Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 0875/TM-XNK Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 14/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0875/TM-XNK

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2003

 

TỜ TRÌNH VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Vấn đề này đã được đề cập tại Chỉ thị số 08/2003/CT-TTg ngày 04 tháng 04 năm 003 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, trên cơ sở ý kiến đại biểu tại Hội nghị Thương mại toàn quốc 2003 do Bộ Thương mại tổ chức và qua thực tiễn theo dõi hoạt động của một số Hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động và nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao via trò và hiệu quả của các Hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu như sau:

I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA:

Nhìn chung, quá trình phát triển của các Hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, còn mới mẻ và chỉ thực sự bắt đầu khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Tới nay, nước ta có khoảng gần 30 Hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng, trong đó hầu hết các ngành hàng xuất khẩu quan trọng đều đã hình thành được các Hiệp hội như:

Tên Hiệp hội                                         Năm thành lập

1. Hiệp hội Lương thực Việt Nam                                   1998

2. Hiệp hội Chè Việt Nam                                               1998

3. Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam                               1990

4. Hiệp hội Nhựa Việt Nam                                            1990

5. Hiệp hội Da giày Việt Nam                                          1990

6. Hiệp hội Điều Việt Nam                                              1990

7. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản                     1998

8. Hiệp hội Dệt may Việt Nam                                        1999

9. Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam                      2000

10. Hiệp hội Gỗ Việt Nam                                              2000

11. Hiệp hội Rau quả Việt Nam                           2001

12. Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam                           2002

Qua đánh giá sơ bộ, các Hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng đã thực hiện được một số chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, hầu hết các Hiệp hội đã tập hợp được các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn của cả nước theo từng ngành hàng. Hiệp hội Dệt may đến hết năm 2002 đã có 451 hội viên, Hiệp hội Lương thực có 71 hội viên, Hiệp hội Cà phê - Cacao có 110 hội viên. Hiệp hội Gỗ có gần 2000 hội viên. Một số Hiệp hội đã xây dựng được những tổ chức trực thuộc như các chi hội, chi nhánh hoặc câu lạc bộ trực thuộc tại một số địa phương. Kim ngạch xuất khẩu của các hội viên một số hiệp hội đã chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) trong tổng kim ngạch của cả ngành.

Thứ hai, Hiệp hội đã thực hiện chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Các Hiệp hội đã tích cực tổng hợp những kiến nghị của các hội viên về cơ chế, chính sách của Nhà nước để từ đó kiến nghị lên Chính phủ và các Bộ, ngành, góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành hoặc để xây dựng các chính sách quản lý phù hợp.

Thứ ba, Hiệp hội đã quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, nhất là các hiệp hội lớn như dệt may, thuỷ sản, lương thực, cà phê, giày dép. Công tác khuyến nông, khuyến ngư (đối với hiệp hội ngành hàng nông sản, thuỷ sản) cũng được chú ý. Hầu hết các hiệp hội đã xây dựng trang web riêng, một số hiệp hội đã ra được bản tin định kỳ để phổ biến thông tin tới các doanh nghiệp hội viên.

Thứ tư, một số Hiệp hội đã thực hiện khá tích cực vai trò đối ngoại của ngành trong việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và tham gia tranh tụng quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích hội viên1.

Bên cạnh những mặt đã làm được, hoạt động của các hiệp hội ngành hàng cũng còn khá nhiều hạn chế, do vậy chưa phát huy được hết vai trò và tác dụng của Hiệp hội đối với sự phát triển của ngành hàng.

Thứ nhất, tuy tập hợp được đông đảo các hội viên, thậm chí có những hiệp hội chiếm tỷ trọng chi phối trong xuất khẩu, nhưng nhìn chung các Hiệp hội chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp và sự liên kết chặt chẽ trong ngành. Cá biệt với một số Hiệp hội, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên (tranh mua, tranh bán) vẫn xảy ra, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn ngành. Hiện tượng vi phạm Nghị quyết của hiệp hội là khá phổ biến nhưng chưa được ngăn chặn và xử lý do thiếu chế tài đủ mạnh quy định tại Điều lệ Hiệp hội. Do một số nguyên nhân, đa số các Hiệp hội chưa chú trọng phát triển các hội viên là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (các hội viên

---

1 Hiệp hội Da giày Việt Nam đã tích cực phối hợp với các Bộ hữu quan giải quyết thành công vụ việc Canada tiến hành điều tra bán phá đối với mặt hàng giày và đế giày không thám nước vào thị trường này.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tích cực đấu tranh với phía Hoa kỳ trong các vụ việc tranh chấp thương hiệu cá tra, cá basa và vụ kiến chống bán phá giá của Hoa kỳ đối với các sản phẩm của Việt Nam.

---

là doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn). Điều này hạn chế thông tin học hỏi lẫn nhau giữa các hội viên, nhất là đối với những kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, tuy tích cực phản ảnh những kiến nghị của các hội viên lên các cơ quan nhà nước nhưng sự phản ánh này chưa mang tính chọn lọc và định hướng. Chính vì vậy, trong điều kiện nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều kiến nghị của hiệp hội lại tập trung vào các giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp như bù lỗ..., thậm chí có hiệp hội đề nghị áp dụng các công cụ hành chính như đầu mối, ấn định giá tối thiểu..., là những công cụ không phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của WTO. Nhìn chung, còn thiếu những kiến nghị có ý nghĩa sâu sắc, có tầm chiến lược lược đối với sự phát triển của ngành, kể cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba là chưa có sự phát triển đồng đều giữa các lĩnh vực hoạt động trong từng Hiệp hội. Trong khi một số Hiệp hội rất nỗ lực trong hoạt động thì cũng có những hiệp hội hoạt động rất mờ nhạt, cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Dự án Mê kông tiến hành năm 2002, đa số các Hiệp hội doanh nghiệp hiện nay còn yếu ở các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, giá các và hỗ trợ tiếp cận thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG

Những hạn chế trong hoạt động của các hiệp hội ngành hàng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về khách quan, việc chưa ban hành được một khung pháp lý đồng bộ, phù hợp với bối cảnh phát triển mới của hiệp hội là một nguyên nhân quan trọng hạn chế sự phát triển của các hiệp hội. Mặc dù văn bản pháp lý đầu tiên về hội đã được ban hành từ năm 1957 (Sắc luật 102-SL/L004 ngày 20 tháng 05 năm 19957 ban hành Luật quy định quyền lập Hội) nhưng tới nay cơ sở pháp lý cho hoạt động của hiệp hội còn khá chồng chéo, không nêu bật được vai trò của các Bộ, ngành hữu quan đối với từng loại hình hiệp hội, nhất là đối với việc thành lập, phát triển các hiệp hội ngành hàng có tham gia vào xuất khẩu, nhập khẩu, chưa khuyến khích kết nạp các hội viên là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác do hiệu quả hoạt động của hiệp hội còn thấp nên bàn đầu hiệp hội chưa có sức thu hút, lôi cuốn các doanh nghiệp tham gia hiệp hội.

Thứ hai là hạn chế về bộ máy và cơ sở vật chất của hiệp hội. Do cơ chế, nhiều Hiệp hội trước đây phải hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, không có trụ sở và nhân sự chuyên trách nên đã hạn chế nhiều tới hiệu quả hoạt động. Hiện nay, tuy cơ chế đã thoáng hơn nhưng nhìn chung các hiệp hội vẫn còn thiếu về nhân sự, nhất là cán bộ trẻ có trình độ ngoại ngữ, có hiểu biết chuyên sâu về ngành.

Thứ ba là hạn chế về kinh phí hoạt động. Hiện nay, các hiệp hội dựa vào bốn nguồn thu nhập: ngân sách nhà nước, hội phí, phí thu từ cung cấp dịch vụ và các khoản tài trợ (từ hội viên cũng như những tổ chức, cá nhân ngoài hội). Tuy nhiên, những nguồn này chưa đủ lớn, không ổn định và không thường xuyên nên hạn chế các hoạt động của hiệp hội. Do vậy, hiệp hội khó có thể xây dựng và phát triển hoạt động của mình theo một ngân quỹ được xác định trước. Nhìn chung, hạn chế về nguồn kinh phí, kết hợp với hạn chế về nguồn nhân sự đặt nhiều hiệp hội vào thế “lực bất tòng tâm”.

Về chủ quan, quá trình phát triển của Hiệp hội nói chung còn rất mới mẻ nên còn bỡ ngỡ và chưa tích luỹ đủ kinh nghiệm hoạt động hiệp hội. Trong khi đó, môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng mang tính cạnh tranh, xuất hiện nhiều rào cản và tình huống phức tạp, nếu không có kinh nghiệm và bố trí đủ các nguồn lực thì không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, phát hiện và đấu tranh với các rào cản phi thuế mới, bảo vệ được quyền lợi của các hội viên.

Mặt khác, phải thừa nhận tính kỷ luật và ý thức tự giác chấp hành Nghị quyết của không ít hội viên là chưa cao. Do vậy, mặc dù tập hợp được đông đảo hội viên, chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu nhưng vẫn không tạo được sức mạnh tổng thể của ngành, nhất là việc thực hiện các nghị quyết có liên quan đến vấn đề về xuất khẩu.

Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp nói chung và hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nói riêng, cần có các giải pháp khắc phục những mặt hạn chế chủ quan và khách quan nêu trên. Trên cơ sở đó, Bộ Thương mại xin kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Nhanh chóng ban hành cơ sở pháp lý mới đối với hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp.

Việc ban hành hệ thống cơ sở pháp lý mới đối với hoạt động của hội, hiệp hội nói chung và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng nói riêng là hết sức cần thiết. Vừa qua, tại Chỉ thị số 08/003/CT-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2003 về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì dự thảo Nghị định về tổ chức hoạt động của Hội, trong đó có các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trình Chính phủ trong quý II/2003. Theo Bộ Thương mại, dự thảo Nghị định mới cần làm rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ cũng như tính đặc thù của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng so với các hội, hiệp hội là các tổ chức chính trị, xã hội thuần tuý. Theo tinh thần đó, đối với các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, Bộ Thương mại xin kiến nghị một số điểm như sau:

(a) Về chức năng và nhiệm vụ:

Theo Bộ Thương mại, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng bao gồm:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa; cung cấp thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên phổ biến cho các thành viên những tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Xác định phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành hàng, các nội dung liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.

- Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong hoạt động thương mại quốc tế và trong nước, thay mặt các hội viên trong các tranh tụng quốc tế.

- Phản ánh chọn lọc ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất - kinh doanh ngành hàng lên các cơ quan Chính phủ.

- Hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của ngành trong cộng đồng quốc tế.

(b) Về cơ chế quản lý hiệp hội, Bộ Thương mại kiến nghị như sau:

- Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì xây dựng các quy định pháp luật về hội, hiệp hội nói chung, bao gồm cả các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.

- Các Bộ quản lý ngành và quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ và theo dõi hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc nhiều tỉnh.

- UBND tỉnh ra Quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ và theo dõi hoạt động của các Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

(c) Về quyền tham gia hiệp hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài) chưa được tham gia vào Hiệp hội với tư cách là hội viên chính thức như các Công ty 100% vốn Việt Nam, chỉ được là hội viên liên kết. Theo Bộ Thương mại, quy định này là chưa phù hợp vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là các pháp nhân của Việt Nam, có sự đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và xuất khẩu nói riêng. Các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đang hướng tới sự bình đẳng giữa khu vực FDI và khu vực 100% vốn trong nước. Ngoài ra, trong bối cảnh ta đang hội nhập, quy định này là chưa phù hợp với nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (NT) (ta đã ban hành Pháp lệnh về tối huệ quốc và đỗi xử quốc gia trong thương mại quốc tế). Vì vậy, Bộ Thương mại kiến Nghị quyết mới sẽ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả DN 100% vốn nước ngoài) được tham gia bình đẳng vào Hiệp hội như các doanh nghiệp 100% vốn trong nước.

(d) Để hỗ trợ cho quá trình xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý mới về Hiệp hội, Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức hoặc giao Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị chuyên đề về hiệp hội doanh nghiệp trong quý II/2003 với sự tham gia của các Bộ, ngành hữu quan, các địa phương, các Hiệp hội và các doanh nghiệp.

2. Nâng cao tính tổ chức kỷ luật và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội:

Trong thời gian trước mắt, để nâng cao hiệu quả hoạt động đề nghị các Hiệp hội:

(a) Rà soát lại cơ cấu hội viên, xem xét kết nạp thâm những hội viên mới thuộc khu vực ngoài quốc doanh (kể cả các doanh nghiệp FDI) phù hợp với quy định của Điều lệ hiệp hội. Các Hiệp hội cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp thuộc trong các lĩnh vực khác nhưng có liên quan đến ngành hàng xuất khẩu cùng tham gia Hiệp hội (có thể là hội viên danh dự), ví dụ một số doanh nghiệp về giao nhận, giám định chất lượng, bảo hiểm, ngân hàng...) để tạo ra sự phối hợp giữa các ngành trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

(b) Để tăng cường hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, mỗi Hiệp hội nên có một bộ phần chuyên trách về công tác này. Bộ phần này nghiên cứu sâu về thị trường xuất khẩu, phát hiện các rào cản mới và đề xuất hướng giải quyết, nghiên cứu các hình thức xúc tiến mới như phát triển thương hiệu, tiếp cận giao dịch hiện đại... Ngoài ra, các Hiệp hội cần ra soát tại trạng web của hội viên. Tăng cường khuếch trương những hội viên hoạt động tốt, có uý tín trên các trang web và trên các bản tin của Hiệp hội.

(c) Hiệp hội sớm thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng theo Quyết định 110/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ sẽ do Hiệp hội trực tiếp quản lý với mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên hiệp hội, góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại.

(d) Rà soát lại kết quả xuất khẩu của các hội viên, trên cơ sở đó mỗi hiệp hội nên chọn ra các hội viên lớn (15-25 doanh nghiệp lớn nhất tuỳ theo từng ngành) để thành lập Câu lạc bộ các doanh nghiệp hàng đầu và xây dựng một quy chế hoạt động riêng cho Câu lạc bộ nhằm tăng cường sự liên kết, tính định hướng và dẫn dắt trong ngành.

3. Phát triển thêm một số Hiệp hội mới:

Bên cạnh việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội hiện có, thời gian tới cần xúc tiến việc thành lập một số hiệp hội mới để tạo cơ sở cho liên kết ngành, Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, phát hiện ra những mặt hàng xuất khẩu mới có tiềm năng để định hướng, tư vấn cho các doanh nghiệp thành lập hiệp hội. Trước mắt, cần nghiên cứu khả năng thành lập hiệp hội đối với ngành hàng cao su, một số ngành hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, gốm sứ.

Trên đây là Trờ trình của Bộ Thương mại về việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng. Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tờ trình số 0875/TM-XNK ngày 14/04/2003 ngày 14/04/2003 của Bộ Thương mại về việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.073

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.93.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!