Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 87/2006/NĐ-CP tổ chức hoạt động Thanh tra Khoa học và Công nghệ

Số hiệu: 87/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 28/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 87/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28  tháng 8  năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí, chức năng của Thanh tra Khoa học và Công nghệ

Thanh tra Khoa học và Công nghệ là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi chung là lĩnh vực khoa học và công nghệ) theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng của Thanh tra Khoa học và Công nghệ

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ

1. Hoạt động Thanh tra Khoa học và Công nghệ phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên Đoàn thanh tra phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Nghị định này; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.

Chương 2:

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 4. Tổ chức Thanh tra Khoa học và Công nghệ

1. Tổ chức Thanh tra Khoa học và Công nghệ bao gồm:

a) Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thanh tra Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân (sau đây gọi chung: ''Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng'' và ''Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân'' là ''Tổng cục''; ''Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng'' và ''Cục trưởng Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân'' là ''Tổng cục trưởng''; ''Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng'' và ''Thanh tra Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân'' là ''Thanh tra Tổng cục'');

c) Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

2. Các cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ có con dấu và tài khoản riêng.

Mục 1: THANH TRA BỘ

Điều 5. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và mối quan hệ công tác của Thanh tra Bộ.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ được phát hiện qua công tác thanh tra.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Giúp Bộ trưởng tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

6. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

7. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Tổng cục và Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

8. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ với Bộ trưởng và Tổng Thanh tra.

9. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Bộ và quyết định về xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ.

10. Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Bộ.

11. Trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia Đoàn thanh tra.

12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Trình Bộ trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Trình Bộ trưởng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.

5. Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.

6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

7. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị đó.

8. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra.

9. Kiến nghị Bộ trưởng xử lý việc chồng chéo, trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tham mưu, giúp Bộ trưởng phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giải quyết việc trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

10. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ.

11. Hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị đó.

12. Báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

13. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

14. Lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2: THANH TRA TỔNG CỤC

Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Tổng cục

1. Thanh tra Tổng cục là cơ quan của Tổng cục, có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho Tổng cục.

2. Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra Tổng cục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng cục trưởng sau khi thống nhất ý kiến với Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Tổng cục do Tổng cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Tổng cục. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về tổ chức, biên chế, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Tổng cục.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục.

2. Thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho Tổng cục.

3. Giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Tổng cục.

6. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục với Tổng cục trưởng và Chánh Thanh tra Bộ.

7. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

8. Tổng kết, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Tổng cục.

9. Xử phạt hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

10. Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Tổng cục được phát hiện qua công tác thanh tra.

11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục

1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho Tổng cục.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Trình Tổng cục trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực do Tổng cục quản lý.

4. Kiến nghị Tổng cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

5. Kiến nghị với Tổng cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục trưởng.

6. Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

7. Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi, trách nhiệm của mình.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3: THANH TRA SỞ

Điều 11. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Sở

1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở.

2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở. Biên chế của Thanh tra Sở do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế của Sở.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Khoa học và Công nghệ.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

6. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị đó.

7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ được phát hiện qua công tác thanh tra.

9. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Sở.

10. Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở

1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

3. Trình Giám đốc Sở quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Kiến nghị Giám đốc Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây cản trở hoạt động thanh tra; kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở.

5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

6. Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở.

7. Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra. Trong trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh; đối với những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ thì đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ.

8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở.

9. Hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

10. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh và Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

11. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở thực hiện pháp luật về thanh tra.

12. Lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Mục 4: QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG  CỦA THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 14. Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ

1. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

2. Thanh tra Tổng cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.

3. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra và phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

5. Thủ trưởng các cơ quan công an, cơ quan thanh tra chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan khác trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Khoa học và Công nghệ trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trong hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ trong phạm vi quản lý của Bộ; kiện toàn tổ chức, bộ máy của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục; đảm bảo trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện phục vụ hoạt động thanh tra; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiện toàn tổ chức, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trang phục cho Thanh tra Sở.

3. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo và đảm bảo điều kiện hoạt động cho Thanh tra Sở; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Sở theo quy định của pháp luật.

Mục 5: THANH TRA VIÊN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ;CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 16. Thanh tra viên khoa học và công nghệ

1. Thanh tra viên khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra viên) là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để làm công tác thanh tra tại các cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ; được cấp thẻ thanh tra viên và hưởng các quyền lợi của Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra viên phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

3. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 17. Cộng tác viên thanh tra khoa học và công nghệ

1. Cộng tác viên thanh tra khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Cộng tác viên thanh tra) là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra, được cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ trưng tập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Việc trưng tập, tiêu chuẩn, chế độ, trách nhiệm của Cộng tác viên thanh tra thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 18. Nội dung thanh tra hành chính

1. Thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.

2. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ

Thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, bao gồm:

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sử dụng, phổ biến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; đăng ký và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; đăng ký, công bố, giao nộp kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; đăng ký, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; đặt và tặng giải thưởng khoa học và công nghệ và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;

2. Hoạt động chuyển giao công nghệ; hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ; đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ; đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ;

3. Hoạt động xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; hoạt động dịch vụ tư vấn sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp;

4. Việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; hoạt động công nhận hệ thống quản lý chất lượng của phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

5. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, kiểm định phương tiện đo lường; hoạt động phê duyệt mẫu và hiệu chuẩn phương tiện đo; hoạt động của các tổ chức được công nhận, ủy quyền kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về đo lường;

6. Hoạt động khai báo và việc thực hiện quy định ghi trong giấy đăng ký, giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ, giấy phép tiến hành công việc bức xạ và giấy phép cho nhân viên làm công việc bức xạ; việc thực hiện quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ của cơ sở bức xạ, trách nhiệm của người quản lý cơ sở bức xạ, người phụ trách an toàn bức xạ, nhân viên bức xạ và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ;

7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Điều 20. Hình thức thanh tra

1. Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.

2. Việc thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, định kỳ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 21. Phương thức hoạt động thanh tra

1. Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.

2. Đoàn thanh tra và Thanh tra viên hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

4. Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.

5. Khi xử lý vi phạm, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải thực hiện đầy đủ trình tự theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra

1. Người ra quyết định thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại các Điều 42, 43 và Điều 52 của Luật Thanh tra,  khoản 3 Điều 26, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 35 và Điều 36 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra (sau đây gọi tắt là Nghị định số 41/2005/NĐ-CP), các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định của mình.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, Trưởng Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 39 của Luật Thanh tra, các khoản 1 và 2 Điều 26, các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 và Điều 35 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định của mình.

Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Trưởng Đoàn thanh tra  có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại các Điều 49 và 50 của Luật Thanh tra, các khoản 1 và 2 Điều 26, các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 và Điều 35 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định của mình.

3. Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, Thanh tra viên là thành viên Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 40 của Luật Thanh tra, khoản 1 Điều 26, Điều 27 và Điều 28 của Nghị định số 41/2005/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định của mình.

Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên là thành viên Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại   Điều 50 của Luật Thanh tra, khoản 1 Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định của mình.

4. Trong quá trình thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại các điểm a, c, d, và đ khoản 1 Điều 40 của Luật Thanh tra và khoản 1 Điều 26 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP .

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Đối tượng thanh tra có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 8, các Điều 53 và 54 của Luật Thanh tra, các Điều 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35, 36, 45, 46 và khoản 2 Điều 51 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương 4:

CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 24. Cơ sở vật chất kỹ thuật

1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ và Thanh tra viên được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu.

Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu tương tự, gây sự nhầm lẫn với Thanh tra Khoa học và Công nghệ.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về:

a) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra Khoa học và Công nghệ;

b) Trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu của Thanh tra viên sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.

Điều 25. Kinh phí hoạt động

Kinh phí hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Việc lập, cấp phát, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí nghiệp vụ thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THANH TRA

Điều 26. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Xử lý vi phạm

1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, các thành viên khác của Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Trong quá trình hoạt động thanh tra, nếu Thanh tra viên có hành vi vi phạm pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động đối với Thanh tra viên thuộc quyền quản lý.

Điều 28. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra được thực hiện theo quy định tại các Điều 49 và 50 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND,UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCB .

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




 Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------

No. 87/2006/ND-CP

Hanoi, August 28th, 2006

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE SCIENCE AND TECHNOLOGY INSPECTORATE

THE GOVERMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Inspection Law of June 15, 2004;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of administrative violation of July 2, 2002;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Position and function of the Science and Technology Inspectorate Science and Technology Inspectorate is an inspection organization in specialized branches and domains conducting the functions of administration inspection and specialized inspection within the scope of State management of Ministry of Science and Technology, Departments of Science and Technology (hereinafter called field of science and technology) as stipulated by the laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Bodies, organizations and individuals under the direct management of State regulatory body in the field of science and technology.

2. Vietnamese and foreign bodies, organizations and individuals in Vietnam who participate in the activities within the scope of state management of Regulatory body on science and technology.

In case of international treaties, which Vietnam has signed or acceded to, stipulate differently, these international treaties shall be applied.

Article 3. Operation principles of Science and Technology Inspectorate

1. Operation of Science and Technology Inspectorate shall have to obey the law, to ensure the precision, honesty, objective, open, democracy and timeliness; it shall not obstruct the normal operations of bodies, organizations and individuals who are subject of inspection, and of concerning bodies, organizations and individuals.

2. When conducting an inspection, person who issue the inspection decision, Head of inspection body, Chief of inspection team, inspector and members of inspection team shall have to obey the regulations of law related to inspection and those of this Decree; they shall have legal responsibility on their own actions and decisions.

Chapter II

ORGANIZATION, FUNCTION, AUTHORITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY INSPECTORATE

Article 4. Organization of Science and Technology Inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Inspectorate of Ministry of Science and Technology (hereinafter for short referred as Ministry Inspectorate);

b) Inspectorate of Directorate for Standards and Quality, Inspectorate of Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety & Control (hereinafter call:

“Directorate for Standards and Quality” and “Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety & Control” as “General Department”; “Director General of Directorate for Standards and Quality” and “Director General of Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety & Control” as “Director General”; “Inspectorate of Directorate for Standards and Quality” and “Inspectorate of Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety & Control” as “General Department Inspectorate”);

c) Inspectorate of Department of Science and Technology (hereinafter referred as Department Inspectorate).

2. Science and Technology Inspectorate Bodies shall have their own stamps and bank accounts.

Section 1. MINISTRY INSPECTORATE

Article 5. Position, function, organization of Ministry Inspectorate

1. The Ministry Inspectorate is a body under the Ministry of Science and Technology, responsible for assisting the Minister of Science and Technology in the field of State management in inspection; performing the tasks and authorities of administrative and specialized inspection within the scope of State management of the Ministry of Science and Technology.

The Ministry Inspectorate consists of its own departments, established by the Minister of Science and Technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chief Inspector shall be appointed, removed from power or dismissed by the Minister of Science and Technology, after discussion with General Inspector. Ministry Vice Chief Inspector shall be appointed, removed from power or dismissed by the Minister of Science and Technology at the proposals of the Chief Inspector. The appointment and dismissal of Inspectors shall be conducted in accordance with the laws.

3. Minister of Science and Technology shall concretely regulate the functions, duties, authorities, organization, personnel and task relationships of the Ministry Inspectorate.

Article 6. Duties and Authorities of Ministry Inspectorate

1. To preside over or to formulate regulatory documents in order to propose to authorized levels for issuance; to petition to authorized levels for modification and supplement or issuance of regulatory documents in accordance with state management requirements on science and technology; to petition to state body and competent persons to suspend the implementation or cancel the regulations, detected by inspection, in contradiction with regulatory documents in field of science and technology.

2. To inspect the implementation of policies, legislations and function of bodies, organizations and individuals under the scope of direct management of Ministry of Science and Technology.

3. To conduct the specialized scientific and technological inspection functions and authorities as prescribed in Article 19 of this Decree.

4. To penalize administrative violation as regulated by the laws on penalizing administrative violation.

5. To assist the Minister in receiving citizens, settling complaint, petitions and denounces in compliance with the laws on appeal and denounce.

6. To conduct the prevention and combat against corruption in accordance with legal regulations on anti-corruption law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To collect and make reports to the Minister and General Inspector on the results of inspection, settling appeal and denounce, fighting against corruption within the scope of State management of the Ministry.

9. To supervise, verify and speed up the implementation of conclusions, recommendations and decisions of handling on inspection of Ministry

Inspectorate and decision on handling with administration violation of Ministry Chief Inspector.

10. To summarize, draw lessons, build up inspection profession within the administrative scope of Ministry Inspectorate.

11. To convoke personnel of other related bodies and units to participate to Inspection team.

12. To perform other duties and authorities as stipulated by the laws.

Article 7. Tasks and authorities of Ministry Chief Inspector

1. To provide guidance and instructions on inspection work within the scope of State management of Ministry of Science and Technology.

2. To develop inspection programs and plans to submit the Minister to decide and organize the execution of these programs and plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To propose the Minister for decisions or make authorized decisions on the establishment of Inspection Teams, assign Inspectors and mobilize collaborative inspectors as stipulated by the laws.

5. To propose the Minister to suspend the implementation of decisions made by individuals and organizations under the direct management of the Ministry when it is evidently proved that the decisions go against the laws or negatively influence inspection work.

6. To deal with administrative violations in accordance with the laws dealing with administrative violations.

7. To propose to the Minister for reviewing the responsibilities and dealing with violators within the competency of the Minister; to cooperate with heads of organizations and sub-units for reviewing the responsibilities and dealing with violators within the competency of the organizations and sub-units.

8. To propose to the Minister for resolutions of inspection problems; and report to General Inspector in the case of failure to have approval.

9. To propose to the Minister for dealing with overlaps and concurrency in inspection programs, plans and contents within the State management of Ministry; to advise the Minister to cooperate with Chairman of the municipal and provincial People Committee (hereinafter referred to as Chairman of People Committee at provincial level) for dealing with overlaps and concurrency in programs, plans and contents on the inspection of science and technology in the territory of cities and provinces under the Centre Government.

10. To follow up, supervise and speed up the execution of results, recommendations and decisions concerning to inspection work within the scope of responsibility of heads of organizations and sub-units under Ministry management.

11. To provide instructions supervise and speed up the execution of regulations and laws on inspection work by heads of decisions organizations and sub-units under the Ministry management; cooperate with organizations and sub-units under the Ministry; to lead a guide the organization and operation of internal inspection of the organizations and sub-units.

12. To report to the Minister and General Inspector on inspection work within his own scope of responsibility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. To perform other duties as stipulated by the laws.

Section 2. GENERAL DEPARTMENT INSPECTORATE

Article 8. Position, functions and organization of General Department Inspectorate

1. General Department Inspectorate is a body under General Department responsible for assisting Director General of the General Department to perform tasks and authorities of administrative and specialized inspection of the General Department within the State regulatory competence decentralized by the Ministry of Science and Technology.

2. General Department Inspectorate consists of Chief Inspector, Vice Chief Inspector and inspectors.

Chief Inspector is appointed, removed from power and dismissed by the Minister of Science and Technology at the proposals of Director General of the General Department after discussion with the Ministry Inspectorate. Vice Chief Inspector is appointed, removed from power and dismissed by Director General of the General Department at the proposals of Ministry Chief Inspector. The assignment and dismissal of inspectors shall be conducted in accordance with the laws.

3. The Minister of Science and Technology shall provide detailed regulations on organization, personnel, tasks and authorities of General Department Inspectorate.

Article 9. Tasks and authorities of General Department Inspectorate

1. To perform the inspection of the compliance of individuals and organizations under the direct management of the General Department to policies, laws and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To assist the Director General in receiving the citizens and settling complaints, petitions and denounces in compliance with the laws on appeal and denounce.

4. To assist the Director General in preventing and combating against corruption in compliance with legal regulations on anti-corruption laws.

5. To follow, supervise and speed up the implementation of conclusions, recommendations, and resolutions on inspection work of the General Department Inspectorate.

6. To collect and make reports to the Director General and Ministry Chief Inspector on the results of inspection, settling appeal and denounce and conducting the fight against anti-corruption activities within the competence of the General Department.

7. To provide instructions and conduct inspection of bodies under the General Department regarding the execution of legal regulations on inspection work.

8. To review and draw lessons of inspection profession in the field of management of the General Department Inspectorate.

9. To deal with or propose to authorized persons to deal with administrative violation in accordance with laws on dealing with administrative violations.

10. To propose to competent State regulatory body to suspend or terminate the execution of regulations against legal documents on specialized administration of the General Department detected through inspection.

11. To perform other duties as stipulated by the laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To lead and provide guidance to inspection work within the State administrative competence of the General Department decentralized by the Ministry.

2. To develop programs, plans for inspection to submit to competent body for approval and organize the execution of such programs and plans.

3. To submit inspection decisions to the Director General when signs of violations of laws on the field under the management of the General Department are detected.

4. To make proposal to Director General to suspend the execution of decisions of an organization under the authority of the General Department when signs of violations of laws are detected.

5. To make proposal to Director General regarding responsibilities and the treatment of the violators within the authority of the General Department.

6. To make proposal to persons competent of dealing with administrative violations in accordance with laws on dealing with administrative violations.

7. To report to Ministry Chief Inspector on the inspection work within the scope and performance of Chief Inspector of General Department.

8. To perform other duties as stipulated by the laws.

Section 3. DEPARTMENT INSPECTORATE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Department Inspectorate is a body under the Department of Science and Technology responsible for assisting Director of the Department of Science and Technology to perform tasks and authorities of administrative and specialized inspection of the Department within the scope and authority of Department Director.

2. Department Inspectorate consists of Chief Inspector, Vice Chief Inspectors and Inspectors. Department Chief Inspector is appointed, removed from power and dismissed by Department Director in agreement with the Provincial Chief Inspector. Department Vice Chief Inspector is appointed, removed from power and dismissed by Department Director at the proposals of Department Chief Inspector. The assignment and dismiss of inspectors shall be conducted in accordance with the laws.

3. Department Director shall provide detailed regulations on functions, tasks, authorities and organization structure of Department Inspectorate. Department Inspectorate staffs shall be decided by Department Director within the Department personnel.

Article 12. Tasks and authorities of Department Inspectorate

1. To perform the inspection of the compliance of individuals and organizations under the direct management of the Department of Science and Technology to policies, laws and tasks.

2. To perform the specialized science and technology inspection of the compliance within the scope of State administration of the Department of Science and Technology.

3. To deal with or propose to authorized persons to deal with administrative violations in accordance with laws on dealing with administrative violations.

4. To perform the tasks of receiving citizens and settling complaints, petitions and denounces in compliance with the laws on appeal and denounce.

5. To perform the tasks of preventing and fighting against corruption in compliance with anti-corruption laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To collect and make reports on the inspection, settling complaints, petitions and denounces and conducting the fight against anti-corruption activities within the Department of Science and Technology scope of management.

8. To propose to competent State regulatory bodies or persons to suspend or terminate the execution of regulations against legal documents on science and technology detected through inspection

9. To follow, supervise and speed up the implementation of conclusions, recommendations, and resolutions on inspection work of the Department Inspectorate.

10. To make request to related units and organizations to assign staffs to the Inspection Team.

11. To perform other duties as stipulated by the laws.

Article 13. Tasks and authorities of Department Chief Inspector

1. To lead and provide guidance to inspection work within the State administrative competence of the Department of Science and Technology.

2. To develop programs, plans for inspection to submit to Department Director to seek approval, and organize the execution of such programs and plans.

3. To submit inspection decisions to Department Director when signs of violations of laws are detected.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To deal with administrative violations as stipulated in the laws on dealing with administrative violations.

6. To propose to Department Director to investigate responsibilities and deal with violators within the scope of management of the Department.

7. To make proposals to Department Director to resolve problems on inspection work and to make reports to the Provincial Chief Inspector in the case that the proposals are not accepted, and concurrently to Ministry Chief Inspector of Science and Technology in the case of specialized science and technology inspection.

8. To follow, supervise and speed up the implementation of conclusions, recommendations, and resolutions on inspection work within the authority of the head of bodies and sub-units under the scope of management of the Department.

9. To provide guidance, supervise and speed up heads of bodies and subunits under the scope of management of the Department to execute legal regulations on inspection work.

10. To report to Department Director, Provincial Chief Inspector and Ministry Chief Inspector on inspection work within his scope of management.

11. To conduct inspection and supervise the responsibilities of heads of bodies and sub-units under the Department on the execution of inspection related laws.

12. To perform other duties as stipulated by the laws.

Section 4. RELATIONS AND RESPONSIBILITIES IN ACTIVITES OF MINISTRY OF SCIENCE AND TECHONOLOGY INSPECTORATE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Ministry Inspectorate is subject to the guidance of Minister of Science and Technology and the guidance of Government Inspectorate on performance, organization and operation.

2. General Department Inspectorate is subject to the direct guidance of the director of the Director General and also of Government Inspectorate on performance, organization and operation.

3. Department Inspectorate is subject to direct guidance of Director of Department of Science and Technology, simultaneously is subject to the guidance on administrative performance of Provincial Inspectorate and specialized inspection performance of Ministry Inspectorate.

4. Ministry Inspectorate, within his scope of duties and authorities, is responsible for cooperating with other related agencies in implementing inspection and prevention, detection and handling with violences of laws.

5. Leaders of Public Security, Specialized Inspection Body and other related bodies are responsible for cooperating with Ministry of Science and Technology Inspectorate in prevention, detection and handling with violences of laws in the field of science and technology.

Article 15. Responsibilities of Minister of Science and Technology, Chairmen of Provincial Committees and Directors of Department of Science and Technology in operations of Science and Technology Inspectorate

1. Minister of Science and Technology is responsible for organizing and guiding Science and Technology Inspectorate’s operation in within the scope of management of Ministry; strengthening the organization, mechanism of Ministry Inspectorate and General Department Inspectorate; ensuring equipments, facilities, technique, clothes and conditions for inspection; and timely handling conclusions, recommendations of Ministry Inspectorate as prescribed by the laws.

2. Chairman of Provincial Committee is responsible for guiding directors of Departments of Science and Technology to strengthen the organization and ensure necessary conditions on facilities, technical equipments and clothes for Department Inspectorate.

3. Directors of Departments of Science and Technology are responsible for guiding and ensuring necessary conditions for operation of Department Inspectorate and timely handling Department Inspectorate’s conclusions, recommendations as stipulated by the laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16. Science and technology inspector

1. Science and technology inspector (hereafter for short called Inspector) is governmental official who is assigned to be inspector in Science and Technology Bodies, provided with inspector card and enjoy interests and authorities according to laws.

2. Inspector has to meet conditions and standards stipulated by the Minister of Science and Technology after going to consensus with General Inspector and Minister of Internal Affairs.

3. When conducting inspection, Inspector is responsible for implementing his duties, authorities and responsibilities according to Clause 2 of Article 22 of this Decree and other related legal documents.

Article 17. Science and Technology Inspectorate Collaborator

1. Collaborators of science and technology inspectorate (hereafter called inspection collaborator) are those who have qualification and profession suitable with inspection duties and are summoned by Science and Technology Inspectorate to carry out inspection.

2. Summoning, standards, regulations and responsibilities of collaborator are implemented according to regulations of Minister of Science and Technology and other related legal documents.

Chapter III

OPERATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY INSPECTORATE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To inspect organizations, bodies, individuals under the authority of Chief of regulatory body at the same level in obeying policies, law and assigned tasks.

2. To address all complaints, denouncement as stipulated by the laws.

Article 19. Specialized inspection contents

To inspect organizations, bodies in obeying policies, laws of the State in the field of science and technology including:

1. Scientific research and technology development activities; appliance and dissemination of science and technology results; registration and operation of science and technology organizations; registration, publication, assignment of science and technology results; registration, management and usage of Science and Technology Development Fund; order and presenting of science and technology awards and other activities under the scope of state management on science and technology;

2. Technology transfer; providing and usage of consult services on technology transfer; registration of contract for transferring technology; review, verification and assessment of technology and other activities under the scope of State management on technology transfer;

3. Establishment, protection of industrial ownership, industrial ownership representative and other activities under the scope of State management on industrial ownership.

4. Obeying of laws on technical standards and regulations; certification of quality of products, goods and quality management system; recognition of quality management system of laboratories for testing quality of products, goods and for organizing assessment of quality management system and other activities under the State management on technical standards and quality management of products and goods;

5. Production, trading, import and assessment of measurement equipments; operation of recognized and authorized organizations for verification of measurement equipments and other activities under the scope of State management of measurement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Inspection, examination for implementation of other legal regulations in field of science and technology.

Article 20. Form of inspection

1. Inspection operation shall be performed by programmed, planned or unscheduled forms.

2. Programmed and planned inspection shall be conducted according to annual and periodical programs and plans approved by competent bodies.

3. Unscheduled inspection shall be performed whenever detecting a legal violation sign of organizations, individuals; by requirement to settle appeal and denounce; or at the proposal of Chief of competent Regulatory Body.

Article 21. Mode of inspection operation

1. The inspection shall be conducted by Inspection Team or Individual inspector mode.

2. Operation of Inspection Team and Inspector shall be stipulated in Inspection Law and other related legal documents.

3. When conducting an inspection, decision shall have to be issued by Head of Science and Technology Inspectorate or Head of Regulatory Body.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. When handling a violation act, Chief of Inspection Team, Inspector shall respect the right order as stipulated by the laws.

Article 22. Function, authority and responsibility of person who issued the inspection decision, Chief of Inspection team, inspector

1. Person who issued the inspection decision shall have to perform the their functions, authorities and responsibilities as prescribed in Articles 42, 43 and 52 of the Inspection Law, clause 3 of Article 26, Articles 27, 28, 30, 31, 32, 33, 35 and 36 of the Decree No 41/2005/NĐ-CP dated 25 March, 2005 of the Government detailing the implementation of the Inspection Law (hereinafter abbreviated as Decree No 41/2005/ND-CP) and other regulations related to; and he shall have to be responsible before the law about his acts and decisions.

2. When conducting an administrative inspection, Chief of Inspection Team shall have the functions, authorities and responsibilities as stipulated in Article 39 of Inspection Law, clauses 1 and 2 of Article 26, Articles 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 and 35 of Decree No 41/2005/NĐ-CP and other regulations related to; and he shall have to be responsible before the person issuing the inspection decision and before the laws about his acts and decisions.

When conducting a specialized inspection, Chief of Inspection Team shall have the functions, authorities and responsibilities as stipulated in Articles 49 and 50 of Inspection Law, clauses 1 and 2 of Article 26, Articles 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 and 35 of Decree No 41/2005/NĐ-CP and other regulations related to; and he shall have to be responsible before the person issuing the inspection decision and before the law about his acts and decisions.

3. When conducting an administrative inspection mission, inspectors who are members of the Inspection Team shall have the functions, authorities and responsibilities as stipulated in Article 40 of Inspection Law, clause 1 of Article 26, Articles 27 and 28 of Decree No 41/2005/ND-CP, and other regulations related to; and he shall have to be responsible before the law about his acts and decisions.

When conducting a specialized inspection mission, inspectors who are members of the Inspection Team shall have the functions, authorities and responsibilities as stipulated in Article 50 of Inspection Law, clause 1 of Article 26, Articles 27 and 28 of Decree No 41/2005/ND-CP, and other regulations related to; and he shall have to be responsible before the person issuing the inspection decision and before the law about his acts and decisions.

4. When processing an inspection, other members of Inspection Team shall carry out the functions, authorities and responsibilities as stipulated in items a, c, d and đ, clause 1 of Article 40 of Inspection Law and clause 1 of Article 26 of Decree No 41/2005/ND-CP.

Article 23. Authority, duty and responsibility of inspection subject; relating agencies, organizations and individuals responsibilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Bodies, organizations and individuals, possessing the information, documentations related to content of inspection, shall have to timely and sufficiently inform these information and documentations as required by the inspection body; and shall have to be responsible about the precision and honesty of these information and documentations. The provision, use and management of the information and documentations, which have the content belonging to state secret, shall be conducted as regulated by the laws on protection of state secret.

Chapter IV

TECHNICAL MATERIALS AND OPERATION EXPENSE

Article 24. Technical materials

1. Science and Technology Inspectorate and Inspectors shall have to be equipped technical measures and equipments, clothing, badge, insignia, and plate.

Strictly forbid organizations and individuals to use the similar clothing, badge, insignia and plate causing the confusion as those of Science and Technology Inspectorate.

2. Minister of Science and Technology shall concretely regulate:

a) Technical measures and equipments of Science and Technology Inspectorate;

b) Clothing, badge, insignia of inspector in unanimity with the General Inspector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The operation expense of Science and Technology Inspectorate shall be ensured by state budget as stipulated in the state budget gradation and other sources of budget stipulated by the laws.

The formulating, issuing, managing, using, establishing the balance-sheet of inspection operation budget are performed as stipulated by the laws.

Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS; SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS RELATED TO INSPECTION

Article 26. Commendation Organizations, individuals that record achievements in shall be commended according to regulations of laws.

Article 27. Handling violations

1. Person issuing the inspection decision, Head of inspection body, Chief of Inspection Team, Inspectors and other members of Inspection Team, subject of inspection, other organizations and individuals commit acts of violating in inspection activities shall be disciplined as provided for in Article 51 of the Decree No 41/2005/NĐ-CP and other legal documents concerned.

2. When conducting an inspection, if Inspectors commit acts of violating, depending on the level of violation acts, Minister of Science and Technology, Chairman of Provincial People’s Committee shall decide to temporarily suspend or definitely suspend the operation of Inspectors under their management authority.

Article 28. Settlement of complaints and denunciations in inspection operation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29. Implementation effect

This Decree shall entry into force after 15 days from the date of announcing on the Official Gazette.

Article 30. Responsibility to implement the Decree

1. The Minister of Science and Technology shall have to coordinate with other concerning Ministers, branches and bodies on guiding the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies, heads of bodies under the Government and Chairmen of the Provincial and Municipal People’s Committees shall bear the responsibility to implement this Decree./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 87/2006/ND-CP of August 28, 2006, on the organization and operation of the science and technology inspectorate

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.687

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.179.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!