BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 1250TM/ĐB
V/v kết quả cuộc họp Uỷ ban đàm phán thương
mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 7
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2003
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CUỘC HỌP LẦN THỨ 7 UỶ BAN ĐÀM PHÁN
THƯƠNG MẠI ASEAN-TRUNG QUỐC (TNC)
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Uỷ ban đàm phán thương mại
ASEAN-Trung Quốc (TNC) đã họp phiên thứ 7 ngày 27 đến 28/2/2003 tại Quế Lâm,
Trung Quốc. Trước đó, Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG) đã họp ngày
26/2/2003 nhằm thống nhất quan điểm giữa các nước ASEAN trước khi tiến hành đàm
phán với Bộ Tư pháp. Đoàn đàm phán Việt Nam tham dự các cuộc họp trên có đại diện
của các cơ quan: Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại
giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ Thương mại làm trưởng đoàn.
TNC 7 là phiên họp đầu tiên giữa
ASEAN và Bộ Tư pháp sau khi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện
ASEAN-Trung Quốc được ký kết vào tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, Campuchia. Vì vậy,
mục tiêu chính của Hội nghị lần này là bàn cách thức triển khai đàm phán theo
các quy định của Hiệp định khung, xác lập nền móng cơ bản cho tiến trình đàm
phán sau này về ACFTA, gồm các vấn đề như kế hoạch đàm phán, cách thức tổ chức
đàm phán, các nội dung trong mô hình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ ACFTA
và những vấn đề có liên quan đến hợp tác kinh tế khác giữa ASEAN và Trung Quốc.
Nhìn chung, tuy còn có quan điểm khác biệt nhưng các bên đã thẳng thắn
đưa ra các đề xuất mang tính xây dựng. Vì vậy, Hội nghị đã đạt được một số tiến
triển quan trọng.
Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng
Chính phủ một số nội dung chính của cuộc họp như sau:
I. KẾT QUẢ ĐÀM
PHÁN CHỦ YẾU
1. Kế hoạch và tổ chức đàm phán.
Cuộc họp đã bàn về kế hoạch đàm phán
trong năm 2003 và 2004 với mong muốn xác định lịch họp và mục tiêu kết quả cụ
thể cho từng cuộc họp. Đối với lĩnh vực thương mại hàng hoá, thời hạn đàm phán
đã được Hiệp định khung quy định rõ là kết thúc vào 1/7/2004. Trong khi đó, thời
hạn đàm phán đối với thương mại dịch vụ và đầu tư chưa được xác định trong Hiệp
định khung. Với quan điểm đàm phán toàn diện (comprehensive), cân bằng
(balanced) và muốn đẩy nhanh quá trình đàm phán về thương mại dịch vụ và đầu
tư, Singapore và Thái Lan đã yêu cầu xác định mục tiêu và kết quả cụ thể cho từng
cuộc họp của TNC đối với lĩnh vực này. Trong khi đó, các nước ASEAN khác và
Trung Quốc cho rằng thương mại dịch vụ và đầu tư là các lĩnh vực rất phức tạp,
TNC chưa hiểu cặn kẽ nên chưa thể xác định được lịch trình và cách thức đàm
phán đối với các lĩnh vực này. Trung Quốc ban đầu còn đề xuất ưu tiên đàm phán
thương mại hàng hoá, đàm phán thương mại dịch vụ và đầu tư sẽ tiến hánh sau. Để
thoả hiệp, cuộc họp đã thống nhất với giải pháp thành lập Nhóm công tác về dịch
vụ và Nhóm công tác về đầu tư. Hai nhóm công tác này, trong các phiên họp đầu
tiên, phải thảo luận về đề xuất lịch đàm phán và kết quả cụ thể cho từng giai
đoạn đối với hai lĩnh vực này.
Về tổ chức đàm phán, các nước nhất
trí khẳng định TNC là cơ quan duy nhất điều hành chung mọi đàm phán trên tất cả
các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, đầu ta và các hợp tác kinh tế khác, và sẽ bắt đầu
đàm phán trên tất cả các lĩnh vực này. Để hỗ trợ cho công việc, TNC sẽ thành lập
các nhóm công tác phụ trách đàm phán cho một số lĩnh vực có tính chất kỹ thuật
sâu. Tại kỳ họp này, ngoài hai nhóm công tác nêu trên, TNC cũng đã quyết định
thành lập Nhóm công tác về Quy tắc xuất xứ vì Hiệp định khung đã quy định
đàm phán về quy tắc xuất xứ phải kết thúc vào tháng 12/2003. Các nhóm công tác
khác sẽ được thành lập khi thầy cần thiết.
2. Mô hình giảm thuế quan
Hiệp định khung mới chỉ quy định
khung thời gian hoàn thành ACFTA đối với thương mại hàng hoá là 2005-2010 và lịch
trình cắt giảm thuế sẽ được phân biệt đối với hai danh mục hàng hoá là Danh mục
cắt giảm thông thường và Danh mục các mặt hàng nhạy cảm. Cuộc họp đã trao đổi ý
kiến sơ bộ về những vấn đề chi tiết của mô hình cắt giảm thuế gồm: thuế suất
ban đầu, số mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thông thường được phép có thuế suất
trên 0% vào năm 2010, mức trên 0% đó là bao nhiêu, thời hạn để cắt giảm tất cả
dòng thuế xuống 0%, số mặt hàng được phép đưa vào Danh mục nhạy cảm, lịch trình
cắt giảm đối với Danh mục nhạy cảm...
Tuy nhiên, giữa các thành viên ASEAN
và giữa ASEAN và Trung Quốc còn thể hiện quan điểm khác nhau về những vấn đề cụ
thể nêu trên. Singapore,Thái Lan và Trung Quốc là những nước mong muốn đẩy mạnh
việc cắt giảm thuế với đề nghị giới hạn càng ít càng tốt số dòng thuế được phép
có thuế suất 0*5% vào 2010 và số dòng thuế được phép đưa vào Danh mục nhạy cảm.
Trung Quốc lần đầu tiên thể hiện quan điểm một cách đầy đủ đối với các vấn đề cắt
giảm thuế quan. Cụ thể, vào thời điểm 2010, mức thuế suất cuối cùng đối với
phần lớn các mặt hàng thuộc Danh mục cắt giảm thông thường là 0%. Số lượng các
dòng thuế có thể duy trì đến 5% sẽ không quá 1% tổng số dòng thuế và 4% tổng
kim ngạch. Đối với danh mục nhạy cảm, các nước sẽ không có nghĩa vụ cắt giảm
thuế đến năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2010 thuế suất đối với phần lớn các dòng
thuế sẽ là 0%. Một số dòng thuế trong Danh mục nhạy cảm có thể duy trì ở mức
thuế suất không quá 20% nhung không quá 2% tổng dòng thuế và 6% tổng kim
ngạch. Đề xuất của Trung Quốc được Thái Lan và Singapore ủng hộ.
Ngược lại, các nước khác như
Phillipin, Maylaysia, Indonesia tỏ ra cẩn trọng hơn, chưa phát biểu quan điểm
rõ ràng mà mới chỉ nêu câu hỏi để thăm dò quan điểm các nước khác.
Đối với mô hình cắt giảm thuế của các
nước thành viên mới ASEAN (CLMV), đoàn ta đã vận động và phối hợp cùng
Campuchia, Lào và Myanmar nêu ý kiến để khẳng định các nước CLMV được hưởng đối
xử đặc biệt và linh hoạt, có mô hình cắt giảm thuế riêng đối với thuế suất bắt
đầu cao hơn, lịch trình cắt giảm thuế khác hơn, số dòng thuế được duy trì thuế
trên 0% cao hơn, số dòng thuế của Danh mục nhạy cảm nhiều hơn,... Các nước CLMV
đã hội ý riêng và thống nhất đề nghị Việt Nam soạn thảo đề xuất mô hình cắt giảm
thuế của CLMV, gửi các nước đó tham gia ý kiến để hoàn chỉnh trước khi đưa ra
TNC xem xét trong các cuộc họp tới.
3. Qui tắc xuất xứ hàng hoá ACFTA
Nhóm công tác về qui tác xuất xứ đã
được TNC thành lập và đã nhóm họp ngay trong thời gian họp TNC vừa qua với sự
tham gia của chuyên gia các nước ASEAN và Trung Quốc. Cuộc họp này đã thống nhất
trước mắt tập trung xây dựng Qui tắc xuất xứ tạm thời để kịp áp dụng cho Chương
trình Thu hoạch sớm và tạo cơ sở cho việc xây dựng Quy tắc xuất xứ chung sau
này.
Cuộc họp cũng làm rõ bản dự thảo Quy
tắc xuất xứ tạm thời được đưa ra tại cuộc họp chỉ là dự thảo của Singaopre, các
nước sẽ nghiên cứu đóng góp ý kiến tại cuộc họp tới của Nhóm công tác.
Hiện nay, vấn đề vướng mắc trong những
điều khoản của Quy tắc xuất xứ chủ yếu là vấn đề kỹ thuật có liên quan đến việc
xác định nghĩa về lãnh thổ thuế quan của Trung Quốc và quyền khai thác trên thềm
lục địa, dưới nước tại khu vực ngoài lãnh hải của một quốc gia.
4. Hợp tác kinh tế giữa
ASEAN-Trung Quốc
Cuộc họp cũng đã bàn việc triển khai
đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế khác của Chương trình thu hoạch sớm gồm:
xây dựng Tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh, hợp tác trong khuôn khổ Tiểu
vùng sông Mê công mở rộng, nông nghiệp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, công nghệ
thông tin, hải quan, xúc tiến thương mại và đầu tư, nâng cao năng lực ...
Do các lĩnh vực hợp tác xây dựng tuyến
đường sắt Singapore - Côn Minh, Tuyến đường cao tốc Băng Cốc - Côn Minh, nông
nghiệp, công nghệ thông tin nằm trong các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và Trung
Quốc, TNC đã thống nhất chỉ làm nhiệm vụ theo dõi nắm bắt tình hình hợp tác
trong các lĩnh vực này.
Về hợp tác trong các lĩnh vực tiêu
chuẩn và hợp chuẩn, hải quan, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, TNC nhất trí
giao cho các tổ chức sẵn có của ASEAN là Uỷ ban điều phối về Tiêu chuẩn và Chất
lượng (ACCSQ), Nhóm chuyên gia về các vấn đề Hải quan (ECCM), nhóm công tác về
e-ASEAN, (EAWG) phối hợp với các đối tác với Trung Quốc triển khai sớm các hoạt
động hợp tác, có chương trình hợp tác với các lịch trình và mục tiêu cụ thể.
Các tổ chức này đồng thời cũng phải xây dựng chương trình hợp tác về phát triển
nguồn nhân lực trong các lĩnh vực của mình.
Về việc thiết lập các trung tâm đầu mối
tạo thuận lợi và xúc tiến thương mại và đầu tư tại các nước thành viên, TNC đã
đồng ý đề nghị Thái Lan soạn thảo Quy chế làm việc (TOR) cho các đầu mối này để
cuộc họp TNC lần tới xem xét. Các nước sẽ phải hoàn thành việc thông báo đầu mối
của minh trước khi Hiệp định khung có hiệu lực.
5. Vấn đề đàm phán song phương về
Chương trình Thu hoạch sớm
Sau khi Hiệp định khung được ký kết,
các nước Malaysia, Lào và Phillipines vẫn còn phải tiếp tục đàm phán song
phương với Trung Quốc để xác định danh mục mặt hàng thực hiện Chương trình thu
hoạch sớm. Đến ngày 1/3/2003, theo đúng thời hạn qui định trong Hiệp định
khung, Lào và Malaysia đã hoàn thành đàm phán song phương, chỉ còn Phillipines
vẫn đang trong quá trình xin ý kiến của Chính phủ có tiếp tục tham gia Thu hoạch
sớm hay không và nếu có thì với các mặt hàng nào.
Tình hình này làm nảy sinh vấn đề thủ
tục pháp lý, cụ thể là chính thức hoá kết quả đàm phán của các nước nói trên
thành phụ lục của Hiệp định khung, TNC đã thống nhất cần phải có một Nghị
định thư do các Bộ trưởng ký, bao gồm kết quả đàm phán của cả 2 hoặc 3 nước nói
trên.
II. KIẾN NGHỊ
Với mục tiêu khẩn trương chuẩn bị
phương án đàm phán của Việt Nam tại các cuộc họp của Uỷ ban đàm phán thương mại
ASEAN-Trung Quốc, ngày 23/1/2003, Tổ công tác liên bộ về ACFTA đã họp với sự
tham gia của đại diện 12 Bộ/ngành thành viên, Bộ Xây dựng và Văn phòng Uỷ ban
Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế để bàn về các công tác chuẩn bị. Các Bộ/
ngành đã nhất trí kế hoạch thực hiện Hiệp định khung và xây dựng phương án đàm
phán cụ thể, đồng thời cũng nhìn nhận một số hạn chế trong hoạt động của Tổ
công tác (Bộ Thương mại đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại công văn số
0716/TM-ĐB này 25/2/2003). Trên cơ sở đề xuất chung của các Bộ/ngành và yêu cầu
công tác triển khai sau các cuộc họp vừa qua, Bộ Thương mại xin kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ một số nội dung sau:
1. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng
phương án đàm phán chi tiết
Tổ Công tác liên bộ đang phối hợp với
các Bộ/ngành chuẩn bị xây dựng phương án đàm phán toàn diện cho các lĩnh vực
hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác. Tuy nhiên, việc xây dựng
phương án còn đang gặp một số khó khăn do ta chưa có các nghiên cứu toàn diện về
các động tác của ACFTA đối với các ngành kinh tế trong nước. Thực tế này có thể
cản trở Đoàn đàm phán trong việc khai thác tối đa các ưu đãi theo những điều
khoản và nguyên tắc có lợi nhất cho Việt Nam theo Hiệp định khung. Để hỗ trợ
cho việc xây dựng phương án đàm phán, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Tổ
công tác liên bộ phối hợp với Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế để tổ chức nghiên cứu ngay về tác động của ACFT đối với ngành kinh tế trong
nước.
2. Bổ sung chức năng điều phối các
hoạt động hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định khung cho Tổ công tác liên
bộ
Hiện nay, các hoạt động hợp tác kinh
tế giữa ASEAN và Trung quốc do nhiều Bộ/ ngành chức năng chủ trì triển khai. Để
thống nhất việc theo dõi chung đối với các tiến triển trong hoạt động hợp tác
kinh tế ASEAN-Trung Quốc của Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC),
Bộ Thương mại kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung chức năng do Tổ công tác
liên bộ, cụ thể là Tổ công tác có trách nhiệm điều phối, theo dõi và đàm phán với
các bên đối tác về mọi hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp
tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Tổ công tác liên bộ
Trong thời gian qua, tổ chức hoạt động
của Tổ công tác liên bộ còn có một số hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện,
Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
- Bổ sung đại diện của Văn phòng Uỷ
ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Bộ Xây dựng làm thành viên Tổ
công tác liên bộ về Khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.
- Cho phép Tổ công tác liên bộ về
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc được hưởng sự hỗ trợ kinh phí và vật chất
khác như đối với Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế thương mại quốc tế (được
qui định tại Quyết định số 30/2003/QĐ-TTg ngày 21/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ);
- Cho phép Tổ công tác liên bộ phối hợp
với Uỷ ban Quốc gia về hợp tác KTQT tổ chức tuyên truyền và phổ biến các thông
tin có liên quan đến ACFTA;
Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG
Lương Văn Tự
|