NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 05/TT-NH5
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 9 năm 1995
|
THÔNG
TƯ
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 05/TT-NH5 NGÀY 22 THÁNG
9 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM Ở
NƯỚC NGOÀI
Thi hành Điều 2 Nghị định số
09/CP ngày 21-01-1995 của Chính phủ bổ sung Quy chế đặt Văn phòng Đại diện
doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 40/CP ngày
19-05-1994; sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam hướng dẫn cụ thể về một số điểm trong quy chế áp dụng đối với các tổ chức
tín dụng Việt Nam như sau:
1. Về đối tượng
mở văn phòng đại diện:
Các tổ chức tín dụng được xem
xét cho phép đặt Văn phòng Đại diện ở nước ngoài, bao gồm:
1.1. Ngân hàng Thương mại quốc
doanh;
1.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần;
1.3. Ngân hàng liên doanh;
1.4. Công ty Tài chính.
2. Về điều
kiện để được cấp giấy phép đặt Văn phòng Đại diện ở nước ngoài:
Các tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi
tắt là các tổ chức tín dụng) nói tại Điểm 1 Thông tư này muốn được cấp giấy
phép đặt Văn phòng Đại diện ở nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau:
2.1. Đã được Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp giấy phép hoạt động và có thời gian hoạt động ít nhất là 02 năm, kể
từ ngày khai trương hoạt động.
2.2. Có nhu cầu đặt Văn phòng đại
diện để tiếp thị, tìm kiếm thị trường, thông tin, giới thiệu, quảng cáo với
khách hàng về hoạt động kinh doanh của mình.
2.3. Đã được Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước cho phép hoạt động kinh doanh đối ngoại.
2.4. Có tình hình tài chính lành
mạnh, kết quả kinh doanh năm trước và tại thời điểm xin đặt Văn phòng Đại diện
có lãi.
3. Về việc
xin đặt Văn phòng Đại diện chung cho nhiều tổ chức tín dụng:
3.1. Các tổ chức tín dụng có đủ
điều kiện nêu tại Điểm 2 trên có thể thoả thuận để cùng đặt chung một Văn phòng
Đại diện ở nước ngoài.
3.2. Việc xin đặt Văn phòng Đại
diện ở nước ngoài sẽ do một tổ chức tín dụng làm thủ tục và đề nghị Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam xem xét cấp giấy phép theo quy định.
3.3. Các tổ chức tín dụng tự thoả
thuận về kinh phí, tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đại diện chung.
4. Về nhân sự
của Văn phòng Đại diện:
4.1. Văn
phòng Đại diện của tổ chức tín dụng Việt Nam ở nước ngoài là đợn vị trực thuộc
của tổ chức tín dụng, gồm có người phụ trách (Trưởng Văn phòng Đại diện) và các
nhân viên làm việc tại Văn phòng Đại diện.
4.1.1. Trưởng Văn phòng Đại diện
phải thuộc biên chế của tổ chức tín dụng trong nước.
4.1.2. Văn phòng Đại diện có thể
thuê nhân viên là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
theo những điều kiện do hai bên thoả thuận phù hợp với Pháp luật Việt Nam và
Pháp luật nước tiếp nhận;
4.2. Các tổ chức tín dụng Việt
Nam không được thuê viên chức, nhân viên cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đại
diện tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
4.3. Văn phòng Đại diện, người
phụ trách và các nhân viên của Văn phòng Đại diện phải tuân thủ Pháp luật Việt
Nam, tôn trọng Pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận, Pháp luật và tập
quán quốc tế.
4.4. Người phụ trách và các nhân
viên của Văn phòng Đại diện chịu sự quản lý hành chính Nhà nước và sự chỉ đạo
chính trị, đối ngoại của cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tại nước tiếp nhận; đồng thời chịu sự quản lý nhân sự và chỉ đạo nghiệp vụ
chuyên môn của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng trong nước.
5. Về trách
nhiệm và quyền hạn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng có Văn phòng Đại
diện ở nước ngoài:
5.1. Quản lý, chỉ đạo và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của Văn phòng Đại diện ở nước ngoài;
5.2. Quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm và triệu hồi người phụ trách Văn phòng Đại diện; chịu trách nhiệm về việc
tuyển dụng, cho thôi việc đối với nhân viên Văn phòng Đại diện ở nước ngoài;
5.3. Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ
chuyên môn của Văn phòng Đại diện tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
6. Về hồ sơ
và thủ tục xin cấp giấy phép đặt Văn phòng Đại diện ở nước ngoài:
6.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt
Văn phòng đại diện ở nước ngoài (gọi tắt là giấy phép) gồm:
6.1.1. Nghị quyết của Hội đồng
quản trị về việc đặt Văn phòng Đại diện của tổ chức tín dụng ở nước ngoài, tờ
trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng xin đặt Văn phòng đại diện
ở nước ngoài. Tờ trình phải ghi rõ lý do, tên gọi, nhiệm vụ, địa điểm Văn phòng
Đại diện, khả năng quan hệ với nước ngoài để có thể mở Văn phòng Đại diện.
6.1.2. Quyết định của Tổng Giám
đốc (Giám đốc) bổ nhiệm Trưởng Văn phòng Đại diện. Trường hợp Tổng Giám đốc
kiêm nhiệm chức danh Trưởng Văn phòng Đại diện theo quy định tại điểm 4.1.3
trên đây thì phải có Nghị quyết Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng chấp thuận.
6.1.3. Lý lịch tóm tắt, văn bằng
học lực của Trưởng Văn phòng Đại diện.
6.1.4. Bản sao giấy phép thành lập,
giấy phép hoạt động, giấy phép đăng ký kinh doanh.
6.2. Thủ tục:
6.2.1. Tổ chức tín dụng Việt Nam
muốn đặt Văn phòng Đại diện ở nước ngoài phải gửi đầy đủ 03 bộ hồ sơ theo quy định
tại điểm 6.1 của Thông tư này lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (thông qua chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở
chính). Đối với Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng liên doanh thì gửi hồ
sơ thẳng Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
Trường hợp đặt Văn phòng Đại diện
chung cho nhiều tổ chức tín dụng, thì phải kèm theo hồ sơ của các tổ chức tín dụng
thành viên.
6.2.2. Trong thời gian tối đa 15
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thẩm
định và trình ý kiến của mình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kèm 03 bộ hồ sơ
của tổ chức tín dụng.
6.2.3. Trong thời gian 30 ngày kể
từ khi nhận hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ thông báo quyết định chấp
thuận hay không chấp thuận cho tổ chức tín dụng đặt Văn phòng Đại diện tại nước
ngoài.
Trường hợp không chấp thuận sẽ
thông báo rõ lý do cho tổ chức tín dụng biết.
7. Về khai
trương hoạt động của Văn phòng Đại diện:
7.1. Trong thời gian 6 tháng kể
từ ngày nhận được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, tổ chức tín dụng phải
hoàn thành việc đặt Văn phòng Đại diện và có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
7.2. Trường hợp quá thời hạn nói
trên, tổ chức tín dụng chưa hoàn thành việc đặt Văn phòng Đại diện, Chủ tịch Hội
đồng quản trị tổ chức tín dụng phải báo cáo bằng văn bản lên Ngân hàng Nhà nước
trình bày rõ lý do, nộp lại giấy phép đặt Văn phòng Đại diện hoặc trình xin được
gia hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ
xem xét gia hạn giấy phép đối với từng trường hợp cụ thể. Thời hạn gia hạn giấy
phép không quá 06 tháng.
7.3. Tổ chức tín dụng phải tổ chức
khai trương hoạt động Văn phòng Đại diện theo quy định của nước tiếp nhận.
8. Về chế độ
báo cáo:
8.1. Chậm nhất sau 15 kể từ khi
thay đổi tên hoặc địa chỉ, hoặc thay đổi Trưởng Đại diện của Văn phòng Đại diện
ở nước ngoài, tổ chức tín dụng phải báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam biết.
8.2. Định kỳ 6 tháng/lần, tổ chức
tín dụng phải báo cáo về hoạt động của Văn phòng Đại diện lên Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
8.3. Khi phát sinh vấn đề bất
thường, tổ chức tín dụng phải báo cáo bằng văn bản lên Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và đề xuất kiến nghị, biện pháp giải quyết.
8.4. Báo cáo của các tổ chức tín
dụng nêu tại khoản 1.2, 1.4 điểm 1 phải gửi thông qua Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước nơi đặt trụ sở chính (kèm báo cáo của Trưởng Văn phòng Đại diện gửi tổ chức
tín dụng).
8.5. Ngoài ra, tổ chức tín dụng
phải thực hiện các loại báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
9. Về việc
huỷ bỏ hoạt động Văn phòng Đại diện của tổ chức tín dụng Việt Nam ở nước ngoài:
9.1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quyết định huỷ bỏ Văn phòng Đại diện của tổ chức tín dụng ở nước ngoài trong những
trường hợp sau:
9.1.1. Theo đề nghị của Chủ tịch
Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng;
9.1.2. Tổ chức tín dụng chấm dứt
hoạt động;
9.1.3. Vi phạm nghiêm trọng các
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
9.1.4. Văn phòng Đại diện đã hết
thời gian hoạt động mà không được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận gia
hạn;
9.1.5. Vi phạm Pháp luật và bị
các cơ quan có thẩm quyền của nước đặt Văn phòng Đại diện cấm hoạt động;
9.2. Trước 15 ngày khi ra quyết
định huỷ bỏ Văn phòng Đại diện của tổ chức tín dụng ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam sẽ có thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng biết.
9.3. Khi nhận được thông báo của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 9.2, tổ chức tín dụng có
trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận biết, tiến
hành xử lý các vướng mắc (nếu có). Tổ chức tín dụng chịu hoàn toàn trách nhiệm
về việc thanh, xử lý tồn đọng của Văn phòng Đại diện tại nước ngoài.
10. Về điều
khoản thi hành:
10.1. Các tổ chức tín dụng đã đặt
Văn phòng Đại diện ở nước ngoài trước đây, trong thời gian tối đa 6 tháng phải
làm lại hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm 6 nói trên, kèm bản sao giấy phép đặt Văn
phòng Đại diện của tổ chức tín dụng do phía nước ngoài cấp gửi Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
10.2. Thông tư này có hiệu lực kể
từ ngày ký.
10.3. Mọi sửa đổi, bổ sung Thông
tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.