TIÊU CHUẨN VIỆT
NAM
TCVN 6858
: 2001
ISO
11266 : 1994
CHẤT
LƯỢNG ĐẤT - HƯỚNG DẪN THỬ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÂN HUỶ
SINH HỌC CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT Ở ĐIỀU KIỆU HIẾU KHÍ
Soil quality - Guidance onlaboratory testing for biodegradition of organic
chemicals in soil under aerobic conditions
Lời nói đầu
TCVN 6858 : 2001 hoàn toàn tương đương với
ISO 11266 : 1994.
TCVN 6858 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn
TCVN/TC190
Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – HƯỚNG DẪN THỬ TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY SINH HỌC CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG
ĐẤT Ở ĐIỀU KIỆN HIẾU KHÍ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về việc lựa
chọn và tiến hành phương pháp thử thích hợp để xác định quá trình phân hủy sinh
học của các chất hữu cơ trong đất hiếu khí. Tiêu chuẩn này không đưa ra bất kỳ
phương pháp thử đặc thù nào.
2 Tiêu chuẩn trích dẫn
ISO 9408 : 1991 Chất lượng nước – Sự đánh giá
quá trình phân hủy “hoàn toàn” của các chất hữu cơ trong môi trường nước – Phương
pháp xác định nhu cầu oxy trong máy hô hấp kín.
TCVN 5960 : 1995 (ISO 10381-6 : 1993) Chất lượng
đất – Lấy mẫu – Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh
giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tại phòng thí nghiệm.
TCVN 5979 : 1995 (ISO 10390 : 1994) Chất lượng
đất – Xác định pH.
TCVN 6642 : 2000 (ISO 10694 : 1995) Chất lượng
đất – Xác định cácbon hữu cơ và cácbon tổng số sau khi đốt khô (“phân tích
nguyên tố”)
TCVN 6646 : 2000 (ISO 11260 : 1994) Chất lượng
đất – Xác định khả năng trao đổi cation thực tế và độ bão hòa bazơ bằng cách sử
dụng dung dịch bari clorua.
TCVN 6651 : 2000 (ISO 11274 :1998) Chất lượng
đất – Xác định đặc tính giữ nước – Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN 6498 :1999 (ISO11261: 1995) Chất lượng đất
– Xác định nitơ tổng. Phương pháp Kendan (Kjeldahl) cải biên.
ISO 11461:- 1) 1Chất lượng
đất – Xác định hàm lượng nước trong đất trên cơ sở thể tích - Phương pháp khối
lượng.
3 Định nghĩa
Trong phạm vi của tiêu chuẩn này áp dụng các
định nghĩa sau.
3.1 Phân hủy sinh học: Sự phân hủy phân tử hữu
cơ dưới các tác động đa dạng của các sinh vật sống.
3.2 Phân hủy sinh học bậc 1: Sự phân hủy của
một chất đến mức đủ để làm mất đi một vài tính chất đặc trưng của phân tử ban đầu
. Trên thực tế, điều này được xác định bằng phân tích sự tiêu hao của hợp chất
ban đầu hay một vài chức năng đặc thù của hợp chất ban đầu.
3.3 Phân hủy sinh học đến cùng: Sự phá hủy một
hợp chất hữu cơ thành khí cacbon dioxit, nước, oxyt hoặc muối vô cơ của bất kỳ
nguyên tố nào hiện hữu và sản phẩm kết hợp với các quá trình chuyển hoá bình
thường của vi sinh vật.
3.4 Thời gian tồn tại: Thời gian lưu trú của
các chủng loại hóa chất trong thành phần xác định một cách đặc thù của môi trường.
3.5 Thời gian phân hủy DT-50: Khoảng thời
gian để nồng độ của hợp chất đã cho giảm 50% giá trị ban đầu của nó.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.7 Cặn liên kết; cặn không chiết tách được:
Các loại hóa chất trong thực vật và đất, có nguồn gốc, thí dụ từ phân tử hữu cơ
không chiết tách được bằng các phương pháp không làm thay đổi bản chất hóa học
của những cặn này một cách đáng kể. Các chất cặn không thể chiết tách này được
xem xét để loại trừ phần tái tuần hoàn qua quá trình trao đổi chất dẫn tới các
sản phẩm tự nhiên. (Xem thí dụ và các thông tin tiếp ở [3] phụ lục A).
3.8 Khoáng hóa: Sự phân hủy hoàn toàn của một
chất hữu cơ thành sản phẩm vô cơ.
4 Nguyên tắc
Sau khi bổ sung hợp chất thử vào đất đã được
chọn (5.1) quá trình phân hủy sinh học được đo trong điều kiện hiếu khí (xem
ISO 9408). Sử dụng hợp chất đánh dấu phóng xạ cho phép xác định được tốc độ
phân hủy của hợp chất thử và việc tạo thành các chất chuyển hóa, cácbon dioxit,
các chất dễ bay hơi khác và các chất cặn không chiết tách được. Phải sử dụng
các phương pháp phân tích thích hợp để nhận biết các chất chuyển hoá. Sự phân hủy
của hợp chất thử có thể được theo dõi bằng các phương pháp phân tích đặc thù.
5 Vật liệu
5.1 Đất
Nếu có thể, đất được chọn để thử phải lấy trực
tiếp từ nơi dự đoán trước là tiếp xúc với hóa chất. Tuy nhiên, nếu không lấy được
mẫu sạch do sự ô nhiễm đã xảy ra từ trước đó thì đất được chọn phải có những
tính chất so sánh.
Lý lịch thực địa của đất sử dụng phải được
xem xét và cần phải lưu ý đến các quá trình cải tạo đất gần nhất như canh tác
và sử dụng thuốc trừ sâu. Phải có các dữ liệu chính xác về nơi lấy mẫu, về vị
trí của nó, về các thực vật hiện có hoặc mùa màng trước đó, thời gian lấy mẫu từ
thực địa và về độ sâu khi lấy mẫu.
5.1.1 Các đặc tính của đất
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tính chất lý học:
1) phân tích cấp hạt theo TCVN 6862 : 2001
(ISO 11277);
2) hàm lượng nước thực địa theo ISO 11461;
3) khả năng giữ nước toàn phần và/hoặc đặc
tính giữ nước theo TCVN 6651 : 2000 (ISO 11274).
b) Tính chất hóa học:
1) pH của đất, theo ISO 10390, hoặc pH trong
dung dịch KCl hay dung dịch CaCl2;
2) hàm lượng chất hữu cơ theo TCVN 6642 :
2000 (ISO 10694 : 1995);
3) khả năng trao đổi cation (CEC) theo TCVN
6646 : 2000 (ISO 11260 : 1994);
4) hàm lượng nitơ, theo TCVN 6498 : 1999 (ISO
11261 : 1995).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hoạt tính vi sinh vật phải được xác định hoặc
bằng cách sử dụng hợp chất có thể phân hủy sinh học thích hợp hoặc bằng cách
xác định sinh khối hoạt tính theo một số tiêu chuẩn sẽ được ban hành sau.
Chú thích 1 – Xác định hoạt tính vi sinh vật
trước khi tiến hành thử quá trình phân hủy sinh học và xác định xem có các thay
đổi của hoạt tính vi sinh vật đã xảy ra trong quá trình thử có thể có lợi hơn.
5.2 Vật liệu thử
Các chất được dùng để thử phải là các hợp chất
tinh khiết (độ tinh khiết hóa học lớn hơn 98%). Cần phải xem xét đến ảnh hưởng
của bất cứ chất mang hoặc thành phần tạo thành.
Các dữ liệu về các hợp chất sau đây rất quan
trọng để giải thích các kết quả:
tên (IUPAC);
cấu trúc;
khối lượng tương đối của phân tử;
dữ liệu về độ tinh khiết;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
tính hòa tan trong nước;
áp suất hơi;
hệ số thành phần octanol/nước;
hằng số hấp thụ;
hằng số phân ly axit;
đối với các hóa chất được đánh dấu bằng đồng
vị phóng xạ:
bản chất và vị trí của dấu, hoạt tính riêng,
độ tinh khiết hóa chất phóng xạ.
Chú thích 2 – Kết quả của những nghiên cứu sử
dụng các chất đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ phụ thuộc vào thứ hạng của dấu đồng
vị phóng xạ. Việc đánh dấu nên định vị theo cách sao cho có thể theo dõi được
quá trình chuyển đổi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải tuân thủ ISO 10381-3 để bảo đảm đạt tối
đa khả năng sống của vi sinh vật trong quá trình lấy mẫu.
7 Cách tiến hành
7.1 Bổ sung chất thử
Nồng độ được sử dụng trong khi thử phụ thuộc
vào đối tượng thực nghiệm. Hoá chất thử được bổ sung bằng nhiều cách:
trong nước (phụ thuộc vào độ hòa tan trong nước);
trong dung môi hữu cơ (phụ thuộc vào độ hòa
tan trong dung môi). Lượng dung môi cần dùng để hoà tan hợp chất phải giữ ở mức
thấp nhất. Cần phải tính đến độ độc hại và độ phân huỷ sinh học của dung môi;
cho trực tiếp vào dưới dạng rắn, thí dụ như
trộn với cát thạch anh.
Phải có biện pháp ngăn ngừa việc bổ sung chất
thử ở mức gây độc. Những hợp chất độc hoặc hợp chất có hiệu ứng ức chế đối với
vi sinh vật trong đất ở nồng độ đó sẽ cản trở quá trình xác định độ phân hủy
sinh học. Ngoài ra, nếu chất thử bổ sung trong nước cần phải có biện pháp ngăn
ngừa đất quá ướt hoặc quá chặt.
7.2 Quá trình ủ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ chính xác của phép thử càng cao nếu như ta
tăng số lượng mẫu ủ .
Khi sử dụng vật liệu thử chưa được đánh dấu,
nên tiến hành các mẫu đối chứng đồng thời. Các mẫu đối chứng này nên gồm đất,
nước, hoặc dung môi như đã được sử dụng cho vật liệu thử trong mẫu đã được xử
lý.
7.2.1 Hệ thống ủ
Hệ thống ủ được sử dụng phụ thuộc vào phương
pháp phân tích và phương pháp đo. Có nhiều hệ thống ủ được dùng và một vài hệ
thống trong số đó được liệt kê ở [1] và [2] phụ lục A. Hệ thống ủ được sử dụng
phải bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy để duy trì điều kiện hiếu khí. Nếu cần phân biệt
giữa phân hủy sinh học và loại phân hủy khác thì cần phải tiến hành ủ trong điều
kiện vô trùng.
Nếu việc đánh giá lượng cacbon dioxit được sử
dụng để theo dõi quá trình phân huỷ thì phải có biện pháp thích hợp khi thử đất
kiềm. Loại đất kiềm có thể hấp thụ cacbon dioxit và dẫn đến việc lượng cacbon
dioxit được xác định thấp hơn lượng tạo ra.
Nếu việc đo quá trình khoáng hóa được tiến
hành với các hợp chất không đánh dấu phóng xạ thì phải chú ý tới tốc độ khoáng
hoá của mẫu đối chứng và khả năng lượng cacbon dioxit tạo thành từ một
cacbonnát vô cơ.
Chú thích 3 - Một số hệ t hống ủ mô tả trong
[1] và [2] phụ lục A.
7.2.2 Điều kiện ủ
7.2.2.1 Chiếu sáng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ ủ phải được chọn tuỳ theo mục đích
nghiên cứu. Nhìn chung, hoạt tính tối đa của vi sinh vật đạt được ở khoảng từ
25oC đến 35oC. Tuy nhiên, đối với đất ở vùng khí hậu ôn
hòa, nhiệt độ từ 10oC đến 25oC cũng đủ và nhiệt độ này đặc
trưng hơn cho điều kiện tự nhiên. Nơi hệ thống ủ được đặt vào phải được đo và
ghi lại nhiệt độ tối đa và tối thiểu với những khoảng thời gian đều đặn trong
suốt quá trình ủ và nhiệt độ này không được thay đổi quá ±2oC.
7.2.2.3 Hàm lượng nước
Hàm lượng nước trong đất phải thích hợp với mục
đích nghiên cứu. Bằng phương pháp cân, hàm lượng nước phải được xác định ngay
khi bắt đầu thử và phải được giám sát trong suốt quá trình ủ. Hàm lượng nước mất
đi phải thay thế bằng một lượng nước đã loại ion hoặc nước cất thích hợp. Hàm
lượng nước ban đầu phải được duy trì trong khoảng ±5%.
Hàm lượng nước được biểu thị một cách thích hợp
như là áp suất nước trong lỗ hổng. Nói chung, hoạt tính của vi sinh vật trong đất
đạt tối ưu ở khoảng – 0,01 MPa đến – 0,031 MPa và sẽ giảm đi khi đất bị ngập nước
(áp lực nước ở lỗ hổng gần bằng 0) hoặc khi đất quá khô, với áp lực nước trong
lỗ hổng là âm.
áp lực nước trong lỗ hổng được xác định theo
TCVN 6651 : 2000 (ISO 11274).
Đôi khi, khả năng giữ nước của đất (KNGN)
cũng được sử dụng nhưng không có giá trị lắm vì nó không cung cấp được sự so
sánh giữa các mẫu đất khác nhau. Hoạt tính tối đa của vi sinh vật thường tìm thấy
ở khoảng 40% - 60% KNGN tối đa của đất đã
cho, mặc dù KNGN đạt 75% khả năng giữ nước tối đa cũng có thể sử dụng cho mục
đích đặc biệt.
Chú thích 4 – Thông tin tiếp theo xem ở [4]
phụ lục A.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thời gian tối thiểu tiến hành thử chưa được đề
xuất nhưng vì hoạt tính vi sinh trong đất giảm khi thời gian ủ kéo dài nên quá
trình thử không được kéo dài quá 120 ngày.
7.2.4 Lấy mẫu
Các mẫu phải được lấy ở những khoảng thời
gian đều đặn trong quá trình ủ, khoảng thời gian này tuỳ thuộc vào thời gian tiến
hành thử và tốc độ phân hủy sinh học của vật liệu thử. Để xây dựng được đồ thị
đường phân huỷ yêu cầu phải có ít nhất năm điểm lấy mẫu. Vì nhiều vật liệu phân
hủy nhanh hơn vào thời gian đầu của quá trình ủ, tần suất lấy mẫu nên như sau:
0 ngày, 2 ngày, 4 ngày, 8 ngày, 16 ngày, 32 ngày, 64 ngày và 120 ngày sau khi ủ.
Đối với các phương pháp lấy mẫu phá hủy, thí dụ như khi phân tích đất trực tiếp,
thì toàn bộ đất của một bình ủ riêng biệt được lấy để đo.
7.3 Phân tích
Phương pháp phân tích được chọn tùy theo mục
đích nghiên cứu và yêu cầu dữ liệu về phân hủy sinh học bậc một và/hoặc phân huỷ
sinh học đến cùng.
Các phân tích được chọn để theo dõi quá trình
phân hủy sinh học tùy thuộc vào chính hóa chất và việc sử dụng hợp chất đánh dấu
phóng xạ hay không đánh dấu phóng xạ. Nói chung, cần phải xem xét các phân tích
sau:
Đối với phân hủy bậc một (các chất không đánh
dấu):
sự tiêu hao của chất ban đầu
b) Đối với phân hủy đến cùng (các chất không
đánh dấu):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
sự tiêu hao hợp chất ban đầu
c) Đối với quá trình trao đổi chất (các chất
được đánh dấu)
xác định lượng cacbon dioxit đánh dấu được tạo
thành,
xác định các chất bay hơi, cả chất ban đầu và
chất chuyển hóa,
xác định lượng nước chiết tách được hoặc dung
môi,
xác định lượng cặn liên kết không chiết tách
được.
Đối với việc xác định các chất chiết tách được
thì phải sử dụng loại dung môi không ảnh hưởng đến chất ban đầu hoặc chất chuyển
hóa của chúng. Phải cẩn thận khi tiến hành quá trình chiết tách để lượng chiết
tách đạt được tối đa. Phân tích các chất chuyển hóa và chất ban đầu có thể tiến
hành trên sắc ký bản mỏng (TLC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí
(GS), khối phổ (MS) hoặc dùng các phép đo phổ.
8 Biểu thị kết quả
Tất cả các dữ liệu phải được trình bày dưới dạng
đồ thị và bảng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5) Nếu không quan sát được quá trình phân hủy
sinh học, các nguyên nhân có thể là:
chất thử là độc;
chất thử không phân huỷ sinh học;
hoạt tính của vi sinh vật trong đất bằng
không.
6) Để giúp cho việc đánh giá kết quả, xem ví
dụ ở [5] trong phụ lục A.
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phân huỷ các hợp chất phải
gồm những thông tin sau:
a) áp dụng theo tiêu chuẩn này;
b) dữ liệu về các hóa chất thử đã sử dụng,
xem 5.2;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) dữ liệu về cách tiến hành thử, phương pháp
thử đã sử dụng, nồng độ đã sử dụng, phương pháp áp dụng, dữ liệu về tính năng của
phép thử, dữ liệu về lấy mẫu, v.v… , xem điều 7;
e) dữ liệu về phương pháp phân tích đã sử dụng,
thí dụ, giới hạn phát hiện, chất lượng qui trình kiểm soát chất lượng, các chất
đối chứng đã phân tích;
f) dữ liệu chưa xử lý về kết quả phân tích;
g) đánh giá và kết luận.
Phụ
lục A
(tham khảo)
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1] GUTH, J.A Các phương pháp thực nghiệm
nghiên cứu sự phân hủy thuốc trừ sâu trong đất (1981), các tiến bộ trong hóa
sinh của thuốc trừ sâu, 1, trang. 85-114.
[2] Herrehen, M, Kordel, W, Kleen W, và
Huber, R. (1988) Hệ thống ủ sinh học – hệ thống mới mềm dẻo và gọn nhẹ trong
nghiên cứu phân hủy sinh học. Proceeding 1988 Hội nghị bảo vệ mùa màng Brighton
sâu phá hoại và các bệnh, trang 669-674.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[4] Paul, E.A và Clark, F.E Hoá sinh và
vi sinh vật học của đất (1989), NXB Academic Press, Inc.
[5] Schinkel, K. Nolting, H.G. và
Lundehn, J.R. Thời gian lưu của sản phẩm bảo vệ thực vật trong đất. Phân hủy,
biến đổi, chuyển hóa (tháng 12/1986). Những chỉ dẫn cho thử chính thức chất bảo
vệ thực vật, Phần 4, 4-1.
[6] Timme, G. Frehse, H. và Laska, V.
Interpretation und graphíche Darstellung dé Abbauverhaltens von
Pflanzenschutzmittel-Ru”cksta”nden(1986), II. Pflanzenschutz-Nachchrichten,
Bayer 39, pp.188- 204