ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1504/KH-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 13 tháng 03 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18/CT-TTG NGÀY 09/7/2018 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ “VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NHÂN ĐẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ
TRONG TÌNH HÌNH MỚI”
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg , ngày
09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU
ngày 01/9/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy “Về nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình
hình mới”, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch
thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt, tuyên truyền phổ biến
sâu rộng tinh thần Chỉ thị số 18/CT-TTg , ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ
“Về việc nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động
chữ thập đỏ trong tình hình mới” (sau đây viết tắt là Chỉ thị); trên cơ sở tiếp
tục thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Chỉ thị số 43-CT/TW ngày
08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 01/9/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” nhằm thống nhất về nhận thức,
trách nhiệm của các cấp, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội về công tác nhân
đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước
về công tác nhân đạo, hoạt động chữ thập đỏ và trách nhiệm của chính quyền, các
sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác phối hợp; tạo điều
kiện hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, con người để Hội
Chữ thập đỏ thực hiện tốt các hoạt động theo quy định.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội;
phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối
trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ của các cấp Hội Chữ thập đỏ
trong thành phố; đồng thời tạo điều kiện cho các cấp Hội Chữ thập đỏ hoàn thành
nhiệm vụ trong tình hình mới theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt
Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ kết hợp với tuyên truyền, thực hiện
Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban BT Trung ương Đảng (khóa X) và Chỉ thị số 29-CT/TU
của Ban Thường vụ Thành ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
của Hội Chữ thập đỏ” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách
nhiệm đối với công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới.
2. Triển khai thực hiện hiệu quả 7
lĩnh vực hoạt động theo Luật Hoạt động Chữ thập đỏ, bao gồm: Cứu trợ khẩn cấp
và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo,
hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc
do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham
gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
3. Củng cố, kiện toàn tổ chức hệ thống
tổ chức Hội Chữ thập đỏ các cấp theo tinh thần Chỉ thị số 43-CT/TW và Nghị quyết
số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (khóa XII) theo hướng
tinh gọn, hiệu quả, đủ năng lực thực hiện Luật Hoạt động Chữ thập đỏ và các quy
định trong Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới; tạo điều kiện
thuận lợi về cơ chế chính sách, cơ chế phối hợp, kinh phí, cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc, con người để Hội Chữ thập đỏ triển khai thực hiện hoặc phối
hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ
trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả; góp phần thiết thực vào công tác đảm bảo
an sinh - xã hội của thành phố.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Hàng năm, tại thời điểm xây dựng dự
toán, trên cơ Kế hoạch này và dự toán chi, mức chi theo đúng chế độ chi tiêu hiện
hành theo quy định, Hội Chữ thập đỏ thành phố kiểm tra, rà soát và tổng hợp
kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính xem xét tổng hợp vào dự toán ngân sách
thành phố trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách, báo cáo UBND thành phố trình
HĐND thành phố phê duyệt theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Đề nghị Hội Chữ thập đỏ thành
phố Đà Nẵng thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc
tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động theo đúng tinh thần Nghị quyết
số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; chủ
trì, phối hợp các đơn vị chức năng liên quan tập trung một số nội dung sau:
1.1. Xây dựng Hội Chữ thập đỏ là tổ
chức nòng cốt trong thực hiện các hoạt động nhân đạo và phong trào chữ thập đỏ
thành phố; củng cố, kiện toàn tổ chức hệ thống tổ chức Hội Chữ thập đỏ các cấp;
xây dựng đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách năng động, sáng tạo, có tính chuyên
nghiệp và trách nhiệm cao; phát triển và sử dụng hiệu quả lực lượng hội viên,
tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ trong hoạt động nhân đạo và
phong trào chữ thập đỏ; chủ động tham mưu với các cấp thẩm quyền xem xét, ban
hành các cơ chế, chính sách đặc thù về Hội như: chế độ chính sách đối với cán bộ
Hội chuyên trách các cấp, cơ chế huy động, thu hút nguồn lực cho công tác nhân đạo
và hoạt động chữ thập đỏ; xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các cơ sở hoạt động
chữ thập đỏ; tham gia thực hiện các chương trình, đề án do Nhà nước giao; triển
khai tổng kết 10 năm thực hiện Luật hoạt động Chữ thập đỏ theo quy định và hướng
dẫn của Trung ương.
1.2. Xây dựng các chương trình, kế hoạch,
đề án để tổ chức thực hiện tốt 7 lĩnh vực hoạt động theo Luật Hoạt động Chữ thập
đỏ và các quy định trong Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phù hợp với đặc thù của
Hội và yêu cầu thực tiễn của thành phố, cụ thể:
- Hoạt động cứu trợ khẩn cấp và trợ
giúp nhân đạo: Hàng năm tập trung tổ chức tốt Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ
nhân đạo”, Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da
cam, “Tháng Nhân đạo” (cao điểm trong tháng 5)...
từng bước đưa các phong trào, cuộc vận động này trở thành phong trào, cuộc vận động nhân đạo của toàn dân, lôi cuốn được ngày càng
đông đảo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân
tham gia; phát huy vai trò là tổ chức nòng cốt trong việc vận động, ủng hộ, hỗ
trợ kịp thời, trực tiếp cho nạn nhân thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn
giao thông và các tai nạn, thảm họa khác.
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe và sơ cấp
cứu dựa vào cộng đồng: Tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh
nhân đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, tổ chức thực
hiện các Đề án đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt; tổ chức chiến dịch truyền
thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích, nhất là
tai nạn giao thông, đuối nước.
- Hoạt động hiến máu nhân đạo, hiến
mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác: Tuyên truyền vận động toàn dân tham gia
phong trào hiến máu tình nguyện đáp ứng đủ nhu cầu máu trong cấp cứu và điều trị; phát triển hệ thống điểm hiến máu cố định chữ thập đỏ;
tuyên truyền, vận động nhân dân hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
- Tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm
họa: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong toàn dân về phòng ngừa và ứng
phó với thiên tai, thảm họa; hỗ trợ việc tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do
thiên tai, thảm họa; triển khai các biện pháp xây dựng cộng đồng an toàn -
thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tuyên truyền các giá trị nhân đạo
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội
dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình thương yêu con người,
tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
hoạt động chữ thập đỏ, luật nhân đạo quốc tế, 7 nguyên tắc cơ bản của Phong
trào chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, các điều ước quốc tế khác về hoạt
động nhân đạo; phối hợp với Báo Đà Nẵng và Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng
xem xét, xây dựng chuyên mục tuyên truyền về các hoạt động nhân đạo chữ thập đỏ.
- Duy trì và phát huy hiệu quả các cơ
sở, trung tâm dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo của Hội như: Trung tâm nuôi dạy trẻ
em mồ côi chữ thập đỏ, Trung tâm hướng nghiệp từ thiện chữ thập đỏ, Trung tâm
huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế
và thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân đạo, thu hút nguồn lực và sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động nhân đạo trên địa bàn thành phố; kịp thời
tham mưu các cấp thẩm quyền và làm đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân
đạo đối với nạn nhân gặp thiên tai, thảm họa.
2. Sở Nội vụ: Phối hợp Hội Chữ thập đỏ thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt
động chữ thập đỏ theo quy định; củng cố, kiện toàn tổ chức Hội Chữ thập đỏ các
cấp và xem xét, đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ Hội các cấp theo quy
định; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ Hội để động
viên, khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực cho công tác nhân đạo và hoạt động
Chữ thập đỏ; tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Luật hoạt động chữ thập đỏ theo
quy định.
3. Sở Tài chính: Rà soát, cân đối, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo
quy định trên cơ sở rà soát, tổng hợp kinh phí của Hội Chữ thập đỏ thành phố.
4. Sở Y
tế: Tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố
tổ chức thực hiện các hoạt động: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục sức khỏe và
phòng chống dịch bệnh; khám bệnh nhân đạo và hỗ trợ chăm
sóc sức khỏe nhân dân nhất là người cao tuổi và những đối
tượng dễ bị tổn thương; sơ cấp cứu chữ thập đỏ; tuyên truyền vận động hiến máu
nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác… theo quy định.
5. Sở Giao thông vận tải - cơ quan
thường trực Ủy ban an toàn giao thông thành phố: Phối
hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động về phòng chống
tai nạn thương tích nhất là tai nạn giao thông, đuối nước; tổ chức các hoạt động
nâng cao năng lực sơ cấp cứu cho đội ngũ lái xe trong các doanh nghiệp vận tải,
tình nguyện viên làm việc ở các trạm, điểm sơ cấp cứu và người dân tại cộng đồng.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức thực hiện các quy định
về hoạt động chữ thập đỏ trường học; xây dựng, phát triển lực lượng thanh thiếu
niên, tình nguyện viên chữ thập đỏ trong trường học; tuyên truyền, giáo dục
lòng nhân ái và chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu niên; tổ chức các hoạt động
nhân đạo trong trường học; xây dựng mô hình trường học an toàn - thích ứng với
biến đổi khí hậu; thực hiện Đề án huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho học sinh,
giáo viên các cấp học.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội: Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố trong công
tác trợ giúp nhân đạo để kêu gọi hỗ trợ, tránh trùng lắp, chồng chéo về đối tượng;
tạo điều kiện để Hội tham gia thực hiện các nội dung phù hợp thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và Đề án đào tạo nghề cho người khuyết
tật.
8. Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố: Tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố triển khai truyền
thông cộng đồng về phòng ngừa ứng phó thiên tai, thảm họa; phối hợp xây dựng
các cộng đồng an toàn - thích ứng với biến đổi khí hậu.
9. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố làm tốt công tác vận động nhân
đạo, viện trợ phi chính phủ và huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực
nhân đạo vì hòa bình, hữu nghị và phát triển.
10. Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh -
Truyền hình, Cổng thông tin điện tử thành phố: Tích cực
phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố và các sở, ngành làm tốt công tác tuyên
truyền Luật Hoạt động Chữ thập đỏ và các văn bản pháp luật liên quan, các giá
trị nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ; xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về
hoạt động nhân đạo; tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các
nhà hảo tâm và nhân dân tham gia các hoạt động nhân đạo.
11. Các sở, ngành, cơ quan trực
thuộc UBND thành phố khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
và thẩm quyền được giao chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ
thành phố tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội... có
liên quan đến hoạt động nhân đạo và công tác chữ thập đỏ nhằm góp phần thực hiện
chính sách an sinh xã hội của thành phố.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội:
Tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
quán triệt thực hiện Luật Hoạt động Chữ thập đỏ và các văn bản pháp luật liên
quan, các giá trị nhân đạo truyền thống của dân tộc; đồng thời tích cực phối hợp
triển khai các hoạt động nhân đạo.
13. UBND các quận, huyện: Chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch này trên cơ sở điều kiện cụ thể của
từng địa phương; tạo điều kiện về kinh phí, biên chế, hỗ trợ cơ sở vật chất,
phương tiện hoạt động cho Hội Chữ thập đỏ các cấp thực hiện các hoạt động theo
quy định.
14. Đề nghị các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài thành phố,
trong nước và ngoài nước tích cực hưởng ứng, tham gia
các hoạt động nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ phát động, triển khai.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg , ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục
thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 01/9/2010 của Ban Thường
vụ Thành ủy “Về nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ
trong tình hình mới”; đề nghị Hội Chữ thập đỏ, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể
thành phố và UBND các quận, huyện triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện
về Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng trước ngày 05 tháng
12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
theo quy định./.
Nơi nhận:
- Hội CTĐ Việt Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- CT UBNDTP và PCTUBNDTP L.T.Chinh;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Ủy ban MTTQVNTP;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, Hội Chữ thập đỏ TP, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|