1. THUẬT
NGỮ CHUNG
|
THUẬT NGỮ
|
ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH
|
1.1. Thực thể
|
Đối tượng có thể được mô tả và
xem xét một cách riêng biệt.
|
A●.
Entity; item
|
Chú thích - Thực thể có
thể ví dụ là:
|
P●●.
Entité
|
- một hoạt động hoặc quá trình
(1.2);
- một sản phẩm (1.4);
- một tổ chức (1.7), một hệ thống
hay cá nhân, hoặc
- kết hợp các đối tượng trên.
|
1.2. Quá trình
A. Process
P. Processus, procédé
|
Tập hợp các nguồn lực và hoạt
động có liên quan với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Chú thích - Nguồn lực có thể bao
gồm nhân lực, tài chính, trang thiết bị, phương tiện, kĩ thuật và phương
pháp.
|
1.3. Thủ tục/ qui trình
|
Cách thức đã định để thực hiện
một hoạt động
|
A. Procedure
B. Procédure
|
Chú thích:
1) Trong nhiều trường hợp, thủ
tục thường được trình bày dưới dạng văn bản [ví dụ các thủ tục của hệ thống
chất lượng (3.6)].
2) Khi một thủ tục được trình bày
dưới dạng văn bản, nên dùng thuật ngữ “thủ tục dạng văn bản”
3) Thủ tục dạng văn bản thường
bao gồm những mục đích và phạm vi của hoạt động; điều gì cần phải làm, ai
làm; làm khi nào, ở đâu và làm như thế nào; nguyên vật liệu, thiết bị, tài
liệu gì được sử dụng, hoạt động được kiểm soát và ghi lại / lập hồ sơ như thế
nào.
|
1.4. Sản phẩm
|
Kết quả của các hoạt động hoặc
các quá trình (1:2)
|
A. Product
P. Produit
|
Chú thích:
1) Sản phẩm có thể bao gồm dịch
vụ (1.5), phần cứng, vật liệu đã chế biến, phần mềm hoặc kết hợp các đối
tượng trên.
2) Sản phẩm có thể là hữu hình
(ví dụ các bộ phận lắp ghép hoặc vật liệu đã chế biến), hoặc vô hình (ví dụ
kiến thức hoặc nhận thức) hoặc tổ hợp của chúng.
3) Sản phẩm có thể được làm ra có
chủ định [ví dụ để dành cho khách hàng (1.9)], hoặc không được chủ định (ví
dụ chất ô nhiễm hoặc tác động không mong muốn).
|
1.5. Dịch vụ
A. Service
P. Service
|
Kết quả tạo ra do các hoạt động
khi giao tiếp giữa người cung ứng (1.10) với khách hàng (1.9), và do các hoạt
động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chú thích:
1) Người cung ứng hoặc khách hàng
có thể giao tiếp với nhau thông qua người hay phương tiện.
2) Các hoạt động của khách hàng
khi giao tiếp với người cung ứng có thể là cốt yếu đối với việc cung cấp dịch
vụ (1.6).
3) Việc cung cấp hoặc sử dụng sản
phẩm (1.4) hữu hình có thể là một phần của cung cấp dịch vụ (1.6).
4) Một dịch vụ có thể được gắn
liền với việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hữu hình.
|
1.6. Cung cấp dịch vụ
A. Service delivery
P. Prestation de service
|
Hoạt động cần thiết của người
cung ứng (1.10) để thực hiện dịch vụ (1.5).
|
1.7. Tổ chức
A. Organization
P. Organisme
|
Công ty, tập đoàn, hãng, xí
nghiệp, cơ quan, hoặc một bộ phận của chúng, có liên kết hoặc không, công
hoặc tư có những chức năng và bộ máy quản trị riêng.
Chú thích - Định nghĩa nêu trên
áp dụng cho các tiêu chuẩn chất lượng. Thuật ngữ “tổ chức” được định nghĩa
khác trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2 : 1996).
|
1.8. Cơ cấu tổ chức
A. Organizational structure
P. Organisation
|
Trách nhiệm, quyền hạn và mối
quan hệ được sắp xếp theo một mô hình, thông qua đó một tổ chức (1.7) thực
hiện chức năng của mình.
|
1.9. Khách hàng
A. Customer
P. Client
|
Người tiếp nhận sản phẩm (1.4) do
người cung ứng (1.10) cung cấp.
Chú thích:
1) Trong tình huống hợp đồng
“khách hàng” (1.9) có thể gọi là “người mua” (1.11).
2) “Khách hàng” có thể là người
tiêu dùng, người sử dụng, người hưởng lợi ích hoặc người mua.
3) “Khách hàng” có thể là nội bộ
của tổ chức hoặc ở bên ngoài.
|
1.10. Người (bên) cung ứng
A. Supplier
P. Fournisseur
|
Tổ chức (1.7) cung cấp sản phẩm
(1.4) cho khách hàng (1.9).
Chú thích:
1) Trong tình huống hợp đồng
“người cung ứng'” có thể ví dụ gọi là “người thầu” (1.2)
2) “Người cung ứng” có thể ví dụ
là người sản xuất, phân phối, nhập khẩu, lắp ráp. hoặc là một tổ chức dịch vụ
3) “Người cung ứng” có thể là nội
bộ của tổ chức hoặc ở bên ngoài.
|
1.11. Người mua
A. Purchaser
P. Acheteur
|
Khách hàng (1.9) trong tình huống
hợp đồng.
Chú thích - Người mua đôi khi
được gọi là bên kinh doanh thứ hai.
|
1.12. Người thầu
A. Contractor
P. Titulaire du contrat
|
Người cung ứng (1.10) trong tình
huống hợp đồng.
Chú thích - Người thầu đôi khi
được gọi là bên kinh doanh thứ nhất.
|
1.13. Người thầu phụ/ Người
cung ứng phụ
A. Sub-contractor
P. Sous -du contractant
|
Tổ chức (1.7) cung cấp sản phẩm
(1.4) cho người cung ứng (1.10).
Chú thích:
1) Trong tiếng Anh thuật ngữ
“Sub-contractor” còn được gọi là “Sub-supplier”.
2) Trong tiếng Pháp thuật ngữ
“Sous -du contractant” còn được gọi là “Sous-traitant” hoặc
“Sous-commandier”.
|
2. THUẬT NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
|
THUẬT NGỮ
|
ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH
|
2.1. Chất lượng
A. Quality
p. Qualité
|
Toàn bộ các đặc tính của một thực
thể (1.1) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và đã
dự định.
Chú thích:
1) Trong điều kiện hợp đồng hoặc
trong các điều kiện qui định pháp lý, ví dụ như lĩnh vực an toàn hạt nhân
(2.8) thì các nhu cầu đã được qui định, trong các tình huống khác các nhu cầu
dự định cần được tìm ra và xác định.
2) Trong nhiều trường hợp, nhu
cầu có thể thay đổi theo thời gian; vì vậy phải định kì xem xét lại các yêu
cầu chất lượng (2.3).
3) Các nhu cầu thường được thể
hiện thông qua các đặc tính với những chuẩn mực xác định (xem yêu cầu chất
lượng). Nhu cầu có thể bao gồm, ví dụ như các khía cạnh về tính năng sử dụng,
tính dễ sử dụng, tính tin cậy (2.5) (tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận
tiện sửa chữa), an toàn, môi trường [xem yêu cầu xã hội (2.4)], kinh tế và
thẩm mỹ.
4) Không dùng riêng thuật ngữ “Chất
lượng” để biểu thị mức độ hoàn hảo theo nghĩa so sánh, cũng như không dùng
theo nghĩa định lượng trong đánh giá kĩ thuật. Để biểu thị các nghĩa này phải
dùng thêm tính từ chỉ tính chất, ví dụ có thể dùng các thuật ngữ sau đây:
a) “chất lượng tương đối” khi các
thực thể được sắp xếp một cách tương đối theo “mức độ hoàn hảo” hoặc theo
nghĩa “so sánh” [không lẫn với “cấp” (2.2)]:
b) “mức chất lượng” (trong các
TCVN trước đây gọi là mức khuyết tật) theo nghĩa định lượng (như được dùng
trong lấy mẫu nghiệm thu) và “thang chất lượng” khi tiến hành đánh giá kĩ
thuật chính xác.
5) Việc đạt được chất lượng thỏa
mãn có liên quan tới tất cả các giai đoạn của một chu trình chất lượng (4.1).
Để nhấn mạnh, đôi khi phải xác định riêng rẽ sự đóng góp của các giai đoạn
khác nhau vào chất lượng. Ví dụ chất lượng do xác định được nhu cầu, chất
lượng do thiết kế sản phẩm (1.4), chất lượng do phù hợp với qui định, chất
lượng do bảo dưỡng sản phẩm trong suốt chu trình sống.
6) Trong một số tài liệu, chất
lượng được coi là
“sự phù hợp với sử dụng”, “sự phù hợp với mục đích” hay “sự thỏa mãn khách hàng
(1.9)” hoặc “sự phù hợp với yêu cầu”. Những điều này chỉ biểu hiện một số mặt
nhất định của chất lượng đã xác định ở trên.
|
2.2. Cấp; hạng
A. Grade
P. Classe
|
Phẩm cấp hoặc thứ hạng định cho
những thực thể (1.1) có cùng chức năng sử dụng nhưng khác nhau về yêu cầu
chất lượng (2.3).
Chú thích:
1) Cấp phản ánh sự khác biệt về
yêu cầu chất lượng đã định trước hoặc đã được thừa nhận, cần chú ý đến mối
quan hệ giữa chức năng sử dụng và chi phí.
2) Một thực thể cấp cao (ví dụ
một khách sạn sang trọng) cũng có thể có chất lượng (2.1) không thỏa mãn và
ngược lại.
3) Khi cấp được biểu thị bằng số
thì thông thường cấp cao nhất tương ứng với số 1 và cấp thấp hơn là 2; 3;
4;... Khi cấp được biểu thị bằng số dấu hiệu, ví dụ số các dấu sao, thì cấp
thấp nhất thường có số dấu hiệu hay số sao ít nhất.
|
2.3. Yêu cầu chất lượng
A. Requirements for quality
P. Exigences pour la qualité
|
Sự diễn tả các nhu cầu hoặc
chuyển chúng thành một tập hợp các yêu cầu định lượng hay định tính đối với
các đặc tính của thực thể (1.1) để có thể thực hiện và đánh giá được thực thể
đó.
Chú thích:
1) Điều cốt yếu là các yêu cầu
chất lượng phải phản ánh đầy đủ nhu cầu đã công bố hoặc còn tiềm ẩn của khách
hàng (1.9).
2) Thuật ngữ “yêu cầu” bao trùm
các yêu cầu của thị trường, của hợp đồng cũng như các yêu cầu nội bộ của của
một tổ chức (1.7). Các yêu cầu này có thể được xây dựng, chi tiết hóa và bổ
sung kịp thời ở các giai đoạn kế hoạch khác nhau.
3) Các yêu cầu được công bố định
lượng đối với các đặc tính, bao gồm, ví dụ, các giá trị danh định, giá trị
tương đối, sai lệch giới hạn và dung sai.
4) Các yêu cầu chất lượng phải
biểu thị theo thuật ngữ chuyên môn và lập thành văn bản.
|
2.4. Yêu cầu xã hội
A. Requirement of society
P. Exigences de société
|
Những điều bắt buộc quy định
trong luật, điều lệ, quy tắc, quy phạm, quy chế và những quy định khác.
Chú thích:
1) “Những quy định khác” bao gồm
bảo vệ môi trường , sức khỏe, tính an toàn (2.8) an ninh, bảo tồn các nguồn
năng lượng và tài nguyên.
2) Cần phải xét đến mọi yêu cầu
xã hội khi xác định yêu cầu chất lượng (2.3)
3) Những yêu cầu xã hội bao gồm
yêu cầu về pháp lý và chế định. Những yêu cầu này có thể khác nhau tùy theo
từng thể chế.
|
2.5. Tính tin cậy
A. Dependability
P. Sureté de fonctionnement
|
Thuật ngữ tổng hợp dùng để mô tả
tính sẵn sàng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến nó: độ tin cậy, tính thuận
tiện sửa chữa và tính dễ bảo trì.
Chú thích:
1) Tính tin cậy là một khái niệm
chung không có mô tả định lượng.
2) Tính tin cậy là một trong
những khía cạnh của chất lượng (2.1) liên quan đến thời gian.
3) Định nghĩa “Tính tin cậy” và
chú thích 1 ở trên được lấy từ IEC 50(191). IEC 50(191) còn bao gồm các thuật
ngữ và định nghĩa liên quan.
|
2.6. Tính tương thích
A. Compatability
P. Compatabilité
|
Khả năng của các thực thể (1.1)
được dùng cùng với nhau trong những điều kiện cụ thể để đáp ứng các yêu cầu
tương ứng.
Chú thích - Định nghĩa nêu trên
áp dụng cho các tiêu chuẩn chất lượng. Thuật ngữ “tính tương thích” được định
nghĩa cách khác trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2:1996).
|
2.7. Tính đổi lẫn
A. Interchangeability
P. Interchangeabilité
|
Khả năng của một thực thể (1.1)
được sử dụng ở vị trí của một thực thể khác để thoả mãn cùng một yêu cầu mà
không cần phải sửa đổi.
Chú thích:
1) Tùy theo trường hợp cụ thể cần
thêm tính ngữ “đổi lẫn chức năng” hoặc “đổi lẫn kích thước”.
2) Định nghĩa trên áp dụng cho
các tiêu chuẩn chất lượng. Thuật ngữ “Tính đổi lẫn” được định nghĩa cách khác
trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2:1996).
|
2.8. Tính an toàn
A. Safety
P. Securité
|
Tình trạng trong đó sự rủi ro gây
nguy hại (đối với con người) hoặc thiệt hại được giới hạn ở mức có thể chấp
nhận được.
Chú thích
1) Tính an toàn là một trong
những khía cạnh của chất lượng (2.1).
2) Định nghĩa trên áp dụng cho
các tiêu chuẩn chất lượng. Thuật ngữ “Tính an toàn” được định nghĩa cách khác
trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2:1996).
|
2.9. Sự phù hợp
A. Conformity
P. Contormité
|
Sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy
định.
Chú thích - Định nghĩa nêu trên
áp dụng cho các tiêu chuẩn chất lượng. Thuật ngữ “Sự phù hợp” được định nghĩa
cách khác trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2:1996).
|
2.10. Sự không phù hợp
A. Noncomformity
P. Non-comformité
|
Sự không đáp ứng một yêu cầu quy
định.
Chú thích - Định nghĩa này bao
gồm cả sự sai lệch hay thiếu một hay nhiều đặc tính chất lượng (2.1) [bao gồm
cả đặc trưng, tính tin cậy (2.5) hay các yếu tố của hệ thống chất lượng
(3.6)].
|
2.11. Khuyết tật/ Sai lỗi
A. Defect
P.Defaut
|
Sự không đáp ứng một yêu cầu sử dụng
hay mong muốn hợp lý đã định bao gồm cả vấn đề an toàn (2.8).
Chú thích - Sự mong đợi phải có
tính hợp lý trong điều kiện hiện tại.
|
2.12. Trách nhiệm về sản phẩm
A. Product liability
P. Responsabilité du fait du
produit
|
Thuật ngữ chung dùng để mô tả
nghĩa vụ của người sản xuất hoặc của những người khác trong việc bồi thường
những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại khác do sản phẩm (1.4)
gây nên.
Chú thích - Sự liên can về pháp
lý và tài chính trong trách nhiệm về sản phẩm có thể khác nhau ở những thể
chế khác nhau.
|
2.13. Quá trình đánh giá trình
độ
A. Qualification process
P. Procesure de qualification
|
Quá trình chứng minh một thực thể
(1.1) có khả năng đáp ứng được các yêu cầu quy định hay không.
Chú thích - Thuật ngữ “đánh giá
trình độ” đôi khi được dùng để chỉ chính quá trình này.
|
2.14. Có trình độ
A. Qualified
P. Qualitié
|
Trạng thái của thực thể (1.1) khi
đã chứng minh được khả năng đáp ứng các yêu cầu quy định
|
2.15. Kiểm tra
A. Inspection
P. Contrôle
|
Hoạt động như đo, xem xét, thử
nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của thực thể (1.1) và so sánh kết
quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp (2.9) của mỗi đặc tính.
Chú thích - Định nghĩa trên áp
dụng cho các tiêu chuẩn chất lượng. Thuật ngữ “Kiểm tra” được định nghĩa cách
khác trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2:1996).
|
2.16. Tự kiểm tra
A. Self-inspection
P. Auto-contrôle
|
Việc kiểm tra (2.15) công việc do
chính người làm việc đó tiến hành theo những quy tắc quy định .
Chú thích - Các kết quả tự kiểm
tra có thể dùng để kiểm soát quá trình (1.2).
|
2.17. Kiểm định
A. Verification
P. Vérification
|
Sự khẳng định bằng cách xem xét
và cung cấp bằng chứng khách quan (2.19) rằng các yêu cầu quy định được đáp
ứng.
Chú thích:
1) Trong thiết kế và triển khai,
việc kiểm định liên quan đến quá trình xem xét kết quả của một hoạt động để
xác định sự phù hợp (2.9) với yêu cầu quy định cho hoạt động đó.
2) Thuật ngữ “Kiểm định” dùng để
định rõ trạng thái tương xứng.
|
2.18. Xác nhận giá trị sử dụng
A. Validation
P. Validation
|
Sự khẳng định bằng cách xem xét
và cung cấp bằng chứng khách quan (2.19) rằng các yêu cầu riêng biệt cho việc
sử dụng dự định cụ thể được đáp ứng.
Chú thích:
1) Trong thiết kế và triển khai,
việc xác nhận giá trị sử dụng liên quan đến quá trình xem xét một sản phẩm để
xác định sự phù hợp (2.9) với nhu cầu của người sử dụng.
2) Thông thường việc xác nhận giá
trị sử dụng thực hiện đối với thành phẩm trong các điều kiện hoạt động xác
định. Việc này có thể cần thiết trong các giai đoạn trước đó.
3) Thuật ngữ “Đã xác nhận giá trị
sử dụng” dùng để định rõ trạng thái tương xứng.
4) Có thể thực hiện việc xác nhận
giá trị sử dụng nhiều lần nếu có nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
|
2.19. Bằng chứng khách quan
A. Objective evidence
P. Preuve tangible
|
Thông tin có thể được chứng minh
là thực, dựa trên cơ sở quan sát, đo đạc, thử nghiệm hoặc các phương thức
khác.
|
3. THUẬT NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG
|
THUẬT NGỮ
|
ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH
|
3.1. Chính sách chất lượng
A. Quality policy
P. Politique qualité
|
Ý đồ và định hướng chung về chất
lượng (2.1) của một tổ chức (1.7) do lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra.
Chú thích - Chính sách chất lượng
là một bộ phận của chính sách chung và được lãnh đạo cao nhất phê duyệt.
|
3.2. Quản lý chất lượng
A. Quality management
P. Management de la qualité
|
Tất cả những hoạt động của chức
năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng (3.1), mục tiêu, trách
nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp khác như lập kế hoạch chất
lượng (3.3), kiểm soát chất lượng (3.4), đảm bảo chất lượng (3.5) và cải tiến
chất lượng (3.8) trong khuôn khổ hệ thống chất lượng (3.6).
Chú thích:
1) Quản lý chất lượng là trách
nhiệm của tất cả các cấp quản lý nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
Việc thực hiện công tác quản lý chất lượng liên quan đến mọi thành viên trong
tổ chức (1.7).
2) Trong quản lý chất lượng cần
xét đến khía cạnh kinh tế.
|
3.3. Lập kế hoạch chất lượng
A. Quality planning
P. Planification de la qualité
|
Các hoạt động thiết lập mục tiêu
và yêu cầu chất lượng (2.3) cũng như yêu cầu áp dụng các yếu tố của hệ thống
chất lượng (3.6).
Chú thích - Lập kế hoạch chất
lượng bao gồm:
a/ lập kế hoạch sản phẩm (1.4):
xác định, phân loại và đặt mức độ quan trọng của các đặc tính chất lượng
(2.1), cũng như thiết lập các mục tiêu, yêu cầu chất lượng và những điều buộc
phải thực hiện;
b/ lập kế hoạch quản lý và tác
nghiệp: chuẩn bị cho việc áp dụng hệ thống chất lượng, bao gồm công tác tổ
chức và lập tiến độ;
c/ chuẩn bị kế hoạch chất lượng
(3.13) và đề ra những quy định để cải tiến chất lượng (3.8).
|
3.4. Kiểm soát chất lượng
A. Quality control
P. Maitrise de la qualité
|
Những hoạt động và kỹ thuật có tính
tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng (2.3)
Chú thích:
1) Kiểm soát chất lượng bao gồm
những hoạt động và kĩ thuật có tính tác nghiệp nhằm đồng thời theo dõi một
quá trình (1.2) và loại trừ những nguyên nhân của hoạt động không thỏa mãn ở
mọi giai đoạn của vòng chất lượng (4.1) để đạt hiệu quả kinh tế.
2) Một số hoạt động kiểm soát
chất lượng và đảm bảo chất lượng (3.5) có liên quan với nhau.
|
3.5. Đảm bảo chất lượng
A. Quality assurance
P. Assurance de la qualité
|
Toàn bộ các hoạt động có kế hoạch
và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng (3.6) và được chứng minh
là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (1.1) sẽ thỏa
mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng (2.3).
Chú thích:
1) Đảm bảo chất lượng nhằm cả mục
đích nội bộ và bên ngoài
a/ đảm bảo chất lượng nội bộ:
trong một tổ chức (1.7), đảm bảo chất lượng tạo lòng tin cho lãnh đạo;
b/ đảm bảo chất lượng bên ngoài:
trong tình huống hợp đồng và những tình huống khác, đảm bảo chất lượng tạo
lòng tin cho khách hàng (1.9) hoặc những người khác.
2) Một số hoạt động kiểm soát
chất lượng (3.4) và đảm bảo chất lượng có liên quan với nhau.
3) Nếu những yêu cầu chất lượng
(2.3) không phản ánh đầy đủ những nhu cầu của người sử dụng thì việc đảm bảo
chất lượng có thể không tạo được lòng tin thỏa đáng.
|
3.6. Hệ thống chất lượng
A. Quality system
P. Systèm qualité
|
Cơ cấu tổ chức (1.8), thủ tục
(1.3), quá trình (1.2) và nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng
(3.2)
Chú thích:
1) Hệ thống chất lượng phải có
quy mô đủ mức cần thiết để đạt được các mục tiêu về chất lượng (2.1).
2) Hệ thống chất lượng của một tổ
chức được thiết kế trước tiên để thỏa mãn nhu cầu quản lý nội bộ của tổ chức
đó. Nó rộng hơn các yêu cầu của khách hàng (1.9) cụ thể, là người chỉ đánh
giá phần của hệ thống chất lượng có liên quan đến mình
3) Với mục đích đánh giá chất
lượng (4.6) đã nêu trong hợp đồng hoặc bắt buộc, có thể đòi hỏi phải chứng
minh việc thực hiện các yếu tố xác định của hệ thống chất lượng.
|
3.7. Quản lý chất lượng toàn
diện
A. Total quality management
P. Management total de la qualité
|
Cách quản lý của một tổ chức
(1.7) tập trung vào chất lượng (2.1), dựa trên sự tham gia của tất cả các
thành viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng
(1.9) và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội.
Chú thích:
1) “Tất cả các thành viên của tổ
chức” nghĩa là những nhân viên trong mọi đơn vị và thuộc mọi cấp của cơ cấu
tổ chức .
2) Sự lãnh đạo cương quyết và
kiên trì của lãnh đạo cao nhất và việc giáo dục và đào tạo tất cả các thành
viên của tổ chức là cốt yếu cho sự thành công của cách quản lý này.
3) Trong Quản lý chất lượng toàn
diện, khái niệm về chất lượng liên quan đến sự đạt được mọi mục tiêu quản lý.
4) “Lợi ích xã hội” bao hàm việc
thỏa mãn “yêu cầu xã hội” (2.4).
5) Quản lý chất lượng toàn diện
(TQM) hay các phần của nó đôi khi được gọi là “Chất lượng toàn diện”, “CWQC”
(kiểm soát chất lượng toàn công ty), “TQC” (kiểm soát chất lượng toàn
diện)...
|
3.8. Cải tiến chất lượng
A. Quality improvement
P. Amélloration de la qualité
|
Những hoạt động được thực hiện
trong toàn bộ tổ chức (1.7) nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hoạt
động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng (1.9).
|
3.9. Xem xét của lãnh đạo
A. Management review
P. Revue de direction
|
Sự đánh giá chính thức của lãnh
đạo cao nhất về tình trạng và sự thích hợp của hệ thống chất lượng (3.6) với
chính sách chất lượng (3.1) và các mục tiêu chất lượng.
Chú thích:
1) Xem xét của lãnh đạo có thể
bao gồm việc xem xét chính sách chất lượng.
2) Các kết quả đánh giá chất
lượng (4.9) là một trong những dữ liệu đầu vào cho việc xem xét của lãnh đạo
3) “Lãnh đạo cao nhất” nhằm chỉ
lãnh đạo của tổ chức (1.7) có hệ thống chất lượng đang được xem xét.
|
3.10. Xem xét hợp đồng
A Contract review
P. Revue de contrat
|
Các hoạt động mang tính hệ thống
do người cung ứng tiến hành trước khi kí hợp đồng để đảm bảo rằng các yêu cầu
chất lượng (2.3) được xác định thích hợp, không có hiểu lầm, được lập thành
văn bản và người cung ứng (1.10) có thể thực hiện được.
Chú thích:
1) Xem xét hợp đồng là trách
nhiệm của người cung ứng nhưng cũng có thể được tiến hành cùng với khách hàng
(1.9).
2) Xem xét hợp đồng có thể được
lặp lại ở những giai đoạn khác nhau của hợp đồng khi cần thiết.
|
3.11. Xem xét thiết kế
A. Design review
P. Revue de conception
|
Kiểm tra thiết kế một cách chính
thức, toàn diện, hệ thống và được lập thành văn bản để đánh giá các yêu cầu
thiết kế và khả năng của thiết kế nhằm thỏa mãn các yêu cầu chất lượng (2.3),
phát hiện các vấn đề tồn tại nếu có và các biện pháp khắc phục.
Chú thích - Xem xét thiết kế có
thể được tiến hành ở bất kì giai đoạn nào của quá trình thiết kế (1.2) nhưng
trong mọi trường hợp, phải tiến hành ở giai đoạn kết thúc của quá trình thiết
kế.
|
3.12. Sổ tay chất lượng
A. Quality manual
P. Manual qualité
|
Tài liệu công bố chính sách chất
lượng (3.1) và mô tả hệ thống chất lượng (3.6) của một tổ chức (1.7).
Chú thích:
1) Sổ tay chất lượng có thể liên
quan đến toàn bộ hoặc chỉ một phần hoạt động của một tổ chức. Tên gọi và phạm
vi của sổ tay chất lượng phải phản ánh lĩnh vực áp dụng.
2) Thông thường sổ tay chất lượng
ít nhất phải bao gồm hoặc đề cập đến:
a/ chính sách chất lượng;
b/ trách nhiệm, quyền hạn và các
mối quan hệ của cán bộ quản lý, thực hiện, kiểm định hoặc xem xét các công
việc có ảnh hưởng đến chất lượng (2.1);
c/ thủ tục (1.3) và các chỉ dẫn
của hệ thống chất lượng (3.6);
d/ quy định việc xem xét, bổ sung
và kiểm soát sổ tay chất lượng;
3) Sổ tay chất lượng có thể khác
nhau về mức độ chi tiết và khuôn khổ, để thích hợp với nhu cầu của tổ chức.
Nó có thể bao gồm nhiều tập. Tùy theo phạm vi của sổ tay chất lượng, có thể
dùng thêm các tính ngữ, ví dụ “Sổ tay đảm bảo chất lượng”, “Sổ tay quản lý
chất lượng”.
|
3.13. Kế hoạch chất lượng
A. Quality plan
P. Plan qualité
|
Tài liệu nêu biện pháp thực hiện,
nguồn lực và trình tự hoạt động gắn liền với chất lượng (2.1) cho một sản
phẩm (1.4), hợp đồng hoặc dự án cụ thể.
Chú thích:
1) Một kế hoạnh chất lượng thường
viện dẫn các phần áp dụng cho trường hợp cụ thể của sổ tay chất lượng (3.12).
2) Tùy theo phạm vi của kế hoạch
chất lượng, có thể dùng thêm các tính ngữ, ví dụ “kế hoạch đảm bảo chất
lượng”, “kế hoạch quản lý chất lượng”
|
3.14. Quy định kĩ thuật
A. Specification
P. Spécification
|
Tài liệu công bố các yêu cầu.
Chú thích:
1) Cần dùng thêm tính ngữ để chính
xác hóa loại quy định như quy định về sản phẩm (1.4), quy định thử nghiệm.
2) Quy định kĩ thuật cần phải
viện dẫn hoặc bao gồm các hình vẽ, mẫu hoặc những tài liệu liên quan khác và
chỉ rõ các phương tiện và các chuẩn mực để có thể kiểm tra sự phù hợp (2.9).
|
3.15. Hồ sơ
A. Record
P. Enregistrement
|
Tài liệu cung cấp những bằng
chứng khách quan (2.19) của các hoạt động đã được thực hiện hay các kết quả
đạt được.
Chú thích:
1) Hồ sơ chất lượng (2.1) cung
cấp bằng chứng khách quan về mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng (2.3) [(ví dụ
như hồ sơ chất lượng sản phẩm (1.4)] hoặc hiệu quả thực hiện một yếu tố của
hệ thống chất lượng (3.6) (ví dụ như hồ sơ về hệ thống chất lượng).
2) Một số trong các mục tiêu của
hồ sơ chất lượng là chứng minh khả năng xác định nguồn gốc (3.16). các hoạt
động phòng ngừa (4.13) và khắc phục (4.14).
3) Hồ sơ có thể được viết thành
văn hoặc lưu trữ trên bất cứ phương tiện lưu trữ dữ liệu nào đó.
|
3.16. Khả năng truy tìm nguồn
gốc
A. Traceability
P. Traceabilité
|
Khả năng tìm lại được lai lịch,
việc sử dụng hay địa chỉ của một thực thể (1.1) nhờ các cách nhận biết đã
được lưu lại.
Chú thích:
1) Thuật ngữ “khả năng truy tìm
nguồn gốc” có thể có một trong ba nghĩa chủ yếu sau:
a/ Khi nói về sản phẩm (1.4) nó
có thể liên quan đến:
- nguồn gốc của vật liệu và các
bộ phận;
- lai lịch các quá trình sản xuất
sản phẩm;
- sự phân phối và vị trí của sản
phẩm sau khi phân phối;
b/ Khi nói về hiệu chuẩn, nó liên
hệ các phương tiện đo với các chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, chuẩn đầu, các hằng
số và tính chất vật lý cơ bản hoặc các chất chuẩn;
c/ Khi nói về thu thập số liệu,
nó liên hệ các phép tính và các dữ liệu thu được trong suốt vòng chất lượng
(4.1), đôi khi ngược trở về các yêu cầu chất lượng (2.3) đối với một thực
thể.
2) Mọi khía cạnh của các yêu cầu
về khả năng truy tìm nguồn gốc nếu có phải được quy định rõ, thí dụ thời hạn,
nguồn gốc hoặc cách nhận biết.
|
4. THUẬT NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
|
THUẬT NGỮ
|
ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH
|
4.1. Vòng chất lượng
A. Quality loop
P. Boucle de la qualité
|
Mô hình mang tính khái niệm về
các hoạt động tương hỗ có ảnh hưởng đến chất lượng (2.1) trong các giai đoạn
khác nhau từ việc xác định nhu cầu đến việc đánh giá sự thoả mãn chúng.
Chú thích - “Vòng xoắn chất
lượng” là khái niệm tương tự.
|
4.2. Chi phí liên quan đến
chất lượng
A. Quality related costs
P. Coust relatits à la qualité
|
Các đầu tư để đảm bảo chất lượng
(2.1) thỏa mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi không đạt được chất
lượng thỏa mãn.
Chú thích:
1) Các chi phí liên quan đến chất
lượng được phân loại trong phạm vi tổ chức (1.7) theo những tiêu chí của
riêng nó
2) Một số thiệt hại có thể khó
định lượng nhưng có thể rất có ý nghĩa, ví dụ như mất bạn hàng.
|
4.3. Thiệt hại về chất lượng
A. Quality losses
P. Pertes relatives à la qualité
|
Các thiệt hại do không sử dụng
tiềm năng của các nguồn lực trong các quá trình (1.2) và hoạt động.
Chú thích - Một số ví dụ thiệt
hại về chất lượng là mất sự hài lòng của khách hàng (1.9), mất cơ hội tăng
thêm giá trị cho khách hàng, tổ chức (1.7) hoặc xã hội, cũng như sự lãng phí
nguồn lực và nguyên vật liệu.
|
4.4. Mô hình đảm bảo chất
lượng
A. Model for quality assurance
P. Modèle pour I'assurance de la
qualité
|
Tập hợp các yêu cầu của hệ thống
chất lượng (3.6) được tiêu chuẩn hóa hoặc có chọn lọc kết hợp với nhau để
thỏa mãn các nhu cầu về đảm bảo chất lượng (3.5) trong hoàn cảnh đã định.
|
4.5. Mức độ chứng minh
A. Degree of demonstration
P. Degré de démonstration
|
Mức độ bằng chứng đưa ra để đem
lại lòng tin rằng các yêu cầu quy định được thỏa mãn.
Chú thích:
1) Mức độ chứng minh có thể từ
việc khẳng định sự tồn tại đến việc cung cấp các tài liệu chi tiết và bằng
chứng khách quan của sự thỏa mãn.
2) Mức độ này phụ thuộc vào các
chuẩn mực như tính kinh tế, sự phức tạp, sự đổi mới, tính an toàn (2.8) và
các lưu ý đến môi trường.
|
4.6. Đánh giá xác định chất
lượng
A. Quality evaluation
P. Evaluation qualité
|
Xem xét một cách hệ thống mức độ
mà một thực thể (1.1) có khả năng thỏa mãn các yêu cầu quy định.
Chú thích:
1) Đánh giá xác định chất lượng
có thể được sử dụng để xác định năng lực của người cung ứng (1.10) về mặt
chất lượng (2.1). Trong trường hợp này, tuỳ theo điều kiện cụ thể, kết quả
đánh giá chất lượng có thể sử dụng cho các mục đích: đánh giá trình độ
(2.13), phê duyệt, đăng kí, chứng nhận hoặc công nhận.
2) Có thể sử dụng thêm tính ngữ
vào thuật ngữ đánh giá chất lượng tuỳ theo phạm vi (ví dụ như quá trình
(1.2), nhân lực, hệ thống) và thời điểm (ví dụ như trước khi kí hợp đồng) của
việc đánh giá chất lượng như “Đánh giá chất lượng quá trình trước khi kí hợp đồng”.
3) Đánh giá chất lượng toàn diện
bên cung ứng (1.10) có thể bao gồm cả việc đánh giá nguồn tài chính và phương
tiện kĩ thuật.
4) Trong tiếng Anh “đánh giá xác
định chất lượng” đôi khi được gọi là “quality assessment”, “quality
appraisal” hoặc “quality survey” trong từng trường hợp cụ thể.
|
4.7. Giám sát chất lượng
A. Quality surveillance
P. Surveillance de la qualité
|
Theo dõi và kiểm định (2.17) liên
tục tình trạng của thực thể (1.1), và phân tích hồ sơ (3.15) để tin chắc rằng
các yêu cầu quy định đang được thỏa mãn.
Chú thích:
1) Giám sát chất lượng có thể
đuợc khách hàng (1.9) hoặc người đại diện tiến hành.
2) Giám sát chất lượng có thể bao
gồm việc quan sát và theo dõi các hành động để ngăn ngừa sự hư hại hoặc xuống
cấp của thực thể (ví dụ như quá trình (1.2)) theo thời gian.
3) Từ “liên tục” có thể có nghĩa
định kỳ hoặc thường xuyên.
4) Trong tiếng Pháp, hoạt động
giám sát chất lượng được tiến hành trong một nhiệm vụ xác định có thể gọi là
“inspection”.
|
4.8. Điểm ngừng
A. Hold point
P. Point d'arrêt
|
Điểm, được xác định trong tài
liệu thích hợp, mà vượt quá điểm đó hoạt động không được tiếp tục nếu không
có sự phê chuẩn của tổ chức (1.7) hoặc cấp có thẩm quyền.
Chú thích - Việc phê chuẩn cho
tiếp tục hoạt động vượt quá điểm ngừng thường ở dạng văn bản, nhưng có thể
qua hệ thống ủy quyền đã thỏa thuận
|
4.9. Đánh giá chất lượng
A. Quality audit
P. Audit qualité
|
Sự xem xét độc lập và có hệ thống
nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến chất lượng (2.1) có
đáp ứng được các quy định đã đề ra, và các quy định này có được thực hiện một
cách hiệu quả và thích hợp để đạt được các mục tiêu hay không.
Chú thích:
1) Đánh giá chất lượng được áp
dụng chủ yếu nhưng không chỉ giới hạn cho một hệ thống chất lượng (3.6), hoặc
các yếu tố của nó mà còn cho các quá trình (1.2), sản phẩm (1.4), hoặc dịch
vụ (1.5). Việc đánh giá như vậy thường được gọi là “đánh giá hệ thống chất
lượng”, “đánh giá chất lượng quá trình”, “đánh giá chất lượng sản phẩm”,
“đánh giá chất lượng dịch vụ”.
2) Đánh giá chất lượng được tiến
hành bởi các nhân viên không có trách nhiệm trực tiếp trong khu vực được đánh
giá, nhưng tốt nhất là có sự hợp tác với các nhân viên liên quan của khu vực
đó.
3) Một mục đích của đánh giá chất
lượng là đánh giá sự cần thiết phải tiến hành hoạt động cải tiến hay khắc
phục (4.14). Cần phân biệt giữa đánh giá với các hoạt động “giám sát chất
lượng” (4.7) hoặc “kiểm tra” (2.15) được tiến hành với mục đích kiểm soát quá
trình hoặc nghiệm thu sản phẩm.
4) Đánh giá chất lượng có thể
được tiến hành do yêu cầu nội bộ hay bên ngoài.
|
4.10. Nhận xét đánh giá chất
lượng
A. Quality audit Observation
P. Observation d'audit qualité
|
Công bố thực trạng và chứng minh
bằng các bằng chứng khách quan (2.19), khi thực hiện đánh giá chất lượng
(4.9).
|
4.11. Chuyên gia đánh giá chất
lượng
A. Quality auditor
P. Auditeur qualité
|
Người có trình độ (2.14) để thực
hiện đánh giá chất lượng (4.9).
Chú thích - Chuyên gia đánh giá
được chỉ định để lãnh đạo việc đánh giá chất lượng được gọi là trưởng đoàn
đánh giá chất lượng.
|
4.12. Bên được đánh giá
A. Auditee
P. Audité
|
Tổ chức (1.7) được đánh giá
|
4.13. Hành động phòng ngừa
A. Preventive action
P. Action préventive
|
Hành động được thực hiện để loại
bỏ những nguyên nhân gây ra sự không phù hợp (2.10), khuyết tật (2.11) hoặc
tình trạng không mong muốn tiềm ẩn khác để ngăn chặn không cho xẩy ra.
Chú thích - Hành động phòng ngừa
có thể bao gồm những thay đổi trong thủ tục(1.3) và hệ thống, để cải tiến
chất lượng (3.8) ở bất kì giai đoạn nào của vòng chất lượng (4.1).
|
4.14. Hành động khắc phục
A. Corrective action
P. Action corrective
|
Hành động được thực hiện để loại
bỏ những nguyên nhân gây ra sự không phù hợp (2.10) khuyết tật (2.11) hoặc
tình trạng không mong muốn khác đang tồn tại để ngăn chặn sự tái diễn.
Chú thích:
1) Hành động khắc phục có thể bao
gồm những thay đổi trong thủ tục (1.3) và hệ thống, để cải tiến chất lượng
(3.8) ở bất kỳ giai đoạn nào của vòng chất lượng (4.1).
2) Có sự khác biệt giữa “sự khắc
phục” và “hành động khắc phục”:
- “Sự khắc phục” đề cập đến việc
sửa chữa (4.18) làm lại (4.19) hoặc điều chỉnh và liên quan đến việc xử lý sự
không phù hợp (4.15) đang tồn tại;
- “Hành động khắc phục” liên quan
đến việc loại bỏ nguyên nhân của sự “không phù hợp”.
|
4.15. Xử lý sự không phù hợp
A. Disposition of non-conformity
P. Traitement d'une non- conformité
|
Hành động được thực hiện đối với
thực thế (1.1) có sự không phù hợp nhằm giải quyết sự không phù hợp (2.10)
này.
Chú thích - Hành động này có thể
ở dạng ví dụ như sự khắc phục như là sửa chữa (4.18) hoặc làm lại (4.19),
phân cấp lại, loại bỏ, sự nhân nhượng (4.17), và sửa đổi tài liệu hoặc yêu
cầu.
|
4.16. Cho phép ngoại lệ khi
sản xuất
A. Production permit;
p. Dérogation (avant production)
|
Sự cho phép bằng văn bản được làm
khác với những yêu cầu quy định ban đầu đối với sản phẩm (1.4) trước khi sản
xuất.
Chú thích - Cho phép ngoại lệ sản
xuất chỉ đối với một số lượng hạn chế hoặc trong một thời hạn và với mục đích
sử dụng đã định.
|
4.17. Sự nhân nhượng
A. Waiver
P. Dérogation (après production)
|
Sự cho phép bằng văn bản việc sử
dụng hoặc giao sản phẩm (1.4) không phù hợp với yêu cầu quy định.
Chú thích - Sự nhân nhượng chỉ
hạn chế cho một chuyến hàng, có những đặc tính không phù hợp trong phạm vi
sai lệch cụ thể với thời hạn hoặc số lượng hạn chế.
|
4.18. Sửa chữa
A. Repair
P. Réparation
|
Hoạt động được thực hiện đối với
sản phẩm (1.4) không phù hợp sao cho nó sẽ thỏa mãn yêu cầu sử dụng đã định
mặc dù nó có thể không phù hợp với yêu cầu quy định ban đầu.
Chú thích:
1) Sửa chữa là một dạng xử lý sản
phẩm không phù hợp.
2) Sửa chữa bao gồm hoạt động
chỉnh, sửa nhằm khôi phục để sử dụng một sản phẩm ban đầu phù hợp nhưng hiện
tại không phù hợp, ví dụ như là một phần của bảo trì
|
4.19. Làm lại
A. Rework
P. Reprise
|
Hoạt động được thực hiện đối với
sản phẩm (1.4) không phù hợp để nó thỏa mãn các yêu cầu đã định.
Chú thích - Làm lại là một dạng
xử lý sản phẩm không phù hợp.
|