BỘ
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
176/2003/QĐ-BBCVT
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG"
BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn
thông công bố ngày 07 tháng 6 năm 2002 theo Lệnh số 13/2002/L/CTN của Chủ tịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn
thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này "Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch
vụ viễn thông".
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Quyết định này thay thế
cho Quyết định số 143/2001/QĐ-TCBĐ ngày 28 tháng 2 năm 2001 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Bưu điện.
Điều 3. Chánh Văn phòng; Chánh
Thanh tra; Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục
Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin; Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông; các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông
và các đại lý Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Mai Liêm Trực
|
QUY ĐỊNH
VỀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 176 /2003/QĐ-BBCVT ngày 10 tháng 11 năm
2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban
hành “Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn
thông” nhằm: tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ
bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với chất lượng dịch vụ, mạng do mình cung cấp hoặc thiết lập; đảm bảo quyền
lợi của người sử dụng và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với chất lượng
dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông.
Điều 2. Đối tượng và phạm
vi điều chỉnh:
1. Văn bản này quy định nội dung
quản lý nhà nước về chất lượng đối với: các dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ
viễn thông công cộng (sau đây gọi chung là dịch vụ, mạng) trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Văn bản này áp dụng đối với:
các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); các
đại lý dịch vụ bưu chính, viễn thông.
Điều 3. Nội dung quản lý chất lượng dịch
vụ, mạng bao gồm:
1. Ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý chất lượng dịch vụ, mạng.
2. Quản lý hoạt động đăng ký chất lượng dịch vụ, mạng.
3. Tổ chức thực hiện việc báo cáo chất lượng
dịch vụ, mạng.
4. Kiểm tra chất lượng dịch vụ, mạng.
5. Giám sát chất lượng dịch vụ, mạng.
6. Thanh tra và xử lý vi phạm.
Điều 4. Chất lượng dịch vụ, mạng được
quản lý trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến
quản lý chất lượng; các tiêu chuẩn ngành do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành;
các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam được Bộ Bưu chính, Viễn thông công
bố bắt buộc áp dụng; các chỉ tiêu chất lượng do các doanh nghiệp đăng ký và báo
cáo.
Điều 5. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban
hành "Danh mục dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản
lý chất lượng" theo từng thời kỳ phù hợp với chính sách, yêu cầu quản lý và
thực tế phát triển bưu chính, viễn thông.
Điều 6. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ
quan thực thi việc quản lý chất lượng dịch vụ, mạng trong phạm vi cả nước.
Các Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông
tin khu vực có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn
thông và Công nghệ thông tin hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định
về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông trên địa
bàn thuộc trách nhiệm mình quản lý.
Điều 7. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông thuộc "Danh mục dịch vụ bưu chính,
mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng" có nghĩa vụ đăng
ký và công bố đăng ký chất lượng dịch vụ, mạng; thực hiện các chế độ báo cáo;
chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của Bộ Bưu chính, Viễn thông theo các quy
định tại văn bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Điều 8. Các doanh nghiệp cung cấp hạ
tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông không thuộc
"Danh mục dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất
lượng" có nghĩa vụ công bố các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ, mạng tự nguyện
áp dụng; báo cáo bằng văn bản các chỉ tiêu chất lượng đã công bố về Cục Quản lý
chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin theo địa chỉ nêu ở điều
14 và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các chỉ tiêu chất
lượng dịch vụ, mạng mà mình công bố.
Điều 9. Các đại lý dịch vụ bưu chính,
viễn thông chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Bưu chính, Viễn thông theo các
quy định tại văn bản này và có trách nhiệm báo cáo chất lượng khi có yêu cầu.
II. ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, MẠNG
Điều 10. Đăng ký chất lượng dịch vụ,
mạng là cam kết của doanh nghiệp về việc đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ,
mạng thuộc "Danh mục dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc
quản lý chất lượng".
Điều 11. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin cấp “Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch
vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông" (Sau đây gọi tắt là Giấy chứng
nhận đăng ký chất lượng) căn cứ theo:
1. Các tiêu chuẩn ngành được Bộ Bưu chính, Viễn
thông ban hành.
2. Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam được Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố bắt buộc áp dụng
Điều 12. Giấy chứng nhận đăng ký chất
lượng có giá trị trong một thời hạn nhất định theo từng loại hình dịch vụ bưu
chính, mạng và dịch vụ viễn thông. Thời hạn được ghi trên Giấy chứng nhận đăng
ký chất lượng
Điều 13. Khi được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký chất lượng, các doanh nghiệp phải nộp lệ phí quản lý chất lượng
Bưu điện theo quy định của Bộ Tài chính. Trong trường hợp Bộ Bưu chính, Viễn
thông ban hành tiêu chuẩn mới về chất lượng dịch vụ, mạng, doanh nghiệp thực
hiện đăng ký lại không phải nộp lệ phí, thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký
chất lượng mới là thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký chất lượng cũ.
Điều 14. Hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ, mạng
bao gồm:
1. Đơn đăng ký chất lượng (mẫu như
phụ lục kèm theo);
2. Giấy phép thiết lập mạng, cung cấp
dịch vụ;
3. Danh mục chỉ tiêu chất lượng, các điều khoản
đăng ký.
Hồ sơ được tiếp nhận tại Cục Quản lý chất lượng
Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin, 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
Điều 15. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công
nghệ thông tin cấp Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng. Trong trường hợp không
cấp, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin phải
thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản và ghi rõ lý do.
Điều 16. Giấy chứng nhận đăng ký chất
lượng không còn giá trị trong các trường hợp sau:
1. Thời gian thực tế vượt quá thời hạn
ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng.
2. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin thông báo huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận
đăng ký chất lượng do dịch vụ, mạng không đảm bảo chất lượng như đã đăng
ký.
Điều 17. Các doanh nghiệp phải tiến
hành đăng ký lại chất lượng dịch vụ, mạng trong các trường hợp sau:
1. Không được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký chất lượng như nêu tại Điều 15.
2. Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng
không còn giá trị, như đã nêu ở Điều 16.
3. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, mạng mới.
4. Khi doanh nghiệp thay đổi chỉ tiêu, cam kết về chất lượng
Điều 18. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng, doanh nghiệp phải công bố trên
phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại các điểm giao dịch
các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký .
III. BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, MẠNG
Điều 19. Doanh nghiệp, đại lý dịch vụ
bưu chính, viễn thông có trách nhiệm báo cáo tình trạng thực tế chất lượng dịch
vụ, mạng do mình cung cấp theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác
của nội dung báo cáo.
Điều 20. Chế độ báo cáo chất lượng dịch
vụ, mạng bao gồm:
1. Báo cáo định kỳ: Hàng quý các doanh nghiệp
đã đăng ký chất lượng có trách nhiệm báo cáo về tình hình chất lượng dịch vụ,
mạng do mình cung cấp.
2. Báo cáo đột xuất: Căn cứ vào tình hình
thực tế và các trường hợp cụ thể, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông
và Công nghệ thông tin yêu cầu các doanh nghiệp, các đại lý dịch vụ bưu chính,
viễn thông báo cáo đột xuất.
3. Địa chỉ tiếp nhận báo cáo như nêu tại
Điều 14
IV. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, MẠNG
Điều 21. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin thực thi việc kiểm tra chất lượng dịch vụ,
mạng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Chậm nhất là 7 ngày trước khi tiến hành kiểm
tra, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin phải
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, đại lý dịch vụ bưu chính, viễn thông
về thời gian bắt đầu kiểm tra và nội dung, kế hoạch kiểm tra.
Điều 22. Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ, mạng
căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp, đại lý dịch vụ
bưu chính, viễn thông đã đăng ký, công bố và các tiêu chuẩn quy định tại Điều
11 của văn bản này
Điều 23. Các doanh nghiệp,
đại lý dịch vụ bưu chính, viễn thông phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho
cơ quan kiểm tra và chịu trách nhiệm về các nội dung mà mình cung cấp, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra
Điều 24. Việc đo kiểm phục vụ công tác
kiểm tra chất lượng do Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ
thông tin thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, Cục Quản lý chất lượng Bưu
chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin chỉ định cơ quan đo kiểm được Bộ Bưu chính,
Viễn thông công nhận tiến hành đo kiểm. Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra có trách
nhiệm trả chi phí đo kiểm theo thoả thuận với đơn vị thực hiện đo kiểm và
cung cấp miễn phí, miễn cước phần dịch vụ, mạng phục vụ công tác đo kiểm chất
lượng.
Điều 25. Trong thời hạn 15 ngày sau khi
có kết quả kiểm tra, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nhệ
thông tin có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và thông
báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp, đại lý dịch vụ bưu chính, viễn
thông.
V. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, MẠNG
Điều 26. Cục Quản lý chất lượng Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin ban hành Quy trình giám sát chất lượng và
thực thi việc giám sát chất lượng đối với dịch vụ, mạng thuộc "Danh mục dịch
vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông
Điều 27. Quy trình giám sát chất lượng
đối với từng dịch vụ, mạng phải đảm bảo:
1. Nêu rõ phạm vi, chế độ, phương thức thực hiện
giám sát.
2. Định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát và của
doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu giám sát phù hợp với nội dung nêu tại
Điều 4 của văn bản này.
4. Việc giám sát không làm ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường của dịch vụ, mạng được giám sát.
Điều 28. Kết quả giám sát chất lượng
được báo cáo Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông; thông báo trên trang Web của Bộ
Bưu chính, Viễn thông và trên phương tiện thông tin đại chúng theo từng quý.
Điều 29. Các doanh nghiệp cung cấp hạ
tầng mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông thuộc "Danh
mục dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng"
có nghĩa vụ cung cấp miễn phí, miễn cước các dịch vụ, các số liệu có liên quan đến
công tác giám sát chất lượng theo yêu cầu của Quy trình giám sát chất lượng.
VI. THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 30. Thanh tra Cục Quản lý chất lượng
Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin chủ trì, thanh tra các Cục Bưu
chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực phối hợp tiến hành thanh tra
việc chấp hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ, mạng theo các quy định
của pháp luật.
Điều 31. Các doanh nghiệp, đại lý dịch
vụ bưu chính, viễn thông được thanh tra có nhiệm vụ cung cấp và chịu trách nhiệm
về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến
nội dung thanh tra; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ thanh
tra.
Điều 32. Các hành vi vi phạm
về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông sẽ bị xử
lý theo các quy định của pháp luật.
(
Tên doanh nghiệp )
Số:
/
-------------------------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------
................,
ngày.....tháng.....năm...........
|
ĐƠN
ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Kính gửi: Cục
Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.
1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa chỉ:
Số điện thoại:
Fax:
3. Dịch vụ, mạng
đăng ký chất lượng:
a. Tên dịch vụ, mạng:
b. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng:
4. Tài liệu kèm theo (Các tài liệu
kỹ thuật về chất lượng có liên quan...):
a.
b.
...
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn
thông về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông.
(Tên doanh nghiệp đăng ký chất lượng)
(Ký tên, đóng dấu)