Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05-LĐTBXH-TT hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính không ký kết hợp đồng lao động hướng dẫn Nghị định 87/CP

Số hiệu: 05-LĐTBXH/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Trần Đình Hoan
Ngày ban hành: 12/02/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 1996

 

THÔNG TƯ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 05-LĐTBXH-TT NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÔNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/CP NGÀY 12/12/1995 VÀ SỐ 88/CP NGÀY 14/12/1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng và Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội; Bộ Lao đồng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xử phạt hành chính về không ký kết hợp đồng lao động như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG XỬ PHẠT:

Đối tượng xử phạt được áp dụng đối với người sử dụng lao động các cơ sở: vũ trường, điểm karaoke, dịch vụ xoa bóp, khách sạn, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, căn hộ cho thuê, nhà trọ bình dân, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, quán giải khát có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên (sau đây gọi chung là người lao động) mà không ký kết hợp đồng lao động.

II. HÀNH VI VI PHẠM VÀ MỨC XỬ PHẠT:

Hành vi vi phạm và mức xử phạt theo Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với vũ trường:

a) Phạt tiền với mức 3.200.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn, nhưng không thấp hơn 1.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.

2. Đối với các cơ sở còn lại:

a) Phạt tiền với mức 3.500.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có có thể được giảm xuống thập hơn, nhưng không thấp hơn 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền với mức từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đối với người sử dụng lao động tại các cơ sở quy định tại thông tư này không đăng ký và báo cáo việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

4. Những tình tiết sau đây được gọi là giảm nhẹ:

a) Vi phạm lần đầu;

b) Thành khẩn nhận lỗi, khắc phục ngay lỗi.

5. Những tình tiết sau đây được coi là tăng nặng:

a) Vi phạm từ lần thứ hai trở lên hoặc tái phạm;

b) Có nhiều hành vi vi phạm;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

d) Sử dụng lao động dưới 18 tuổi;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành một quyết định xử lý vi phạm pháp luật lao động;

e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm;

g) Không chấp hành các Quyết định của Thanh tra Nhà nước về lao động.

III. TRÌNH TỰ THANH TRA VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT:

1. Việc tiến hành thanh tra lao động tại các cơ sở quy định tại phần I của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990.

Hồ sơ xử phạt gồm:

- Biên bản thanh tra lập theo quy định tại Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990;

- Kết luận thanh tra của đoàn Thanh tra;

- Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

Hồ sơ được lập thành 3 bản gửi cho người vi phạm; Kho bạc Nhà nước và lưu tại cơ quan xử phạt.

2. Thủ tục xử phạt:

Người có thẩm quyền xử phạt nếu phát hiện vi phạm thì ra Quyết định xử phạt kèm theo hồ sơ. Nếu là người không đủ thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản và kiến nghị với người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt kèm theo hồ sơ.

Việc thu nộp và sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định chung của pháp luật.

IV. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT:

1. Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng phụ trách cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền với mức quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP của Chính phủ và Thông tư này.

2. Thanh tra viên Lao động có quyền lập biên bản vi phạm khi phát hiện vi phạm về giao kết hợp đồng lao động, kiến nghị mức xử phạt gửi một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên để ra Quyết định xử phạt.

3. Trường hợp Đoàn kiểm tra liên ngành hoặc Đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện những vi phạm về giao kết hợp đồng lao động, có quyền lập biên bản, kiến nghị mức xử phạt gửi một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên để ra Quyết định xử phạt.

Trường hợp trong Đoàn thanh tra hoặc kiểm tra có một trong những người có thẩm quyền quy định tại điểm 1 nói trên thì trực tiếp ra Quyết định xử phạt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra, thanh tra và thực hiện xử phạt nghiêm minh các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng lao động với mức phạt quy định tại Nghị định số 87/CP và số 88/CP của Chính phủ và Thông tư này; chỉ đạo cơ quan chuyên trách công tác phòng chống các tệ nạn xã hội phối hợp với Thanh tra lao động, các Ban, Ngành chức năng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện Quy chế và Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tăng cường kiểm tra việc đăng ký và báo cáo sử dụng số lao động của người sử dụng lao động thuộc các cơ sở quy định tại Thông tư này; báo cáo kịp thời việc đăng ký và những vi phạm của các đối tượng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện để xử lý.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.

 

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

--------

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Independence - Freedom - Happiness ----------

No:05-LDTBXH-TT

Ha Noi , February 02,1996

 

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDING OF ADMINISTRATIVE FINES ON NON-SIGNING OF LABOR CONTRACT AS STIPULATED IN DECREE NO.87-CP OF DECEMBER 12, 1995 AND DECREE NO.88-CP OF DECEMBER 14, 1995 OF THE GOVERNMENT

Pursuant to Decree No.87-CP of December 12, 1995 of the Government on strengthening the control of cultural and cultural service activities, and stepping up the fight against a number of serious social vices, and Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government stipulating the fining of administrative violations in cultural and cultural service activities, fighting and preventing a number of social vices, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs gives the following guidance on the handing of administrative fines on the non-signing of labor contract:

I. SUSCEPTIBLE TO FINES:

Susceptible to fines are owners of dancing floors, karaoke and massage parlors, hotels, rest-houses, sanatoria, rented apartments, inns, restaurants, cafes, and beverage shops employing dancing girls, waitresses and female employees (hereunder referred to as laborers) without signing a labor contract.

II. VIOLATIONS AND THE RATES OF FINES:

Violations and the rates of fines are concretely defined in Article 4; Point c, Item 3, Article 15, and Item 2, Article 22, of Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to the other establishments:

3. Those employers at the establishments mentioned in this Circular who fail to register and report their employment of laborers to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the precinct, district, town or provincial city (hereunder referred to as district level) shall be fined from 400,000 to 600,000 VND.

4. The following factors shall be considered extenuating:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. THE ORDER OF INSPECTION AND THE PROCEDURE OF FINING:

1. The inspection of labor at the establishments mentioned in Part I of this Circular shall be carried out according to the provisions in Articles 29, 30, 31, 32 and 33 of the Ordinance on Inspection dated April 1st, 1990.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A written report of the inspection made according to the provisions of the Ordinance on Inspection of April 1st, 1990.

- The conclusions made by the Inspectors on the inspection.

- A fining decision made by the authorized person.

This dossier is made in 3 copies, one to be handed to the offender, another sent to the State Treasury, and a third kept at the State agency which hands the fine.

2. The procedure of fining:

The person who is authorized to hand fines shall issue a fining decision attached to a dossier when he/she detects a violation. If he/she is not authorized to impose a fine, he/she shall make a written report of the violation and petition the authorized person to issue a fining decision attached to a dossier.

The collection, remittance and use of fine payments shall comply with the common provisions of law.

IV. THE AUTHORITY TO HAND FINES:

1. The General Inspector or the Head of the State agency performing the function of inspecting labor under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and belonging to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service; the Presidents of the People's Committees at district level are authorized to hand fines up to the level stipulated in Item 3, Article 15, and Item 2, Article 22, of Decree No.88-CP of the Government and this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In case an inter-branch Control Group or an inter-branch Inspectors' Group discovers violations of commitments in a labor contract, they shall have the right to make a written report of such violations, suggest a fine rate, and send it to one of the authorized persons mentioned in Point 1 for issuing the fining decision.

If the Inspectors or Control Group includes one of the authorized persons mentioned in Point 1, it can directly issue the fining decision.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:

1. The Directors of the Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the provinces and cities directly under the Central Government shall direct the Inspectors of these services to carry out control and inspection, and impose due fines on violations in the implementation of stipulations on the commitments of a labor contract with fine rates set in Decree No.87-CP and Decree No.88-CP of the Government and this Circular; direct the specialized State agencies in charge of fighting and preventing social vices to cooperate with the labor Inspectors, the departments and branches concerned in intensifying their control of the implementation of the Statute and Regulations issued together with Decree No.87-CP of December 12, 1995 of the Government.

2. The Labor, War Invalids and Social Affairs Section at district level must intensify its control of the registration and report the number of laborers employed by employers at the establishments mentioned in this Circular; promptly report their registration and violations to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the People's Committee at district level for settlement.

This Circular takes effect from the date of its signing.

In the process of implementation, if any problem arises, it should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.

 

THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Tran Dinh Hoan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05-LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về không ký kết hợp đồng lao động tại Nghị định 87/CP-1995 và 88/CP-1995 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.242

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!