Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 23/11/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1995

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81-CP NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ tưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Người tàn tật nói trong Nghị định này là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng giám định y khoa xác nhận.

Điều 2.

1. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật nói trong Nghị định này bao gồm các trường, các trung tâm do Nhà nước, tổ chức và cá nhân lập ra để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người tàn tật theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tật phải thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật.

Điều 3.

1. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật nói trong Nghị định này bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã, tổ sản xuất được lập ra theo quy định của pháp luật;

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật phải có đủ điều kiện sau đây:

a. Có từ 10 lao động trở lên, trong đó có trên 51% số lao động là người tàn tật;

b. Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.

Điều 4. Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch trình Chính phủ dành một khoản ngân sách để giúp đỡ người tàn tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề, tạo việc làm; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; hỗ trợ các doanh nghiệp nhận số người tàn tật vào học nghề, vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 5.

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quỹ việc làm cho người tàn tật để trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm.

2. Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn sau đây:

a. Từ ngân sách địa phương;

b. Từ quỹ quốc gia về việc làm;

c. Khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động là người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

d. Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp;

e. Các nguồn thu khác.

3. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng vào các mục đích:

a. Cấp để hỗ trợ cho các đối tượng:

Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu, duy trì việc dạy nghề và phát triển sản xuất;

Các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này.

b. Cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng dưới đây:

Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật;

Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật;

Cơ sở dạy nghề có nhận người tàn tật vào học nghề;

Doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này.

c. Các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.

Điều 6.

1. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập và sử dụng quỹ việc làm cho người tàn tật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng quỹ, bảo đảm quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.

Chương 2:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT

Điều 7. Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án đào tạo, đào tạo lại cho lao động là người tàn tật, duy trì và phát triển sản xuất, thu nhận thêm người tàn tật vào làm việc hoặc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu.

Mức cấp kinh phí theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 8. Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật khi có dự án dạy nghề, dự án phát triển sản xuất, được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nguồn vốn của Nhà nước.

Điều 9. Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật.

Điều 10. Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn các loại thuế. Thủ tục miễn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 11. Các nguồn vốn do Nhà nước cấp, do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước trợ giúp là tài sản của Nhà nước giao cho cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật quản lý, sử dụng, nhằm phục vụ lợi ích chung cho tập thể, không được chia cho cá nhân.

Điều 12.

1. Người tàn tật học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý được hưởng các chế độ sau:

a. Được giảm 50% mức học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31% đến 40%;

b. Được miễn nộp học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên. Trong thời gian học nghề, bổ túc nghề, người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên nếu không hưởng lương, sinh hoạt phí hoặc học bổng thì hàng tháng được hưởng trợ cấp xã hội từ Ngân sách Nhà nước là 100.000 đồng.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 3:

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP NHẬN NGƯỜI TÀN TẬT VÀO HỌC NGHỀ VÀ LÀM VIỆC

Điều 13.

1. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế doanh thu từ dạy nghề theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án dạy nghề.

Điều 14.

1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật vào làm việc, theo quy định sau đây:

a. 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải;

b. 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại.

2. Tỷ lệ người tàn tật các doanh nghiệp phải tiếp nhận là tỷ số giữa số người tàn tật so với tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp.

Điều 15.

1. Doanh nghiệp tiếp nhận số người lao động là người tàn tật vào làm việc thấp hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này thì hàng tháng phải nộp vào quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

2. Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người tàn tật, theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Điều 16.- Những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật, ngoài việc tuân theo những quy định chung của Bộ Luật lao động còn phải tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật làm việc như: bố trí máy móc, thiết bị; trang bị phương tiện bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với tâm, sinh lý đối với từng loại khuyết tật hoặc nhóm khuyết tật của người tàn tật.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định về lao động là người tàn tật trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 19. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 81/CP

Hanoi, November 23, 1995

 

DECREE

STIPULATING IN DETAILS AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE FOR DISABLED LABORERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994; and
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Disabled persons mentioned in this Decree are those whose working ability has been diminished by 21% or more, as certified by the Medical Evaluation Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vocational training centers for disabled people mentioned in this Decree include schools and centers founded by the State, organizations and individuals to provide training, re-training and skill upgrading for the disabled as provided for by the law.

2. Vocational training centers for the disabled people must have at least 70% of the enrollment made up of disabled people.

Article 3.-

1. Production and business establishments for disabled laborers, as mentioned in this Decree, include State-owned enterprises, private enterprises, companies, co-operatives, production groups organized in accordance with the law;

2. Production and business establishments for the disabled laborers must meet the following requirements:

a) Having 10 laborers or more, at least 51% of whom are disabled;

b) Having regulations or statutes suitable for disabled laborers.

Article 4.- Each year, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall preside over and collaborate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in preparing a plan to submit to the Government for reserving a portion of the budget to help the disabled recover their health and working ability, to take vocational training and find employment; to provide assistance for vocational training centers and production or business establishments reserved for the disabled; to provide assistance to businesses which provide vocational training and jobs for the disabled at a ratio higher than that specified in Article 14 of this Decree.

Article 5.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The job-creation funds for the disabled may come from the following sources:

a) The local budgets;

b) The national employment fund;

c) Revenues collected monthly from businesses which fail to take in the requisite number of disabled laborers as provided for in Article 14 of this Decree;

d) Aid from organizations and individuals, both in the country and abroad;

e) Other sources of revenue.

3. Job-creation funds for the disabled shall be used for the following purposes:

a) To provide assistance to the following objects:

- Vocational training centers and production and business establishments for the disabled for the construction of the initial material and technical foundations, the maintenance of vocational training and the expansion of production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To provide loans with low interest rates to the following objects:

- Vocational training centers and production and business establishments for disabled people;

- Individuals and groups of disabled laborers;

- Vocational training centers accepting disabled people for training;

- Businesses taking in more disabled laborers than the ratio specified in Article 14 of this Decree.

c) Activities to assist the disabled to recover their working ability.

Article 6.-

1. The Ministry of Finance shall preside over and collaborate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment in guiding the creation and use of the job-creation funds for the disabled in the provinces and cities directly under the Central Government.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall examine the utilization of these funds to ensure that these are used for the right purposes and the right objects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PREFERENTIAL POLICIES FOR VOCATIONAL TRAINING CENTERS, PRODUCTION AND BUSINESS ESTABLISHMENTS RESERVED FOR THE DISABLED.

Article 7.- Vocational training centers, production and business establishments reserved for disabled people are entitled to a portion of the budget of the job-creation funds for the disabled in the provinces and cities directly under the Central Government, when they have projects for training and re-training disabled laborers, for maintaining and expanding production, accepting more disabled laborers or setting up the initial material and technical foundations.

The amount to be granted shall be determined in accordance with the stipulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.

Article 8.- Vocational training centers, production and business establishments reserved for the disabled which have projects for job training and production development, shall be entitled to borrow capital at low interest rate from the job-creation funds for the disabled in the provinces and cities directly under the Central Government, and from other sources of the State fund.

Article 9.- Vocational training centers, production and business establishment for disabled people shall be given priority in the allotment or lease of land in locations convenient for the organization of vocational training, production and business for disabled people.

Article 10.- Vocational training centers, production and business establishments for the disabled are exempt from taxes of all kinds. The procedures for tax exemption shall comply with the stipulations of the Ministry of Finance.

Article 11.- Donations from the State, organizations and individuals, at home and abroad, are the property of the State assigned to the vocational training centers, production and business establishments for disabled people to manage and use for the common benefit of the collective and cannot be allocated to any individual.

Article 12.-

1. The disabled persons who take vocational training or upgrade their skills at vocational training centers managed by the State shall receive the following benefits:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Tuition exemption for those who have lost 41% or more of their working ability. During the vocational training or upgrading period, the disabled people who have lost more than 41% of their working ability and do not receive salaries, cost-of-living allowances or scholarship, shall be given a monthly social welfare allowance of 100,000 VND from the State Budget.

2. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance in providing detailed guidance for the tuition fee exemption or reduction and social welfare provision as stipulated in Item 1 of this Article.

Chapter III

RIGHTS AND DUTIES OF VOCATIONAL TRAINING CENTERS AND BUSINESS ACCEPTING DISABLED PERSONS FOR TRAINING AND WORKING

Article 13.-

1. Establishments accepting disabled people for vocational training shall be considered for reduction of tax on their revenue collected from the training as provided for by the Ministry of Finance.

2. Establishments accepting disabled people for vocational training shall be entitled to low interest loans from the job-creation funds for the disabled in the provinces and cities directly under the Central Government if they have projects for vocational training.

Article 14.-

1. Enterprises of all economic sectors and of all forms of ownership shall have to accept disabled laborers at the following ratio:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) 3% for other enterprises.

2. The rate of disabled people to be accepted by enterprises shall be the ratio of the disabled people to the average total number of laborers present in each month at the enterprise.

Article 15.-

1. Enterprises having the number of disabled laborers lower than the requisite ratio stipulated in Article 14 of this Decree shall have to make a monthly remittance to the creation funds for the disabled as stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

2. Enterprises having a number of disabled laborers higher than the requisite ratio stipulated in Article 14 of this Decree shall, when meeting difficulties in their production or business or having projects for expansion of production, be considered for low interest loans or aid from the job-creation funds for the disabled in conformity with the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

Article 16.- Establishments providing vocational training for the disabled or employing disabled laborers shall, apart from implementing the general provisions of the Labor Code, have to create favorable conditions for the disabled people to work, such as: arranging machinery and equipment; providing labor protection facilities, safety equipment and conditions and labor hygiene, suited to the physical and psychological conditions of each disability or group of disabilities.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.-This Decree takes effect from the date of its signing. The regulations regarding disabled laborers which are contrary to this Decree are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.-The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of provinces, cities directly under the Central Government are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 81-CP of November 23, 1995, stipulating in details and guiding the implementation of a number of articles of The Labor Code for disabled laborers.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.834

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.47.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!