BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
555/TM-XNK
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1995
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BỔ SUNG QUY CHẾ VỀ KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC PHƯƠNG THỨC TẠM NHẬP ĐỂ TÁI
XUẤT.
(Ban hành kèm theo Quyết định 1064/TM-PC ngày 18 tháng 8 năm 1994 của Bộ
Thương mại)
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95/CP
ngày 14 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ điểm 2, Điều 26, Chương V, Nghị định 33/CP ngày 19 tháng 4 năm 1994 của
Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ văn bản số 365/KTTH ngày 21 tháng 1 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ;
Để việc quản lý và kinh doanh mặt hàng xăng dầu theo hình thức tạm nhập để
tái xuất đạt hiệu quả cao.
Sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Các trường hợp
mua xăng dầu từ nước ngoài với mục đích để bán lại cho các đối tượng nêu tại Điều
2 và theo các quy định trong Quyết định này được coi là kinh doanh theo hình thức
tạm nhập để tái xuất xăng dầu.
Điều 2: Đối tượng mua
xăng dầu:
1. Các doanh nghiệp nước ngoài
(sử dụng xăng dầu ngoài lãnh thổ Việt Nam).
2. Các doanh nghiệp thuộc các
khu chế xuất.
3. Các máy bay nước ngoài bay
trên các tuyến bay quốc tế hạ cánh tại Việt Nam.
4. Các tầu biển nước ngoài cập cảng
Việt Nam.
Điều 3. Các doanh nghiệp
là đầu mối nhập khẩu xăng dầu được phép kinh doanh tạm nhập để tái xuất xăng dầu.
Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp
ngoài đầu mối có chức năng kinh doanh xăng dầu nếu có nhu cầu tạm nhập để tái
xuất xăng dầu sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết và hướng dẫn cụ thể.
Điều 4. Hồ sơ để làm thủ
tục:
1. Tại Bộ Thương mại:
1.1. Công văn xin phép tạm nhập
xăng dầu để tái xuất
1.2. Đối với trường hợp mua xăng
dầu của một nước để bán sang một nước khác: Hợp đồng nhập khẩu (do doanh nghiệp
Việt Nam ký với công ty nước xuất khẩu) và hợp đồng xuất khẩu (do doanh nghiệp
Việt Nam ký với công ty nước nhập khẩu).
- Đối với trường hợp mua xăng dầu
của một nước để bán cho các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất: Hợp đồng nhập
khẩu (do doanh nghiệp Việt Nam ký với công ty nước xuất khẩu) và hợp đồng bán
hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh
doanh trong khu chê xuất).
- Đối với trường hợp mua xăng dầu
của một nước để bán cho các máy bay nước ngoài bay trên các tuyến bay quốc tế hạ
cánh tại Việt Nam: Hợp đồng nhập khẩu (do doanh nghiệp Việt Nam ký với công ty
nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng hoặc các văn bản thoả thuận tương đương
(do doanh nghiệp Việt Nam ký với các hãng hàng không quốc tế).
- Đối với trường hợp mua xăng dầu
của một nước để bán cho tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam: Hợp đồng nhập khẩu
(do doanh nghiệp Việt Nam ký với công ty nước xuất khẩu) và dự kiến bán xăng dầu
cho tầu nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp đề nghị.
Bộ Thương mại có văn bản cho
phép doanh nghiệp thực hiện việc tạm nhập để tái xuất xăng dầu khi doanh nghiệp
có hồ sơ hợp lệ.
2. Tại phòng Giấy phép xuất nhập
khẩu (Bộ Thương mại):
2.1 Văn bản của Bộ Thương mại
cho phép doanh nghiệp thực hiện việc tạm nhập để tái xuất xăng dầu.
2.2. Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng
xuất khẩu hoặc hợp đồng bán hoặc dự kiến bán xăng dầu (như quy định tại điểm
1,2 Điều 4).
Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Giấy
phép xuất nhập khẩu cấp giấy phép tạm nhập, giấy phép tái xuất (đối với đối tượng
1, 2 quy định tại Điều 2) hoặc giấy phép tái xuất dùng để tái xuất nhiều lần,
có giá trị trong 6 tháng (đối với đối tượng 3, 4 quy định tại Điều 2).
Trường hợp xăng dầu tiêu thụ nội
địa và xăng dầu tái xuất, nhập khẩu về trên cùng một phương tiện vận chuyển,
doanh nghiệp phải có hồ sơ xin hai giấy phép riêng biệt: giấy phép nhập khẩu để
tiêu thụ nội địa và giấy phép tạm nhập khẩu để tái xuất.
Giá tái xuất ghi trong giấy phép
tái xuất có thể là giá tạm tính đã thoả thuân trong hợp đồng xuất khẩu. Khi làm
thủ tục tái xuất tại Hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình chứng từ
hợp lệ về giá tái xuất chính thức (Phụ lục hợp đồng hoặc đơn đặt mua hàng).
3. Tại Hải
quan: Thực hiện theo quy định của Tổng cục Hải quan.
Điều 5: Các quy định
khác:
1. Doanh nghiệp được phép nhập
khẩu xăng dầu theo lô lớn, ở một cửa khẩu và được phép tái xuất theo từng lô nhỏ
từ các kho chứa nội địa cho các đối tượng nêu tại Điều 2, đúng với số lượng và
chủng loại đã ghi trên giấy phép tái xuất.
2. Các doanh nghiệp kinh doanh tạm
nhập để tái xuất xăng dầu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.
Điều 6. Các trường hợp đã
được Bộ Thương mại cho phép kinh doanh theo hình thức tạm nhập để tái xuất xăng
dầu sau ngày 18 tháng 8 năm 1994 được thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều
5 của Quyết định này.
Các quy định khác không nêu tại
văn bản này thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1064/TM-PC ngày
18 tháng 8 năm 1994 của Bộ Thương mại.
Quyết định này có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 1995.
Thủ trưởng các cơ quan chức năng
thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thực hiện Quyết định
này.