BỘ
CÔNG NGHIỆP
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14/2003/QĐ-BCN
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG
NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP
ngày 01 tháng11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số
12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm
2003 của Chính phủ;
Căn cứ văn bản số 251/BXD-VKT ngày 20/02/2003 của Bộ Xây dựng thỏa thuận ban
hành Đơn giá quy hoạch phát triển điện lực;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này tập Đơn giá quy hoạch phát triển điện lực.
Điều 2. Tập Đơn giá này thay thế
cho tập Giá thiết kế quy hoạch năng lượng ban hành tại Quyết định số
59/1998/QĐ-BCN ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Công nghiệp và có hiệu lực thi
hành trên toàn quốc kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ
trưởng các Vụ chức năng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và các
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Bộ Xây dựng,
- Lưu VP,KHĐT.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Hoàng Trung Hải
|
Phần 1:
THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH
ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
1. Đơn giá
quy hoạch phát triển điện lực quy định tại Quyết định này là căn cứ để lập
và duyệt kế hoạch, dự toán, xét thầu khi đấu thầu và ký kết hợp đồng, thanh
toán chi phí lập quy hoạch phát triển điện lực trong trường hợp chỉ định thầu.
2. Đối tượng
áp dụng:
Quyết định này
được áp dụng cho các đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để lập quy hoạch
phát triển điện lực, gồm:
+ Quy hoạch
phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Quy hoạch
phát triển điện lực quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
3. Nội
dung, trình tự và thủ tục quy hoạch phát triển điện lực phải tuân thủ theo
quyết định số 21/2002/QĐ-BCN ngày 4/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
4. Đơn giá
quy hoạch phát triển điện lực quy định ở Phần II của Quyết định này quy định
các mức chi phí lập quy hoạch cho các đối tượng tại Điểm 2 và bao gồm phạm vi
áp dụng như sau:
4.1. Đối với quy hoạch
phát triển điện lực thành phố trực thuộc trung ương:
a/ Lập quy hoạch
phát triển điện lực thành phố trực thuộc trung ương:
- Đường dây
điện, trạm biến áp: Tính từ cấp điện áp 6 KV đến 220 kV.
b/ Lập quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh:
- Đường dây
điện : Tính từ cấp điện áp 0,4 kV đến 220 kV. Đối với đường dây 0,4 kV chỉ được
tính 50% khối lượng quy hoạch.
- Trạm biến
áp: Tính từ cấp điện áp 6 kV đến 220 kV.
4.2. Lập
quy hoạch phát triển điện lực cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh:
a/ Lập quy hoạch phát
triển điện lực cấp quận, huyện, thị xã:
- Đường dây
điện: tính từ cấp điện áp 0,4kV đến 110kV.
- Trạm biến
áp : tính từ cấp điện áp 0,4 KV đến 110 kV.
b/ Lập quy hoạch
phát triển điện lực thành phố trực thuộc tỉnh:
- Đường dây
điện: tính từ cấp điện áp 0,4kV đến 220kV.
- Trạm biến
áp : tính từ cấp điện áp 64 kV đến 220 kV.
5. Đơn giá
quy hoạch phát triển điện lực được lập theo mặt bằng lương tối thiểu là
210.000đồng.
6. Nội dung
Đơn giá quy hoạch phát triển điện lực chưa bao gồm các khoản chi phí
để thực hiện các công việc sau:
+ Chi phí khảo
sát phục vụ cho quy hoạch phát triển điện lực như công tác đo vẽ bản đồ, địa
hình, khảo sát tuyến.v.v...
+ Chi phí mua
tài liệu, số liệu điều tra cơ bản và dự báo phát triển kinh tế xã hội trong khu
vực quy hoạch.
Các chi phí
này sẽ được lập dự toán chi phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với
chi phí lập quy hoạch tính theo đơn gía quy hoạch.
7. Chi
phí lập quy hoạch phát triển điện lực chưa có thuế giá trị gia tăng được
xác định theo công thức sau:
n
Cq
= å Gqi Nqi
i=1
Trong đó:
- Cq:
Chi phí quy hoạch phát triển điện lực của Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện,
Thị xã.
- Gqi
: Đơn giá quy hoạch các loại công trình thứ i (đồng/đơn vị).
- Nqi
: Khối lượng của các loại công trình thứ i ( KW, km, KVA).
-
i=1,2,3…n : các loại công trình lập quy hoạch.
8. Đơn giá
quy hoạch phát triển điện lực được lập cho một số sản phẩm chủ yếu. Trường
hợp khi lập quy hoạch có các nội dung công trình có đặc điểm riêng chưa có quy
định trong bảng giá, thì bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào sản phẩm
tương tự để lập dự toán chi phí và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
9. Hệ số
áp dụng cho một số trường hợp như sau:
a. Giá thiết
kế quy hoạch công trình đường dây tải điện có chiều dài khác nhau được áp dụng
các hệ số sau:
- £ 1 km : Tính bằng 1 km.
- £ 1 km - 20 km, áp dụng K = 1.
- > 20 - 50 km, áp dụng
K = 0,9.
- > 50 - 100 km, áp dụng K =
0,8.
- > 100
km, áp dụng K = 0,7.
b. Đơn giá
quy hoạch đường dây tải điện tại những đoạn phải thiết kế cáp ngầm được nhân với
hệ số K = 1,05.
c. Đối với
các trạm biến áp có > 2 máy thì từ máy thứ 2 đơn giá quy hoạch được nhân với
hệ số K = 0,8.
d. Đơn giá
quy hoạch đối với các vùng miền núi, hải đảo được áp dụng hệ số K= 1,10.
10. Chi
phí thẩm định phê duyệt đề án quy hoạch: được tính theo tỷ lệ % trên toàn bộ
giá trị dự toán chi phí lập quy hoạch như sau:
Giá trị
dự toán chi phí lập quy hoạch
|
Triệu đồng
|
£ 200
|
>200-500
|
>
500
|
Chi phí
thẩm định
|
%
|
8
|
5
|
3
|
11. Đơn giá quy hoạch phát triển
điện lực quy định trong bảng giá ở Phần II của Quyết định này quy định cho phần
khối lượng quy hoạch được xây dựng mới. Đối với phần khối lượng quy hoạch cải tạo,
đơn giá được xác định như sau:
-
Đơn giá quy hoạch cải tạo mở rộng trạm biến áp ở các cấp điện áp: được
tính bằng 30% đơn giá quy hoạch xây dựng trạm biến áp mới có cấp điện áp tương ứng
trong bảng đơn giá.
-
Đơn giá quy hoạch cải tạo đường dây được tính bằng 40% đơn giá quy hoạch
xây dựng đường dây mới có cấp điện áp tương ứng trong bảng đơn giá.
12.
Nội dung đề án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, đề án quy hoạch phát triển điện lực quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh được quy định tại Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 kèm
theo Quyết định này./.
TT
|
Loại
công trình
|
Đơn
vị tính
|
Quy
hoạch mạng lưới điện
|
1
|
Thuỷ điện loại nhỏ, vừa và
các nguồn năng lượng khác:
|
|
|
-
|
Công suất £
50 kW
|
đ/kW
|
109.063
|
-
|
Công suất = 100 kW
|
đ/kW
|
81.933
|
-
|
Công suất > 100-200kW
|
đ/kW
|
76.933
|
2
|
Công trình Diezen, tuốc bin
khí:
|
|
|
-
|
Công suất £
300 kW
|
đ/kW
|
3.206
|
-
|
Công suất £
1.000 kW
|
đ/kW
|
2.704
|
-
|
Công suất £
5.000 kW
|
đ/kW
|
1.817
|
-
|
Công suất > 5.000 kW
|
đ/kW
|
1.697
|
3
|
Trạm biến áp:
|
|
|
-
|
Trạm biến áp 6;10;15;22(24);35kV
|
đ/KVA
|
2.194
|
-
|
Trạm biến áp 66; 110kV
|
đ/KVA
|
467
|
-
|
Trạm biến áp 220kV
|
đ/KVA
|
488
|
4
|
Đường dây tải điện trên
không:
|
|
|
-
|
Đường dây 0,4kV
|
đ/Km
|
183.909
|
-
|
Đường dây 6;10;15;22(24);35 kV
|
đ/Km
|
228.464
|
-
|
Đường dây 66;110kV
|
đ/Km
|
456.931
|
-
|
Đường dây 220 kV
|
đ/Km
|
692.330
|
|
|
|
|
Phụ lục
1:
NỘI DUNG
ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
A. PHẦN THUYẾT MINH
Chương 1:
PHÂN
TÍCH HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
1.1 Hiện
trạng nguồn và lưới điện:
a) Đánh giá hiện trạng theo số
liệu thống kê:
- Các nguồn
cung cấp điện năng:
+ Thống kê
công suất đặt của các trạm nguồn từ lưới điện quốc gia;
+ Xác định khả
năng nhận điện năng từ lưới điện quốc gia;
+ Thống kê
các nguồn điện độc lập đang vận hành (thuỷ điện nhỏ, các nguồn điện tái tạo,
nguồn năng lượng mới ...);
+ Phân tích,
tổng hợp các nguồn điện độc lập có khả năng khai thác tại địa phương;
- Lưới điện:
+ Thống kê
công suất đặt của các trạm biến thế phân phối (hạ thế) và hiện trạng khai thác
công suất của các trạm biến áp theo các mùa và chế độ phụ tải;
+ Thống kê độ
dài, tính năng kỹ thuật (điện áp, thiết diện dây dẫn, khả năng chịu tải, loại sứ
cách điện, loại cột ...) cho các đường dây điện;
+ Thống kê thực
trạng mang tải của các đường dây điện theo chế độ vận hành;
+ Phân tích
khả năng liên kết của các đường dây trong khu vực quy hoạch và với các đường
dây khác trong hệ thống điện quốc gia;
+ Thống kê và
phân tích tình hình tổn thất điện năng trong một vài năm gần đây.
b) Đánh giá
hiện trạng theo kết quả tính toán:
- Tính toán
phân bố công suất và tổn thất kỹ thuật cho lưới điện trung thế (một số thông số
kỹ thuật như Tmax , t , cos j , hệ số đồng thời ... lấy theo quy định của
Bộ Năng lượng trước đây hoặc theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp) cho một số chế
độ điển hình như: Chế độ công suất Max, công suất Min vào mùa đông và mùa hè.
- Dựa vào kết quả tính
toán, đánh giá thực trạng lưới điện, khả năng mang tải thực tế và khả năng khai
thác tiềm ẩn của các đường dây, máy biến áp. Phân tích tình hình quản lý vận
hành, tổng hợp các ưu khuyết điểm của hệ thống lưới điện phân phối.
1.2 Đánh
giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển Điện lực giai đoạn trước
a) Nhu cầu điện,
tốc độ tăng trưởng của nó trong thực tế và theo dự báo.
b) Đánh giá
việc thực hiện chương trình phát triển nguồn điện, lưới điện.
1.3 Một số
nhận xét:
a) Dựa vào
các điểm a và b của mục 1.1. đưa ra các nhận xét về hiện trạng của lưới điện địa
phương, đánh giá, phân loại các trạm nguồn, trạm phân phối, các đường dây điện về
khả năng huy động, các yêu cầu cải tạo và phát triển.
b) Phân loại
phụ tải theo các ngành kinh tế, cơ cấu tiêu thụ điện năng theo từng ngành, chú
ý các phụ tải công nghiệp lớn, phụ tải phục vụ thuỷ lợi, phụ tải cho các vùng
kinh tế còn nhiều khó khăn.
c) Đánh giá
hiện trạng và cơ chế quản lý lưới điện hạ thế, tổn thất và giá bán điện tại các
vùng kinh tế khác nhau của địa phương.
d) Đánh giá
chung về tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn trước, những ưu nhược điểm
chính, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm.
Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Đặc điểm
tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương
Tổng hợp, đánh giá tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong 5 năm gần đây về các lĩnh vực
sau:
a) Nông nghiệp:
- Tổng diện
tích canh tác, đặc điểm tự nhiên.
- Các loại
cây trồng.
- Tổng diện
tích cần tưới tiêu phù hợp với đặc điểm tự nhiên và cây trồng.
b) Công nghiệp
địa phương và tiểu thủ công nghiệp:
- Tổng hợp
tình hình phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị
sản phẩm.
- Tình hình
tiêu thụ điện năng của các xí nghiệp công nghiệp địa phương, các đơn vị tiểu thủ
công.
c) Công nghiệp
trung ương ở địa phương.
- Các xí nghiệp,
nhà máy công nghiệp đặt tại địa phương.
- Tình hình sản
xuất và mức tiêu thụ điện năng trong năm năm gần đây.
d) Các hoạt động
dịch vụ, văn hoá và sinh hoạt của nhân dân.
2.2 Phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm quy hoạch
Dựa trên Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, tổng hợp các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính của địa
phương, trong đó cần nhấn mạnh các mặt sau:
a) Dự báo
tình hình phát triển dân số, tình hình đô thị hoá nông thôn.
b) Phát triển
sản xuất nông nghiệp, các hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
c) Phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương đặt tại địa
phương. Cần lưu ý nhấn mạnh các công trình công nghiệp có tính khả thi, các
vùng kinh tế khó khăn để có chính sách xây dựng hệ thống lưới điện phù hợp và
hiệu quả.
d) Sự liên
quan giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực.
Chương 3:
DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN
3.1 Phương pháp luận và cơ
sở dự báo nhu cầu điện.
a) Giới thiệu
các mô hình, phương pháp dự báo nhu cầu điện.
b) Lựa chọn
mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu điện phù hợp với hoàn cảnh của địa
phương.
3.2 Phân
vùng phụ tải điện
Việc phân
vùng phụ tải phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương đã được
phê duyệt và các khả năng thực thi về tài chính của các dự án công nghiệp lớn.
Trên cơ sở đó phân rõ:
a- Khu công
nghiệp có tính khả thi cao.
b- Các công
trình công nghiệp chưa có khả năng chắc chắn về mặt tài chính, chưa tính toán
được hiệu quả kinh tế rõ ràng.
c- Các khu vực
dân cư đang được đô thị hoá.
d- Các khu vực
dân cư thuần nông, kinh tế phát triển bình thường.
đ- Các khu vực
kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
3.3
Tính toán nhu cầu điện
Dựa vào mục
2.1, 2.2 xác định các vùng phụ tải theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đối
với từng vùng phụ tải xác định các thông số cơ bản sau đây:
a- Công suất
tiêu thụ của các năm điển hình trong đề án quy hoạch;
b- Nhu cầu điện
năng theo các năm quy hoạch;
c- Tổng nhu cầu
về công suất và năng lượng điện cho các năm điển hình trong giai đoạn quy hoạch,
đối với phụ tải nông nghiệp cần tính đến đặc thù đồ thị phụ tải ngày là số giờ
huy động công suất tối đa rất thấp (vài giờ trong một ngày), để tính công suất
cho phù hợp.
3.4
Nhận xét về kết quả tính toán nhu cầu điện
Nhận xét về
khả năng đáp ứng phụ tải của các nguồn điện địa phương, các nguồn từ hệ thống
điện quốc gia theo các năm quy hoạch và các kiến nghị dưới góc độ chuyên môn,
kinh tế - kỹ thuật.
Chương 4:
SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
4.1 Các quan
điểm và tiêu chuẩn thiết kế sơ đồ phát triển điện lực
Căn cứ vào yêu cầu về độ
an toàn cung cấp điện trong các quy định hiện hành đề xuất các quan điểm và
tiêu chuẩn thiết kế sơ đồ phát triển điện lực phù hợp. Các quan điểm và tiêu
chuẩn thiết kế sơ đồ được phân rõ đối với từng cấp điện áp trong quy hoạch:
- Hệ thống
truyền tải điện cao thế (220,110kV)
- Hệ thống
lưới phân phối trung thế .
- Hệ thống
lưới điện hạ thế.
4.2 Đề
xuất các phương án phát triển điện lực :
Cân đối nguồn
và phụ tải của từng vùng và địa phương ứng với từng giai đoạn quy hoạch.
Dựa vào các
phân tích, kết luận và kiến nghị tại các chương I, II đề xuất một số phương án
cải tạo và phát triển điện lực. Sau đó, sử dụng phương pháp chuyên gia lựa chọn
ba phương án điển hình:
a) Phương án
I đáp ứng phụ tải tối đa cho các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương (không hạn chế về vốn đầu tư, địa phương không gặp khó khăn về tài
chính)
b) Phương án
II đáp ứng phụ tải tối đa cho các khu vực dân cư và các khu vực công nghiệp có
tính khả thi cao, các đề án đã được Nhà nước phê duyệt và bảo lãnh về tài
chính.
c) Phương án
III có hạn chế về vốn đầu tư.
4.3
Sơ đồ phát triển nguồn, lưới điện
a) Lập sơ đồ
cải tạo và phát triển lưới điện cho các phương án lựa chọn tại mục 4.1
b) Lựa chọn
các tính năng kỹ thuật của các nguồn điện độc lập, trạm biến thế nguồn, đường
dây điện cho từng phương án.
4.4 Lựa chọn
phương án
a) Tính các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới, nguồn điện cho các phương án nêu trên:
- Tổn thất
công suất, điện áp, điện năng trong hệ thống lưới điện, phân bố công suất trên
đường dây .v.v.
- Các chỉ
tiêu kinh tế – kỹ thuật nguồn điện.
- Các chỉ
tiêu về kinh tế, tài chính, xã hội.
b) Lựa chọn
phương án:
Dựa vào các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chính sách xã hội, lựa chọn phương án tối ưu cho đề
án quy hoạch.
Chương 5:
QUY HOẠCH THUỶ ĐIỆN NHỎ VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
5.1 Hiện
trạng và tiềm năng thuỷ điện nhỏ.
5.2 Đánh giá tiềm năng
và khả năng ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Chương 6:
KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
6.1 Trên
cơ sở phương án cải tạo và phát triển lưới điện được chọn ở chương IV, tính
toán khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện, tính toán tổng vốn đầu tư
cho đề án.
6.2 Thành
lập biểu bảng về tiến độ cho các hạng mục công trình (Các trạm biến thế nguồn,
các nguồn điện độc lập, các trạm biến thế phân phối, các đường dây trung, hạ thế)
và các nhu cầu về tài chính tương ứng.
Chương 7:
PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH
7.1.Điều
kiện phân tích:
a) Các quan
điểm, phương pháp luận tính toán
b) Các điều
kiện, giả thiết về số liệu đưa vào tính toán
7.2. Phân
tích kinh tế – tài chính:
a) Phân tích
hiệu quả kinh tế - tài chính vốn đầu tư cho phương án được chọn
b) phân tích
độ nhậy
c) Phân
tích dòng tài chính cho phương án được chọn
7.3.Kết luận
phần phân tích kinh tế – tài chính
Chương 8:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1Tóm tắt
nội dung đề án:
a) Tóm tắt
các nội dung chính của đề án quy hoạch điện địa phương.
b) Tóm tắt
các ưu khuyết điểm của hệ thống điện phân phối, các tồn tại trong công tác quản
lý, vận hành trong những năm trước, những ưu điểm mà khả năng đề án sẽ mang lại.
8.2 Kiến
nghị
a) Tổng
hợp các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đề án quy hoạch .
b) Đề xuất
các cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện đề án quy hoạch.
B. PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Danh mục phụ tải công nghiệp và xây dựng
Phụ lục 2:
Danh mục phụ tải nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản
Phụ lục 3:
Danh mục phụ tải dịch vụ, thương mại
Phụ lục 4:
Nhu cầu điện quản lý tiêu dùng và dân cư
Phụ lục 5:
Nhu cầu điện cho các hoạt động khác
Phụ lục 6:
Danh mục trạm biến áp tỉnh (thành phố) đến năm...
Phụ lục 7:
Kết quả tính toán chế độ lưới điện cao thế các giai đoạn (kể cả tính các trường
hợp sự cố bất lợi nhất) và tính toán ngắn mạch.
Phụ lục 8:
Kết quả tính toán lưới điện trung thế sau các trạm 110kV các giai đoạn.
Phụ lục 9:
Khối lượng xây dựng lưới điện cao thế 220kV; 110kV các giai đoạn (lập bảng).
Phụ lục
10: Khối lượng xây dựng, cải tạo trạm biến áp theo các huyện, thị đến
năm...
Phụ lục 11:
Khối lượng xây dựng, cải tạo đường dây trung thế các huyện, thị đến
năm............... (lập bảng).
Phụ lục 12:
Khối lượng xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ và năng lượng mới (kể cả nâng
cấp và xây dựng mới).
Phụ lục 13:
Bảng tính phân tích kinh tế – tài chính
Phụ lục 14:
Bảng tính phân tích dòng tài chính
C. PHẦN BẢN VẼ:
1. Bản đồ lưới
điện 220-110kV toàn tỉnh (thành phố) đến năm.......
2. Sơ đồ
nguyên lý lưới điện 220-110kV toàn tỉnh (thành phố) đến năm......
3. Bản đồ lưới
điện phân phối huyện, thị (quận)
4. Sơ đồ
nguyên lý lưới điện phân phối huyện, thị (quận).
5. Các sơ đồ
tính toán chế độ bình thường, sự cố...
Phụ lục
2:
NỘI DUNG
ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUẬN, HUYỆN,
THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH
A. PHẦN THUYẾT MINH
Lời mở đầu (giới thiệu tổng
quát)
Chương 1:
HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
1.1. Nguồn
và trung tâm cấp điện
1.2. Lưới
điện
1.3. Tình
hình cung cấp và tiêu thụ điện
1.4. Đánh
giá tình hình thực hiện giai đoạn trước
1.5. Nhận
xét và đánh giá chung
Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI
2.1. Đặc
điểm tự nhiên
2.2. Hiện
trạng kinh tế - xã hội
2.3. Phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội
Chương 3:
DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN VÀ PHÂN VÙNG PHỤ TẢI
1.3. Dự
báo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
3.2. Các
cơ sở pháp lý để xác định nhu cầu điện
3.3. Dự
báo nhu cầu điện
a) Nhu cầu điện
cho công nghiệp và xây dựng
b) Nhu cầu điện
cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
c) Nhu cầu điện
cho dịch vụ, thương mại
d) Nhu cầu điện
quản lý tiêu dùng và dân cư
đ) Nhu cầu điện
cho các hoạt động khác
3.4. Phân
vùng phụ tải
Chương 4:
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN HUYỆN,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH, THỊ TRẤN
4.1. Cân đối
nguồn phụ tải
4.2. Thiết
kế sơ đồ cung cấp điện
Chương 5:
KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ
5.1. Khối
lượng và tiến độ xây dựng
5.2. Xác định
tổng vốn đầu tư và các nguồn vốn
Chương 6:
PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH
6.1. Phân
tích kinh tế - tài chính
6.2. Phân
tích độ nhậy
Chương 7:
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN
QUY HOẠCH
B.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Danh mục phụ tải công nghiệp và xây dựng
Phụ lục 2:
Danh mục phụ tải nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản
Phụ lục 3:
Danh mục phụ tải dịch vụ, thương mại
Phụ lục 4:
Nhu cầu điện quản lý tiêu dùng và dân cư
Phụ lục 5:
Nhu cầu điện cho các hoạt động khác
Phụ lục 6:
Danh mục trạm biến áp trung gian, phân phối đến năm...
Phụ lục 7:
Kết quả tính toán chế độ lưới điện trung thế các giai đoạn (kể cả tính các trường
hợp sự cố bất lợi nhất).
Phụ lục 8:
Khối lượng xây dựng, cải tạo đường dây trung thế đến năm.....(lập bảng).
Phụ lục 9:
Khối lượng xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ và năng lượng mới (kể cả nâng
cấp và xây dựng mới nếu có).
Phụ lục 10:
Bảng tính phân tích kinh tế – tài chính
C. PHẦN BẢN VẼ:
1. Bản đồ lưới điện phân phối huyện, thị (quận),
thành phố trực thuộc tỉnh
2. Các sơ đồ
tính toán chế độ bình thường, sự cố...