BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 1964/BHXH-CĐBHXH
V/v: Hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quyết
định 613/QĐ-TTg
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2010
|
Kính
gửi: Bảo hiểm xã hội quận (huyện)
Ngày 06/5/2010 Thủ tướng Chính
phủ có ban hành quyết định 613/QĐ-TTg về việc trợ cấp hàng tháng cho những người
có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp
mất sức lao động được xét hưởng tiếp. Căn cứ Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH ngày
01/6/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội và văn bản số 2834/BHXH-CSXH
ngày 09/7/2010 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định 613/QĐ-TTg nêu
trên, BHXH/TP yêu cầu BHXH quận (huyện) triển khai thực hiện như sau:
1. Đối tượng:
Người hết thời hạn hưởng trợ cấp
mất sức lao động, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12
năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm
đến dưới 20 năm (kể cả trường hợp đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động
theo quy định tại Nghị định số 163/CP ngày 04 tháng 7 năm 1974 của Hội đồng
Chính phủ), bao gồm:
1. Người đã hết thời hạn hưởng
trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ
55 tuổi) trước ngày 01/7/2010.
2. Người đã hết thời hạn hưởng
trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, từ ngày 01/7/2010 trở đi hết tuổi lao động.
Không áp dụng đối với người đủ điều
kiện nêu trên mà đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đủ điều kiện xét hưởng trợ
cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến
chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ
về địa phương hoặc đã chết trước ngày 01/7/2010 (ngày Quyết định 613/QĐ-TTg có
hiệu lực thi hành).
Người đủ điều kiện nêu trên mà
đang chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái
phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích được xét hưởng lại sau khi chấp hành
xong hình phạt tù hoặc khi tòa án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh
trở về định cư hợp pháp.
2. Trách nhiệm của BHXH quận
(huyện):
2.1 Giải quyết hưởng trợ cấp
hàng tháng:
- Cấp đơn theo mẫu 01-QĐ613 (01
bản chính) và hướng dẫn người lao động làm đơn. Trường hợp người bị phạt tù
nhưng không được hưởng án treo đã chấp hành xong hình phạt tù; người bị Tòa án
tuyên bố là mất tích trở về; người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp thì có
thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (01 bản sao) hoặc Quyết định
trở về nước định cư hợp pháp (01 bản sao) hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố mất
tích trở về (01 bản sao);
- Tiếp nhận và kiểm tra đơn đề
nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng. Những trường hợp không do BHXH/TP lập quyết
định dừng hưởng thì hướng dẫn người lao động gửi đơn hoặc hồ sơ đến BHXH tỉnh,
thành phố nơi đã lập quyết định dừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A trước đây
nhận trợ cấp mất sức lao động tại BHXH huyện Thuận An tỉnh Bình Dương và được
BHXH tỉnh Bình Dương lập quyết định dừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng. Nay bà A đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh và có đơn gửi BHXH quận 3
đề nghị giải quyết hưởng lại theo Quyết định 613/QĐ-TTg thì BHXH quận 3 hướng dẫn
bà A nộp đơn trực tiếp đến BHXH huyện Thuận An hoặc gửi đơn qua đường bưu điện
đến BHXH tỉnh Bình Dương để được xem xét, giải quyết.
- Chuyển đơn về BHXH/TP và nhận
lại từ BHXH/TP: Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng sau 15 ngày làm việc kể từ ngày
chuyển đơn đến BHXH/TP.
- Cấp thẻ BHYT (sau khi có quyết
định hưởng trợ cấp của BHXH/TP). Thời hạn sử dụng thẻ BHYT tính từ khi được hưởng
trợ cấp đến hết ngày 31/12/2010. Mã đối tượng là HT (như diện hưởng hưu trí).
- Thông báo bằng văn bản (mẫu số
5A-QĐ613) cho người lao động đến nhận thẻ BHYT, Quyết định hưởng trợ cấp hàng
tháng (đối với những người không nộp đơn trực tiếp) và phổ biến quy định chi trả
hàng tháng.
2.2 Giải quyết hưởng mai táng
phí:
- Tiếp nhận hồ sơ từ thân nhân
và chuyển BHXH/TP giải quyết. Tùy từng trường hợp mà tiếp nhận hồ sơ:
2.2.1. Đối với người đủ điều kiện
hưởng trợ cấp hàng tháng (đủ điều kiện về thời gian và tuổi đời) và chết trong
thời gian từ ngày 01/7/2010 đến thời điểm lập hồ sơ, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp
mai táng của thân nhân người lao động theo mẫu số 03- QĐ613 (01 bản chính);
+ Bản sao giấy chứng tử (01 bản)
hoặc 01 bản sao giấy khai tử hoặc 01 bản sao Quyết định của Tòa án tuyên bố đã
chết hoặc giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chôn cất của
người hưởng trợ cấp hàng tháng chết (01 bản chính);
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong
hình phạt tù (01 bản sao) hoặc Quyết định trở về nước định cư hợp pháp (01 bản
sao) hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố mất tích trở về (01 bản sao) đối với
trường hợp người bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo; người bị Toà án
tuyên bố là mất tích trở về; người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (nếu có)
2.2.2. Đối với người đang hưởng
trợ cấp hàng tháng mà chết, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai của thân nhân theo mẫu
09A-HSB (01 bản chính);
+ Bản sao giấy chứng tử (01 bản)
hoặc 01 bản sao giấy khai tử hoặc 01 bản sao Quyết định của Tòa án tuyên bố đã
chết hoặc giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chôn cất
người hưởng trợ cấp hàng tháng chết (01 bản chính).
- Nhận từ BHXH/TP: Quyết định hưởng
trợ cấp mai táng, Quyết định trợ cấp hàng tháng (đối với trường hợp nêu tại điểm
2.2.1) sau 15 ngày làm việc kể từ ngày chuyển hồ sơ đến BHXH/TP.
- Thông báo bằng văn bản (mẫu số
5B-QĐ613) cho thân nhân người lao động đến nhận Quyết định và tiền trợ cấp mai
táng, tiền truy lĩnh trợ cấp hàng tháng (nếu có).
Theo hướng dẫn của BHXH Việt
Nam, người lao động nộp cho BHXH quận (huyện) nơi đã chi trả trợ cấp trước khi
thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hoặc BHXH/TP nơi đã quyết định
thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho người
lao động, thân nhân người lao động thì BHXH quận (huyện) tiếp nhận đơn hoặc hồ
sơ đối với những trường hợp do BHXH/TP ban hành quyết định dừng hưởng trợ cấp,
không phân biệt nơi nhận trợ cấp trước khi dừng hưởng và không hướng dẫn nộp
đơn hoặc hồ sơ tại BHXH/TP.
Ví dụ: bà Nguyễn Thị B trước đây
hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng tại BHXH quận 1. Đến năm 2000,
BHXH/TP đã có quyết định dừng trả trợ cấp mất sức lao động đối với bà B từ
tháng 7/2000. Nay bà B đủ điều kiện hưởng theo Quyết định 613/QĐ-TTg và hiện
đang cư trú tại quận 5 thì có thể nộp hồ sơ tại BHXH quận 1 hoặc BHXH quận 5.
Yêu cầu các Giám đốc BHXH quận (huyện)
nhanh chóng triển khai thực hiện hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc phản ánh về BHXH/TP (các phòng nghiệp vụ có liên quan) để được xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Chế độ BHXH (để biết);
- Phòng Cấp sổ thẻ (để biết);
- Lưu VT.
|
GIÁM
ĐỐC
Cao Văn Sang
|