Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 44/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------

Số: 44/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU TINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2008/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định hoạt động, một số chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Điều 2. Ranh giới địa lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia với các khu chức năng có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành bao gồm hạ tầng kinh tế - xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường.

2. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có phạm vi hành chính như sau:

a) Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm: phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Cốc Lếu, phường Duyên Hải, phường Kim Tân, xã Vạn Hòa, xã Đồng Tuyển thuộc thành phố Lào Cai; thôn Na Mo, xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng.

b) Khu cửa khẩu Mường Khương gồm toàn bộ xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương.

Điều 3. Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ nằm trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai theo quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung đến năm 2020.

2. Khai thác lợi thế của khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trở thành khu thương mại, dịch vụ năng động có chính sách, cơ chế thuận lợi thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước với thị trường miền Tây Nam – Trung Quốc.

3. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai.

4. Tăng cường an ninh biên giới, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

5. Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, dịch vụ Việt – Trung, góp phần thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hợp tác tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS).

Điều 4. Chính sách khuyến khích, bảo hộ.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong các lĩnh vực: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; vận chuyển hóa quá cảnh; kho ngoại quan; cửa hàng miễn thuế; hội chợ triển lãm; giới thiệu sản phẩm; sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu; chợ cửa khẩu; đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhà ở; du lịch; dịch vụ tài chính, ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 5. Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Ngoài những quyền được hưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các doanh nghiệp hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được hưởng các quyền sau:

1. Được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Quy chế này.

2. Sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng và các dịch vụ chung phục vụ cho Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai như đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc theo giá thỏa thuận với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng.

3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuế đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích sử dụng đất của các dự án đã được đầu tư. Trường hợp có sự thay đổi mục đích đầu tư ban đầu của dự án thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và quốc tế hoạt động tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Nguồn vốn phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Hàng năm, căn cứ Luật ngân sách nhà nước, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội quan trọng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan bố trí vốn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh Lào Cai để triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội quan trọng của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3. Vốn doanh nghiệp và dân cư trong nước thông qua các dự án đầu tư trực tiếp, các hình thức phát hành trái phiếu công trình hoặc các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng ứng trước một phần vốn và hình thức tín dụng đồng tài trợ.

4. Thu hút vốn đầu tư theo các hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao (BT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

5. Huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội phục vụ chung cho Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

6. Ưu tiên việc sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Chương 2.

HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI

Điều 7. Quy hoạch khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai bao gồm các khu chức năng: khu Thương mại – Công nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư phát triển dịch vụ thương mại, khu quản lý và kiểm soát cửa khẩu. Quy mô, vị trí từng khu được xác định trong quy hoạch chung và chi tiết thành phố Lào Cai, trung tâm huyện lỵ Mường Khương.

Khu Thương mại – Công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là khu vực liền kề với biên giới Việt – Trung, có quy mô theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt tại Quyết định số 366/QĐ.UBND ngày 15/02/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và có các đặc điểm sau:

1. Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong Khu Thương mại – Công nghiệp với các khu chức năng khác của Khu kinh tế cửa khẩu.

2. Trong Khu Thương mại – Công nghiệp không có dân cư (kể cả người nước ngoài) cư trú hoặc tạm trú thường xuyên.

3. Có 2 trạm kiểm soát để giám sát, kiểm tra người, hàng hóa và các phương tiện vào và ra Khu Thương mại – Công nghiệp. Trạm kiểm soát số 1 đặt tại cửa khẩu nối với Trung Quốc bằng cầu đường bộ bắc qua sông Hồng. Trạm kiểm soát số 2 đặt tại điểm cuối khu Thương mại – Công nghiệp về phía nội địa tỉnh Lào Cai – Việt Nam.

Điều 8. Xuất nhập cảnh và cư trú tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Công dân Trung Quốc cư trú tại các huyện có chung đường biên giới với tỉnh Lào Cai được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai bằng giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp và được phép tạm trú tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai không quá 15 ngày. Nếu muốn vào các địa điểm khác trong tỉnh Lào Cai ngoài Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh cấp giấy phép đi lại có giá trị một lần không quá 7 ngày và không gia hạn.

2. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài không thuộc diện miễn thị thực vào Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam và được phép lưu trú tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong thời hạn không quá 15 ngày. Trường hợp muốn vào các địa điểm khác ngoài Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thị thực ngay tại cửa khẩu.

3. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và các thành viên gia đình họ muốn vào tìm hiểu thị trường, làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được cấp thị thực nhập cảnh, xuất cảnh có giá trị nhiều lần. Trường hợp vào làm việc đầu tư, kinh doanh sẽ được xem xét cấp thẻ trạm trú với thời hạn tối đa là 3 năm.

4. Công dân Việt Nam cư trú tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai được phép sang Trung Quốc bằng giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

5. Công dân Việt Nam được tự do ra, vào Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Trường hợp qua Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai để xuất cảnh ra nước ngoài thì thực hiện theo quy định hiện hành về xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 9. Quản lý phương tiện cơ giới đường bộ tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Cho phép phương tiện cơ giới đường bộ ra, vào Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai để vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai với Trung Quốc. Các phương tiện này vào nội địa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Phương tiện vận tải đường bộ của Trung Quốc vào và ra Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai nếu không có giấy phép liên vận quốc tế thì phải làm thủ tục kê khai tạm nhập, tái xuất; trường hợp ra và vào trong cùng một ngày chỉ cần xác nhận của Hải quan tại trạm kiểm soát cửa khẩu và phải đỗ ở bến, bãi quy định có sự quản lý của cơ quan chức năng liên quan.

Điều 10. Ưu đãi đầu tư.

Tất cả các dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi khác theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp đối với cùng một vấn đề mà các văn bản quy phạm pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

Điều 11. Tài chính, tín dụng của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay vốn tín dụng của Nhà nước theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

2. Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, sau khi đã quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển các khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.

3. Những người làm việc tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật được giảm 50% số thuế phải nộp.

4. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (ngoại trừ Khu Thương mại – Công nghiệp) để sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp thuế nhập khẩu và sẽ được hoàn thuế nhập khẩu thì xuất khẩu sản phẩm theo quy định của pháp luật.

5. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thực hiện chế độ tài chính, kế toán và báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

6. Việc mua bán, thanh toán và các quan hệ giao dịch thương mại, dịch vụ trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được thực hiện bằng Đồng Việt Nam, Nhân dân tệ Trung Quốc và các ngoại tệ chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG CỦA KHU THƯƠNG MẠI – CÔNG NGHIỆP

Điều 12. Hoạt động của Khu Thương mại – Công nghiệp bao gồm các loại hình kinh doanh chủ yếu sau

1. Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp và đóng gói hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ.

2. Thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, chợ cửa khẩu, cửa hàng miễn thuế, siêu thị miễn thuế).

3. Thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, kho tàng, kho ngoại quan, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, khách sạn, y tế …)

4. Xúc tiến thương mại (hội chợ triễn lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các Chi nhánh và Văn phòng đại diện của các Công ty trong nước và nước ngoài và các hoạt động thương mại khác).

Điều 13. Quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của Khu Thương mại – Công nghiệp

1. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu Thương mại – Công nghiệp với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; phải thực hiện các thủ tục hải quan theo pháp luật Hải quan Việt Nam. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu Thương mại – Công nghiệp với nước ngoài được xem như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài.

2. Các tổ chức kinh tế hoạt động trong Khu Thương mại - Công nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm.

Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong Khu kinh tế cửa khẩu và nội địa chỉ được nhập từ Khu Thương mại - Công nghiệp những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam không cấm nhập khẩu, xuất khẩu vào Khu Thương mại - Công nghiệp những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam không cấm xuất khẩu.

Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

3. Hàng hóa gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua Khu Thương mại - Công nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Hàng hóa vận chuyển giữa Việt Nam với phía Trung Quốc qua Khu Thương mại - Công nghiệp được tiến hành theo quy định hiện hành của mỗi nước và phù hợp với Hiệp định liên quan đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.

5. Tại Khu Thương mại - Công nghiệp có tổ chức Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu theo pháp luật hiện hành.

Điều 14. Chính sách ưu đãi đối với Khu Thương mại - Công nghiệp

1. Các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong Khu Thương mại - Công nghiệp được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

2. Hàng hóa, dịch vụ được gia công, lắp ráp, tái chế, tiêu thụ trong Khu Thương mại – Công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu Thương mại – Công nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được gia công, lắp ráp, tái chế, tiêu thụ trong Khu Thương mại – Công nghiệp; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu từ nước ngoài và từ nội địa Việt Nam vào Khu Thương mại – Công nghiệp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế theo quy định của pháp luật.

4. Hàng hóa từ nước ngoài, hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu Thương mại – Công nghiệp chưa phải tính thuế xuất nhập khẩu. Chỉ khi hàng hóa từ nước ngoài đưa vào Khu Thương mại – Công nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá từ nội địa Việt Nam đưa vào Khu Thương Mại - Công nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài mới thuộc đối tượng tính thuế xuất nhập khẩu.

5. Hàng hóa gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu Thương mại - Công nghiệp khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu Thương mại – Công nghiệp không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi đưa vào nội địa Việt Nam không phải nộp thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi đưa vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong sản phẩm hàng hóa đó và phải làm thủ tục xuất nhập khẩu, chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan.

6. Khách du lịch trong, ngoài nước khi vào Khu Thương mại – Công nghiệp được phép mua hàng hóa nhập khẩu đưa vào nội đia Việt Nam (hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu) được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) với trị giá hàng hóa không quá 500.000 đồng Việt Nam/người/ngày. Nếu trị giá hàng hóa vượt quá 500.000 đồng Việt Nam thì phần vượt mức phải chịu sự điều chỉnh theo quy định hiện hành như đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường khác.

Chương 4.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI

Điều 15. Tổ chức Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quyết định thành lập, có chức năng là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai để thực hiện việc quản lý tập trung thống nhất đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, thực hiện việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo Quy chế hoạt động nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước tập trung, thống nhất các hoạt động trên mọi lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội …. tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

2. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có biên chế, có kinh phí hoạt động do ngân sách nước cấp.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quyết định đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai lập quy hoạch chung để Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tổ chức quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện quy chế hoạt động này, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Xây dựng các danh mục dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, trong đó có cả phương án phát hành trái phiếu công trình để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Xây dựng khung giá, mức phí, lệ phí áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành theo quy định của pháp luật.

4. Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và các hoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

5. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm mọi hoạt động trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai phù hợp với Quy chế hoạt động này và quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, quản lý các dự án xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai theo đúng quy định.

7. Xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai, giới thiệu, đàm phán, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

8. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an thực hiện tốt các dự án có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

9. Báo cáo định kỳ các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và thực hiện các chính sách tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giao trong từng thời kỳ.

Điều 17. Tổ chức bộ máy của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Lãnh đạo Ban:

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.

Trưởng ban và các Phó Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai bổ nhiệm.

2. Bộ máy giúp việc, biên chế hành chính của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai do Ủy ban nhân dân quy định.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

1. Tổ chức lập quy hoạch chung của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phê duyệt quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

2. Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết các khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai theo quy hoạch được duyệt; trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền danh mục các dự án đầu tư phát triển và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

4. Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định hiện hành để thực hiện việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động ở địa phương; khuyến khích và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ các nơi khác về làm việc tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

5. Cấp kinh phí hoạt động hành chính, sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển cho Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai từ ngân sách tỉnh Lào Cai theo kế hoạch hàng năm.

6. Chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quy định tại Quy chế này và các chính sách có liên quan tại khu vực, tái định cư, chính sách xã hội, giải quyết công ăn việc làm để đảm bảo đời sống của nhân dân và điều kiện sinh hoạt, làm việc  cho người lao động trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

7. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, thực thi có hiệu quả công tác đền bù giải tỏa đất, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi trái phép khác trên địa bàn tỉnh liên quan đến hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

8. Thỏa thuận bằng văn bản với chính quyền các tỉnh Vân Nam – Trung Quốc về những nguyên tắc hợp tác hỗ trợ và phối hợp quản lý hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trên cơ sở pháp luật hiện hành của mỗi nước và phù hợp với sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai hướng dẫn để Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi thẩm quyền đối với các lĩnh vực phát triển kinh tế, đầu tư, xây dựng, quy hoạch, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý và phát triển đô thị, quản lý lao động, xuất nhập khẩu và một số lĩnh vực khác… theo quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Những quy định khác liên quan đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các điều khoản tương ứng của Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, các văn bản pháp luật khác và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 21. Các cơ chế chính sách ưu đãi theo Quy chế này kể từ ngày có hiệu lực cũng được phép áp dụng cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đối với phần thời gian còn lại./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 44/2008/QD-TTg

Hanoi, March 26, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON OPERATION OF LAO CAI BORDER-GATE ECONOMIC ZONE. LAO CAI PROVINCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law:
At the proposal of the Minister of Planning and Investment and of Lao Cai province People s Committee president.

DECIDES:

Article 1. To promulgate together w ith this Decision the Regulation on operation of Lao Cai border-gate economic zone. Lao Cai province.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the president of Lao Cai provinces People Committee shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON OPERATION OF LAO CAI BORDER-GATE ECONOMIC ZONE, LAO CAI PROVINCE
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 44/2008/QD-TTg of March 26, 2008)

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Regulation provides for the operation of. a number of policies towards, and the organization of the state management of. Lao Cai border-gate economic zone: rights and obligations of domestic and foreign organizations and individuals engaged in investment and business activities in Lao Cai border-gate economic zone.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Lao Cai border-gate economic zone is an area with specified geographical boundaries belonging to the national territory and sovereignty with functional zones where exist the most favorable investment and business environment under current regulations, embracing socio-economic infrastructure and policies as well as management mechanisms favorable for business activities and suitable to. the market mechanisms.

2. Lao Cai border-gate economic zone covers an administrative scope as follows:

a/ The Lao Cai international border-gate area, which comprises Lao Cai. Pho Moi. Coc Leu, Duyen Hai and Kim Tan wards. Van Hoa and Dong Tuyen communes of Lao C ai city: Na Mo village, Ban Phiet commune of Bao Thang district.

b/ The Muong Khuong border-gate area, whicn comprises the entire Muong Khuong commune of Muong Khuong districi.

Article 3. Development objectives of Lao Cai border-gaie economic zone

1. To build and develop Lao Cai border-gale economic zone into a leading motive economic zone, with the development of urban centers, industries, trade and sen ices in the Lao Cai -Hanoi - Haiphong economic corridor under the planning on building of the Vietnam-China border region till 2020.

2. To tap the advantages of land border-gate areas, building the border-gate economic zone into a dynamic trade and service area with favorable policies and mechanisms to promote the export and import of goods and services between Vietnam as well as other countries with Chinas southwestern market.

3. To create a favorable environment to attract domestic and foreign investment, develop production, trade and sen-ices, thus contributing tojstrongly speeding up Lao Cai provinces economic restructuring.

4. To strengthen border security, effectively settling social problems and raising the material and spiritual life of people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Incentive and protective policies

The Socialist Republic of Vietnam Government encourages and protects the law ful riehis and interests of domestic and foreign organizations anc individuals engaged in investment and business activities in Lao Cai border-gate economic zone in the fields of export, import, lempoian. impon and re-export: transit of goods: bonded warehouses: duty-free shops: exhibition and trade fair: product show: import and export production and processing: border-gate marketplaces: socio-economic infrastructure and housing investment: tourism: financial and banking services as well as other business activities under provisions of Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contraciing party.

Article 5. Rights of organizations and individuals engaged in investment and business activities in Lao Cao border-gate economic zone

In addition to the rights enjoyed under provisions of Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party, enterprises conducting investment and business activities in Lao Cai border-gate economic zone are entitled to the following rights:

1. To enjoy incentives defined in this Regulation.

2. To use infrastructure, public facilities and common services in Lao Cao border-gate economic zone such as roads, technical infrastructure, public lighting, electricity supply, water supply, communication at prices agreed with infrastructure developers.

3. To transfer land use rights and assets attached to land within the land lease or sub-lease duration in accordance with law and land use puiposes of invested projects. In case of a change in the original investment purposes of projects, the transfer of land use rights and assets attached to land may be effected only after it is approved by a competent body.

4. To mortgage their land use rights and assets attached to land within the land lease or sub-lease duration at Vietnamese or foreign credit institutions operating in Vietnam under the current provisions of Vietnamese law.

Article 6. Capital sources for development of Lao Cai border-gate economic zone

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The States development investment credit capital.

3. Capital of enterprises and people at home via direct investment projects, various forms of issuance of work bonds or capital partially advanced by potential infrastructure users and forms of co-financed credit.

4. Capital of investment in the forms of Building-Operation-Transfer (BOT). Building-Transfer (BT). Building- Transfer- Operation (BTO) and other forms as prescribed by law.

5. Capital from land funds under provisions of land law for investment in the development of socio-technical infrastructure in common service of Lao Cai border-gate economic zone.

6. ODA capital and preferential credit capital sources, which are prioritized for investment ia the construction of socio-technical infrastructure and necessary public facilities of Lao Cai border-aate economic zone.

Chapter 2

OPERATION OF LAO CAI BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

Article 7. Planning on functional zones in Lao Cai border-gate economic zone

Lao Cai border-gate economic zone comprises the following functional zones: a trade-industry zone, an industrial park, an urban and population quarter for the development of trade services, and a border-gate management and control zone. The size and location of each zone are identified in the general and detailed plannings of Lao Cai city and the center of Muong Khuong district town.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Having soled fences to separate activities in the trade-industry zone from those in the other functional zones of the border-gate economic zone.

2. In the trade-industry zone, there are no residents or regular temporary residents (including foreigners).

3. There are two control stations to supervise and check people, goods and means entering and exiting the trade-industry zone. Station No. 1 is located at the border-gate linking with China by a land bridge spanning the Red river. Station No. 2 is located at the end of the trade-industry zone to the inland of Lao Cai province. Vietnam.

Article 8. Exit, entry and residence in Lao Cai border-gate economic zone

1. Chinese citizens residing in districts bordering on Lao Cai province may enter Lao Cai border-gate economic zone with borde: iaissez-passers issued by competent Chinese agencies and are permitted to temporarily reside in Lao Cai border-gate economic zone for not more than 15 days. If they wish to enter other localities in Lao Cai province than Lao Cai border-gate economic zone, the provincial Immigration Department shall grant travel permits valid for not more than 7 days each and without extension.

2. Foreigners or Vietnamese carrying foreign passports who are not exempt from visa for entry into Lao Cai border-gate economic zone are exempt from visa for entry into Vietnam and permitted to stay in Lao Cai border-gate economic zone for not more than 15 days. If thev wish to enter localities other than Lao Cai border-gate economic zone, a visa issued right at the border-gate by the Immigration Office is required.

3. Foreigners and Vietnamese carrying foreign passports and their family members who wish to enter for market probe, working, investment and business activities in Lao Cai border-gate economic zone will be granted multiple entry and exit visas. If they enter for working, investment, or business activities, they will be considered for the grant of temporary residence cards valid for 3 years at most.

4. Vietnamese nationals residing in districts, provincial towns or cities of Lao Cai province are permitted to enter China with border laissez-passers issued by competent Vietnamese agencies.

5. Vietnamese nationals are free to enter and exit Lao Cai border-gate economic zone. If they enter Lao Cai border-gate economic zone for exit to foreign countries, the current regulations on exit and entry shall be complied with.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9. Management of motor vehicles in Lao Cai border-gate economic zone

1. Permitting motor vehicles to enter and exit Lao Cai border-gate economic zone for cargo and passenger transportation between Lao Cai border-gate economic zone and China. These vehicles entering inland Vietnam must abide by provisions of Vietnamese law and treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. For Chinese means of road transport entering and exiting Lao Cai border-gate economic zone, if having no permits for international transportation, procedures for temporary import and re-export must be carried out; if they exit and enter within a day. only certification by customs office at the border-gate, control station is required and they must park in prescribed terminals or yards under the management of relevant functional bodies.

Article 10. Investment incentives

All investment projects in Lao Cai border-gate economic zone are entitled to maximum, incentives applicable to geographical areas facing exceptional socio-economic difficulties under the Investment Law. the Corporate Income Tax Law. the Value-Added Tax Law and other incentives under treaties to which Vietnam is a contracting party. In case different incentives are prescribed by various legal documents for one matter, the highest incentive will apply.

Article 11. Finance and credit of Lao Cai border-gate economic zone

1. Enterprises of different economic sectors which conduct investment, production and business activities in Lao Cai border-gate economic zone may be considered by Vietnam Development Bank for the States credit capital loans under the Governments the regulations on States development investment credit.

2. Organizations and business enterprises operating in Lao Cai border-gate economic zone, if suffering from losses after making finalization with tax offices, may carry forward their losses to subsequent years, which will be deducted from their taxable incomes. The loss carrying-forward duration must not exceed 5 years.

3. People working in Lao Cai border-gate economic zone who are liable to personal income tax under provisions of law. are entitled to a 50% reduction of their payable tax amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Domestic and foreign organizations and individuals conducting business activities in Lao Cai border-gate economic zone shall implement financial, book-keeping and financial-report regimes in accordance with current provisions of Vietnamese law.

6. Trading, payment and commercial and service transactions in Lao Cai border-gate economic zone may be effected in Vietnam dong. Chinese yuan and convertible foreign currencies as provided for by the State Bank of Vietnam.

Chapter 3

OPERATION OF THE TRADE-INDUSTRY ZONE

Article 12. The trade-industry zones operation covers the following major business forms

1. Manufacturing, processing, reprocessing, assembling and packing exports, imports and goods in service of the zone.

2. Commodity trading (including export, import, transportation from/to border gates, temporary import for re-export, border-gate marketplace, duty-free shop, duty-free supermarket).

3. Service provision (sorting, packing, delivery, preservation, warehousing, bonded warehouses, post and telecommunications, finance, banking, transportation, insurance, recreation and entertainment, restaurant, hotel, healthcare....)

4. Trade promotion (trade fair and exhibition, goods display shops, branches and representative offices of domestic and foreign companies and other trade activities).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Relations of goods and service exchange between the trade-industry zone and other functional zones in Lao Cai border-gate economic zone as well as the inland are export and import relations, which must comply with Vietnamese legal provisions on export and import and go through customs procedures in accordance with Vietnams Law on Customs. The relations of goods and service exchange between the trade-industry zone and foreign countries are considered relations of exchange between foreign countries.

2. Economic organizations operating in the trade-industry zone may export to and import from foreign countries ail zoods and services not banned by Vietnamese law.

Economic organization and individuals the border-gate economic zone and the inland may only import from the trade-industry zone good; and services not banned from import by Vietnamese law and export into the trade-industr. zone goods and services not banned from export by Vietnamese law.

The export and import of goods on the lists of those subject to conditional export or import and goods subject to restricted business must comply with the current provisions of Vietnamese law.

3. Goods processed, temporarily imported for re-export or transshipped via the trade-industry zone must comply with the current provisions of Vietnamese law on processing, temporary import for re-export and treaties to which Vietnam is a contracting party.

4. Goods transported between Vietnam and China via the trade-industry zone must comph with current regulations of each country and with relevant agreements signed between the Vietnamese and Chinese governments.

5. There exists in the trade-industry zone a customs organization which conducts inspection and supervision of exports and imports according to law.

Article 14. Preferential policies towards the trade-industry zone

1. Investment projects of domestic and foreign organizations or individuals in the trade-industry zone are entitled to a corporate income tax rate of 10^ for 15 years after their projects start business operation: to corporate income tax exemption for 4 years after taxable income is generated and a 50% reduction of payable tax amounts for 9 subsequent years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Special consumption tax-liable goods and services processed, assembled, reprocessed and consumed in the trade-industn zone and special consumption tax-liable goods and services imported from overseas or inland Vietnam into the trade-industry zone are not liable to special consumption lax. Particularly for cars of under 24 seats, tax shall be paid as prescribed by law.

4. Goods brought from overseas or inland Vietnam into the trade-industry zone are temporarily free from export or import tax. Only when goods brought from overseas into the trade-industry zone for import into Vietnam and goods brought from inland Vietnam into the trade-industry zone are exported to foreign countries shall they be subject to import or export tax.

5. Goods processed, reprocessed or assembled in the trade-industry zone will be free from export tax when they are exported to foreign countries. Goods processed, reprocessed or assembled in the trade-industry zone without using raw materials and components imported from overseas will be free from import tax when they are brought into inland Vietnam. If raw materials and components imported from overseas are used, when they are brought into inland Vietnam, import lax shall be paid for the imported raw materials and components constituting such commodity products and they must go through export and import procedures and subject to customs inspection and supervision.

6. Domestic and foreign tourists, when entering the trade-industn zone, may buy and bring into inland Vietnam imported goods (goods not on the list of those banned from import), are exempt from import tax. value added tax and special consumption tax (if any) for goods valued at not more than VND 500,000/person/day. If the goods value exceeds VND 500,000. the excessive amount shall be taxed under the current regulations like other ordinary imported goods.

Chapter 4

STATE MANAGEMENT OF LAO CAI BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

Article 15. Organization of the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board

1. The Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board is set up by decision of the president of Lao Cai province Peoples Committee, functioning as a state management body attached to the Lao Cai province Peoples Committee to perform the unified management of Lao Cai border-gate economic zone, build up and develop Lao Cai border-gate economic zone according to the planning, plans and schedule already approved by competent state bodies and to its Operation Regulation in order to ensure the centralized and unified state management of activities in all domains of investment, socio-cultural-economic development in Lao Cai border-gate economic zone.

2. The Lao Cai Border-gate Economic Zone Management Board has the legal person status, its own seal, staff and operation fund allocated from the state budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Boards has.tasks and power as decided by the Lao Cai province Peoples Committee president, including:

1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with Lao Cai provinces functional bodies in. formulating the master plan for the Lao Cai province Peoples Committee to submit to the Prime Minister for approval: to formulate detailed planning on functional zones, detailed planning and plans on the use of land in Lao Cai border-gate economic zone, to manage, disseminate, guide, check and inspect the implementation of this Operation Regulation, plannings and plans already approved b\ competent state bodies.

2. To make lists of investment projects and annual plans on investment capital for capital construction, including schemes on the issue of work bonds and submit them to competent bodies for approval according to regulations.

3. To formulate price, charge and fee brackets for application in Lao Cai border-gate economic zone and submit them to competent authorities for consideration and promulgation according to law.

4. To act as a major body in settling problems arising in the course of formulation and execution of production and business investment projects and activities in Lao Cai border-gate economic zone.

5. To coordinate with local administrations and relevant agencies in ensuring that all activities in Lao Cai border-gate economic zone comply with this Operation Regulation as well as plannings and plans already approved by competent state bodies.

6. To manage and use development investment capital sources in Lac Cai border-gate economic Zone, to manage construction projects financed with the state budger at Lao Cai border-gate economic zone according to regulations.

7. To formulate industrial, trade, service and tourist investment promotion programs and submit them to the provincial Peoples Committee for approval and organize the implementation thereof, to recommend, negotiate on and promote domestic and foreign investment.

8. To closely coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security in well executing defense- or securitv -related projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. To perform other tasks assigned in each period by the Prime Minister and the Lao Cai province Peoples Committee.

Article 17. Organizational apparatus of the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board

1. The Board leadership:

The Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board is composed of its head and deputy heads.

The head and deputy heads of the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board are appointed by the Lao Cai province Peoples Committee president.

2. The assisting apparatus and administrative staff of the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board are defined by the provincial Peoples Committee.

Article 18. Responsibilities of the Lao Cai province Peoples Committee

1. To organize the formulation of master plan of Lao Cai border-gate economic zone and submit it to the Prime Minister for approval and to approve the detailed planning on functional zones of Lao Cai border-gate economic zone.

2. To approve detailed land use planning and plans on functional zones in Lao Cai border-gate economic zone.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To promulgate specific incentive policies conformable with current regulations for implementation of priority recruitment and employment of local labor: to support vocational training for local labor: to encourage and attract laborers with high professional qualifications and skills from other localities to work in Lao Cai border-gate economic zone.

5. To allocate funds for administrative and non-business activities as well as development investment capital for the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board according to annual plans.

6. To direct the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board to fulfill all tasks defined in this Regulation and fully implement relevant policies in the area, resettlement, social policies and job creation in order to ensure the peoples life as well as the living and working conditions for laborers in Lao Cai border-gate economic zone.

7. To direct district/town Peoples Committees and functional agencies of the province to apply measures to ensure social order and safety, to create favorable conditions for activities of enterprises, to efficiently carry out ground clearance and compensation, to combat smuggling and trade fraud as well as other illegal acts in the province which are related to the operation of Lao Cai border-gate economic zone.

8. To agree in writing with the administration of Yunnan province of China on the principle of cooperation on support and coordination in the management of the operation of Lao Cai border- gate economic zone, compliance with the current laws of each country and development of cooperative relations between regional countries.

Article 19. Responsibilities of ministries and branches for state management at Lao Cai border-gate economic zone

Concerned ministries and branches shall, according to their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Lao Cai province Peoples Committee in guiding the Lao Cai Border-Gate Economic Zone Management Board to perform the functions and tasks under its jurisdiction in economic development, investment, construction, planning, natural resource and environment management, urban development and management, labor manaeement. export and import and other domains according to law and this Regulation.

Chapter 5

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21. Incentive policies and mechanisms prescribed in this Regulation may apply to domestic and foreign organizations and indiv iduals which have conducted business and investment activities in Lao Cai border-gate economic zone for their remaining operation duration.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 44/2008/QĐ-TTg ngày 26/03/2008 về quy chế hoạt động của Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.904

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!