Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1828/CTr-BLĐTBXH-TLĐ Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân, Đặng Ngọc Tùng
Ngày ban hành: 27/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1828/CTr-BLĐTBXH-TLĐ

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2008

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC NĂM 2008

GIỮA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Ngày 29 tháng 4 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã chủ trì hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác năm 2007 và thống nhất nội dung chương trình phối hợp công tác năm 2008. Cùng tham dự hội nghị,

Đại biểu Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ) có:

- Các đồng chí Phó Chủ tịch: Nguyễn Hòa Bình, Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Văn Ngàng và Nguyễn Thị Thu Hồng;

- Lãnh đạo một số ban, đơn vị có liên quan.

Đại biểu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) có:

- Các đồng chí Thứ trưởng: Đàm Hữu Đắc, Phùng Ngọc Hùng;

- Lãnh đạo một số Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị liên quan.

Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác năm 2007, dự kiến chương trình phối hợp công tác năm 2008, ý kiến các đại biểu tham dự, hai bên thống nhất kết luận:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NĂM 2007

Sự phối hợp công tác giữa TLĐ và Bộ LĐTBXH trong năm 2007 tiếp tục được tăng cường, ngày càng có hiệu quả hơn trên các lĩnh vực, như: tham gia hoạch định các chủ trương, chính sách, luật pháp, hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm các chính sách, luật pháp, phối hợp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động … Các Ban, Vụ, Viện đơn vị trực thuộc có liên quan của hai bên đã chủ động phối hợp trong công tác. Nhiều địa phương và cơ sở cũng có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, luật pháp lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, các hoạt động nhân đạo từ thiện, phòng chống ma túy.

Tuy nhiên, trong công tác phối hợp, thời gian qua hai cơ quan chưa thống nhất được cơ chế phối hợp cụ thể; chưa tổ chức được những cuộc thảo luận chuyên đề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện phối hợp. Công tác cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, báo cáo chưa được thường xuyên. Chưa tổ chức được các cuộc họp trao đổi kết quả thực hiện các nội dung phối hợp giữa hai cơ quan nhằm giám sát, điều chỉnh nội dung phối hợp sát với tình hình thực tế. Vấn đề quan hệ lao động chưa thống nhất được về nhận định tình hình và các biện pháp giải quyết. Tiến độ một số công việc tiến triển còn chậm, việc tham gia các hoạt động đôi lúc còn thiếu chặt chẽ. Hoạt động phối hợp bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở nước ngoài còn chưa thực hiện được. Sự phối hợp ở một số địa phương chưa tốt, còn mang tính hình thức.

II. KẾ HOẠCH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG NĂM 2008

Năm 2008, là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng tạo bước đột phá hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 của đất nước và hướng tới các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ X, phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch năm 2008 của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và tổ chức Công đoàn, công tác phối hợp giữa hai cơ quan tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

1. Phối hợp xây dựng chính sách, luật pháp có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn mà trọng tâm là việc nghiên cứu xây dựng luật sửa đổi Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn thi hành một số luật liên quan (có phụ lục kèm theo). Rà soát, đề xuất sửa đổi những quy định không còn phù hợp. Chú trọng lồng ghép vấn đề lao động nữ trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách.

2. Tăng cường các hoạt động, các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, an toàn lao động, dạy nghề, xuất khẩu lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới, quyền trẻ em và công đoàn gắn với tuyên truyền cho Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ X trong công nhân viên chức, người lao động nói chung và công nhân ngành may mặc, da giầy và thủy sản nói riêng.

3. Phối hợp tập huấn nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra lao động, quản lý lao động, cán bộ công đoàn cơ sở và thành viên Hội đồng hòa giải trong doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác việc làm và thông tin thị trường lao động. TLĐ chủ trì phối hợp Bộ LĐTBXH tổ chức Hội thảo về thực trạng đời sống, vấn đề cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của người lao động trong các khu công nghiệp và đề xuất các giải pháp kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

4. Tăng cường phối hợp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban quốc gia về quan hệ lao động; thống nhất về cơ chế, phương pháp và nhận định, đánh giá tình hình quan hệ lao động. Thúc đẩy cơ chế ba bên, lấy thương lượng đối thoại làm nòng cốt để phối hợp giải quyết đình công. Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai đề án thí điểm ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành. Phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 133/2007/NĐ-CP , Nghị định số 11/2008/NĐ-CP , Nghị định số 12/2008/NĐ-CP đến công đoàn các cấp, người sử dụng lao động và người lao động. Xây dựng đề án thí điểm về cơ chế tham vấn tiền lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

5. Thống nhất kiến nghị tăng biên chế thanh tra lao động, nhằm tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát liên ngành việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội và công đoàn, chính sách đối với lao động dôi dư. Đặc biệt là kiểm tra việc xây dựng thang lương, bảng lương, ký thỏa ước lao động tập thể ở các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu cơ chế, phương pháp bảo vệ người lao động, đoàn viên công đoàn làm việc ở nước ngoài để thống nhất kiến nghị với Chính phủ.

6. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm liên quan tới cho vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, giao dịch việc làm, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quỹ; ủng hộ TLĐ nhân rộng mô hình Quỹ “Trợ vốn” cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) ra nhiều tỉnh và địa bàn trong cả nước để góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động đến năm 2010; tổ chức Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ lần thứ 11 tại Lâm Đồng; phối hợp vận động, bình chọn giải thưởng Cúp vàng an toàn lao động lần thứ 2. Tích cực tham gia Chương trình phối hợp liên ngành về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006-2010. Phối hợp tổ chức quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề thuộc tổ chức công đoàn; phối hợp nghiên cứu có hình thức khen thưởng, động viên và tôn vinh người lao động đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi tay nghề, có thành tích và đóng góp to lớn trong công tác dạy nghề.

7. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế:

- Chuẩn bị báo cáo các Công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) như: Công ước số 14 về áp dụng nghỉ hàng tuần trong các cơ sở công nghiệp, Công ước số 100 về trả công bình đẳng, Công ước số 111 về phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp).

- Tham gia Hội nghị lao động thường niên của ILO vào tháng 6/2008.

- Thực hiện hiệu quả: Khuôn khổ hợp tác quốc gia về xúc tiến việc làm bền vững giai đoạn 2008 – 2010; Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm với ILO; Lồng ghép vấn đề lao động, việc làm trong kế hoạch chung Một Liên hợp quốc.

8. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Chương trình phối hợp năm 2008, báo cáo về Văn phòng bộ LĐTBXH và Văn phòng TLĐ theo quy định. Bộ phận thường trực hai cơ quan sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp ở một số địa phương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở chương trình phối hợp công tác năm 2008 giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, các Ban, Vụ, Cục và đơn vị liên quan của hai cơ quan, chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phối hợp tại địa phương.

2. Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam làm Bộ phận thường trực có trách nhiệm, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ báo cáo với lãnh đạo hai bên kết quả thực hiện chương trình phối hợp.

3. Những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phối hợp mà không tự giải quyết được ở cấp mình cần kịp thời báo cáo cho cấp trên giải quyết không để vấn đề tồn đọng kéo dài./.

CHỦ TỊCH
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM




Đặng Ngọc Tùng

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng
- Ban Dân vận Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ LĐTBXH và TLĐ;
- Sở LĐTBXH và LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH và TLĐ;
- Lưu VP Bộ LĐTBXH và TLĐ;

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHỐI HỢP XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2008

1. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và kiến nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình phối hợp năm 2007 đã đề ra mà chưa thực hiện.

2. Năm 2008, dự kiến kế hoạch nghiên cứu, xây dựng và kiến nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

STT

Nội dung văn bản

A

Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp

I

Công ước quốc tế, luật, pháp lệnh

1

Trình phê duyệt Công ước 144 của ILO về tham khảo ý kiến ba bên và Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức

2

Đánh giá 13 năm thực hiện Bộ luật Lao động để định hướng sửa đổi

3

Đánh giá 5 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và định hướng sửa đổi

4

Nghiên cứu Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động.

II

Nghị định

1

Nghị định điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (Khoản 2 Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội)

2

Nghị định về tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 2 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội)

3

Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội và Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 – 2012)

4

Nghị định thay thế Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/NĐ-CP

5

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động.

III

Thông tư

1

Thông tư hướng dẫn bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2

Thông tư thay thế Thông tư số 34/TTLT/2005-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008

3

Thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế tài chính các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm

4

Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bảo hiểm thất nghiệp

5

Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/TT-BLĐTBXH ngày 22/06/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của các tổ chức giới thiệu việc làm.

6

Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

B

Văn bản quy phạm pháp luật do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp

1

Đánh giá tổng kết 18 năm thực hiện Luật Công đoàn và định hướng sửa đổi

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình số 1828/CTr-BLĐTBXH-TLĐ phối hợp công tác ngày 27/05/2008 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.732

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.42.2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!