Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 78/2008/NĐ-CP quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Số hiệu: 78/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
--------------

Số: 78/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các hoạt động hợp tác về pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là “cơ quan chủ quản”) với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là “cơ quan, tổ chức nước ngoài”).

2. Đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản nói tại khoản 1 Điều này tiến hành các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải thông qua cơ quan chủ quản của mình.

Điều 2. Nguyên tắc hợp tác với nước ngoài về pháp luật

1. Hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phong tục, tập quán của dân tộc, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và tránh trùng lặp.

2. Hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở chương trình, kế hoạch, dự án (sau đây gọi tắt là chương trình, dự án) được ký kết bằng văn bản giữa cơ quan chủ quản và cơ quan, tổ chức nước ngoài sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 14 của Nghị định này cho phép.

3. Nội dung chương trình, dự án hợp tác phải căn cứ vào đường lối chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; chiến lược cải cách tư pháp, chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác và khả năng hợp tác của cơ quan chủ quản cũng như của cơ quan, tổ chức nước ngoài.

4. Việc hình thành, cho phép ký kết và thực hiện chương trình, dự án hợp tác phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Nội dung hợp tác

Hợp tác với nước ngoài về pháp luật quy định tại Nghị định này bao gồm các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực sau:

1. Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giám sát việc thi hành pháp luật.

3. Tăng cường năng lực của các cơ quan xây dựng pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp.

4. Đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thẩm phán, thẩm tra viên tòa án, thư ký tòa án, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án, trợ giúp viên trợ giúp pháp lý, cán bộ thi hành án hình sự, trọng tài viên, công chứng viên, đăng ký viên, luật sư và các chức danh tư pháp khác.

5. Thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

6. Các hoạt động hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hình thức hợp tác

1. Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, tập huấn chuyên sâu về pháp luật có sự tham gia hoặc tài trợ của cơ quan, tổ chức nước ngoài.

3. Tổ chức các đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật.

4. Trao đổi tài liệu pháp luật, bao gồm giáo trình, sách giáo khoa, bài giảng, văn bản pháp luật và các sách chuyên khảo về pháp luật.

5. Cung cấp chuyên gia tư vấn về các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định này.

6. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

VẬN ĐỘNG, ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC

Điều 5. Vận động chương trình, dự án hợp tác

1. Vận động chương trình, dự án hợp tác về pháp luật được thực hiện trên cơ sở sau: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; định hướng thu hút và sử dụng ODA; chiến lược xây dựng pháp luật; chiến lược cải cách tư pháp; chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội; các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

2. Cơ quan chủ quản có nhu cầu hợp tác với nước ngoài về pháp luật và đã có đối tác hợp tác phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan để hình thành nội dung hợp tác dưới hình thức chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

3. Trong trường hợp cơ quan chủ quản có nhu cầu hợp tác về pháp luật, nhưng chưa có đối tác nước ngoài, thì có thể đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác.

Điều 6. Điều phối hoạt động hợp tác

1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị và tổ chức Hội nghị điều phối hỗ trợ quốc tế về pháp luật.

2. Trên cơ sở các chương trình, dự án ODA về pháp luật thuộc danh mục yêu cầu tài trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và danh mục chương trình, dự án đề nghị vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, cam kết hỗ trợ của các đối tác nước ngoài, Bộ Tư pháp điều phối hoạt động hợp tác quốc tế theo các tiêu chí sau đây:

a) Mức độ ưu tiên của vấn đề hợp tác;

b) Kinh nghiệm quản lý, năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ;

c) Không trùng lặp về nội dung hợp tác

3. Nếu lĩnh vực đối tác cam kết tài trợ đã có nhiều đối tác khác hỗ trợ hoặc không phù hợp với mức độ ưu tiên hợp tác, Bộ Tư pháp phối hợp với cơ quan chủ quản tổ chức đàm phán với đối tác nước ngoài để chuyển cam kết tài trợ sang lĩnh vực khác phù hợp hơn.

Chương 3.

THẨM ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC

Điều 7. Thẩm quyền thẩm định

1. Chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phải được Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

2. Trong quá trình thẩm định chương trình, dự án, Bộ Tư pháp có quyền hạn:

a) Yêu cầu cơ quan chủ quản thuyết trình về chương trình, dự án hợp tác pháp luật, đề nghị cơ quan chủ quản cung cấp thông tin và tài liệu có liên quan đến chương trình, dự án hợp tác trong trường hợp dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác còn có nội dung chưa rõ ràng hoặc có nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau;

b) Tổ chức cuộc họp với sự tham gia của cơ quan chủ quản và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để thảo luận, trao đổi ý kiến về nội dung thẩm định trong trường hợp cần thiết.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc thẩm định

Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ quản có trách nhiệm:

1. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong các hoạt động đàm phán chương trình, dự án hợp tác pháp luật, bảo đảm chất lượng dự thảo văn kiện chương trình, dự án và chất lượng của báo cáo thẩm định.

2. Gửi đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này đến Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.

3. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp; thuyết trình về dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp.

4. Nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật trên cơ sở văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, dự án.

Điều 9. Nguyên tắc thẩm định

Việc thẩm định chương trình, dự án hợp tác pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm tính khách quan và khoa học.

2. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 10. Nội dung thẩm định

Chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật được thẩm định về các nội dung sau đây:

1. Sự cần thiết của chương trình, dự án.

2. Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung, hình thức hợp tác và kết quả dự kiến của chương trình, dự án với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và với mức độ ưu tiên hợp tác, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

3. Tính hợp hiến, hợp pháp và mức độ tương thích của chương trình, dự án với các quy định của pháp luật Việt Nam; sự phù hợp của chương trình, dự án với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Tính không trùng lặp với các chương trình, dự án khác.

5. Tính khả thi của chương trình, dự án; tư cách, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm hợp tác của cơ quan, tổ chức nước ngoài.

6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thực hiện chương trình, dự án; nhân tố bất lợi có thể có của chương trình, dự án.

7. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Điều 11. Hồ sơ thẩm định

Cơ quan chủ quản gửi Bộ Tư pháp 05 bộ hồ sơ để tiến hành thẩm định, bao gồm các giấy tờ sau:

1. Công văn đề nghị thẩm định.

2. Dự thảo Tờ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án.

3. Dự thảo văn kiện chương trình, dự án.

4. Văn bản thuyết minh, tài liệu chứng minh sự cam kết của cơ quan, tổ chức nước ngoài.

5. Bản tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan về chương trình, dự án hợp tác pháp luật và bản sao ý kiến của mỗi Bộ, ngành có liên quan đó.

Điều 12. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ thẩm định chưa đầy đủ các tài liệu quy định tại Điều 11 Nghị định này, Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu cơ quan chủ quản bổ sung hồ sơ.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Bộ Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo, đàm phán có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thẩm định.

4. Thời hạn thẩm định là 10 ngày làm việc, tính từ ngày Bộ Tư pháp nhận được hồ sơ hợp lệ.

Điều 13. Hội đồng thẩm định

1. Hội đồng thẩm định đối với các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tư pháp thành lập trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án có nội dung liên quan đến nhiều Bộ, ngành;

b) Các Bộ, ngành có ý kiến khác nhau về các nội dung quy định tại Điều 10 của Nghị định này;

c) Các chương trình, dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản.

2. Thành phần của Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Thư ký hội đồng và các thành viên là đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định.

3. Bộ Tư pháp hướng dẫn Quy chế làm việc của hội đồng thẩm định chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

Chương 4.

THỦ TỤC TRÌNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

Điều 14. Thủ tục trình chương trình, dự án

1. Việc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án phải tuân theo thủ tục, trình tự quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

2. Đối với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản tổ chức lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

3. Đối với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản tổ chức lấy ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, phê duyệt.

Điều 15. Thực hiện chương trình, dự án

1. Cơ quan chủ quản chỉ được triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chương trình, dự án sau khi văn bản ký kết có hiệu lực pháp luật.

2. Việc thực hiện nội dung hợp tác và các hoạt động cụ thể của chương trình, dự án phải được chuẩn bị kỹ về nội dung, bảo đảm đạt kết quả dự kiến, thiết thực, đúng mục tiêu, bảo vệ bí mật Nhà nước.

3. Thủ tục quyết định đoàn ra, đoàn vào, cung cấp thông tin theo chương trình, dự án hợp tác phải tuân theo quy định hiện hành của pháp luật.

4. Trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ quản phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của mỗi cơ quan.

Điều 16. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, dự án hợp tác

1. Việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, dự án hợp tác pháp luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung điều chỉnh chương trình, dự án hợp tác pháp luật dẫn đến thay đổi mục tiêu của chương trình, dự án hợp tác đó hoặc làm thay đổi nội dung điều ước quốc tế đã ký kết, thì cơ quan chủ quản phải làm thủ tục thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 17. Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, dự án hợp tác

Việc đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của cơ quan chủ quản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Chương 5.

THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC

Điều 18. Trách nhiệm theo dõi, đánh giá chương trình, dự án hợp tác

1. Ban Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá chương trình, dự án.

2. Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ Ban Quản lý chương trình, dự án trong việc theo dõi, đánh giá chương trình, dự án.

3. Cơ quan chủ quản chủ trì lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành hoặc thuê tư vấn tiến hành đánh giá tác động của chương trình, dự án.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát đánh giá năng lực quản lý thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

5. Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng các chỉ tiêu thống kê định kỳ về tình hình tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan thiết lập và vận hành hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và khai thác hệ thống này.

Điều 19. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án

1. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và dự kiến thực hiện chương trình, dự án hợp tác cho thời kỳ tiếp theo theo biểu mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp ban hành.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 20. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án

1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án hợp tác về pháp luật của cơ quan chủ quản; cơ quan chủ quản có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

2. Cơ quan chủ quản thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra thực hiện chương trình, dự án.

4. Khi kiểm tra, Bộ Tư pháp và Đoàn kiểm tra liên ngành được quyền yêu cầu cơ quan chủ quản thực hiện chương trình, dự án chấn chỉnh hoạt động hợp tác; nếu thấy có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật

1. Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, bao gồm:

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

b) Quyết định chủ trương, phương hướng hợp tác;

c) Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết và thực hiện chương trình, dự án hợp tác;

d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình, dự án hợp tác;

đ) Trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định chương trình, dự án hợp tác về pháp luật được ký kết với danh nghĩa Nhà nước theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

e) Quyết định đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đình chỉ, hủy bỏ chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật được ký kết với danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đình chỉ, hủy bỏ chương trình, dự án đối với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác pháp luật với nước ngoài.

2. Xây dựng và trình Chính phủ chủ trương, phương hướng hợp tác pháp luật với nước ngoài.

3. Tổng hợp và điều phối về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài.

4. Thẩm định về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, kể cả việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó.

5. Ban hành biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

6. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Bộ, ngành hữu quan theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài.

7. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan chủ quản quy định tại Điều 1 của Nghị định này thực hiện hoạt động hợp tác theo đúng các quy định của Nghị định này; trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hình thức xử lý thích hợp.

8. Sơ kết, tổng kết, thống kê, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài.

Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc quản lý đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật có sử dụng nguồn ODA theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn ODA; có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

2. Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện việc quản lý đối với các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật có sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài; có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

3. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo quy định của Nghị định này.

Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản

Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về việc lựa chọn đối tác và nội dung hợp tác; phê duyệt chương trình, dự án theo thẩm quyền được phân cấp; thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật đã được ký kết và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc hợp tác quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

Điều 25. Xử lý vi phạm

1. Chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của cơ quan chủ quản mà không được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này thẩm định, phê duyệt thì bị hủy bỏ.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Áp dụng đối với các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật của các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng chung cho các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, QHQT (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 78/2008/ND-CP

Hanoi, July 17, 2008

 

DECREE

ON MANAGEMENT OF LEGAL COOPERATION WITH FOREIGN PARTNERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Subordinate units of managing agencies mentioned in Clause 1 of this Article shall conduct legal cooperation activities with foreign partners through their managing agencies.

Article 2.- Principles on legal cooperation with foreign partners

1. Legal cooperation with foreign partners must be undertaken on the basis of assuring national independence, sovereignty and security and social order and safety, observing the constitution, laws, traditions and customs of the nation, and ensuring effectiveness, practicality and non-duplication.

2. Legal cooperation with foreign partners must be undertaken on the basis of documents of programs, plans and projects (below referred to as programs and projects) signed between managing agencies and foreign agencies or organizations after they are permitted by competent Vietnamese bodies specified in-Article 14 of this Decree.

3. Contents of cooperation programs and projects must be based on the line, policies and socio-economic development strategies of the Partv and State, lesal svstem formulation and perfection strategy; the judicial reform strategy and legislative programs of the National Assembly, the level of priority of issues under cooperation and the cooperation capabilities of managing agencies as well as foreign agencies and organizations.

4. The formulation, permission for signing, and implementation of cooperation programs and projects must comply with the provisions of this Decree, current regulations on management and use of official development assistance (ODA), management and use of foreign non-governmental aid and other relevant legal documents.

Article 3.- Contents of cooperation

Legal cooperation with foreign countries provided for in this Decree includes technical assistance activities in the following areas:

1. Drafting, evaluation and examination of legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Capacity building for legislative bodies, investigation, prosecution, adjudication, judgment enforcement, judicial administrative andjudicial assistance bodies.

4. Law training at tertiary and higher levels, professional training for raising the qualifications of cadres and public employees engaged in drafting legal documents, judges, court examiners, court clerks, prosecutors, investigators, judgment enforcers, j udgment enforcement examiners, legal assistants, criminal sentence enforcers, arbitrators, public notaries, registry officers, lawyers and holders of other judicial titles.

5. Law information, law dissemination and education and legal assistance.

6. Other cooperation activities in accordance with law.

Article 4.- Forms of cooperation

1. Conclusion and implementation of treaties, programs and projects on legal cooperation with foreign partners.

2. Organization of law conferences, workshops, seminars and intensive training courses with the participation or financial support of foreign agencies or organizations.

3. Organization of legal study and experience sharing tours.

4. Exchange of legal materials, including law textbooks, lectures, legal documents and law books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Other forms of cooperation in accordance with law.

Chapter II

MOBILIZATION AND COORDINATION OF COOPERATION PROGRAMS AND PROJECTS

Article 5.- Mobilization of cooperation programs and projects

1. Mobilization of cooperation programs or projects shall be carried out on the basis of the socio-economic development strategy; ODA attraction and use orientations, lawmaking strategy; judicial reform strategy; legislative programs of the National Assembly, and regulations on ODA management and use and management and use of foreign non-governmental aid.

2. Managing agencies that wish to enter into legal cooperation with foreign partners and have had cooperation partners shall closely collaborate with the Ministry of Justice and concerned agencies in forming contents of cooperation in the form of programs or projects on legal cooperaiion with foreign partners

3. Managing agencies that wish to enter into legal cooperaiion with foreign partners but have not yet found any cooperation partners may request the Ministry of Justice, the Ministry of Planning and Investment or the Vietnam Committee for Foreign Non-Governmental Organization Affairs to help finding partners.

Article 6.- Coordination of cooperation activities

1. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, preparing for and organizing conferences on coordination of international legal assistance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Level of priority of cooperation matter;

b. Aid management experience and receipt and use capability;

c. Non-duplication of cooperation content.

3. If an area of cooperation to which the foreign partner makes a financing commitment has enjoyed financial assistance from many other partners or is not suitable to the level of cooperation priority, the Ministry of Justice shall coordinate with the concerned managing agency in negotiating with the foreign partner on switching its financing commitment to a more appropriate area.

Chapter III

APPRAISAL OF COOPERATION PROGRAMS AND PROJECTS

Article 7.- Competence to conduct appraisal

1. Programs or projects on legal cooperation with foreign partners subject to approval of the Prime Minister must be appraised by the Ministry of Justice before being submitted to the Prime Minister for consideration and approval.

2. In the course of appraisal of a legal cooperation program or project, the Ministry of Justice has the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Hold meetings, when necessary, with the managing agency and representatives of concerned agencies and organizations, consultancy organizations and independent consultants to discuss and exchange opinions on the appraised contents.

Article 8. Responsibilities of managing agencies in the appraisal

In the course of appraisal, the managing agency shall:

1. Closely coordinate with the Ministry of Justice in the process of negotiation on the legal cooperation program or project to ensure the quality of draft program or project document and the quality of the appraisal report.

2. Send a complete dossier as stipulated in Article 11 of this Decree to the Ministry of Justice for appraisal.

3. Supply necessary information and documents related to the draft cooperation program or project document at the request of the Ministry of Justice; and give explanations on the document at the request of the Ministry of Justice.

4. Study and revise the draft document of the legal cooperation program or project on the basis of the Ministry of Justices written appraisal before submitting the program or project to the Prime Minister for approval.

Article 9.- Principles of appraisal

The appraisal of programs or projects must abide by the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Observing the order, procedures and time limit for appraisal stipulated in this Decree and other relevant legal documents.

Article 10. Contents to be appraised

A program or project on legal cooperation with a foreign partner shall be appraised in the following contents:

1. Necessity of the program or project.

2. Compliance of the objective, content and form of cooperation and the expected output of the program or project with the contents specified in Clause 2. Article 2 of this Decree and the cooperation priority, functions and tasks of the managing agency.

3. Constitutionality and legality of the program or project and its compatibility with Vietnamese laws; and conformity of the program or project with treaties to which Vietnam is a contracting party.

4. Non-duplication with other programs and projects.

5. Feasibility of the program or project; status, professional capability and cooperation experience of the foreign agency or organization.

6. Socio-economic impacts of the program or project implementation; possible adverse effects of the program or project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Dossiers for appraisal

The managing agency shall send to the Ministry of Justice 5 sets of a dossier for appraisal, consisting the following papers:

1. A written request for appraisal.

2. A draft of the submission report to the body competent to approve the program or project.

3. The draft program or project document.

4. Written explanations, documents proving the foreign agencys or organizations commitment.

5. A report on the opinions of concerned ministries and branches on the legal cooperation program or project and copies of these opinions.

Article 12.- Receipt of dossiers for appraisal

1. The Ministry of Justice shall receive and check dossiers for appraisal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 5 working days after receiving the request of the Ministry of Justice for dossier supplementation, the agency in charge of drafting and negotiation shall supplement the dossier for appraisal.

4. The time limit for appraisal is 10 working days, counting from the date the Ministry of Justice receives a valid dossier.

Article 13.- Appraisal councils

1. An appraisal council for a program or project on legal cooperation with a foreign partner subject to approval of the Prime Minister shall be set up by the Ministry of Justice in the following cases:

a/ The project is related to many ministries and branches;

b/ Ministries and branches hold different opinions on the contents specified in Article 10 of this Decree;

c/ The program and project has the Ministry of Justice as its managing agency.

2. An appraisal council is composed of the chairman, the secretary and members that are representatives of the Ministry of Justice, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance, the Government Office, the Vietnam Committee for Foreign Non-Governmental Organization Affairs and concerned agencies and organizations. The chairman and secretary shall be appointed by the Minister of Justice.

3. The Ministry of Justice shall give guidance on the working regulation of appraisal councils for programs and projects on legal cooperation with foreign partners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROCEDURES FOR SUBMISSION AND IMPLEMENTATION OF COOPERATION PROGRAMS AND PROJECTS

Article 14. Procedures for submission of programs or projects

1. The submission of programs or projects to competent bodies for approval must comply with the procedures and order prescribed by the law on management and use of official development assistance and foreign non-governmental aid.

2. For programs and projects subject to approval of the Prime Minister, managing agencies shall collect appraisal opinions of the Ministry of Justice before submitting them to the Prime Minister for consideration and approval.

3. For programs and projects subject to approval of managing agencies, managing agencies shall collect comments of the Ministry of Justice and concerned agencies before considering and approving these programs and projects.

Article 15. Implementation of programs or projects

1. Managing agencies may only implement, or permit implementation of, programs or projects after the signed program or project documents take legal effect.

2. The implementation of cooperation contents and specific activities of programs or projects must be carefully prepared to ensure attainment of expected outputs, practicability, compliance with set objectives and protection of state secrets.

3. Procedures for decision on inbound and outbound visits and supply of information under cooperation programs and projects must comply with current law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16. Revision, supplementation and adjustment of cooperation programs and projects

1. The revision, supplementation and adjustment of legal cooperation programs and projects must comply with the law on management and use of official development assistance and foreign non-governmental aid.

2. In the course of implementation, if there arises a need to revise and/or supplement the legal cooperation program or project which will result in a change of the objective of the program or project or the concluded treaty, the managing agency shall carry out appraisal procedures and submit such revision and/or supplement to a competent body for consideration and approval as stipulated in Article 14 of this Decree.

Article 17.- Termination and suspension of implementation and cancellation of cooperation programs and projects

The termination and suspension of implementation and cancellation of programs and projects on legal cooperation with foreign partners shall be decided by competent state bodies in accordance with the law on conclusion and implementation of treaties and the law on management and use of official development assistance and foreign non-governmental aid.

Chapter V

MONITORING AND EVALUATION OF COOPERATION PROGRAMS AND PROJECTS

Article 18.- Responsibilities for monitoring and evaluating cooperation programs and projects

1. The management boards of programs or projects shall regularly monitor and evaluate their programs or projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Managing agencies are responsible for planning and working with concerned agencies in conducting or hiring consultants to conduct evaluation of impacts of programs or projects.

4. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, supervising and evaluating the capability of managing the implementation of programs and projects on legal cooperation with foreign partners.

5. The Ministry of Justice are responsible for formulating indicators for making periodical statistics on the receipt and implementation of programs and projects on legal cooperation with foreign partners; coordinate with concerned agencies.in setting up and operating a system of information for program and project monitoring and evaluation, facilitating information sharing and exploitation of this system.

Article 19.- Reporting on the implementation of programs and projects

1. Managing agencies shall send biannual and annual reports to the Ministry of Justice on the implementation of activities of legal cooperation with foreign partners and tentative plans on the implementation of cooperation programs and projects for the subsequent period according to the forms set by the Ministry of Justice.

2. The Ministry of Justice shall sum up, analyze and evaluate activities of legal cooperation with foreign partners and make annual reports thereon to the Prime Minister.

Article 20.- Inspection and examination of the implementation of programs and projects

1. The Ministry of Justice shall take responsibility to the Prime Minister for examining the implementation of legal cooperation programs and projects by managing agencies; managing agencies shall create favorable conditions for the examination.

2. Managing agencies shall conduct specialized examination in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In conducting examination, the Ministry of Justice and inter-disciplinary examination teams may request managing agencies of the programs or projects to rectify cooperation activities; if detecting illegal acts in the implementation of the cooperation programs, plans or projects, they shall report them to the Prime Minister for consideration and handling in accordance with law.

Chapter VI

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 21.- State management of legal cooperation with foreign countries

1. The Government performs the unified management of activities of legal cooperation with foreign partners, covering:

a/ Promulgating legal documents on legal cooperation with foreign partners;

b/ Deciding on cooperation guidelines and orientations;

c/ Directing the negotiation, signing and implementation of cooperation programs and projects;

d/ Examining and inspecting the implementation of cooperation programs and projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Deciding on the negotiation, signing, revision, supplementation, extension, termination or cancellation of programs and projects on legal cooperation with foreign partners to be signed in the name of the State or Government in accordance with the law on conclusion and implementation of treaties.

2. The Prime Minister shall approve guidelines on the negotiation, signing, revision, supplementation, extension, termination or cancellation of programs and projects falling under his competence.

Article 22.- Responsibilities of the Ministry of Justice

The Ministry of Justice shall take responsibility to the Government for performing the unified management of activities of legal cooperation with foreign partners, having the following tasks and powers:

1. Drafting and submitting to competent state agencies for promulgation and promulgating according to its competence legal documents on legal cooperation with foreign partners.

2. Formulating and submitting to the Government guidelines and orientations for legal cooperation with foreign partners.

3. Summing up and coordinating contents of programs, plans and projects on legal cooperation with foreign partners.

4. Evaluating the contents of cooperation programs, plans and projects, including the revision, supplementation or extension of these programs, plans and projects.

5. Issuing forms of report on the implementation of activities of legal cooperation with foreign partners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Guiding, urging and supervising managing agencies specified in Article 1 of this Decree in implementing cooperation activities in accordance with this Decree; if detecting acts of violation, proposing appropriate solutions to the Prime Minister for handling.

8. Conducting preliminary and final reviews, making statistics and sending reports to the Prime Minister on the implementation of programs, plans and projects on legal cooperation with foreign partners.

Article 23.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

1. The Ministry of Planning and Investment shall manage programs, plans and projects of legal cooperation with foreign partners which are funded with ODA capital in accordance with the law on management and use of ODA; and coordinate with the Ministry of Justice in performing this task.

2. The Vietnam Committee for Foreign Non-Governmental Organization Affairs shall manage programs, plans and projects of legal cooperation with foreign partners which are financed by foreign non-governmental organizations in accordance with the law on management and use of foreign non-governmental aid: and coordinate with the Ministry of Justice in performing this task.

3. The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Finance, other ministries, and ministerial-level agencies and government-attached agencies shall perform the state management of cooperation programs, plans and projects in accordance with law; and shall coordinate with the Ministry of Justice in managing legal cooperation with foreign partners under the provisions of this Decree.

Article 24.- Responsibilities of managing agencies

- Managing agencies are responsible for the selection of foreign partners and contents of cooperation; approve programs and projects on legal cooperation with foreign partners according to their decentralized competence; effectively implement the signed programs, plans and projects on legal cooperation with foreign partners and ensure strict abidance by the cooperation principles set forth in Article 2 of this Decree.

Article 25.- Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree and relevant laws shall, depending on the nature of their violations, be handled in accordance with law; if their violations cause property damage, they shall pay compensations therefor in accordance with law.

Article 26.- Application to National Assembly agencies, the Supreme Peoples Courts and the Supreme Peoples Procuracys programs and projects on legal cooperation with foreign partners

The provisions of this Decree are also applicable to National Assembly agencies, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy that cany out legal cooperation with foreign partners.

Article 27.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Governments Decree No. 103/1998/ND-CP of December 26, 1998, on management of legal cooperation with foreign partners.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 78/2008/NĐ-CP ngày 17/07/2008 về việc quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.197

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.43.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!