Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 906/1999/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Mễ
Ngày ban hành: 17/05/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 906/1999/QĐ-UB

Huế, ngày 17 tháng 5 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BẾN THUYỀN DU LỊCH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ quyết định số 2046 QĐ/PC ngày 06/08//996 của Bộ trưởng Bộ GTVT việc ban hành Thế lệ quán lý cáng, bến thủy nội địa;

- Nhằm tăng cường quán lý Nhà nước đối với các bến thuyền du lịch, tạo môi trường .kinh doanh lành mạnh giữa các chủ phương tiện cùng tham gia vận chuyến khách du lịch đường thủy nội địa;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sớ GTYT Thừa Thiên Huế.

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU I: Nay ban hành kèm theo Quyết đinh này '' Quy định tạm thời về tổ chức và quản lý bến thuyền du lịch''

ĐIỀU II: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh và của các ngành, các địa phương liên quan trái với quy định này đều bãi bỏ.

ĐIỀU III: Giám đốc Sở GTVT có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện quy định này.

ĐIỀU IV: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sơ? GTVT, Du lịch, VH-TT và thủ trưởng các ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều IV;
- Thường vụ TƯ;
- Công an tỉnh;
- UBND thành phố Huế;
- VP:LĐ và các CV;
- Lưu VT.

TM. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Mễ

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BẾN THUYỀN DU LỊCH
( Ban hành kèm theo QĐ số: 906/1999/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 1999)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 1: Bản quy định này áp dụng cho tất cả các bến thuyền du lịch ( bao gồm : các bến xuất phát, bến ghé qua, bến đỗ) với mục đích góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa , không ngừng nżng cao chất lượng phục vụ,đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách du lịch và tạo môi trường khai thác kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch đường thủy trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế.

ĐIỀU 2: Bến thuyền du lịch :

2.1: Là nơi quy định để thuyền vào đón trả khách, là nơi dừng đỗ thuyền cho khách đi tham quan, là nơi thuyền neo đậu trong thời gian chờ hoạt động.

2.2: Là một bộ phận thuộc cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường sông, nằm trong quy hoạch tổng thể của địa phương, được nhà nước đầu tư hoặc hổ trợ dầu tư để thông qua bến thuyền quản lý các hoạt động vận chuyển khách du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi đến Huế tham quan.

2.3: Bến thuyền du lịch được bố trí ở những nơi thuận tiện chơ sự đi lại của khách du lịch, phù hợp với quy hoạch.

2.4: Bến thuyền du lịch được tổ chức thành một bộ phận do Sở Giao thông vận tải thống nhất quản lý.

ĐIỀU 3 Căn cứ vào quy hoạch về bến thuyền du lịch được UBND tỉnh phê duyệt. UBND Tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Giao thông vận tải phối hợp với các ban ngành liên quan để lập đề án khả thi và triển khai xây dựng các bến.

ĐIỀU 4 Các phương tiện vận chuyển khách du lịch đều phải đón trả khách trong các bến thuyền hoặc những nơi có điểm đỗ đã được Tỉnh cho phép.

ĐIỀU 5 Giải pháp xây dựng, kiến trúc và quy mô của bến thuyền được xác định rõ trong dự án được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo không phá vỡ cảnh quan và môi trường.

ĐIỀU 6 Trong văn bản này các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

6.1: Thuyền du lịch: 1à 1oại thuyền tự chạy bằng động cơ có công suất lớn hơn 15 CV, có sức chở 15 khách trở lên và do người điều khiển. Thuyền được thiết kế theo mẫu được duyệt và đảm bảo mỹ quan, tiện lợi và an toàn theo các tiêu chuẩn phương tiện được quy dình trong các văn bản pháp quy của nhà nước và của tỉnh.

6.2: Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của khách du lịch - có thể cho phép hoạt động một số thuyền chèo tay hoặc thuyền có bắp động cơ nhỏ hơn 15 CV, sức chở từ 3 - 5 người để phục vụ vận chuyển khách ngang sông ở các đoạn đường hẹp; nhưng các thuyền này cũng phải qua thủ tục đăng kiểm chặt chẽ.

6.3: Phương tiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch: và loại thuyền du lịch được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép vận chuyển khách du lịch.

Chương II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BẾN THUYỀN DU LỊCH

ĐIỀU 7 Quản lý nhà nước đối với bến thuyền du lịch nhằm tạo sự bình đẳng giữa các đơn vị vận tải, lập lại trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh trong vận chuyển khách du lịch, bảo vệ quyền lợi cho chủ phương tiện và khách du lịch di thuyền.

7.1: Quản lý về quy hoạch, kế hoạch:

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tề xã hội nói chung và tình hình phát triển ngành du lịch dịch vụ nói riêng của tỉnh (trong đó có nhu cầu của khách tham quan du lịch), Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các ngành, đơn vị hữu quan tham mưu đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển bến thuyền du lịch (về số lượng, vị trí và quy mô của bến thuyền) đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan của khách du lịch một cách tiện lợi, văn minh.

7.2: Quản lý các hoạt động của bến thuyền du lịch:

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho bến thuyền du lịch triển khai các hoạt động của mình theo đúng các quy định của pháp luật.

7.3: Quản lý giá cước:

Lệ phí bến thuyền và giá cước vận chuyển phải được thực hiện theo giá cước của UBND tỉnh đã ban hành.

7.4: Kiểm tra, hướng dẫn các bến thuyền du lịch trong việc thực hiện các quy định của liên ngành và của các địa phương có liên quan theo sự phân công quản lý của nhà nước.

ĐIỀU 8 Phân cấp quản lý bến thuyền du lịch:

8.1: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh quyết định việc thành lập hoặc bải bỏ các bến thuyền du ịch và quy dịnh các cơ chế chính sách về tổ chức quản lý bến thuyền du lịch trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế.

8.2: Sở GTVT:

- Được UBND tỉnh ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các bến thuyền du lịch trong phạm vi toàn tỉnh.

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản về tờ chức và quản lý bến thuyền du lịch. Trình UBND tỉnh ban hành hoặc Sở GTVT ban hành theo ủy quyền của Tỉnh nhưng không trái với các văn bản pháp luật của nhà nước, các quy dịnh của Tỉnh và Bộ GTVT đã ban hành.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra , thanh tra thực hiện các văn bản của Tỉnh và của nhà nước về tổ chức và hoạt động của bến thuyền du lịch.

Chương III

TỔ CHỨC BẾN THUYỀN DU LỊCH

ĐIỀU 9: Về mô hình tổ chức bến thuyền du lịch.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô của bến thuyền du lịch. Bến thuyền du lịch có thể tổ chức theo các mô hình sau:

- Một hoặc hai bến thuyền du lịch tổ chức thành một bộ phận hoạt dộng độc lập hoặc thuộc một đơn vị quản lý chuyên ngành.

- Nhiều bến thuyền du lịch tổ chức thành một bộ phận hoạt động dơn lập hoặc thuộc một đơn vị quản lý chuyên ngành.

Theo mô hình nào cũng đều nhằm mục đích phục vụ, thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao. Ngoài ra bến thuyền được phép tổ chức một số hoạt động dịch vụ phù hợp với phương án được duyệt và phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo đúng quy định

ĐIỀU 10 Về tổ chức bộ máy của bến thuyền du lịch.

Tùy theo quy mô bến thuyền và số lượng phương tiện thông qua bến, để bố trí cơ cấu tổ chức và số lượng nhân viên phục vụ, quản lý họat động của bến thuyền đảm bảo gọn nhẹ, có hiệu quả. BQL các bến thuyền du lịch gồm một sớ cán bộ trong biên chế nhà nước thuộc định biên của ngành GTVT, các nhân viên còn lại chủ yếu là lao động hợp đồng. Về lâu dài, căn cứ vào sự phát triển của tình hình thực tế sẽ xem xét lựa chọn các hình thức quản lý phù hợp.

ĐIỀU 11 Điều kiện và chất lượng phục vụ của bến thuyền du lịch.

11.1: Điều kiện phục vụ của bến thuyền du lịch:

- Có nội quy, quy chế làm việc và biển hướng dẫn cho khách đi thuyền khi dến giao dịch được biết.

- Có cầu tàu thích hợp và khoảng sáng rộng cho thuyền ra vào thuận tiện để đón, trả khách.

- Có hệ thống chiếu sáng, khu vệ sinh, cứu hỏa, y tế.

- Có phòng chờ cho khách đi thuyền.

- Có nơi đỗ xe chờ đợi khi khách đi thuyền (đối với những bến xuất phát và bến đón khách quay trở về theo đường bộ nếu xét thấy cần thiết).

- Có phòng làm việc cho BQL bến.

- Có phòng làm việc cho các ban ngành liên quan, trước mắt có thể phối hợp công ty chuyên ngành thuộc sở Du lịch xây dựng nơi bán vé hoặc làm thủ tục hợp đồng cho khách đi thuyền tham quan du lịch và nghe ca Huế trên sông.

11.2: Cán bộ nhân viên phục vụ và quản lý bến thuyền phải là những người có đạo đức tốt, am hiểu thông thạo nghiệp vụ, được đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ ở mức cần thiết hoặc có kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực chuyên ngành vận tải đường thủy nội địa.

ĐIỀU 12 Nhiệm vụ, quyền hạn của bến thuyền du lịch.

12.1: Bến thuyền du lịch có các nhiệm vụ :

- Là trung tâm phối hợp hoạt động giữa các đơn vị vận tải, tổ chức sắp xếp, điều hành các phương tiện ra vào bến đón trả khách một cách an toàn, phân chia phiên chuyến hợp lý tránh chồng chéo và tuyệt đối tuân thủ các điều khoản đã được thống nhất giữa BQL bến với các đơn vị vận tải trong các hợp đồng, đảm bảo cho các phương tiện xuất bến đúng giờ quy định. .

- Tổ chức trông giữ ,bảo vệ thuyền và ô tô đổ trong khu vực bến được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức một số hoạt động dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ kỹ thuật cho các phương tiện, hành khách thông qua bến.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, công an đường bộ, đường thủy nhằm đảm bảo trật tự trị an, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường trong khu vực bến.

- Bến thuyền là người đại diện cho ngành GTVT đường thủy nội địa trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, trực tiếp tiếp xúc với khách du dịch, phương tiện thuộc các thành phần kinh tế. Bến thuyền được ủy quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước thông qua các mặt công tác như sau:

+ Kiểm tra việc chấp hành thể lệ vận chuyển hành khách đối với các phương tiện hoạt động tại các bến thuyền.

+ Kiểm tra các thủ tục, giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện theo quy định hiện hànhcủa nhà nước khi tham gia vận chuyển khách du lịch tại các bến thuyền, như: giấy chứng nhận đăng ký hành chính, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép vận chuyển khách du lịch, giấy bảo hiểm TNDS và HK, hợp đồng vận chuyển, bằng thuyền trưởng, danh bạ thuyền viên...

+ Kiểm tra các thiết bị đảm bảo ATGT đường thủy nội địa, như: neo, phao cứu sinh, chèo, đèn, còi,... của phương tiện trước khi phương tiện xuất bến .

+ Làm các thủ tức, lập danh sách hành khách đi thuyền trước khi phương tiện hành trình.

+ Ký bệnh xuất bến cho phương tiện sau khi đã được kiểm tra đầy đủ.

+ Phối hợp với TTGT, Công an đường thủy công ty Bảo hiểm thực hiện công tác cứu hộ khi phương tiện đang hành trình xảy ra sự cố trong phạm vi trách nhiệm.

- Phối hợp và tại điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng khác khi có nhu cầu kiểm tra, làm việc với các chủ phương tiện tại bến.

12.2: Quyền hạn của bến thuyền du lịch:

- Tất cả các phương tiện hoạt động phục vụ khách đi tham quan du lịch và các hoạt động địch vụ khác trên sông đều phải và đón và trả khách tại bến thuyền quy định và chịu sự điều hành trực tiếp của BQL bến.

- BQL bến có quyền từ chối không cho phương tiện vào bến đón khách dối với những phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ, người điều khiển phương tiện vi phạm nội quy quy chế phục vụ khách du lịch và có quyền tạm đình chỉ phương tiện hoạt đang khi xét thấy các điều kiện về an toàn không đảm bảo, giấy tờ thủ tục vận chuyển khách du khách không hợp lệ để báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.

- Bến thuyền có quyền kiến nghị và phối hợp với các cơ quan: TTGT, công an chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Lập biên bản vi phạm đối với những người diều khiển phương tiện không thực hiện đúng hợp đồng, tinh thần thái độ phục vụ thiếu văn minh lịch sự với khách du lịch.

- Phối hợp thực hiện lệnh tạm giữ phương tiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật và kịp thời báo các lên cấp trên quản lý trực tiếp

- Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực bến dể tham gia cứu người, phương tiện, hành lý trong trường hợp khẩn cấp và xử ký sự cố ô nhiễm môi trường.

- Thu các khoản phí, lệ phí và các khoản tiền khác theo quy định.

ĐIỀU 13 Quy trình hoạt động của bến thuyền du lịch:

Hoạt động của bền thuyền du lịch bao gồm 2 quy trình chính sau:

13.1: Quy trình 1 : Thuyền xuất bến.

- Làm thủ tục cho thuyền đăng ký vào bến đón khách (có từ 2 - 4 thuyền thường xuyên tại bến).

- Hướng dẫn người điều khiển phương tiện vào vị trí để đón khách.

- Kiểm tra các thiết bị ATGT và các giấy tờ liên quan.

- Lập danh sách khách đi thuyền giao cho người điều khiển phương tiện và hướng dẫn hành khách lên thuyền.

- Lập chứng từ vận chuyển và ký tên đóng dấu cho thuyền xuất bến.

13.2: Quy trình 2: Thuyền và bến trả khách.

- Hướng dẫn chơ thuyền vàn vị trí quy định để trả khách.

- Làm các thu tục trả khách theo quy định.

- Hướng dẫn cho thuyền vào vị trí chờ đợi để chuẩn bị dăng ký hoạt động tiếp thông báo cho thuyền về vị trí bến đỗ đã được quy định.

ĐIỀU 14 Các khoản thu - chi của bến thuyền:

14.1: Các khoản thu của bền thuyền bao gồm:

- Thu về lệ phí bến thuyền.

- Thu về bảo vệ các loại xe ơ tô đậu đỗ trong bãi và các loại thuyền đỗ qua trong bến.

- Thu về các hoạt động dịch vụ khác được cấp có thẩm quyền cho phép.

Mức thu các khoản trên do UBND tỉnh quy định cụ thể.

14.2: Các khoản chi của bến thuyền bao gồm:

- Chi nâng cấp sửa chữa định kỳ nhằm đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật của công trình kiến trúc trên bến.

- Chi cho công tác đảm bảo trật tự, vệ sinh, môi trường nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch và phương tiện thông qua bến.

- Chi cho hoạt động của bộ máy quản lý điều hành bến thuyền và ký kết hợp đồng.

- Chi cho hoạt động phối hợp với các ban ngành chức năng để làm tốt nhiệm vụ của BQL bến.

Tất cả các khoản chi phí trên, bền thuyền phải lập dự toán chi phí tháng, quý, năm và được cấp trên phê duyệt.

ĐIỀU 15 Giá dịch vụ bến thuyền du lịch.

Đối với những bến thuyền có dủ điều kiện (như điều 11) dược thu giá dịch vụ bến thuyền loại 1do UBND tỉnh ban hành.

Đối với những bền thuyền chưa đạt tiêu chuẩn quy định thì được thu theo giá dịch vụ bến thuyền loại 2 hoặc loại 3.

ĐIỀU 16 Thành lập và bãi bỏ bến thuyền du lịch.

Sở GTVT là cơ quan tham mưu đề xuất việc thành lập hoặc bãi bỏ bến thuyền du lịch, trình UBND tỉnh quyết định.

Thủ tục công bố mở bến theo quy định của Bộ GTVT. Sở GTVT có trách nhiệm hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân làm các thủ tục sau khi có quyết định củaUBND tỉnh.

ĐIỀU 17 Mọi trường hợp kiểm tra đối với phương tiện, người điều khiển phương tiện, khách du lịch... đều phải được thực hiện tại bến thuyền (trước giở xuất bến).Trường hợp cần thiết phải giữ phương tiện, BQL bền thuyền phải thông báo cho khách du lịch biết và bố trí phương tiện khác thay thế để phục vụ tốt khách du lịch.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN

ĐIỀU 18 Bản quy định tạm thời này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho các văn bản quy định trước dây của UBND tỉnh và của các cấp thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

ĐIỀU 19 Sở GTVT phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt quy định này.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 906/1999/QĐ-UB ngày 17/05/1999 về Quy định tạm thời tổ chức và quản lý bến thuyền du lịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.681

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.19.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!