Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 1621-UB/LXT hướng dẫn nghị định 18-CP quy định thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Số hiệu: 1621-UB/LXT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư Người ký: Đậu Ngọc Xuân
Ngày ban hành: 05/08/1993 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1621-UB/LXT

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 1993

 

THÔNG TƯ

SỐ 1621-UB/LXT NGÀY 5-8-1993 CỦA UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 18-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Ngày 16-4-1993 Chính phủ ban hành Nghị định 18-CP quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư ban hành Thông tư này hướng dẫn một số điểm trong Nghị định đó.

I. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH

1. Hội đồng quản trị đại diện cho những chủ sở hữu là các Bên tham gia liên doanh, chịu trách nhiệm quản trị tài sản và hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Đại diện của mỗi Bên trong Hội đồng quản trị là đại diện toàn quyền, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Bên mà họ đại diện.

2. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản trị xí nghiệp thông qua cơ chế ra quyết nghị, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các quyết nghị đó. Hội đồng quản trị không trực tiếp quản lý, điều hành công việc hàng ngày của xí nghiệp liên doanh.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị.

- Truyền đạt các quyết nghị của Hội đồng quản trị cho lãnh đạo xí nghiệp và các cơ quan hữu quan của liên doanh.

- Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị không trực tiếp ra lệnh cho Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất của xí nghiệp.

4. Các thành viên Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho người khác đến dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và biểu quyết thay trong phạm vi được uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải có chữ ký đã được đăng ký của người uỷ quyền và nội dung uỷ quyền không được vượt quá những quyền mà người uỷ quyền có.

5. Trong Hội đồng quản trị của xí nghiệp liên doanh mới nêu tại điểm 4 Điều 31 của Nghị định 18/CP, Bên xí nghiệp liên doanh cũ có ít nhất hai thành viên; ít nhất một trong hai thành viên đó phải là người có quốc tịch Việt Nam.

6. Trong vòng 90 ngày kể từ khi có Giấy phép đầu tư, Hội đồng quản trị phải họp phiên đầu tiên để quyết định những vấn đề có liên quan đến việc triển khai hoạt động của xí nghiệp.

7. Mỗi năm một lần Hội đồng quản trị họp để nghe Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính xí nghiệp; đề ra các chỉ dẫn đối với hoạt động của xí nghiệp; thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

Trong thời gian đầu khi triển khai xây dựng xí nghiệp hoặc khi xí nghiệp có nhiều vấn đề cần xử lý, số cuộc họp của Hội đồng quản trị có thể nhiều hơn.

8. Trong vòng 6 tháng trước khi hết nhiệm kỳ, Hội đồng quản trị phải họp tổng kết hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ đó: các Bên liên doanh cử người tham gia Hội đồng quản trị mới: tiến hành bàn giao công việc giữa Hội đồng quản trị cũ và Hội đồng quản trị mới.

9. Khi xí nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động hoặc khi xí nghiệp giải thể trước thời hạn, Hội đồng quản trị phải thành lập Ban thanh lý, quy định nội dung và thời hạn hoạt động của Ban thanh lý. Khi kết thúc thanh lý, Hội đồng quản trị nghe Ban thanh lý báo cáo kết quả thanh lý và xử lý những vấn đề phát sinh theo đúng pháp luật.

II. GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH

1. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất do Hội đồng quản trị nhất trí bổ nhiệm và miễn nhiệm, được uỷ quyền quản lý, điều hành công việc hàng ngày của xí nghiệp liên doanh.

Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất không kiêm nhiệm công việc ở các xí nghiệp khác, kể cả xí nghiệp của các Bên tham gia liên doanh.

2. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày được bổ nhiệm, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất phải lập phương án tổ chức bộ máy của xí nghiệp trình Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt.

3. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức Tổng giám đốc xí nghiệp liên doanh thì phải phân biệt hai chức năng khác nhau khi điều hành xí nghiệp; căn cứ vào tính chất, nội dung từng văn bản để quyết định ký tên, đóng dấu với cương vị thích hợp; không ghi tên cả hai chức vụ trên một văn bản.

4. Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất đều chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của xí nghiệp liên doanh.

Tổng giám đốc có quyền quyết định cuối cùng trong điều hành công việc hàng ngày của xí nghiệp liên doanh. Tổng giám đốc phải trao đổi với Phó Tổng giám đốc thứ nhất trước khi quyết định những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị và các vấn đề quan trọng sau đây:

- Bộ máy tổ chức cán bộ, tiền lương, tiền thưởng của xí nghiệp.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo của các bộ phận trong xí nghiệp liên doanh.

- Báo cáo quyết toán từng thời kỳ, từng năm của xí nghiệp liên doanh.

- Ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế khác.

Khi có ý kiến khác nhau giữa Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất về các vấn đề nêu trên thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 18-CP.

5. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất có trách nhiệm thực hiện các quyết đinh của Hội đồng quản trị nếu các quyết định đó không trái với pháp luật, điều lệ và hợp đồng liên doanh. Khi thấy quyết nghị của Hội đồng quản trị không phù hợp với tình hình thực tế, Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất được quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng quản trị để xét giải quyết.

Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất có quyền từ chối chấp hành chỉ thị hoặc mệnh lệnh mang tính chất cá nhân của Chủ tịch, của thành viên Hội đồng quản trị, hoặc các chỉ thị trái pháp luật của Hội đồng quản trị.

III. THUÊ CÔNG TY QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP

1. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thuê một công ty quản lý để điều hành xí nghiệp. Quyết định thuê công ty quản lý của xí nghiệp liên doanh phải dựa trên sự nhất trí của Hội đồng quản trị.

2. Công ty quản lý nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty quản lý và nhân viên của công ty phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.

3. Công ty quản lý hoạt động dưới danh nghĩa và con dấu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; được giao những công việc và nhận những khoản thù lao quy định trong hợp đồng quản lý; chịu trách nhiệm trước xí nghiệp và pháp luật về việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ ghi trong hợp đồng quản lý.

4. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng quản lý không được làm thay đổi hoặc tác động tiêu cực đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam quy định trong Giấy phép đầu tư. Nội dung nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ghi trong Hợp đồng quản lý không được mâu thuẫn hoặc vượt quá giới hạn những quy định ghi trong Giấy phép đầu tư và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

5. Hợp đồng quản lý phải đệ trình Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư. Khi xét thấy Hợp đồng quản lý không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư sẽ thông báo quyết định của mình cho xí nghiệp.

IV. GÓP VỐN XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH

1. Hiện vật, công nghệ của các Bên liên doanh dùng để góp vào vốn của xí nghiệp phải tính theo giá thị trường khi góp vốn.

2. Phần vốn các Bên góp bằng hiện vật, công nghệ phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ và được giám định khi cần thiết. Hội đồng quản trị xí nghiệp liên doanh và các bên liên doanh có thể tự mình hoặc thuê một tổ chức chuyên môn của Việt Nam hoặc nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, tiến hành giám định phần vốn góp của mỗi bên và gửi biên bản giám định cho Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư trong vòng 60 ngày kể từ ngày góp vốn. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định ghi trong Điều 26 của Nghị định 18-CP.

3. Vốn pháp định do các bên đóng góp là vốn chung của liên doanh, đặt dưới quyền quản lý của Hội đồng quản trị xí nghiệp liên doanh. Từng Bên liên doanh không có quyền trực tiếp sử dụng và quản lý vốn pháp định đó.

4. Việc xí nghiệp liên doanh dùng lợi nhuận để góp vốn trong xí nghiệp liên doanh mới do Hội đồng quản trị xí nghiệp liên doanh quyết định phù hợp với quy định tại Điều 72 Nghị định 18/CP.

Xí nghiệp liên doanh muốn dùng một phần tiền khấu hao cơ bản để góp vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh mới, phải bảo đảm số vốn còn lại của xí nghiệp liên doanh không ít hơn vốn pháp định quy định tại Giấy phép đầu tư.

5. Bên nước ngoài trong xí nghiệp liên doanh dùng lợi nhuận để tái đầu tư từ 3 năm trở lên được hoàn lại thuế lợi tức theo Thông tư hướng dẫn số 1034/HTĐT-TĐ ngày 1-8-1992 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư.

V. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

1. Bên chuyển nhượng vốn nêu trong Điều 13, 27, 30, 47 của Nghị định 18/CP phải nộp một khoản thuế nếu việc chuyển nhượng mang lại lợi nhuận cho họ. Lợi nhuận tính thuế và khoản chênh lệch giữa giá trị chuyển nhượng với giá trị vốn gốc, có tính đến tỷ lệ giảm giá của đồng tiền dùng để tính giá trị chuyển nhượng.

2. Các bên tham gia liên doanh có thể tự mình hoặc theo hướng dẫn của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư thoả thuận thời điểm, tỷ lệ và phương thức chuyển nhượng vốn cho bên Việt Nam trong vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh quy định tại Điều 27 của Nghị định số 18/CP.

Việc chuyển nhượng vốn theo các phương thức sau đây:

- Bên nước ngoài bán lại cho Bên Việt Nam từng phần vốn của mình trong vốn pháp định. Việc mua bán được thực hiện theo giá gốc hoặc thời giá do hai bên thoả thuận.

- Bên nước ngoài chuyển nhượng không bồi hoàn từng phần vốn pháp định của mình cho bên Việt Nam.

- Bên nước ngoài tăng tỷ lệ chia đôi lợi nhuận cho Bên Việt Nam nhưng tỷ lệ góp vốn của các bên liên doanh không thay đổi.

3. Căn cứ tính chất quan trọng của từng dự án, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư hướng dẫn chủ đầu tư của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyển nhượng từng phần vốn pháp định của mình cho doanh nghiệp Bên Việt Nam do Nhà nước chỉ định và chuyển xí nghiệp 100% vốn nước ngoài thành xí nghiệp liên doanh phù hợp với các quy định thành lập xí nghiệp liên doanh.

VI. CHUYỂN GIAO KHÔNG BỒI HOÀN TÀI SẢN KHI KẾT THÚC HỢP ĐỒNG

1. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh với nước ngoài phải làm nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định hiện hành khi được Bên nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn tài sản.

2. Trong trường hợp Bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh gồm doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp không phải Nhà nước thì hợp đồng liên doanh và Giấy phép đầu tư phải ghi rõ: Chỉ rõ doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam được nhận tài sản do Bên nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn nếu giấy phép đầu tư đã dành cho xí nghiệp liên doanh những ưu đãi đặc biệt.

3. Trường hợp có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, thì trước khi đến hạn chuyển giao, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư phối hợp với các ngành hoặc địa phương có liên quan chỉ định cơ quan trực tiếp, bảo quản và tiếp tục khai thác sử dụng tài sản đó.

Các đơn vị kinh tế không phải Nhà nước muốn mua lại một phần hay toàn bộ xí nghiệp do nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Việt Nam, phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xem xét. Thủ tục, điều kiện mua do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành hữu quan thống nhất quy định.

4. Việc Bên nước ngoài tham gia liên doanh hoặc chủ sở hữu xí nghiệp 100% vốn nước ngoài không chuyển giao hoặc chuyển giao không đúng cam kết thì được coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

VII. THANH LÝ XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. Ban thanh lý xí nghiệp liên doanh được thành lập theo quy định tại Điều 39 Nghị định 18-CP là bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị xí nghiệp liên doanh, chịu sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh lý xí nghiệp, Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề của xí nghiệp, kể cả thanh lý xí nghiệp.

Việc thành lập và tổ chức hoạt động của Ban thanh lý phải phù hợp với những quy định sau đây:

1.1. Kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Ban thanh lý là đại diện toàn quyền của xí nghiệp trong việc thanh lý, có quyền độc lập tiến hành các hoạt động thanh lý xí nghiệp phù hợp với những nội dung ghi trong quyết định thành lập Ban thanh lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động đó.

1.2. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, Ban thanh lý phải họp phiên đầu tiên để thông qua kế hoạch, phương thức và kinh phí hoạt động trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Sau 30 ngày kể từ ngày phê duyệt mà Hội đồng quản trị không có ý kiến trả lời, Ban thanh lý được thực hiện theo phương án đã trình Hội đồng quản trị.

1.3. Trong thời gian tiến hành thanh lý xí nghiệp, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng vẫn tiếp tục làm việc trong phạm vi cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, kinh phí cho hoạt động thanh lý và ký các giấy tờ của xí nghiệp liên quan đến thanh lý; đồng thời giám sát hoạt động của Ban thanh lý. Các hoạt động khác của xí nghiệp phải chấm dứt khi xí nghiệp hết hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư hoặc trong Quyết định giải thể xí nghiệp trước thời hạn.

1.4. Hết thời hạn thanh lý theo quy định tại điều 39 của Nghị định 18-CP, nếu các bên chưa thanh lý xong, Ban thanh lý vẫn chấm dứt hoạt động. Các bên liên doanh tự xử lý mọi công việc tồn đọng; Các vấn đề tranh chấp được xử lý theo quy định tại điều 100 của Nghị định 18-CP.

1.5. Trước khi báo cáo kết quả thanh lý cho Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư hoặc công bố kết quả thanh lý, Ban thanh lý phải báo cáo kết quả thanh lý trước Hội đồng quản trị.

Trường hợp Hội đồng quản trị không tổ chức cuộc họp hoặc không nhất trí với báo cáo kết quả thanh lý, Ban thanh lý vẫn gửi báo cáo kết quả thanh lý cho Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư và chấm dứt hoạt động của Ban thanh lý. Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư có thể yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định lại kết quả thanh lý trước khi ra quyết định cuối cùng về thanh lý xí nghiệp, thu hồi giấy phép đầu tư và thông báo quyết định đó cho cơ quan hữu quan biết. Chi phí giám định do xí nghiệp liên doanh chịu.

1.6. Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc thanh lý, Ban thanh lý đăng Công báo về việc kết thúc thanh lý và nộp lại con dấu của xí nghiệp cho cơ quan nơi đã đăng ký hoặc nơi cấp con dấu và thông báo cho Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư biết.

2. Ban thanh lý xí nghiệp liên doanh do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư thành lập theo quy định ghi tại Điều 40 của Nghị định 18-CP có những quyền hạn và trách nhiệm khác so với Ban thanh lý được thành lập theo quy định ghi tại Điều 39 của Nghị định 18-CP. Cụ thể như sau:

2.1. Ban thanh lý có toàn quyền độc lập đối với Hội đồng quản trị xí nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động thanh lý phù hợp với những nội dung ghi trong quyết định thành lập và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư và trước pháp luật về những hoạt động đó.

2.2. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, Ban thanh lý phải khắc dấu, đăng ký con dấu của Ban để phục vụ công tác thanh lý và tiến hành phiên họp đầu tiên để thông qua kế hoạch, phương thức và kinh phí hoạt động trình Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư phê duyệt, đồng thời thông báo cho Hội đồng quản trị xí nghiệp biết và thực hiện. Kết quả của phiên họp đầu tiên này không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt các thành viên Hội đồng quản trị xí nghiệp. Nếu Hội đồng quản trị có ý kiến phản đối hoặc không chấp hành, Ban thanh lý vẫn tiến hành thanh lý theo phương án đã được phê duyệt, đồng thời báo cáo với Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư để có biện pháp xử lý thích hợp.

2.3. Trong thời gian tiến hành thanh lý xí nghiệp, Ban thanh lý có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, kinh phí cho hoạt động thanh lý. Trường hợp các yêu cầu này không được đáp ứng. Ban thanh lý có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo kế hoạch thanh lý.

3. Khi kết thúc hoạt động đúng hoặc trước thời hạn ghi trong Giấy phép đầu tư, chủ xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải thực hiện việc thanh lý tài sản và thanh toán các trái vụ theo quy định tại Điều 53 và Điều 18, Nghị định 18-CP. Trong trường hợp xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật việc thanh lý và thanh toán, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư sẽ phối hợp với các ngành có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để thanh lý, thanh toán các trái vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các trái chủ.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trong các văn bản trước đây của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Đậu Ngọc Xuân

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 1621-UB/LXT ngày 05/08/1993 hướng dẫn Nghị định 18-CP thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Uỷ ban về Hợp tác và đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.160

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.240.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!