Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 196/KH-UBND 2019 triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Hòa Bình

Số hiệu: 196/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 20/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Thú y, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Thực hiện Công văn số 8625/BNN-TY ngày 18/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chđạo chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản;

Để chđộng trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sn hạn chế thiệt hại cho người nuôi, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh, với những nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CU

1. Mục đích

- Giám sát chủ động dịch bệnh, quan trắc và xử lý môi trường, phân tích biến động về ô nhiễm môi trường để dự báo và cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh xảy ra đối với các vùng nuôi trồng thủy sản trên toàn tnh.

- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong việc bảo vệ nguồn lợi và công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

2. Yêu cầu

Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hữu hiệu, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để dịch lây lan trên diện rộng, đồng thời đảm bảo môi trường nuôi trông thủy sản không có mm bệnh. Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng giữa các vùng nuôi, ao h nuôi và kết quả điều tra dịch, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng, ao, hồ có dịch đảm bảo yêu cu vệ sinh thú y, thực hiện khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch, xlý hiệu qu và tng hợp báo cáo theo quy định.

II. NỘI DUNG K HOẠCH

1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản

a) Giám sát chủ động

- Công tác giám sát thực hiện chủ yếu với thủy sản nuôi như: Cá Lăng, cá Rô phi đơn tính, cá Riêu hồng, cá Chép, cá Trắm c...tại các cơ ssản xut, khu ương nuôi giống, khu nuôi tập trung, các khu vực nuôi cá lng, bè (2 ln/năm).

- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh truyền nhiễm nguy him trên cá: Bệnh do vi rút; bệnh do vi khuẩn (Aeromonas, Pneudomonas, Streptococcus, bệnh nấm nước ngọt, ký sinh trùng…trên cá Chép, Trắm cỏ, Rô phi đơn tính...2 lần/năm).

- Kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong môi trường vùng, ao, hồ nuôi phục vụ công tác cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh thủy sn (nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO2-Fe, Cu, Zn, Cr, Mn, độ kiềm, NH3, H2S, tảo, vi khuẩn...) tại các điểm sản xut và ương nuôi cá giống; các khu nuôi trng thủy sản tập trung; vùng Thượng lưu và Hạ lưu Sông Đà (thực hiện 2 lần/năm).

b) Giám sát bị động:

Thực hiện kiểm tra, giám sát khi có thông tin dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm để gửi xét nghiệm xác định bệnh hỗ trợ công tác chẩn đoán, báo cáo diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp bao vây khống chế kịp thời; huy động hóa chất, vật tư khử trùng triệt để các khu vực xảy ra dịch bệnh.

c) Xử lý kết quả giám sát:

Thực hiện xử lý, khống chế dịch bệnh theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sn. Công tác tiếp nhận thông tin dịch bệnh, tiến hành điu tra và xử lý, khng chế dịch bệnh đảm bảo nhanh chóng, xử lý ổ dịch triệt để, tránh lây lan đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch.

2. Giải pháp phòng, chống dịch bệnh

a) Điều tra ổ dịch:

Khi nhận được thông tin báo cáo về tình hình dịch bệnh, cán bộ thú y huyện có trách nhiệm đến cơ sở nuôi đthực hiện điu tra ổ dịch, xác định nguyên nhân, báo cáo tình hình đến cơ quan cấp trên theo quy định tại Điều 13, Chương III, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn.

b) Các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch:

- Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân, hoặc chết nhiều do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho nhân viên thú y xã và chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn, lấy mẫu chẩn đoán xác minh dịch bệnh. Đồng thời phải chấp hành các hướng dn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong quá trình xử lý ổ dịch bệnh thủy sản theo quy định.

- Cách ly động vật mẫn cảm với mầm bệnh, hạn chế các tác nhân làm lây lan dịch bệnh, sdụng các loại hóa chất (có trong danh mục được phép lưu hành) để vệ sinh, khtrùng, tiêu độc môi trường vùng, ao, hồ nuôi, phương tiện, dụng cụ nuôi, nước thải, chất thải... và áp dụng các biện pháp vệ sinh cần thiết khác để xử lý ổ dịch và thủy sản nhiễm bệnh, chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản trong vùng dịch phải thực hiện theo hướng dẫn và có sự giám sát của cơ quan chuyên môn.

- Thực hiện cho phép thu hoạch đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác theo quy định.

- Thực hiện chữa bệnh đối với thủy sn bị mắc bệnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị), phối hợp với chính quyền địa phương giám sát và báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản trong quá trình điều trị.

- Thực hiện tiêu hủy đối với thủy sản theo quy trình, hướng dẫn và có sự giám sát của các cơ quan chuyên môn theo quy định.

- Thực hiện khử trùng nguồn nước ao nuôi, môi trường nuôi, dụng cụ, lồng, bè nuôi, xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bng hóa cht, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa cht và bảo đảm vệ sinh môi trường. Những người tham gia chống dịch phải thực hiện mang bảo hộ, vệ sinh cá nhân để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường và cơ sở nuôi khác.

3. Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống, h tr cho chủ cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch

- Hóa chất sát trùng vùng, ao, hồ nuôi (Benkocid, Han-Iodine, vôi bột...)

- Thuốc xử lý thủy sản mắc dịch bệnh

- Phụ cấp cho cán bộ tổ chức thực hiện chống dịch

4. Kiểm dịch giống; kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải to môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất tại địa phương

a) Kiểm dịch giống:

- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kim dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản giống, không để thủy sản giống chưa kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn.

- Các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh phải thực hiện khai báo kiểm dịch giống thủy sn bố, mẹ với cơ quan quản lý Nhà nước và phải thực hiện việc kiểm dịch con giống trước khi xuất bán.

b) Kiểm tra vệ sinh thú y:

Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xut, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sn theo hình thức tập trung theo quy định.

c) Kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương định kỳ hoặc đột xut thực hiện kim tra các cơ sở kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phm sinh học, cht xử lý cải tạo môi trường thuc thú y, vắc xin, hóa chất trong lĩnh vực thủy sn theo quy định.

5. Thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Thú y, Luật Thủy sản, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương về kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi đến tất ccác vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tnh.

- Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thủy sản thực hiện cam kết: không dấu dịch bệnh; không vứt xác thủy sn chết ra môi trường; không xả thải nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường; thường xuyên vệ sinh lồng, những công cụ nuôi trước và sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa cht, chế phm sinh học, cải tạo môi trường nuôi theo quy định.

6. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y căn cứ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2020, tổ chức triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

- Sở Tài chính: Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản trên cơ sở dự toán do SNông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, Sở Tài chính thẩm định, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ kế hoạch đã được duyệt của UBND tỉnh, chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trn, các chủ cơ snuôi thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng kế hoạch phòng, chng dịch bệnh thủy sản của địa phương.

- Ủy ban nhân dân các xã: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tchức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan chuyên môn trong nuôi trồng thủy sn trên địa bàn quản lý. Theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thi báo cáo UBND huyện và cơ quan chuyên môn khi có du hiệu dịch bệnh. Triển khai lực lượng phòng, chống dịch bệnh kịp thời nhm khng chế, bao vây dịch bệnh khi còn diện hẹp.

- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản: Các tchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sn; tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tuân thủ theo đúng quy trình trong việc chuẩn bị hệ thng nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho thủy sản nuôi; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công b, sử dụng con ging có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y. Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh...

Yêu cầu các S: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyn thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các ngành, đơn vị liên quan thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nếu có vướng mc đnghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đphối hp, xử lý kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- BNN&PTNT;
- T
ng cục Thủy sản;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND t
nh;
- Các Sở, Ban, ngành;
-
UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Chánh, Phó VP/
UBND tnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD50).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 196/KH-UBND ngày 20/12/2019 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.715

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.100.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!