UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
---------
|
Số: 78/2010/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 11 tháng 10 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THUỶ LỢI TỈNH NGHỆ
AN ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một
số Điều các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008
ngày 11/01/2008 bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 3521/QĐ-BNN-ĐĐ ngày 09/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ sông Cả tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An tại Văn bản số 263/TĐ.SNN
-KHTC ngày 27/7/2010 về việc Báo cáo thẩm định rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch thuỷ lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, do Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp
và Thủy lợi Nghệ An lập với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Cấp nước
- Cấp nước tưới
cho 82.000 ha lúa, 18.000 ha màu (lạc, ngô), 12.000 ha cây công nghiệp và cây
ăn quả (cà phê, chè, cam), 5.000 ha trồng cỏ chăn nuôi bò sữa.
- Cấp nước
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 10.000 ha.
- Cấp nước
các khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai.
- Cấp nước
sinh hoạt cho 100% dân cư đô thị và nông thôn.
2. Tiêu úng
- Giải quyết
tiêu úng cho 12.000 ha vùng màu Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc.
- Tiếp tục giải
quyết tiêu úng cho 50.000 ha vùng lúa Diễn - Yên - Quỳnh và Nam - Hưng - Nghi -
thành phố Vinh.
3. Phòng chống
lũ
- Nâng tần suất
chống lũ cấp III đê Tả Lam hiện nay từ 1,5% lên 1% để bảo vệ khu trung tâm,
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh.
- Tu sửa,
nâng cấp, khép kín hệ thống đê cấp IV Tả Lam, Hữu Lam thành đê cấp III đảm bảo
chống lũ tần suất 2% và đê nội đồng đảm bảo chống lũ Hè Thu tần suất 10%.
- Tu sửa,
nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống triều cường P = 5% gặp bão
cấp 9, 10, đối với những đê trực diện với biển cấp 11, 12.
- Xây dựng
hoàn thiện các hồ chứa nước đầu nguồn dòng chính sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng
để điều tiết nước hạ du, phát điện, chống lũ và cải tạo môi trường sinh thái.
II. PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
1. Phương án
cấp nước tưới
a) Vùng Diễn
- Yên - Quỳnh - Đô Lương (vùng 1)
- Tiểu vùng
lưu vực sông Hoàng Mai: Gồm 10 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu. Hiện có 67 công trình
(52 hồ chứa, 15 trạm bơm); cần tu sửa, nâng cấp 12 hồ chứa, xây dựng mới 4 công
trình (2 hồ chứa, 2 trạm bơm), kiên cố hoá 96,5 km kênh đảm bảo tưới cho 4.490
ha, diện tích tưới tăng thêm 1.027 ha.
- Tiểu vùng hồ
chứa Yên Thành, Diễn Châu, Nam Quỳnh Lưu: Gồm 5 xã Quỳnh Lưu, 4 xã Diễn Châu và
16 xã Yên Thành. Hiện tại có 284 công trình (245 hồ chứa, 38 trạm bơm, 11 tuyến
kênh hệ thống Bắc); tu sửa, nâng cấp 64 công trình (56 hồ chứa, 8 trạm bơm),
kiên cố hoá 272 km kênh (255 km kênh hồ chứa, 8km kênh trạm bơm, 9 km kênh hệ
thống Bắc), xây dựng mới 4 công trình (3 hồ chứa, 1 trạm bơm) đảm bảo tưới
10.110 ha, không tăng diện tích tưới so với hiện tại.
- Tiểu vùng sử
dụng nước hệ thống Bắc (Diễn - Yên - Quỳnh - Đô Lương): Gồm 27 xã Quỳnh Lưu, 35
xã Diễn Châu, 22 xã Yên Thành và 12 xã Đô Lương. Hiện tại có hệ thống tưới tự
chảy và 198 trạm bơm; cần phải được kiên cố hoá 106,2 km kênh khu vực tưới tự
chảy; tu sửa, nâng cấp 28 trạm bơm, kiên cố hoá 153 km kênh tưới đảm bảo tưới
27.240 ha (tự chảy tưới 14.100 ha, bơm tưới 13.150 ha), diện tích tưới tăng 234
ha.
- Tiểu vùng hồ
chứa và trạm bơm lấy nước sông Lam thuộc Đô Lương: Gồm có 21 xã vùng hồ và vùng
bơm dọc sông Lam của Đô Lương. Hiện tại có 161 công trình (86 hồ chứa, 75 trạm
bơm); cần nâng cấp, tu sửa 25 công trình (14 hồ chứa, 11 trạm bơm), kiên cố hoá
66,5 km kênh mương, đảm bảo tưới 6.590 ha, diện tích tưới không tăng so với hiện
tại.
Bảng 1: Tổng
hợp tình hình cấp nước sau quy hoạch vùng 1
Diện tích tưới (ha)
|
Cấp nước NTTS (ha)
|
Cấp nước sinh hoạt (người)
|
Cấp nước công nghiệp (ha)
|
Lúa
|
Màu
|
Cây CN
|
Trồng cỏ
|
36.000
|
6.000
|
1.980
|
950
|
3.500
|
1.268.050
|
300
|
b) Vùng Nam -
Hưng - Nghi - thành phố Vinh (vùng 2)
- Tiểu vùng hồ
chứa Tả sông Lam: Gồm 16 xã (Nghi Lộc 7 xã, Nam Đàn 8 xã, Hưng Nguyên 1 xã). Có
100 công trình (Nghi Lộc 48 hồ, Hưng Nguyên 4 hồ, Nam Đàn 41 hồ và 7 trạm bơm);
cần nâng cấp, sửa chữa 77 công trình (hồ chứa 39, trạm bơm 3), kiên cố hoá
158,2 km kênh, xây dựng mới 1 công trình (đập Trộ Sa) đảm bảo tưới 6.400 ha, diện
tích tưới tăng 2.796 ha.
- Tiểu vùng
bơm nước Tả sông Lam: Gồm 85 phường, xã (Nam Đàn 8 xã, Hưng Nguyên 22 xã, Nghi
Lộc 23 xã, Vinh 25 phường xã, Cửa Lò 7 phường xã).
Có 255 công
trình (Nam Đàn 81, Hưng Nguyên 86, Nghi Lộc 62, Vinh 26); cần tu sửa, nâng cấp
51 trạm bơm và kiên cố hoá 483 km kênh mương đảm bảo tưới 18.750 ha, diện tích
tưới tăng 910 ha.
- Tiểu vùng Hữu
sông Lam của Nam Đàn: Có 45 công trình (15 hồ chứa nhỏ, 30 trạm bơm); cần tu sửa,
nâng cấp 13 công trình (7 trạm bơm, 6 hồ chứa), kiên cố hoá 76,4 km kênh, đảm bảo
tưới 3.250 ha, diện tích tưới tăng 796 ha.
Bảng 2: Tổng
hợp tình hình cấp nước sau quy hoạch vùng 2
Diện tích tưới (ha)
|
Cấp nước NTTS (ha)
|
Cấp nước sinh hoạt (người)
|
Cấp nước công nghiệp (ha)
|
Lúa
|
Màu
|
Cây CN
|
Trồng cỏ
|
20.000
|
3.500
|
1000
|
900
|
3.000
|
875.520
|
680
|
c) Vùng 11
huyện, thị xã miền núi (vùng 3)
- Tiểu vùng
thượng nguồn sông Cả: Gồm có 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Hiện tại
có 160 công trình (Con Cuông: 9 hồ chứa, 48 đập dâng, 2 trạm bơm; Tương Dương:
1 hồ chứa, 35 đập dâng; Kỳ Sơn: 65 đập dâng); cần Trung ương sửa, nâng cấp 54
công trình (10 hồ chứa, 44 đập dâng), xây dựng mới 50 đập dâng (kiên cố 10 công
trình tạm và làm mới 40 công trình), kiên cố hoá 17,5 km kênh, đảm bảo tưới cho
5.900 ha, tưới tăng 3.258 ha.
- Tiểu vùng
sông Hiếu: Gồm 5 huyện và thị xã (Quế Phong, Quỳ Châu. Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân
Kỳ và thị xã Thái Hoà). Hiện tại có 820 công trình (hồ chứa 505, đập dâng 265
trạm bơm 50); cần tu sửa, nâng cấp 183 công trình (119 hồ chứa, 52 đập dâng, 12
trạm bơm), kiên cố hoá 574,3 km kênh, xây dựng mới 40 công trình (15 trạm bơm,
10 hồ chứa, 15 đập dâng), đảm bảo tưới 29.800 ha, tăng 12.485 ha.
- Tiểu vùng
Anh Sơn: Có 122 công trình (101 hồ chứa, 15 trạm bơm và 6 đập dâng); cần tu sửa,
nâng cấp 26 công trình (21 hồ chứa, 4 trạm bơm, 1 đập dâng), kiên cố hoá 73 km
kênh, xây dựng mới 10 công trình (5 hồ chứa, 3 trạm bơm, 2 đập dâng), đảm bảo
tưới 5.000 ha, tưới tăng 1.830 ha.
- Tiểu vùng
Thanh Chương: Có 232 công trình (120 hồ chứa, 112 trạm bơm), cần tu sửa, nâng cấp
25 công trình (15 hồ chứa, 10 trạm bơm), kiên cố hoá 207 km kênh, xây dựng mới
8 công trình (5 trạm bơm, 3 hồ chứa), đảm bảo tưới 9.470 ha, tưới tăng 982 ha.
Bảng 3: Tổng
hợp tình hình tưới vùng miền núi sau quy hoạch vùng 3
Diện tích tưới (ha)
|
Cấp nước NTTS (ha)
|
Cấp nước sinh hoạt (người)
|
Cấp nước công nghiệp (ha)
|
Lúa
|
Màu
|
Cây CN
|
Trồng cỏ
|
26.000
|
8.500
|
9.020
|
3.150
|
3.500
|
1.269.320
|
400
|
Bảng 4: Bảng tổng
hợp số công trình và diện tích tưới toàn tỉnh
Vùng
|
Công trình
|
Chiều dài kênh kiên cố (km)
|
Diện tích tưới (ha)
|
Tổng số
|
Sửa chữa
|
Xây dựng mới
|
Hiện tại
|
Sau quy hoạch
|
Tưới tăng
|
Diễn - Yên - Quỳnh - Đô
|
710
|
130
|
8
|
781,7
|
47.169
|
48.430
|
1.261
|
Nam - Hưng - Nghi -Vinh
|
400
|
106
|
1
|
717,6
|
23.898
|
28.400
|
4.502
|
Vùng miền núi
|
1.334
|
284
|
118
|
871,8
|
31.626
|
50.170
|
18.544
|
Tổng
|
2.444
|
520
|
127
|
2.371
|
102.693
|
127.000
|
24.307
|
2. Phương án
tiêu úng
a) Vùng Diễn
- Yên - Quỳnh
- Vùng đồi
núi:
+ Phủ xanh đất
trống đồi trọc vùng đồi núi bán sơn địa.
+ Tu sửa,
nâng cấp các hồ chứa để tưới và cắt giảm lũ cho hạ du.
- Vùng đồng bằng:
+ Vùng đồng
màu: Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng vùng màu, đảm bảo tiêu úng cho
10.200 ha.
+ Vùng đồng bằng
Quỳnh Lưu: Tu sửa, nâng cấp các tuyến tiêu Bình Sơn, Nguyễn Văn Trỗi, Cù Chính
Lan, Laman, cống Quỳnh Dị.
+ Vùng đồng bằng
Diễn - Yên: Đào, nạo vét các tuyến tiêu Vách Bắc, Diễn Hoa, sông Bùng và các trục
tiêu nhánh đảm bảo tiêu lũ Hè Thu.
+ Cống ngăn mặn,
giữ ngọt Diễn Thành, Diễn Thuỷ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành
trong mùa mưa lũ để gạn triều, tiêu úng.
b) Vùng Nam -
Hưng - Nghi
- Vùng hồ chứa:
+ Phủ xanh đất
trống đồi trọc vùng núi bán sơn địa.
+ Tu sửa,
nâng cấp tất cả các hồ chứa để đảm bảo an toàn lũ, tưới và cắt giảm lũ.
- Vùng đồng
màu: Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống tiêu úng vùng màu, để tiêu úng 3.430 ha.
- Vùng đồng bằng:
+ Nạo vét các
tuyến tiêu chính tạo nguồn: Kênh Thấp, kênh Gai, sông Vinh.
+ Tuyến tiêu
Khe Cái, sông Cấm cần được cải tạo, cắt giảm eo cổ bù để tăng khả năng tiêu lũ.
+ Kênh Lam
Trà và Hoàng Cần tưới tiêu kết hợp cần nạo vét, mở rộng, xử lý những đoạn bị
cát chảy gây ách tắc tưới tiêu.
+ Nghiên cứu tuyến
tiêu Kênh Gai về Rào Đừng hoặc về Hói Trại (Phúc Thọ) để tăng khả năng tiêu lũ
cho vùng Nam - Hưng - Nghi - Vinh.
+ Tuyến tiêu
Bắc Vinh - Rào Đừng cần được đào mở, cắt eo cổ bù, bỏ tràn Hoà Lộc, Hoà Thái để
tiêu úng nhanh.
+ Vùng bơm
tiêu Hưng Châu - Hưng Lợi cần phải đánh giá lại, có giải pháp cụ thể và đề ra
biện pháp công trình hợp lý.
+ Xây dựng
hoàn thành Cống Nam Đàn để tăng khả năng lấy nước từ sông Lam, đảm bảo lưu lượng
trong điều kiện nguồn nước cạn kiệt, mực nước sông Lam xuống thấp.
3. Quy hoạch
đê phòng chống lũ
a) Đê Tả Lam
cấp III hiện tại
- Nâng đê Tả
Lam cấp III hiện nay thành đê cấp II, tần suất chống lũ từ 1,5% lên 1%.
- Tiếp tục
kiên cố hoá mặt đê 45,9 km chưa được kiên cố, xử lý 753 m nền đê xung yếu chưa
được xử lý, đắp cơ cho 12 km chưa có cơ.
b) Đê cấp IV
Tả hiện tại, đê Hữu sông Lam
Tu sửa, nâng
cấp các tuyến đê cấp IV hiện tại, làm mới đê Bích Hào (Thanh Chương) có tổng
chiều dài 81,3 km thành đê cấp III, đảm bảo chống lũ tần suất P=2%, từng bước
xóa bỏ các vùng chậm lũ.
c) Đê nội đồng
Có 51 tuyến
dài 439,4 km; cần nâng cấp, khép kín, xây dựng tràn sự cố để đảm bảo chống lũ
hè thu tần suất 10%.
d) Đê biển và
đê cửa sông
- Đê biển: Có
9 tuyến dài 58,45 km; cần được nâng cấp 6 tuyến dài 34 km đảm bảo chống bão cấp
9, 10 triều cường tần suất 5%.
- Đê cửa
sông: Có 17 tuyến dài 140,85 km; cần được nâng cấp 13 tuyến dài 122 km đảm bảo
chống bão cấp 9, 10 triều cường tần suất 5%.
4. Cấp nước
sinh hoạt
Đến năm 2020
cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh cho 100% cho đô thị và nông thôn.
a) Vùng nông
thôn:
- Nâng cấp, cải
tạo 86.210 giếng đào, giếng khoan, 65 công trình cấp nước tập trung.
- Xây dựng
1.155 công trình cấp nước tập trung, đào 25.000 giếng, và xây 25.000 bể chứa nước.
b) Vùng đô thị:
- Nâng cấp, mở
rộng nhà máy nước cho thành phố, thị xã, thị trấn.
- Xây dựng
các công trình cấp nước các khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Cửa
Lò, Thái Hoà.
5. Phương án
khai thác dòng chính sông Cả
Để đảm bảo tưới,
chống lũ cho vùng hạ du, đẩy mặn vùng cửa sông, kết hợp phát điện tiếp tục
nghiên cứu xây dựng các hồ chứa:
- Hồ chứa nước
Bản Mồng;
- Xây dựng hồ
chứa nước Thác Muối;
- Xây dựng 6
hồ chứa thượng lưu hồ Bản Mồng;
- Đề nghị Bộ
Nông nghiệp và PTNT cho nghiên cứu, bổ sung quy hoạch Cống Sông Lam để ứng phó với
biến đổi khí hậu hiện nay.
Bảng 5: Danh
mục các dự án thủy lợi lớn
TT
|
Tên dự án đầu tư
|
Nhiệm vụ
|
Vốn
(tỷ đ)
|
I
|
Dự án cấp nước
|
|
|
1
|
Hệ thống kênh Sông Sào giai đoạn II
|
Tưới 6.000 ha cây công nghiệp
|
200
|
2
|
XD hồ Khe Lại & nâng cấp kênh Vực Mấu
|
Tưới 4.800 ha, nước SH và CN
|
250
|
3
|
Xây dựng hồ Bản Mồng
|
Lợi dụng tổng hợp
|
3.800
|
4
|
Nâng cấp kênh Hệ thống TN Bắc
|
Tưới 36.000 ha
|
4.500
|
5
|
Cải tạo nâng cấp kênh Lam Trà
|
Tưới 3.574 ha, tiêu 8.308 ha
|
250
|
6
|
XD hồ khe Cát, khe Hạc -Yên Thành
|
Tưới 1.800 ha
|
75
|
7
|
CT thủy lợi Nậm Việc - Quế Phong
|
Tưới 640 ha kết hợp du lịch
|
130
|
8
|
Nâng cấp cụm hồ Yên Thành
|
Tưới 1.500 ha
|
85
|
9
|
Nâng cấp cụm hồ Tân Kỳ
|
Tiêu 2.500 ha
|
30
|
10
|
Nâng cấp cụm hồ Nghĩa Đàn
|
Tiêu 3.700 ha
|
120
|
II
|
Dự án tiêu úng chống lũ
|
Tiêu
|
|
1
|
Hệ thống tiêu úng Diễn - Yên
|
Phòng chống thiên tai
|
200
|
2
|
Hệ thống tiêu úng Nam - Hưng - Nghi
|
Phòng chống thiên tai
|
|
3
|
Xây dựng đê hữu Thanh Chương
|
Bảo vệ 4.875 ha, 28.893 người
|
4.000
|
4
|
Nâng cấp đê Tả Lam
|
Bảo vệ 47.500 ha
|
150
|
5
|
Nâng cấp đê Hữu Nam Đàn
|
Bảo vệ 3.500 ha, 36.737 người
|
500
|
6
|
Hệ thống đê nội đồng
|
Bảo vệ 12.767 ha
|
100
|
III
|
Dự án lợi dụng tổng hợp
|
|
|
1
|
Hồ chứa nước Thác Muối
|
Tưới 1.200 ha, cấp nước 20m3/s
|
45
|
2
|
Cụm hồ điều tiết nước TL hồ Bản Mồng
|
Tưới 900 ha, cấp nước 13 m3/s
|
35
|
III. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ
Tổng vốn đầu
tư: 30.000 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư
xây dựng công trình lợi dụng tổng hợp: 11.000 tỷ đồng.
- Sửa chữa,
nâng cấp, xây dựng mới công trình còn lại: 19.000 tỷ đồng.
IV. NGUỒN VỐN
- Ngân sách
Trung ương và các tổ chức Quốc tế đầu tư toàn bộ các công trình, các hệ thống
thủy lợi, các công trình lợi dụng tổng hợp lớn.
- Ngân sách
Trung ương và ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm để nâng cấp và xây dựng mới
các công trình quy mô vừa.
- Huy động
các nguồn tài trợ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ ngoài nước.
- Lồng ghép vốn
các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển kinh tế - xã hội và
các chương trình đầu tư có mục tiêu khác để xây dựng công trình thủy lợi như:
Chương trình đầu tư củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Nam đến Quảng Ninh của
Chính phủ; Chương trình phòng chống sạt lở ven sông, Chương trình Nâng cấp, đảm
bảo an toàn hồ chứa, Kế hoạch Nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020...
- Ngân sách
huyện, xã, đóng góp của các doanh nghiệp, nhân dân vùng hưởng lợi để kiên cố
hoá kênh mương, sửa chữa và xây dựng công trình thủy lợi nhỏ.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
1. Giải pháp
kỹ thuật
- Xúc tiến
công tác lập quy hoạch chi tiết các vùng, tiểu vùng, lập kế hoạch, dự án đầu tư
để có quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả và đúng tiến độ.
- Đẩy mạnh ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng để giảm chi phí đầu
tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học về tưới nhất là tưới cho màu, cây công nghiệp
vào thực tiễn sản xuất.
- Tăng cường
công tác quản lý quy hoạch với quản lý lưu vực, quản lý khai thác sử dụng tài
nguyên nước.
- Phối hợp chặt
chẽ giữa các biện pháp Nông - Lâm - Thủy lợi để phát triển bền vững nguồn nước.
2. Tổ chức quản
lý khai thác
- Kiện toàn
công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi kết hợp với việc thành lập tổ chức
các hộ dùng nước.
- Rà soát và
chuẩn hoá quy trình vận hành của các hệ thống công trình thuỷ lợi lớn đi đôi với
việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân để họ vận hành và bảo vệ các
công trình thủy lợi do các địa phương quản lý.
3. Cơ chế
chính sách
- Xây dựng
các cơ chế chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và
khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi.
- Tiếp tục nghiên
cứu chính sách hỗ trợ các địa phương kiên cố hoá kênh mương và đầu tư sửa chữa
các công trình thủy lợi nhỏ.
- Có chính
sách ưu tiên phát triển thủy lợi vùng miền núi, thủy lợi tưới cho cây màu công
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Phân cấp
nguồn vốn để các địa phương chủ động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để
nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi nhỏ.
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn
2010 đến 2015
a) Công trình
tưới
- Hoàn thành
xây dựng cống Nam Đàn.
- Nghiên cứu
xây dựng công trình cống ngăn mặn, giữ ngọt Sông Lam và cống ngăn mặn, giữ ngọt
hệ thống sông Hoàng Mai - Sông Mơ.
- Hoàn thành
xây dựng kênh sông Sào giai đoạn 2.
- Hoàn thiện
dự án tu sửa, nâng cấp hồ Xuân Dương, hồ Vực Mấu và 45 hồ chứa tỉnh Nghệ An đã
được phê duyệt, xây dựng hồ Khe Lại.
- Nâng cấp,
tu sửa và xây dựng mới 130 công trình vùng miền núi.
- Lập dự án
kiên cố hoá kênh mương hai hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam Nghệ An.
b) Công trình
tiêu
- Hoàn thiện
3 dự án tiêu vùng màu Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc đã được phê duyệt.
- Nạo vét, mở
rộng các tuyến kênh tưới tiêu kết hợp Lam Trà, Hoàng Cần, và tuyến Khe Cái vùng
Nam - Hưng - Nghi.
- Nạo vét, mở
rộng các tuyến tiêu vùng Diễn - Yên - Quỳnh.
c) Công trình
đê điều phòng chống lũ
- Đê cấp III
Tả Lam: Đầu tư di K25 + 450.chuyển
1,75 km đê Cầu Dâu và nâng cấp đoạn từ K0
- Hoàn chỉnh
nâng cấp đoạn đê Hữu Thanh Chương hiện có; tu sửa, nâng cấp đê Nam - Bắc - Đặng
(Hữu Lam), đê Đồng Văn (Tả Lam), xây dựng mới đê Bích Hào.
- Tập trung dứt
điểm các tuyến đê biển và cửa sông gồm: Đê Quỳnh Lộc, đê Quỳnh Dị, đê Sông
Thái, Sông Cấm, đê Bích - Kỷ - Vạn - Ngọc, đê Quỳnh Long - Quỳnh Thuận - Quỳnh
Thọ, đê Kim - Hải - Hùng, đê Trung - Thịnh - Thành, kè Sơn Hải, kè Nghi Thuỷ,
kè chống sạt lở bờ sông các huyện Hưng Nguyên, Tân Kỳ, Kỳ Sơn...
- Xây dựng
các tràn sự cố trên đê cấp III Tả, Hữu sông Lam.
d) Công trình
lợi dụng tổng hợp
- Hoàn thành
phần đầu mối thuỷ điện Bản Mồng.
- Lập dự án
công trình hồ chứa nước Thác Muối.
2. Giai đoạn
2015 đến 2020
a) Công trình
tưới
- Hoàn thiện việc
kiên cố hoá kênh mương hai hệ thống thuỷ lợi Bắc, Nam Nghệ An và các công
trình.
- Tu sửa,
nâng cấp, xây dựng mới 471 công trình thuỷ lợi phục vụ tưới.
b) Công trình
tiêu
- Đào, mở rộng
kênh Thấp, kênh Gai, kênh Bắc thành phố Vinh.
c) Công trình
đê điều, phòng chống lũ
- Củng cố,
nâng cấp đê Tả Lam từ Nam K91).Đàn đến Bến Thủy (K55
- Tu sửa,
nâng cấp đê Lương - Yên - Khai.
- Đê nội đồng
có 51 tuyến dài 439,4 km cần nâng cấp, khép kín đảm bảo chống lũ Hè Thu tần suất
P = 10%.
- Đê biển: Tu
sửa, nâng cấp, xây dựng mới đê Quỳnh Lập tuyến I, II, đê Quỳnh Yên, đê Quỳnh Tiến
dài 7 km.
- Đê cửa
sông: Có 14 tuyến dài 123 km cần được tu sửa, nâng cấp đảm bảo chống bão cấp 9,
10 triều cường tần suất 5%.
d) Công trình
lợi dụng tổng hợp
- Xây dựng 6
hồ nằm ở phía thượng lưu hồ Bản Mồng.
- Xây dựng đầu
mối công trình hồ Thác Muối.
Điều 2. Giao Sở Nông Nghiệp và
PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị
xã, tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ chương
trình mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và quy hoạch chung, tiến hành lập
các dự án đầu tư và xây dựng công trình theo đúng quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành,
thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|