ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
17/2000/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHI
TIẾT QUẬN HAI BÀ TRƯNG- HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/2000 ( PHẦN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
QUY HOẠCH GIAO THÔNG)
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý
quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Căn cứ Quyết định số 16/2000/QĐ-UB ngày 14 tháng 2 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân
Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, tỷ lệ
1/2000 ( phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông);
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành
kèm theo Quyết định này Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết quận
Hai Bà Trưng-Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 ( phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
giao thông).
Điều 2: Quyết địng này có
hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng
UBND Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Xây dựng, Giao thông công chính, Địa chính-Nhà đất, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân quận Hai bà Trưng, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cơ
quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nghiên
|
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI, TỶ LỆ
1/2000 ( PHẦN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG )
( Ban hành kèm theo Quyết định số : 17/2000/QĐ-UB ngày 14 tháng 02 năm 2000
của UBND Thành phố Hà Nội
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
: Điều lệ này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, cải tạo
tôn tạo, bảo vệ và sử dụng các công trình theo đúng đồ án quy hoạch chi tiết quận
Hai Bà Trưng- Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 (Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
giao thông) đã được phê duyệt.
Điều 2
: Ngoài những quy định trong Điều lệ này, việc quản lý xây
dựng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - Hà Nội còn phải tuân theo các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3
: Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ
này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch
chi tiết đã được phê duyệt.
Điều 4
: UBND Thành phố giao cho UBND quận Hai Bà Trưng quản lý
xây dựng trên địa bàn và phối hợp với các Sở, Ngành chức năng để hướng dẫn các
chủ đầu tư và nhân thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết được
duyệt.
Chương 2:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5
: Quận Hai Bà Trưng gồm 25 phường có tổng diện tích đất tự
nhiên là :1464,5 ha được giới hạn như sau :
- Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm
(đường Nguyễn Du- Hoà Mã -Hàn Thuyên-Trần Hưng Đạo- đến dốc Vạn Kiếp ).
- Phía Đông giáp sông Hồng
đoạn từ dốc Vạn Kiếp đến xã Thanh Trì.
- Phía Tây giáp quận Đống
Đa (đường Lê Duẩn- Giải Phóng đến Đuôi Cá ).
- Phía Nam giáp huyện
Thanh Trì..
Điều 6
: Dân số trong quận dự kiến đến năm 2020 là 305.440 người
với chỉ tiêu đất xây dựng đô thị là 44,3 m2/người.
Điều 7
: Quận Hai Bà Trưng được phân chia thành các khu vực quy
hoạch sử dụng đất chính như sau :
- Công nghiệp, kho tàng, tiểu thủ
công nghiệp : 134,4 ha, chiếm 9,9% ;
- Đất đơn vị ở : 713,1 ha - 52,8
% ;
- Trung tâm công cộng cấp quận,
thành phố và chuyên ngàng : 139,9 ha - 10,4 %
Trong đó :
+Hệ thống cơ quan : 33,99 ha
+Hệ thống trường chuyên nghiệp :
32,43 ha
+Hệ thống trường phổ thông và dạy
nghề : 9,11 ha
+Hệ thống công trình văn hoá :
7,1 ha
+Hệ thống y tế : 27 ha
+Các công trình thương mại (TT
thương mại, chợ ) : 7,98 ha
+Các công trình công cộng khác :
22,1 ha
-Các công ty cây xanh : 129,6 ha
chiếm 9,5 % ;
-An ninh quốc phòng : 6 ha chiếm
0,4 % ;
-Di tích tôn giáo : 8,8 ha chiếm
0,7 % ;
-Công trình đầu mối và tuyến hạ
tầng kỹ thuật :219,7 ha chiếm 16,3 %
-Đất khác : 113,1 ha chiếm 8,4
%.
Điều 8:Các khu công nghiệp, kho tàng, tiểu thủ công nghiệp, diện
tích :134,4 ha
8.1.Các khu công nghiệp sạch
(nhà máy nước, Xí nghiệp Dược phẩm TW2 và một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp).
Diện tích chiếm đất :2,1 ha.
-Quy định về quy hoạch kiến trúc
:
+Mật độ xây dựng : 30 - 50%
+Tầng cao trung bình : 2 tầng
+Hệ số sử dụng đất : 0,35 lần
8.2. Các khu công nghiệp Minh
Khai, Vĩnh Tuy, khu công nghiệp tập trung phía Nam của quận có diện tích :
132,27 ha.
-Quy định về quy hoạch kiến trúc
:
+Mật độ xây dựng : 69 - 70%
+Tầng cao trung bình : 1,5 tầng
+Hệ số sử dụng đất : 0,35 - 0,5
lần
+Kiến trúc công trình yêu cầu đẹp,
khang trang, hài hoà, tạo bộ mặt đường phố và cảnh quan đô thị.
-Yêu cầu về hạ tầng :
+Tỷ lệ dành cho giao thông, bãi
đỗ xe : > 15% đất toàn khu.
+Đất dành cho trồng cây xanh :
10 - 15% đất toàn khu.
+Nước thải được xử lý cục bộ tại
nhà máy trước khi thải ra mạng công thoát nước chung của thành phố. Chất thải rắn
phải được quản lý, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Điều 9 :
Các khu dân cư có diện tích : 713,1 ha bao gồm :
+Đất ở : 558,5 ha
+Đất công trình công cộng trong
đơn vị ở : 40,9 ha
+Đất đường nhánh : 106,4 ha
+Đất cây xanh, TDTT trong đơn vị
ở : 7,2 ha
9.1. Đất ở cũ có mật độ ở và mật
độ xây dựng cao
- Khu A (9 phường phía Bắc bao gồm
phường Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Lê Đại Hành, Phố Huế, Phạm Đình Hồ, Đồng Nhân,
Đống Mác, Ngô Thì Nhậm, Bạch Đằng )-diện tích 110,2 ha.
+Khu vực này cho phép cải tạo,
nâng tầng cao trung bình lên:3 tầng.
+Mật độ xây dựng : 65%
+Hệ số sử dụng đất : 2 lần
+Mật độ cư trú : 800 - 1000 người/ha
đất ở
+ Dành đất cây xanh cho mỗi phường:
0,05-0,07 ha làm sân chơi chung cho người lớn và trẻ em.
- Khu B-C ( phía nam đường Đại Cồ
Việt ). Diện tích 338,9 ha
+ Mật độ xây dựng: 60%
+ Tầng cao trung bình: 2,8 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 1,5-1,8lần
+ Mật độ cư trú: 460-580 người/ha
đất ở
9.2. Đất ở chung cư cao tầng: ( Nguyễn
Công Trứ, Thanh Nhàn, Trương Định, Tân Mai, Bách Khoa, Mai Động). Diện tích đất:
34,7 ha.
+ Mật độ xây dựng: 35- 40%
+ Tầng cao trung bình: 5 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 1,75-2 lần
+ Mật độ cư trú: 800-1000 người/ha
đất ở
-Quy định về kiến trúc:
+Không cơi nới phá vỡ kết cấu
công trình, tầng 1 của các nhà cao tầng phải được nghiên cứu chỉnh trang để tạo
bộ mặt đường phố văn minh, sạch đẹp.
9.3. Đất ở làng đô thị hoá: (
Tương Mai, Hoàng Văn Thụ)
Diện tích: 74,75 ha
+ Mật độ xây dựng: 30 - 40%
+ Tầng cao trung bình: 1,8 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 06-0,8lần
+ Mật độ cư trú: 100-300 người/ha
đất ở
Quy định về kiến trúc:
+Phục hồi lại một số làng
nghề truyền thống có thể khai thác du lịch.
+ Cải tạo, nâng cấp mạng lưới hạ
tầng kỹ thuật
Điều 10:
Khu trung tâm công cộng cấp quận, Thành phố và chuyên
ngành-
Diện tích đất: 139,9 ha
10.1. Phân loại công trình trung
tâm:
a. Trung tâm công cộng cấp Thành
phố, quận
b. Cơ quan hành chính
c. Văn hoá, lịch sử, di tích
d. Hình thành ở quận, phường một
mạng lưới trung tâm các công trình công cộng.
- Phục vụ thường xuyên gắn với
phường
- Phục vụ định kỳ
e. Từng bước chuyển đổi chức
năng sử dụng đất của một số nhà máy, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kho tàng
thành các trường tiểu học, THCS, lớp mẫu giáo như: Xí nghiệp 19/5 ngõ 2 Hàng
Chuối chuyển thành THCS, chuyển nhà máy dệt kim Đông Xuân thành trường THCS,
chuyển xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp ngõ Hoà Bình1 sang trường Mầm non, chuyển
xí nghiệp cao su 3-2 thành trường tiểu học, chuyển kho xí nghiệp đèn đường
thành trường mầm non, chuyển nhà máy hoá chất Ba nhất thành trường tiểu học, hoặc
công cộng cấp phường, quận.
10.2. Qui định về sử dụng đất:
a. Hệ thống cơ quan diện tích:
33,99 ha
- Các cơ quan trong khu vực 9
phường phía bắc ( Khu A) diện tích chiếm đất: 16,8421 ha
+ Mật độ xây dựng: 50%
+ Tầng cao trung bình: 4 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 1,5 lần
- Các cơ quan trong khu vực
phía nam đường Đại Cồ Việt ( Khu B). Diện tích chiếm đất: 49,5745 ha
+ Mật độ xây dựng: 40-45%
+ Tầng cao trung bình: 3,5 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 1,6-1,8 lần
b. Hệ thống trường đại học: Diện
tích đất chiếm: 32,43 ha
+ Mật độ xây dựng: 45%
+ Tầng cao trung bình: 3,5 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 0,8-1 lần
c. Hệ thống trường PTTH, dạy nghề:
Diện tích đất chiếm: 9,1 ha
+ Mật độ xây dựng: 20-40%
+ Tầng cao trung bình: 3 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 0,6-1,2 lần
d. Hệ thống công trình văn hoá kết
hợp TDTT: Diện tích đất chiếm: 7,2 ha
+ Mật độ xây dựng: 15%
+ Tầng cao trung bình: 2 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 0,7lần
+ Diện tích trồng cây xanh:
10-15%
e. Hệ thống Y tế: Diện tích đất
chiếm: 27,9 ha
+ Mật độ xây dựng: 40-50%
+ Tầng cao trung bình: 2,5 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 0,5-1,5 lần
g.Các công trình công cộng khác:
Diện tích đất chiếm: 30,1 ha
+ Mật độ xây dựng: 30-50%
+ Tầng cao trung bình: 4 tầng
+ Hệ số sử dụng đất: 2 lần
10.3.Quy định về kiến trúc Công
trình phải đảm bảo vừa kết hợp bản sắc văn hoá, nghệ thuật của dân tộc vừa hiện
đại và hài hoà với cảnh quan chung khu vực.
Điều 11:Các khu công viên, cây xanh cấp quận, tành phố. Diện tích
chiếm đất : 129,6 ha. Gồm một số công viên cây xanh, sân vận động, câu lạc bộ,
trung tâm TDTT như : Công viên Lê Nin, công viên Tuổi Trẻ Thủ đô, vườn hoa
Paster, hồ Thuyền Quang, Tăng Bạt Hổ, hồ Hai Bà Trưng, sân vận động Bách
khoa...
11.1. Quy định về sử dụng đất :
-Tỷ lệ sử dụng đất :
+Đất trồng cây bóng mát : 20-30%
+Đất trồng cây bụi thấp : 40-50%
+Đất trồng cỏ : 50-70%
+Đất đào hồ : 15-30%
+Đất công trình : 1-5%
+Đất dường : 5-15%
-Hệ số sử dụng đất : < 0,06 lần
-Tầng cao trung bình: 1,2 tầng
-Mật độ xây dựng: <5%
11.2.Qui định về công trình kiến
trúc :
-Trong công viên chỉ được xây dựng
công trình vừa và nhỏ, đảm bảo thông thoáng, nhẹ nhàng, giàu bản sắc văn hoá
dân tộc, mái ngói hoặc giả ngói, hài hoà với cảnh quan xung quanh.
-Hàng rào cây xanh được chăm sóc
cắt xén.
-Chủng loại cây xanh đa dạng
phong phú.
-Mặt nước gắn với cảnh quan môi
trường sinh thái và các hoạt động TDTT.
Điều 12
: Đất an ninh quốc phòng, diện tích chiếm đất : 6 ha.
-Các qui định quản lý sử dụng đất
thực hiện đúng qui định tại Nghị định số 09/CP ngày 12/2/7996 của Chính phủ và
Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 05 tháng 08 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ.
-Các khu dân cư nằm trong các
khu đất có chức năng quốc phòng, an ninh sẽ được xem xét điều chỉnh lại và từng
bước chuyển giao cho thành phố quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc
cho phép phê duyệt.
Điều 13
: Đất tôn giáo, di tích. Diện tích chiếm đất : 8,8
ha.
-Các công trìng di tích lịch sử,
văn hoá và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được giữ gìn bảo vệ khai
thác sử dụng theo đúng qui định của pháp luật.
-Các công trình kiến trúc có giá
trị được công nhận phải được bảo vệ giữ gìn chặt chẽ, khi có yêu cầu cải tạo,
xây dựng lại phải xây dựng theo dự án...Phải có giải pháp kiến trúc không làm
biến dạng mặt phố tác hại đến cảnh quan, huỷ hoại giá trị kiến trúc văn hoá vốn
có của các công trình đó và cả khu vực có liên quan.
Điều 14
:Các công trình đầu mối và tuyến hạ tầng kỹ thuật có
diện tích chiếm đất 219,7 ha. (Bao gồm kênh mương thoát nước, hạ tầng kỹ thuật,
cây xanh cách ly).
-Phần giao thông. Diện tích chiếm
đất 154,1 ha.
BẢNG
TỔNG HỢP SỐ LIỆU VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG QUẬN
TT
|
Danh mục
|
|
I
|
Mạng lưới đường phố
-Tổng chiều dài
-Mật độ đường trung bình
-Tổng diện tích đường phố
|
121,38 km
8,31 km/km2
250,2 ha
|
II
|
Bến bãi đỗ xe
-Bến xe liên tỉnh (Giáp Bát)
-Bãi đỗ xe tải
-Bãi đỗ xe buýt
-Các điểm đỗ xe tải, xe con và
trông giữ xe
Cộng
|
42.000 m2
30.000 m2
14.000 m2
40.000 m2
127.060 m2
|
III
|
Các nút giao thông giao nhau
khác cốt
-Kim Liên - Đại Cồ Việt
-Ngã Tư Vọng
-Đầu cầu Vĩnh Tuy
|
1600 m2
30.000 m2
21.6000 m2
|
-Mạng lưới đường :
a- Các đương chính :
-Đường vành đai 1 : Đại Cồ Việt -
Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái.
Có mặt cắt ngang từ 50-54m gồm :
4 làn xe cơ giới, 4 làn xe thô sơ. Hè phố rộng (4 - 8 m)x 2.
-Đường vành đai 2 : Đại La -
Minh Khai - Vĩnh Tuy.
Có mặt cắt ngang 50-53,5m, số
làn xe : 8 làn (4 làn xe cơ giới, 4 làn xe thô sơ). Hè rộng 8 m x 2.
-Đường Giải Phóng :
Có mặt cắt ngang 67m gồm : 8 làn
xe cơ giới, 4 làn xe thô sơ.
Hè (5,5-8m) x 2
Giải đất đường sắt 8m
b- Các đường phố khu vực và phân
khu vực có mặt cắt ngang từ 22,5m-40m đảm bảo 4-6 làn xe chạy.
c-. Các đường nhánh và nội bộ có
mặt cắt ngang từ 13,5m-17,5m trong đó chiều rộng phần xe chạy tối thiểu có 2
làn xe chạy.
d-. Các quy định về kỹ thuật: Chỉ
giới đường đỏ và mặt cắt ngang đường được xác định theo các khu vực sau:
-Khu vực phía bắc quận ( Khu vực
9 phường khu A); Giữ nguyên chỉ giới các tuyến đường hiện tại không mở rộng chỉ
tập trung cải tạo nâng cấp là chính. Một số tuyến đường cụt được xây dựng thông
tuyến với mặt cắt tối thiểu là 13,5m
-Khu vực phía nam quận từ đường
Đại Cồ Việt đến ranh giới huyện Thanh Trì
+ Các đường xây dựng mới bảo đảm
mặt cắt ngang tối thiểu là: 13,5m trở lên
+ Các đường xây dựng cải tạo, mở
rộng có mặt cắt ngang tối thiểu là 17,5m
Trong các trường hợp cụ thể đối
với từng tuyến đường khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hay nâng cấp cần
phải tuân thủ quy hoạch giao thông cả về tuyến, chiều rộng mặt cắt ngang cũng
như các quy định có liên quan khác.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15:
Điều lệ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày
ký
Điều 16:
Các cơ quan có trách nhiệm quản lý xây dựng căn cứ đồ án
quy hoạch chi tiết được duyệt và qui định của điều lệ này để hướng dẫn thực hiện
theo quy hoạch và qui định của pháp luật.
Điều 17:
Mọi vi phạm các điều khoản của Điều lệ này, tuỳ theo
hình thức và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
Điều 18:
Đồ án quy hoạch chi tiết Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội tỷ lệ
1/2000 ( Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) được lưu trữ tại
các cơ quan dưới đây để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết kiểm tra, giám
sát và thực hiện.
- Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- Sở Xây dựng
- Sở Địa chính-Nhà đất
- Văn phòng Kiến trúc sư trưởng
Thành phố
- Uỷ ban nhân dân quận Hai Bà
Trưng