QUỐC
HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
6-LCT/HĐNN7
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1981
|
LUẬT
VỀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để góp phần xây dựng Quân đội
nhân dân chính quy và hiện đại, tăng cường quốc phòng, bảo đảm hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Để xác định trách nhiệm, nâng cao ý chí chiến đấu, tính tổ chức và tính kỷ luật
của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 51 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương
1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý.
Điều 2
Sĩ quan Quân đội nhân dân gồm
có:
1- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu,
2- Sĩ quan chính trị,
3- Sĩ quan hậu cần và tài chính,
4- Sĩ quan kỹ thuật,
5- Sĩ quan quân y và thú y,
6- Sĩ quan quân pháp,
7- Sĩ quan hành chính.
Điều 3
Sĩ quan Quân đội nhân dân chia
thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Điều 4
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, sức khoẻ, tuổi và có khả
năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được đào tạo thành sĩ quan.
Điều
5
Những người sau đây được chọn để
bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
Quân nhân tốt nghiệp các trường
đào tạo sĩ quan,
Hạ sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm
vụ trong chiến đấu,
Quân nhân làm công tác chuyên
môn, kỹ thuật tốt nghiệp đại học,
Cán bộ các ngành ngoài quân đội
và phục vụ trong quân đội được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan,
Sĩ quan dự bị.
Điều 6
Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ của
công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Chương
2:
QUÂN HÀM VÀ CHỨC VỤ CỦA
SĨ QUAN
Điều 7
Hệ thống quân hàm sĩ quan quân đội
nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
1- Cấp Tướng có 4 bậc:
Đại tướng,
Thượng tướng, Đô đốc hải quân,
Trung tướng, Phó đô đốc hải
quân,
Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải
quân.
2- Cấp Tá có 3
bậc:
Đại tá,
Trung tá,
Thiếu tá.
3- Cấp Uý có 4 bậc:
Đại uý,
Thượng uý,
Trung uý,
Thiếu uý.
Điều
8
Việc xét phong, thăng cấp bậc
quân hàm cho sĩ quan phải căn cứ vào cấp bậc quân hàm được quy định cho từng chức
vụ, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác và thời hạn ở cấp bậc hiện tại.
Sĩ quan ở mỗi chức vụ hay cấp bậc
đều phải học xong chương trình huấn luyện do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.
Điều 9
Thời hạn để xét thăng quân hàm
quy định như sau:
Thiếu uý lên trung uý: 2 năm;
Trung uý lên thượng uý: 2 năm;
Thượng uý lên đại uý: 3 năm;
Đại uý lên thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên trung tá: 4 năm;
Trung tá lên đại tá: 5 năm;
Việc xét thăng quân hàm cấp Tướng
không quy định thời hạn.
Thời gian học tập tại trường được
tính vào thời hạn để xét thăng quân hàm.
Trong thời chiến, thời hạn xét
thăng quân hàm được rút ngắn hơn, do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 10
Sĩ quan có thành tích trong chiến
đấu, công tác và sĩ quan công tác ở những nơi khó khăn, gian khổ hoặc làm những
nhiệm vụ đặc biệt mà hoàn thành tốt chức trách được giao thì được xét thăng
quân hàm trước khi đủ thời hạn.
Điều 11
Sĩ quan đến thời hạn xét thăng
quân hàm mà chưa đủ điều kiện thì thời hạn xét được kéo dài nhiều nhất là một
niên hạn nữa; nếu vẫn không đủ điều kiện để xét thì được chuyển sang ngạch dự bị.
Điều 12
Hệ thống chức vụ trong quân đội
do Hội đồng bộ trưởng quy định căn cứ vào tổ chức quân đội trong từng giai đoạn
và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn.
Mỗi chức vụ được
quy định hai bậc quân hàm.
Điều 13
Việc bổ nhiệm sĩ quan giữ các chức
vụ phải căn cứ vào nhu cầu biên chế, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác, sức
khoẻ và ngành đào tạo.
Điều
14
Quyền bổ nhiệm chức vụ, phong và
thăng quân hàm quy định như sau:
Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm các chức
vụ Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị; phong và thăng quân hàm
cấp bậc Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc hải quân.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ
nhiệm các chức vụ Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ
nhiệm Tổng cục chính trị, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Tổng cục khác, Tổng
thanh tra và Phó Tổng thanh tra quân đội, Tư lệnh và Phó Tư lệnh quân khu, quân
chủng, quân đoàn, binh chủng và các chức vụ tương đương; phong và thăng cấp bậc
Trung tướng, Phó đô đốc hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân.
Bộ trưởng Bộ quốc phòng bổ nhiệm
các chức vụ Sư đoàn trưởng, Cục trưởng và các chức vụ tương đương trở xuống;
phong và thăng cấp bậc từ Thiếu uý đến Đại tá.
Cấp có quyền bổ nhiệm chức vụ và
phong hoặc thăng cấp bậc nào thì được quyền giáng chức, giáng cấp, cách chức và
tước quân hàm sĩ quan cấp bậc ấy.
Điều 15
Cấp có quyền bổ nhiệm chức vụ
nào thì được quyền điều động sĩ quan giữ chức vụ ấy, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được
quyền điều động Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và các
chức vụ tương đương.
Điều 16
Trong trường hợp khẩn cấp, sĩ
quan giữ chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền đình chỉ chức vụ đối với
sĩ quan dưới quyền, và tạm thời chỉ định người khác thay thế, nhưng phải báo
cáo ngay lên cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 17
Việc thăng hoặc giáng cấp bậc sĩ
quan, mỗi lần chỉ được một bậc; trong trường hợp đặc biệt mới được thăng hoặc
giáng nhiều bậc.
Điều 18
Sĩ quan có thể được giao chức vụ
cao hơn hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm đã được quy định.
Sĩ quan có thể được giao chức vụ
thấp hơn trong những trường hợp sau đây:
1- Để tăng cường chỉ huy đối với
những đơn vị cần thiết;
2- Đơn vị giảm biên chế hoặc
thay đổi về cơ cấu tổ chức;
3- Năng lực hoặc sức khoẻ của sĩ
quan không đảm đương được chức vụ hiện tại.
Điều 19
Đối với sĩ quan đã bị giáng cấp
bậc thì niên hạn để xét thăng quân hàm tính từ ngày bị giáng.
Sĩ quan bị giáng cấp bậc quân
hàm, nếu tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác thì thời
hạn xét thăng cấp bậc quân hàm có thể được rút ngắn hơn so với thời hạn quy định
ở Điều 9.
Điều 20
Sĩ quan tại ngũ được Bộ quốc
phòng cử đến công tác ở những ngành ngoài quân đội gọi là sĩ quan biệt phái.
Sĩ quan biệt phái có nghĩa vụ và
quyền lợi như sĩ quan ở đơn vị. Chế độ đối với sĩ quan biệt phái do Hội đồng bộ
trưởng quy định.
Điều 21
Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao
hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn. Trong trường hợp một
sĩ quan giữ chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan khác có cấp bậc quân hàm ngang hoặc
thấp hơn thì người giữ chức vụ phụ thuộc là cấp dưới.
Điều 22
Sĩ quan cấp trên phải thực hiện
chế độ định kỳ nhận xét sĩ quan thuộc quyền, theo nội dung và thể thức do Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Chương
3:
SĨ QUAN DỰ BỊ
Điều 23
Sĩ quan dự bị gồm có sĩ quan dự
bị hạng một và sĩ quan dự bị hạng hai, theo hạn tuổi quy định ở Điều
32.
Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại
ngũ theo quy định ở Điều 32 hoặc không đủ điều kiện để xét
thăng cấp bậc theo quy định ở Điều 11 thì được chuyển sang ngạch
dự bị.
Sĩ quan hết tuổi dự bị hạng hai
hoặc không đủ sức khoẻ thì được giải ngạch dự bị.
Điều 24
Việc chuyển sĩ quan tại ngũ sang
ngạch dự bị hoặc gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ và giải ngạch dự bị đối
với sĩ quan, tuỳ theo cấp bậc sĩ quan, do các cấp có thẩm quyền nói ở Điều 14 quyết định.
Điều 25
Những người sau đây đã học hết
chương trình đào tạo sĩ quan dự bị thì được xét phong quân hàm và đăng ký vào
ngạch dự bị:
1- Hạ sĩ quan xuất ngũ,
2- Học sinh tốt nghiệp đại học,
cao đẳng,
3- Cán bộ các ngành ngoài quân đội
có chuyên cần thiết cho công tác quân sự.
Điều 26
Quyền phong, thăng, giáng, tước
quân hàm đối với sĩ quan dự bị được áp dụng như đối với sĩ quan tại ngũ, theo
quy định ở Điều 14.
Điều 27
Căn cứ vào kết quả học tập quân
sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị có thể được xét thăng cấp bậc
quân hàm.
Thời hạn xét thăng quân hàm đối
với sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn quy định cho mỗi cấp bậc của sĩ
quan tại ngũ.
Sĩ quan dự bị được điều động vào
phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong quân đội để xét
thăng cấp bậc quân hàm tương ứng.
Điều 28
Sĩ quan dự bị, khi đến công tác
hoặc cư trú ở địa phương nào, phải đăng ký tại cơ quan quân sự địa phương đó và
chịu sự quản lý của cơ quan quân sự địa phương.
Điều 29
Trong thời bình, sĩ quan dự bị
chưa phục vụ tại ngũ có thể được gọi ra phục vụ ở đơn vị quân đội trong một thời
gian có hạn định.
Trong thời chiến, sĩ quan dự bị
được gọi ra phục vụ trong quân đội theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên
cục bộ.
Điều 30
Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ dự những
lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Chế độ đãi ngộ
trong thời gian tập trung huấn luyện do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Chương
4:
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA
SĨ QUAN
Điều 31
Sĩ quan có nghĩa vụ:
1- Tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, nhân dân, và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao tinh thần
cảnh giác cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, sẵn sàng
chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
2- Gương mẫu chấp hành đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội,
nâng cao tính kỷ luật của quân nhân trong đơn vị;
3- Tôn trọng quyền làm chủ tập
thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động; kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; phát huy dân chủ và giữ vững kỷ
luật trong quân đội; chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của quân nhân trong
đơn vị;
4- Thường xuyên học tập, nâng
cao trình độ chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, năng
lực tổ chức chỉ huy và quản lý bộ đội, trau dồi phẩm chất cách mạng, rèn luyện
thể lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 32
Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị
có trách nhiệm phục vụ trong quân đội theo hạn tuổi quy định như sau:
³ Cấp bậc ³ Tuổi tại Tuổi dự bị
Tuổi dự bị
³ ngũ ³ hạng một ³ hạng hai
Cấp uý ³ 38 ³ 45 ³ 50 ³
³ Thiếu tá ³ 43 ³ 50 ³ 55
³ Trung tá ³ 48 ³ 55 ³ 58
³ Đại tá ³ 55 ³ 58 ³ 60 ³
³ Thiếu tướng và chuẩn ³
³ đô đốc hải quân ³ 60 ³ 63 ³ 65
³
Đối với Trung tướng và Phó đô đốc
hải quân trở lên, không quy định hạn tuổi phục vụ, nhưng khi sức khoẻ và năng lực
không cho phép đảm đương được nhiệm vụ thì cũng thực hiện chế độ nghỉ hưu.
Điều 33
Căn cứ vào nhu cầu của quân đội
và phẩm chất cách mạng, năng lực, sức khoẻ của sĩ quan, Bộ trưởng Bộ quốc phòng
có quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ của từng sĩ quan từ cấp Đại tá trở xuống.
Mỗi lần có thể kéo dài từ một đến ba năm, nhưng không quá hạn tuổi phục vụ của
sĩ quan dự bị hạng một; đối với sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật thì không quá hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị hạng hai.
Việc kéo dài hạn tuổi phục vụ tại
ngũ của Thiếu tướng và Chuẩn đô đốc hải quân do Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Điều
34
Sĩ quan có thành tích trong chiến
đấu, công tác được xét tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự
Nhà nước hoặc các hình thức khen thưởng khác.
Điều 35
Sĩ quan không chấp hành mệnh lệnh,
không hoàn thành nhiệm vụ hoặc phạm sai lầm, khuyết điểm khác thì bị thi hành kỷ
luật của quân đội; nếu phạm tội thì bị truy tố trước pháp luật.
Điều 36
Sĩ quan bị tước quân hàm, nếu tiến
bộ thì có thể được xét phong cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ được giao.
Điều 37
Sĩ quan dự bị vi phạm kỷ luật của
quân đội, pháp luật của Nhà nước, không xứng đáng với cấp bậc hiện có hoặc
không xứng đáng là sĩ quan thì bị giáng cấp hoặc tước quân hàm sĩ quan.
Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ
quan dự bị bị giáng cấp thực hiện theo quy định ở Điều 19.
Điều 38
Sĩ quan được nghỉ phép năm theo
chế độ quy định. Trong chiến tranh hoặc khi có tình hình khẩn trương, Bộ trưởng
Bộ quốc phòng có thể ra lệnh đình chỉ việc nghỉ phép; mọi sĩ quan đang nghỉ
phép phải trở về ngay đơn vị.
Điều 39
Sĩ quan được hưởng chế độ lương
và phụ cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 40
Sĩ quan được khuyến khích và
giúp đỡ phát triển tài năng trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kỹ thuật và
được phong học hàm, cấp học vị theo chế độ chung của Nhà nước. Các công trình
nghiên cứu có giá trị về khoa học, nghệ thuật quân sự và khoa học, kỹ thuật
quân sự hoặc về khoa học kỹ thuật nói chung, được khen thưởng thích đáng.
Điều 41
Sĩ quan được chính quyền địa
phương chăm sóc về tinh thần, vật chất đối với gia đình, tạo điều kiện cho sĩ
quan hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 42
Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại
ngũ mà chưa đến tuổi nghỉ hưu thì được ưu tiên tuyển chọn vào học tập tại các
trường hoặc được bố trí việc làm trong các cơ quan Nhà nước và trong các tổ chức
xã hội; trong trường hợp không sắp xếp được, nếu có đủ 20 năm công tác liên tục
thì được hưởng chế độ nghỉ hưu.
Điều
43
Sĩ quan về nghỉ hưu hoặc nghỉ vì
mất sức lao động thì được báo trước 3 tháng để chuẩn bị và được chăm sóc về đời
sống tinh thần và vật chất theo đúng các chế độ của Nhà nước.
Chương
5:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 44
Luật này thay thế Luật quy định
chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 29 tháng 4 năm 1958.
Điều 45
Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết
thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 30 tháng
12 năm 1981.