading and organizing implementation of duties and powers of the special control Board specified in Article 10 of this Circular.

2. Assigning duties to the members of special control Board.

3. Taking responsibility for operating the special control Board and managing, monitoring the implementation of the duties of the special control Board’s member.

Article 12. Responsibilities of the special control Board’s member.

1. Performing duties as assigned by the Head of the special control Board.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Taking responsibilities before the Head of special control Board and the law for the implementation of assigned duties.

SECTION 3. TIME LIMIT FOR SPECIAL CONTROL, EXTENSION AND TERMINATION OF TIME LIMIT FOR SPECIAL CONTROL

Article 13. Time limit for special control

1. The time limit for special control is stipulated in Decision on special control.

2. Decision on extension of special control and Decision on termination of special control over the credit institutions are notified to the agencies and organizations specified in Article 6 of this Circular.

Article 14. Extension of time limit for special control

1. The extension of time limit for special control is applicable to the credit institutions under special control with the prospect of restoration of normal operation or the credit institutions needing more time to conduct procedures for merger, consolidation and acquisition as prescribed by law. The credit institutions which are not extended the time limit for special control upon the expiration of time limit for special control shall be terminated their special control.

2. Based on the state of the credit institutions, within thirty (30) days before the expiration of the time limit for special control, the special control Board must send written request to the Governor of the State Bank (through the banking inspection and supervision agency) to make a decision on extension of the time limit for special control over the credit institutions which are not the people's credit funds or Directors of the State Bank branches shall decide to extend the time limit for special control over the people's credit funds.

3. When receiving the written request of the special control Board:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Directors of State Bank branches shall decide on the extension of the time limit for special control over the people's credit funds prior to the expiration of the time limit for special control;

Article 15. Termination of special control

1. The credit institutions are terminated their special control in cases specified in Clause 1, Article 152 of the Law on credit institutions.

2. When the credit institutions are terminated their special control due to the failure of restoration of solvency, the State Bank shall send document to the Court with respect to the termination of application of measures to restore the solvency and require those credit institutions to prepare application to request the Court to conduct procedures for settlement of request to declare bankruptcy under the bankruptcy law.

3. The special control Board shall send written request to the Governor of the State Bank (through the banking inspection and supervision agency) or Directors of the State Bank branches (for the people’s credit funds);

a) The banking inspection and supervision agency shall gather opinions of the units concerned, review and submit them to the Governor of the State Bank for consideration to make a decision on termination of the time limit for special control over the credit institutions which are not the people's credit funds;

b) Directors of the State Bank branches shall decide on termination of special control over the people’s credit funds.

4. Decision on termination of special control over the credits institutions is notified to the agencies and organizations specified in Article 6 of this Circular.

Chapter 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Responsibilities of the banking inspection and supervision agency

1. Based on the result of management, inspection and monitoring, the banking inspection and supervision agency shall:

a) Inspect, monitor, detect and make a report to the Governor of State Bank when the credit institutions are at risk of unaffordability and insolvency or seriously violate the law leading to the risk of unsafe operation.

b) Propose the Governor of State Bank to decide on the special control, form, contents and time limit over the credit institutions which are not the people’s credit funds;

c) Propose the head and members of the special control Board for the credit institutions which are not the people’s credit funds for submission to the Governor of State Bank for decision.

d) Propose the State Bank branches to put the people’s credit funds under the special control.

2. Advising the Governor of State Bank in directing the implementation of special control over the credit institutions.

3. Act as a hub to receive reports on proposal and recommendation of the credit institutions which are not the people’s credit funds, Deposit Insurance of Vietnam, State Bank branches, special control Board, gather opinions of the units concerned, review and submit these reports to the Governor of State Bank to make a decision on issues related to the special control over the credit institutions which are not the people’s credit funds as specified in this Circular.

4. Supervise operation of the special control Board for the credit institutions which are not the people’s credit funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Taking responsibility for management and keeping dossier related to the special control over the credit institutions which are not the people’s credit funds as prescribed by law.

Article 17. Responsibilities of units concerned at the State Bank.

1. Based on the functions and duties assigned and direction of the Governor of the State Bank, the units concerned at the State Bank shall participate in special control over the credit institutions and contribute opinions to the issues of the credit institutions under special control at the request of the Inspection and banking inspection and supervision agency within seven (07) days from the date of receipt of the written request of the banking inspection and supervision agency.

2. The office of the State Bank shall publish information on special control as specified in Article 7 of this Circular.

Article 18. Responsibilities of the State Bank branches

1. For credit institutions which are not the people’s credit funds:

a) Inspecting, monitoring, detecting and making a report to the Governor of State Bank ( through the Inspection and banking inspection and supervision agency) when the credit institutions are at risk of unaffordability and insolvency or seriously violate the law leading to the risk of unsafe operation.

b) Proposing the Governor of State Bank (through the Inspection and banking inspection and supervision agency) to handle the issues related to the special control; consolidating, reorganizing, restructuring and extending and terminating the time limit for special control over the credit institutions under the special control at the request of the credit institutions, the special control Board and provisions in this Circular.

c) Sending officials to participate in the special control Board at the request of the Governor of State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For the people’s credit funds:

a) Inspecting, monitoring, detecting and making a report to the Governor of State Bank when the people’s credit funds are at risk of falling into one of the cases specified in Clause 3, Article 146 of the Law on Credit Institutions;

b) Handling issues relating to the special control; consolidating, reorganizing, restructuring and extending and terminating the time limit for special control over the people’s credit funds, the special control Board and provisions in this Circular.

c) Making a decision on putting the people’s credit funds under the special control and establishing the special control Board for the people’s credit funds as prescribed by this Circular.

d) Managing and keeping dossier relating to the special control over the credit institutions as prescribed by law, periodically or in case of necessity making a report to the Governor of State Bank on the result, difficulties, obstacles and proposing measures to carry out special control over the peoples’ credit funds.

e) Acting as a hub to coordinate with the local State management agencies where the credit institutions’ head offices are located in order to handle issues related to the special control over the peoples’ credit funds.

g) Publishing information on special control specified in Article 17 of this Circular.

Article 19. Responsibilities of Deposit Insurance of Vietnam

For the cases where the credit institutions under special control participate in deposit insurance, the Deposit Insurance of Vietnam shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Within a maximum of seven (07) days after receiving the written request of the banking inspection and supervision agency, the State Bank branches, the special control Board, Deposit Insurance of Vietnam shall have opinions in writing with respect to the special control over the credit institutions.

Article 20. Responsibilities of the credit institutions

1. When there is a risk of falling into the situation of unaffordability and insolvency, the executive Boards (member Boards) or General Directors (Directors) of the credit institution must make a report immediately to the Governor of the State Bank ( through the banking inspection and supervision agency) and Directors of the State Bank branches.

2. The executive Boards (member Boards), the control Boards, General Directors and officials of the credit institutions under the special control shall:

a) Seriously complying with the decisions and directions of the State Bank

b) Proposing and making Plan of the credit institutions for submission to the special control Board for approval and implementing the approved Plan.

c) Administering, controlling and operating all activities and ensuring the safety of assets of the credit institutions in accordance with the Charter and regulations of the law except for the case of suspension, temporary suspension of the right of administration, operation and control specified at Point b, Clause 2, Article 148 of the Law on credit institutions;

d) Complying with requirements and directions of the special control Board specified at Points a, b, c and e, Clause 2, Article 148 of the Law on credit institutions;

e) Taking responsibility for the accuracy of the information, documents and dossiers provided to the special control Board.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 21. Effect

1. This Circular takes effect on April 27, 2013.

2. Circular No. 08/2010/TT-NHNN dated March 22, 2010 of the Governor of State Bank of Vietnam stipulating the special control over the credit institutions and Decision No. 92/2001/QĐ-NHNN dated February 08, 2001 of the Governor of State Bank of Vietnam on issuing the Regulation on special control over the people’s credit funds shall be invalid from the effective date of this Circular.

Article 22. Implementation organization

Chief of Office, Chief Inspector and banking supervision, heads of units of the State Bank of Vietnam, Directors of State Bank branches central-affiliated provinces and cities, the Chairman and members of the executive Board, General Director of the Deposit Insurance of Vietnam, Chairman of the member Board, head and members of the control Board, General Directors (Directors) of the credit institutions are liable to execute this Circular.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 07/2013/TT-NHNN of March 14, 2013, provisions on special control for credit institutions

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.591

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.47.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!