TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7457 : 2004
ISO/IEC GUIDE 65 :
1996
YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HỆ
THỐNG CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
General
requirements for bodies operating product certification systems
Lời nói đầu
TCVN 7457 : 2004 hoàn toàn
tương đương với ISO/IEC Guide 65 : 1996.
TCVN 7457 : 2004 thay thế
TCVN 5995 : 1995 (ISO/CASCO 228 : 1994).
TCVN 7457 : 2004 do Ban kỹ
thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chứng nhận sản phẩm (bao gồm cả quá
trình hoặc dịch vụ) là một biện pháp đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm đó với các
tiêu chuẩn và các tài liệu quy chuẩn khác đã được quy định. Một số hệ thống
chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm cả thử nghiệm sản phẩm ban đầu và đánh giá
hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức được chứng nhận, sau đó là giám sát với
sự lưu ý tới hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp và việc thử nghiệm mẫu
được lấy từ xí nghiệp và ngoài thị trường. Các hệ thống khác dựa vào thử nghiệm
ban đầu và thử nghiệm giám sát song vẫn có những hệ thống chỉ yêu cầu thử
nghiệm điển hình.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu
mà việc tuân thủ chúng đảm bảo rằng các tổ chức chứng nhận điều hành những hệ
thống chứng nhận phù hợp và đáng tin cậy, từ đó thúc đẩy việc chấp nhận các tổ
chức đó ở mức độ quốc gia và quốc tế và tăng cường thương mại quốc tế.
Các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn
này, trước hết, được xem là những chuẩn mực chung đối với các tổ chức điều hành
hệ thống chứng nhận sản phẩm; các yêu cầu này có thể cần được chi tiết hóa hơn
nữa khi chúng được các ngành công nghiệp cụ thể hoặc các ngành khác sử dụng
hoặc khi cần lưu ý đến những yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như yêu cầu về sức khỏe
và an toàn.
Xác nhận về sự phù hợp đối với các
tiêu chuẩn hoặc các tài liệu quy chuẩn thích hợp sẽ được thể hiện dưới hình
thức các chứng chỉ hoặc dấu phù hợp. Các hệ thống chứng nhận sản phẩm hoặc nhóm
sản phẩm cụ thể so với những tiêu chuẩn hoặc tài liệu khác đã được quy định,
trong nhiều trường hợp, đòi hỏi phải có các tài liệu giải thích kèm theo.
Mặc dù tiêu chuẩn này liên quan đến
các tổ chức chứng nhận bên thứ ba nhưng nhiều điều khoản trong đó có thể sử
dụng hữu ích trong những thủ tục đánh giá sự phù hợp của bên thứ nhất và bên
thứ hai.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “Tổ
chức được chứng nhận (certified organization)” (3.1) được sử dụng để thay thế
cho thuật ngữ “Nhà cung ứng (supplier)” trong ISO/IEC Guide 65 : 1996, để phù
hợp với TCVN ISO 9000 : 2000. Trong một số ngữ cảnh cụ thể, “tổ chức được chứng
nhận” cần được hiểu là tổ chức có sản phẩm được chứng nhận.
YÊU
CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM
General
requirements for bodies operating product certification systems
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1 Tiêu chuẩn này quy định
các yêu cầu chung mà bên thứ ba điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm phải đáp
ứng nếu tổ chức này được thừa nhận là có năng lực và đáng tin cậy.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “tổ
chức chứng nhận” được sử dụng với hàm ý là mọi tổ chức điều hành hệ thống chứng
nhận sản phẩm. Từ “sản phẩm” được sử dụng với nghĩa rộng nhất về mặt từ vựng và
bao gồm cả các quá trình và các dịch vụ: từ “tiêu chuẩn” được sử dụng để bao
gồm cả các tài liệu quy chuẩn khác như quy định kỹ thuật hoặc văn bản pháp quy
kỹ thuật.
1.2 Hệ thống chứng nhận được
tổ chức chứng nhận sử dụng có thể bao gồm một hoặc nhiều hoạt động dưới đây mà
có thể được thực hiện kết hợp với hoạt động giám sát hoặc đánh giá sản xuất và
giám sát hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức được chứng nhận hoặc cả hai
như mô tả ở ISO/IEC Guide 53:
a) thử nghiệm hoặc kiểm tra điển
hình;
b) thử nghiệm hoặc kiểm tra mẫu
được lấy từ ngoài thị trường hoặc từ kho của tổ chức được chứng nhận hoặc cả
hai trường hợp;
c) thử nghiệm hoặc kiểm tra mọi sản
phẩm hoặc một sản phẩm cụ thể, có thể là sản phẩm mới hay sản phẩm đã đưa vào
sử dụng;
d) thử nghiệm hoặc kiểm tra lô sản
phẩm;
e) đánh giá thiết kế.
CHÚ THÍCH 1: Có thể tham khảo
ISO/IEC Guide 28 về mô hình của hệ thống chứng nhận của bên thứ ba đối với sản
phẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN 5956 : 1995 (ISO/IEC Guide 62
: 1995) Yêu cầu chung đối với tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng
TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 62
: 1996) Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan – Thuật ngữ chung và định
nghĩa
TCVN 6708 : 2000 (ISO/IEC Guide 7 :
1994) Hướng dẫn soạn thảo tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự phù hợp
TCVN ISO 9000 : 2000 (ISO 9000 :
2000) Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
TCVN ISO 19011 : 2003 (ISO 19011 :
2002) Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý
môi trường
TCVN ISO/IEC 17025 : 2001 (ISO/IEC 17025
: 1999) Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
TCVN ISO/IEC 17020 : 2001 (ISO/IEC
17020 : 1998) Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định
ISO/IEC Guide 23 : 1982 Method of
indicating conformity with standards for third-party certification systems
(Phương pháp biểu thị sự phù hợp tiêu chuẩn đối với các hệ thống chứng nhận của
bên thứ ba)
ISO/IEC Guide 27 : 1983 Guidelines
for corrective action to be taken by a certification body in the event of
misuse of its mark of conformity (Hướng dẫn về hành động khắc phục do tổ chức
chứng nhận thực hiện trong trường hợp sử dụng sai dấu hợp chuẩn)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO/IEC Guide 53 : 1988 An approach
to the utilization of a supplier’s quality system in third-party product
certification (Tiếp cận sử dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức được
chứng nhận trong chứng nhận của bên thứ ba đối với sản phẩm)
3 Thuật ngữ và
định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật
ngữ và định nghĩa cho trong TCVN 6450 : 1998 (ISO/IEC Guide 2 : 1996) và TCVN ISO
9000 : 2000 (ISO 9000 : 2000) và thuật ngữ và định nghĩa dưới đây
3.1
Tổ chức được chứng nhận
(certified organization)
Bên chịu trách nhiệm đảm bảo về sự
đáp ứng và, nếu thích hợp, duy trì dự đáp ứng của sản phẩm đối với các yêu cầu
được sử dụng làm cơ sở cho việc chứng nhận.
4 Tổ chức chứng
nhận
4.1 Quy định chung
4.1.1 Các chính sách và thủ
tục điều chỉnh hoạt động của tổ chức chứng nhận phải không được có tính phân
biệt đối xử và việc thi hành chúng cũng phải được tiến hành theo cách thức
không phân biệt đối xử. Không được sử dụng các thủ tục trái với những quy định
của tiêu chuẩn này để ngăn cản hoặc gây khó khăn cho sự tiếp cận của bên đề
nghị chứng nhận.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1.3 Các chuẩn mực mà theo
đó sản phẩm của tổ chức được chứng nhận được đánh giá phải là những chuẩn mực
được nêu ra trong các tiêu chuẩn đã được quy định. Các yêu cầu đối với những
tiêu chuẩn thích hợp cho mục đích này được nêu ở TCVN 6708 : 2000 (ISO/IEC
Guide 7 : 1994). Nếu cần giải thích việc áp dụng các tài liệu này đối với hệ
thống chứng nhận cụ thể thì sự giải thích đó phải được soạn thảo bởi các ban
liên quan và độc lập hoặc bởi những người có năng lực kỹ thuật cần thiết và
phải do tổ chức chứng nhận công bố.
4.1.4 Tổ chức chứng nhận
phải giới hạn các yêu cầu, sự đánh giá và quyết định của mình đối với việc
chứng nhận ở chừng mực chỉ liên quan đến lĩnh vực chứng nhận đang được xem xét.
4.2 Tổ chức
Cơ cấu của tổ chức chứng nhận phải
góp phần làm tăng lòng tin vào các hoạt động chứng nhận của tổ chức đó. Cụ thể,
tổ chức chứng nhận phải:
a) công bằng;
b) chịu trách nhiệm về các quyết
định liên quan tới việc cấp, duy trì, mở rộng phạm vi, đình chỉ và hủy bỏ kết
quả chứng nhận;
c) xác định cấp lãnh đạo (ban, nhóm
hoặc cá nhân) chịu trách nhiệm chung đối với toàn bộ các vấn đề sau:
1) hoạt động thử nghiệm, kiểm tra,
đánh giá và chứng nhận được xác định trong tiêu chuẩn này,
2) xây dựng các chính sách liên
quan đến hoạt động của tổ chức chứng nhận,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4) giám sát việc thực hiện các
chính sách,
5) giám sát tình hình tài chính của
tổ chức chứng nhận,
6) ủy quyền cho các ban hoặc cá
nhân thực hiện những hoạt động đã xác định, khi cần thiết,
7) cơ sở kỹ thuật cho việc cấp
chứng nhận.
d) có các tài liệu chứng minh tư
cách pháp nhân của tổ chức chứng nhận;
e) có cơ cấu dạng văn bản bảo vệ
tính công bằng với các điều khoản đảm bảo tính công bằng của các hoạt động của
tổ chức chứng nhận; cơ cấu này phải tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan
trực tiếp tham gia vào việc phát triển các chính sách và nguyên tắc về nội dung
và hoạt động của hệ thống chứng nhận;
f) đảm bảo rằng quyết định chứng
nhận được đưa ra bởi người không thực hiện việc đánh giá;
g) có các quyền hạn và trách nhiệm
tương xứng với hoạt động chứng nhận của tổ chức;
h) sẵn sàng thực hiện trách nhiệm
pháp lý nảy sinh đối với sự điều hành và/hoặc các hoạt động của tổ chức;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
j) tuyển chọn và sử dụng đủ nhân sự
có trình độ học lực, quá trình đào tạo, kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm cần
thiết để thực hiện các nhiệm vụ chứng nhận liên quan đến loại hình, phạm vi và
khối lượng công việc được giao dưới sự điều hành của người quản lý có trách
nhiệm;
k) có hệ thống quản lý chất lượng
tạo được lòng tin vào năng lực điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm;
l) có các chính sách và thủ tục
phân biệt giữa chứng nhận sản phẩm với các hoạt động khác mà tổ chức chứng nhận
tham gia thực hiện;
m) đảm bảo để lãnh đạo và nhân viên
không bị bất kỳ áp lực thương mại, tài chính và áp lực nào khác làm ảnh hưởng
tới kết quả của quá trình chứng nhận;
n) có các quy chế và cơ cấu chính
thức về chỉ định và hoạt động của các ban tham gia vào quá trình chứng nhận;
các ban đó phải không bị bất kỳ áp lực thương mại, tài chính và áp lực nào khác
làm ảnh hưởng tới các quyết định chứng nhận; một cơ cấu với các thành viên được
lựa chọn để đảm bảo sự cân bằng lợi ích và đảm bảo sao cho không có lợi ích
riêng nào có ảnh hưởng vượt trội sẽ được xem là thỏa mãn điều khoản này;
o) đảm bảo rằng hoạt động của các
tổ chức liên quan không làm ảnh hưởng đến tính bảo mật, tính khách quan và tính
công bằng của hoạt động chứng nhận của tổ chức và tổ chức chứng nhận không
được:
1) cung ứng hoặc thiết kế các sản
phẩm thuộc loại hình sản phẩm mà tổ chức đó chứng nhận,
2) đưa ra các gợi ý hoặc cung cấp
dịch vụ tư vấn cho bên đề nghị chứng nhận về các phương thức giải quyết những
vấn đề hiện đang là rào cản đối với việc chứng nhận mà họ yêu cầu,
3) cung cấp bất kỳ sản phẩm hoặc
dịch vụ nào mà có thể làm ảnh hưởng đến tính bảo mật, tính khách quan và tính
công bằng của quá trình và quyết định chứng nhận của tổ chức;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.3 Các hoạt động tác nghiệp
Tổ chức chứng nhận phải thực hiện
tất cả các bước cần thiết để đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm
liên quan theo những yêu cầu của hệ thống chứng nhận sản phẩm cụ thể (xem Điều
3). Tổ chức chứng nhận phải quy định các tiêu chuẩn liên quan hoặc các phần nội
dung trong các tiêu chuẩn đó và các yêu cầu khác như yêu cầu về lấy mẫu, thử
nghiệm và kiểm tra để tạo cơ sở cho hệ thống chứng nhận thích hợp đó.
Để tiến hành hoạt động chứng nhận,
tổ chức chứng nhận phải tuân thủ một cách thích hợp các yêu cầu về tính thích
hợp và năng lực của (các) tổ chức hoặc (các) cá nhân thực hiện việc thử nghiệm,
kiểm tra và chứng nhận như quy định ở TCVN ISO/IEC 17025 : 2001 (ISO/IEC 17025
: 1999), TCVN ISO/IEC 17020 : 2001 (ISO/IEC 17020 : 1998) và TCVN 5956 : 1995
(ISO/IEC Guide 62 : 1996).
4.4 Thầu phụ
Khi tổ chức chứng nhận quyết định
ký hợp đồng thầu phụ đối với công việc liên quan đến chứng nhận (ví dụ, thử
nghiệm hoặc kiểm tra) với tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài thì phải lập ra một
thỏa ước dạng văn bản thích hợp đề cập đến tất cả những nội dung mà hai bên
thỏa thuận bao gồm cả việc bảo mật và các xung đột về lợi ích. Tổ chức chứng
nhận phải
a) chịu toàn bộ trách nhiệm đối với
công việc đã ký hợp đồng thầu phụ đó và duy trì trách nhiệm của mình đối với
việc cấp, duy trì, mở rộng phạm vi, đình chỉ hoặc hủy bỏ kết quả chứng nhận;
b) đảm bảo rằng tổ chức hoặc cá
nhân đã ký hợp đồng thầu phụ có đủ năng lực và tuân thủ các điều khoản liên
quan của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn, hướng dẫn khác liên quan đến thử
nghiệm, kiểm tra hoặc những hoạt động kỹ thuật khác (xem Điều 2) và không tham
gia, trực tiếp hoặc gián tiếp qua tổ chức chủ quản của cá nhân đã ký hợp đồng
thầu phụ, vào việc thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm theo cách thức có thể làm
ảnh hưởng đến tính công bằng;
c) được bên đề nghị chứng nhận đồng
ý.
CHÚ THÍCH 2: Tổ chức chứng nhận có
thể xem xét chấp nhận những công việc liên quan đến chứng nhận đã được thực
hiện trước khi có đề nghị chứng nhận nếu tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm về
những nội dung quy định ở 4.4 a) và thấy đáp ứng được những vấn đề được nêu chi
tiết ở 4.4 b).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.5 Hệ thống quản lý chất lượng
4.5.1 Lãnh đạo chịu trách
nhiệm về chất lượng của tổ chức chứng nhận phải xác định và văn bản hóa chính
sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và cam kết chất lượng của tổ chức, đồng
thời phải đảm bảo rằng chính sách này được thông hiểu, thực hiện và duy trì ở
tất cả mọi cấp trong tổ chức.
4.5.2 Tổ chức chứng nhận
phải điều hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực theo những quy định liên
quan của tiêu chuẩn này và phù hợp với loại hình, phạm vi và khối lượng công
việc được thực hiện. Hệ thống quản lý chất lượng này phải được lập thành văn
bản và các tài liệu của hệ thống phải sẵn có để mọi người trong tổ chức chứng
nhận sử dụng. Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo việc áp dụng có hiệu lực các thủ
tục và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng đã được văn bản hóa này. Tổ
chức chứng nhận phải chỉ định một người có thể tiếp cận trực tiếp với cấp điều
hành cao nhất, ngoài các trách nhiệm khác, có thẩm quyền đã được xác định để:
a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý
chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì theo quy định của tiêu chuẩn
này; và
b) thông báo về kết quả hoạt động
của hệ thống quản lý chất lượng để lãnh đạo của tổ chức chứng nhận xem xét và
để làm cơ sở cho việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
4.5.3 Hệ thống quản lý chất
lượng phải được văn bản hóa thành sổ tay chất lượng và các thủ tục chất lượng;
sổ tay chất lượng phải có hoặc viện dẫn, ít nhất, tới các thông tin sau đây:
a) công bố chính sách chất lượng;
b) mô tả tóm lược về tư cách pháp
nhân của tổ chức chứng nhận, bao gồm cả tên của các chủ sở hữu và, nếu có sự
khác biệt, tên của những người có trách nhiệm điều hành hoạt động của hệ thống;
c) tên, trình độ, kinh nghiệm và
phạm vi quyền hạn của người quản lý chịu trách nhiệm và các nhân sự chứng nhận
khác, kể cả nội bộ và bên ngoài;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) mô tả về cơ cấu tổ chức của tổ
chức chứng nhận, bao gồm cả các thông tin chi tiết về lãnh đạo (ban, nhóm hoặc
cá nhân) được xác định ở 4.2 c), quy chế, phạm vi trách nhiệm và các quy tắc;
f) chính sách và thủ tục tiến hành
các cuộc xem xét của lãnh đạo;
g) các thủ tục hành chính bao gồm
cả việc kiểm soát tài liệu;
h) các trách nhiệm và dịch vụ tác
nghiệp và chức năng liên quan đến chất lượng sao cho mức độ và giới hạn trách
nhiệm của mỗi cá nhân đều được những người liên quan khác biết rõ;
i) thủ tục tuyển dụng, lựa chọn,
đào tạo nhân sự của tổ chức chứng nhận và theo dõi kết quả hoạt động của họ;
j) danh sách các nhà thầu phụ đã
được phê duyệt và các thủ tục về đánh giá, ghi nhận và theo dõi năng lực của
các nhà thầu phụ đó;
k) các thủ tục về xử lý những sự
không phù hợp và đảm bảo tính hiệu lực của các hành động khắc phục và phòng
ngừa đã được thực hiện;
l) các thủ tục đánh giá sản phẩm và
thực hiện quá trình chứng nhận, bao gồm:
1) các điều kiện đối với việc cấp,
lưu giữ và hủy bỏ các tài liệu về chứng nhận;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m) chính sách và thủ tục giải quyết
các kháng nghị, khiếu nại và tranh chấp;
n) các thủ tục về tiến hành đánh
giá nội bộ căn cứ vào những điều khoản của TCVN ISO 19011 : 2003 (ISO 19011 :
2002).
4.6 Điều kiện và thủ tục cấp,
duy trì, mở rộng phạm vi, đình chỉ và hủy bỏ kết quả chứng nhận
4.6.1 Tổ chức chứng nhận
phải quy định các điều kiện đối với việc cấp, duy trì và mở rộng phạm vi chứng
nhận và các điều kiện mà theo đó kết quả chứng nhận có thể được đình chỉ hoặc
hủy bỏ từng phần hoặc toàn bộ.
4.6.2 Tổ chức chứng nhận
phải có các thủ tục đối với:
a) việc cấp, duy trì, hủy bỏ và,
nếu thích hợp, đình chỉ kết quả chứng nhận;
b) việc mở rộng hoặc thu hẹp phạm
vi chứng nhận;
c) việc đánh giá lại, trong trường
hợp có những thay đổi có ảnh hưởng đánh kể tới thiết kế và quy định kỹ thuật
của sản phẩm, hoặc những thay đổi trong các tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ
để chứng nhận, hoặc những thay đổi về quyền sở hữu, cơ cấu hoặc lãnh đạo của tổ
chức được chứng nhận, nếu có liên quan, hoặc trong trường hợp có các thông tin
khác nêu rõ rằng sản phẩm có thể không còn phù hợp với những yêu cầu của hệ
thống chứng nhận.
4.7 Đánh giá nội bộ và xem xét
của lãnh đạo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo
rằng:
a) nhân sự chịu trách nhiệm về lĩnh
vực được đánh giá đều biết về kết quả của cuộc đánh giá;
b) hành động khắc phục được thực
hiện đúng lúc và đúng cách; và
c) các kết quả đánh giá được lập
thành văn bản.
4.7.2 Lãnh đạo của tổ chức
chứng nhận, với trách nhiệm quản lý và điều hành, phải định kỳ xem xét hệ thống
quản lý chất lượng của mình với khoảng thời gian đủ ngắn giữa các cuộc xem xét
để đảm bảo sự phù hợp và tính hiệu lực liên tục của hệ thống nhằm đáp ứng các
yêu cầu của tiêu chuẩn này cũng như chính sách và mục tiêu chất lượng đã công
bố. Hồ sơ của các cuộc xem xét phải được duy trì.
4.8 Hệ thống tài liệu
4.8.1 Tổ chức chứng nhận
phải cung cấp (thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông điện tử hoặc các
phương tiện khác), cập nhật thường xuyên và sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu
những thông tin sau đây:
a) thông tin về quyền hạn hoạt động
của tổ chức chứng nhận;
b) công bố dạng văn bản về hệ thống
chứng nhận sản phẩm của mình, bao gồm các quy tắc và thủ tục về cấp, duy trì,
mở rộng phạm vi, đình chỉ và hủy bỏ kết quả chứng nhận;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) mô tả những biện pháp mà tổ chức
vận dụng để có được sự hỗ trợ tài chính và thông tin chung về phí đánh giá,
chứng nhận đối với các bên đề nghị chứng nhận và tổ chức có sản phẩm được chứng
nhận;
e) mô tả về quyền và nghĩa vụ của
các bên đề nghị chứng nhận và tổ chức có sản phẩm được chứng nhận, bao gồm
những yêu cầu, hạn chế hoặc giới hạn về sử dụng biểu trưng (logo) của tổ chức
chứng nhận và về những cách thức viện dẫn đến kết quả chứng nhận đã được cấp;
f) thông tin về các thủ tục xử lý
những khiếu nại, kháng nghị và tranh chấp;
g) danh mục tra cứu các sản phẩm đã
được chứng nhận và các tổ chức được chứng nhận liên quan.
4.8.2 Tổ chức chứng nhận
phải thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm soát toàn bộ tài liệu và dữ liệu
liên quan đến hoạt động chứng nhận của mình. Sau khi được soạn thảo lần đầu
hoặc bổ sung, sửa đổi tiếp sau, các tài liệu này phải được xem xét và phê duyệt
bởi những người có năng lực và thẩm quyền thích hợp trước khi ban hành. Phải
duy trì một bản liệt kê tất cả các tài liệu thích hợp cùng với những thông tin
về trạng thái ban hành và/hoặc sửa đổi, bổ sung đã được xác định. Việc phân
phát các tài liệu đó cần được kiểm soát để đảm bảo rằng hệ thống tài liệu thích
hợp luôn có sẵn để mọi người của tổ chức chứng nhận hoặc các tổ chức được chứng
nhận sử dụng khi họ được yêu cầu thực hiện các chức năng liên quan đến hoạt
động của tổ chức chứng nhận.
4.9 Hồ sơ
4.9.1 Tổ chức chứng nhận
phải duy trì hệ thống hồ sơ phù hợp với các điều kiện cụ thể của tổ chức và với
các văn bản pháp quy hiện hành. Hồ sơ phải thể hiện rằng các thủ tục chứng nhận
đã được thực hiện một cách có hiệu lực, đặc biệt liên quan tới các biểu mẫu áp
dụng, báo cáo đánh giá, hoạt động giám sát và những tài liệu khác liên quan đến
việc cấp, duy trì, mở rộng phạm vi, đình chỉ hoặc hủy bỏ kết quả chứng nhận. Hồ
sơ phải được nhận biết, quản lý và loại bỏ theo cách thức sao cho đảm bảo được
tính nhất quán của quá trình và tính bảo mật của thông tin. Hồ sơ phải được bảo
quản trong khoảng thời gian sao cho chứng tỏ được sự tin cậy liên tục của hệ
thống, ít nhất là trong một chu trình chứng nhận hoặc theo luật định.
4.9.2 Tổ chức chứng nhận
phải có chính sách và các thủ tục về lưu giữ hồ sơ trong khoảng thời gian phù
hợp với những nghĩa vụ hợp đồng, pháp lý hoặc những nghĩa vụ khác của tổ chức.
Tổ chức chứng nhận phải có chính sách và các thủ tục liên quan đến việc tiếp
cận sử dụng những hồ sơ này phù hợp với quy định ở 4.10.1.
CHÚ THÍCH 4: Cần lưu ý đặc biệt đến
yêu cầu xác định thời gian lưu giữ hồ sơ, căn cứ vào các quy định pháp lý hiện
hành và các thỏa thuận về thừa nhận.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.10.1 Tổ chức chứng nhận
phải có biện pháp thích hợp nhất quán với quy định của pháp luật liên quan để
đảm bảo sự bảo mật đối với các thông tin thu nhận được trong tiến trình hoạt
động chứng nhận tại tất cả các cấp trong tổ chức, bao gồm cả các ban và tổ chức
bên ngoài hoặc các cá nhân hoạt động thay mặt cho tổ chức chứng nhận.
4.10.2 Trừ khi có quy định
trong tiêu chuẩn này hoặc do luật định, các thông tin thu thập được trong tiến
trình hoạt động chứng nhận về một sản phẩm hoặc tổ chức được chứng nhận cụ thể
đều không được tiết lộ cho bên thứ ba biết nếu không có sự cho phép bằng văn
bản của tổ chức được chứng nhận. Trong trường hợp luật định yêu cầu phải cung
cấp thông tin cho bên thứ ba thì tổ chức được chứng nhận phải được biết về các
thông tin đã được cung cấp.
5 Nhân sự của
tổ chức chứng nhận
5.1 Khái quát
5.1.1 Nhân sự của tổ chức
chứng nhận phải gồm những người có năng lực phù hợp với các chức năng mà những
người đó thực hiện, bao gồm cả việc thực hiện các đánh giá kỹ thuật theo yêu
cầu, định ra các chính sách và thực hiện các chính sách đó.
5.1.2 Các hướng dẫn dạng văn
bản phải luôn sẵn có cho mọi người sử dụng; các hướng dẫn này mô tả nhiệm vụ và
trách nhiệm của những người thực hiện liên quan. Các hướng dẫn này phải được
duy trì và cập nhật.
5.2 Các chuẩn mực trình độ
5.2.1 Để đảm bảo rằng việc
đánh giá và chứng nhận được tiến hành có hiệu lực và thống nhất, tổ chức chứng
nhận phải xác định các chuẩn mực thích hợp tối thiểu đối với nhân sự của tổ
chức.
5.2.2 Tổ chức chứng nhận
phải yêu cầu các nhân viên của mình tham gia vào quá trình chứng nhận ký hợp
đồng hoặc văn bản khác để cam kết:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) công bố về mọi quan hệ trước đây
và/hoặc hiện tại của cá nhân hoặc tổ chức của mình với tổ chức được chứng nhận
hoặc nhà thiết kế sản phẩm là đối tượng của việc đánh giá hoặc chứng nhận mà họ
được chỉ định thực hiện.
Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo và
lập văn bản để chứng minh rằng mọi nhân viên đã ký hợp đồng dưới danh nghĩa cá
nhân hoặc tổ chức của mình, nếu có, đều đáp ứng tất cả những yêu cầu đối với
nhân sự được quy định trong tiêu chuẩn này.
5.2.3 Tổ chức chứng nhận
phải duy trì thông tin về trình độ, quá trình đào tạo và kinh nghiệm của mỗi
nhân viên tham gia vào quá trình chứng nhận. Hồ sơ về quá trình đào tạo và kinh
nghiệm phải được lưu giữ và cập nhật, đặc biệt là những thông tin sau đây:
a) tên và địa chỉ;
b) đơn vị/bộ phận làm việc và chức
vụ;
c) trình độ và chức danh nghề
nghiệp;
d) kinh nghiệm và quá trình đào tạo
trong từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức chứng nhận;
e) ngày cập nhật hồ sơ gần nhất;
f) đánh giá kết quả hoạt động.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổ chức chứng nhận phải thông báo
kịp thời về mọi thay đổi trong các yêu cầu chứng nhận mà tổ chức dự định thực
hiện. Tổ chức chứng nhận phải tính đến những quan điểm do các bên có liên quan
thể hiện trước khi quyết định về hình thức và ngày có hiệu lực của những thay
đổi đó. Sau khi quyết định và công bố các yêu cầu đã được thay đổi, tổ chức
chứng nhận phải kiểm tra xác nhận việc thực hiện những điều chỉnh cần thiết của
các tổ chức được chứng nhận trong khoảng thời gian mà tổ chức chứng nhận cho là
phù hợp.
7 Các kháng
nghị, khiếu nại và tranh chấp
7.1 Các kháng nghị, khiếu nại
và tranh chấp do các tổ chức được chứng nhận hoặc các bên khác gửi tới tổ chức
chứng nhận đều phải được xem xét và giải quyết theo quy định nêu trong các thủ
tục của tổ chức chứng nhận.
7.2 Mỗi tổ chức chứng nhận
phải:
a) lưu giữ hồ sơ về tất cả các kháng
nghị, khiếu nại, tranh chấp và các hành động giải quyết liên quan đến chứng
nhận;
b) thực hiện hành động thích hợp
tiếp sau;
c) lập văn bản đối với hành động đã
thực hiện và hiệu lực của hành động đó.
8 Đề nghị chứng
nhận
8.1 Thông tin về thủ tục
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1.2 Tổ chức chứng nhận
phải yêu cầu tổ chức được chứng nhận:
a) luôn tuân thủ các điều khoản
liên quan của chương trình chứng nhận;
b) thực hiện các công việc chuẩn bị
cần thiết cho việc tiến hành đánh giá, bao gồm cả điều khoản về xem xét hệ
thống tài liệu và tiếp cận với tất cả những địa điểm, hồ sơ (bao gồm cả báo cáo
đánh giá nội bộ) và người liên quan tới công việc đánh giá (ví dụ: thử nghiệm,
kiểm tra, đánh giá, giám sát, đánh giá lại) và việc giải quyết các khiếu nại;
c) chỉ đưa ra các tuyên bố liên
quan tới phạm vi chứng nhận nêu trong chứng chỉ đã được cấp;
d) không sử dụng kết quả chứng nhận
sản phẩm làm ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức chứng nhận và không đưa ra bất kỳ
lời tuyên bố sai lạc hoặc vô căn cứ nào liên quan tới kết quả chứng nhận sản
phẩm;
e) khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ kết
quả chứng nhận, không được tiếp tục sử dụng bất kỳ hình thức quảng cáo nào liên
quan, bao gồm các viện dẫn chúng và nộp lại các tài liệu chứng nhận theo yêu
cầu của tổ chức chứng nhận;
f) chỉ sử dụng kết quả chứng nhận
để nêu rõ rằng các sản phẩm được chứng nhận phù hợp với những tiêu chuẩn xác
định;
g) cố gắng đảm bảo không sử dụng
chứng chỉ, báo cáo hoặc bất kỳ phần nội dung nào trong đó một cách sai quy
định;
h) viện dẫn đến kết quả chứng nhận
sản phẩm khi quảng bá trên phương tiện thông tin như các tài liệu, sách giới
thiệu hoặc nội dung quảng cáo phù hợp với các yêu cầu của tổ chức chứng nhận.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1.4 Nếu có yêu cầu, tổ
chức chứng nhận phải cung cấp cho bên đề nghị chứng nhận các thông tin bổ sung
liên quan đến việc đề nghị chứng nhận.
8.2 Đề nghị chứng nhận
8.2.1 Tổ chức chứng nhận
phải yêu cầu bên đề nghị chứng nhận hoàn chỉnh đơn đề nghị chứng nhận chính
thức có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền cùng với hoặc kèm theo các
thông tin sau đây:
a) phạm vi chứng nhận mong muốn;
b) lời tuyên bố về việc bên đề nghị
chứng nhận đồng ý tuân thủ các yêu cầu chứng nhận và cung cấp mọi thông tin cần
thiết cho việc đánh giá sản phẩm đề nghị được chứng nhận.
8.2.2 Bên đề nghị chứng
nhận, tối thiểu, phải cung cấp các thông tin sau đây:
a) tổ chức mà bên đề nghị chứng
nhận trực thuộc, tên gọi, địa chỉ và tư cách pháp nhân;
b) xác định các sản phẩm đề nghị
được chứng nhận, hệ thống chứng nhận và các tiêu chuẩn được sử dụng để chứng
nhận từng sản phẩm, nếu biết.
9 Chuẩn bị đánh
giá
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) các yêu cầu đối với việc chứng
nhận được xác định rõ, được lập thành văn bản và được thấu hiểu;
b) bất kỳ sự khác biệt nào trong
cách hiểu giữa tổ chức chứng nhận và bên đề nghị chứng nhận đều được giải
quyết; và
c) tổ chức chứng nhận có năng lực
thực hiện dịch vụ chứng nhận liên quan đến phạm vi chứng nhận được đề nghị và,
nếu thích hợp, định vị các hoạt động của bên đề nghị chứng nhận và các yêu cầu
đặc biệt, ví dụ như ngôn ngữ được bên đề nghị chứng nhận sử dụng.
9.2 Tổ chức chứng nhận phải
chuẩn bị kế hoạch hoạt động đánh giá của mình để từ đó quản lý được các công
việc cần thực hiện.
9.3 Tổ chức chứng nhận phải
chỉ định những người có trình độ thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá
cụ thể. Không được chỉ định những người đã tham gia hoặc được sử dụng bởi một
tổ chức đã tham gia vào việc thiết kế, cung ứng, lắp đặt hoặc bảo dưỡng các sản
phẩm theo cách thức và trong khoảng thời gian mà có thể mâu thuẫn với tính công
bằng được yêu cầu.
9.4 Để đảm bảo rằng việc
đánh giá đúng đắn và đầy đủ được tiến hành, những người tham gia phải được cung
cấp các tài liệu làm việc thích hợp.
10 Đánh giá
Tổ chức chứng nhận phải đánh giá
các sản phẩm của bên đề nghị chứng nhận theo những tiêu chuẩn liên quan đến
phạm vi chứng nhận đã xác định trong hồ sơ đề nghị chứng nhận căn cứ vào tất cả
các chuẩn mực chứng nhận đã được xác định trong quy chế của phương thức chứng
nhận đó.
11 Báo cáo
đánh giá
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) những người được phân công đánh
giá sự phù hợp của các sản phẩm phải nộp cho tổ chức chứng nhận bản báo cáo về
những phát hiện liên quan đến sự phù hợp với tất cả các yêu cầu chứng nhận;
b) bản báo cáo đầy đủ về kết quả
đánh giá được tổ chức chứng nhận chuyển ngay cho bên đề nghị chứng nhận, báo
cáo này xác định mọi sự không phù hợp cần được khắc phục để đạt được sự phù hợp
với tất cả các yêu cầu chứng nhận và nội dung của đánh giá và thử nghiệm bổ
sung được yêu cầu. Nếu bên đề nghị chứng nhận có thể chứng minh rằng hành động
khắc phục đã được thực hiện để đáp ứng mọi yêu cầu trong giới hạn thời gian đã
quy định thì tổ chức chứng nhận chỉ phải thực hiện lại những phần công việc cần
thiết của thủ tục đánh giá ban đầu.
12 Quyết định
chứng nhận
12.1 Việc quyết định chứng
nhận hoặc không chứng nhận sản phẩm phải được tổ chức chứng nhận đưa ra trên cơ
sở các thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá và mọi thông tin liên
quan khác.
12.2 Tổ chức chứng nhận
không được trao quyền cấp, duy trì, mở rộng phạm vi, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng
nhận cho tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài nào đó.
12.3 Tổ chức chứng nhận phải
cung cấp cho mỗi tổ chức có sản phẩm được chứng nhận các tài liệu chứng nhận
chính thức như: thông báo hoặc chứng chỉ có chữ ký của người có trách nhiệm.
Các tài liệu chứng nhận chính thức này phải nêu rõ những thông tin sau đây:
a) tên và địa chỉ của tổ chức có
sản phẩm là đối tượng của việc chứng nhận;
b) phạm vi chứng nhận được cấp, bao
gồm:
1) sản phẩm được chứng nhận mà có
thể xác định được loại hoặc dạng của sản phẩm đó.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3) hệ thống chứng nhận thích hợp.
c) ngày có hiệu lực và thời gian
hiệu lực của chứng chỉ, nếu thích hợp.
12.4 Để đáp ứng đề nghị thay
đổi phạm vi chứng nhận của chứng chỉ đã cấp, tổ chức chứng nhận phải quyết định
xem thủ tục đánh giá nào, nếu có, là thích hợp để xác định xem có cần thay đổi
hay không và có hành động tương ứng.
13 Giám sát
13.1 Tổ chức chứng nhận phải
có các thủ tục dạng văn bản để tạo điều kiện cho việc tiến hành giám sát theo
những chuẩn mực thích hợp với hệ thống chứng nhận liên quan.
13.2 Tổ chức chứng nhận phải
yêu cầu tổ chức được chứng nhận thông báo cho mình biết về mọi thay đổi đã nêu
ở 4.6.2 c), như các dự định cải tiến sản phẩm, quá trình sản xuất hoặc, nếu có
liên quan, hệ thống quản lý chất lượng có ảnh hưởng tới sự phù hợp của sản
phẩm. Tổ chức chứng nhận phải xác định xem có cần phải kiểm tra tiếp những thay
đổi đã công bố hay không. Nếu cần phải kiểm tra tiếp, tổ chức được chứng nhận
không được phép lưu thông sản phẩm đã được chứng nhận nhưng đang được sản xuất
với những thay đổi đó cho tới khi tổ chức chứng nhận có thông báo tương ứng cho
tổ chức được chứng nhận.
13.3 Tổ chức chứng nhận phải
lập văn bản về các hoạt động giám sát của mình.
13.4 Khi mà tổ chức chứng
nhận cho phép sử dụng dấu của tổ chức trên loại sản phẩm đã được đánh giá, tổ
chức chứng nhận phải định kỳ đánh giá các sản phẩm mang dấu đó để xác nhận rằng
các sản phẩm đó tiếp tục phù hợp với tiêu chuẩn.
14 Sử dụng
giấy phép, chứng chỉ và dấu phù hợp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14.2 Hướng dẫn về sử dụng
các chứng chỉ và dấu phù hợp mà tổ chức chứng nhận cho phép sử dụng được nêu ở
ISO/IEC Guide 23.
14.3 Khi bị phát hiện, tất
cả các viện dẫn không đúng về hệ thống chứng nhận hoặc sử dụng sai quy định các
giấy phép, chứng chỉ hoặc dấu phù hợp trong các nội dung quảng cáo, ca-ta-lô,
v.v… đều phải chịu những biện pháp xử lý thích hợp.
CHÚ THÍCH 5: Những biện pháp xử lý
được nêu trong ISO/IEC Guide 27 và có thể bao gồm hành động khắc phục, hủy bỏ
chứng chỉ, công bố về sự vi phạm và, nếu cần thiết, biện pháp xử lý theo luật
định.
15 Các khiếu
nại đối với tổ chức được chứng nhận
Tổ chức chứng nhận phải yêu cầu tổ
chức có sản phẩm được chứng nhận:
a) lưu giữ hồ sơ về tất cả các
khiếu nại mà tổ chức được chứng nhận đã được cho biết liên quan đến sự phù hợp
của sản phẩm với những yêu cầu của các tiêu chuẩn liên quan và đảm bảo rằng các
hồ sơ đó luôn sẵn có để tổ chức chứng nhận sử dụng khi có yêu cầu;
b) thực hiện hành động thích hợp
liên quan đến những khiếu nại đó và mọi khiếm khuyết phát hiện thấy ở sản phẩm
hoặc dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc tuân thủ các yêu cầu chứng nhận;
c) lập văn bản đối với các hành
động đã thực hiện.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Tổ chức chứng nhận
4.1 Quy định chung
4.2 Tổ chức
4.3 Các hoạt động tác nghiệp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.5 Hệ thống quản lý chất lượng
4.6 Điều kiện và thủ tục cấp, duy
trì, gia hạn, đình chỉ và hủy bỏ kết quả chứng nhận
4.7 Đánh giá nội bộ và xem xét của
lãnh đạo
4.8 Hệ thống tài liệu
4.9 Hồ sơ
4.10 Tính bảo mật
5 Nhân sự của tổ chức chứng nhận
5.1 Khái quát
5.2 Các chuẩn mực về trình độ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7 Kháng nghị, khiếu nại và tranh
chấp
8 Đề nghị chứng nhận
8.1 Thông tin về thủ tục
8.2 Đề nghị
9 Chuẩn bị đánh giá
10 Đánh giá
11 Báo cáo đánh giá
12 Quyết định chứng nhận
13 Giám sát
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15 Khiếu nại với tổ chức được chứng
nhận