Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 946-BYT/PBCB Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Phạm Ngọc Thạch
Ngày ban hành: 12/11/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 946-BYT/PBCB

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1959 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỆ SINH CHO NHỮNG NƠI GIỮ TRẺ Ở CÁC CƠ QUAN, TRƯỜNG HỌC, CÁC CÔNG, NÔNG, LÂM TRƯỜNG, XÍ NGHIỆP

 BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Để bảo đảm những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em (dưới 3 tuổi) trong các nơi giữ trẻ tập trung ở các công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Vụ Phòng bệnh chữa bệnh, sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ Lao động, Nội vụ, Giáo dục;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành điều lệ vệ sinh cho những nơi giữ trẻ ở các cơ quan, trường học, các công, nông, lâm trường xí nghiệp, kèm theo nghị định này.

Điều 2. - Các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn, các Ban Giám đốc công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học, Ban Giám đốc Vụ phòng bệnh chữa bệnh, ông Chánh văn phòng Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 


 
Phạm Ngọc Thạch

 

ĐIỀU LỆ

VỆ SINH CHO CÁC NƠI GIỮ TRẺ Ở CÁC CƠ QUAN, TRƯỜNG HỌC, XÍ NGHIỆP, CÔNG, NÔNG, LÂM TRƯỜNG

Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, để đáp ứng yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, số phụ nữ vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước, trong các xí nghiệp, công, nông, lâm trường ngày càng nhiều, do đó số trẻ em ở nơi những này cũng ngày càng tập trung đông đảo hơn.

Để các bà mẹ có nhiều thời giờ lao động sáng tạo như nam giới, nhiều nhóm giữ trẻ đã được tổ chức và ngày càng phát triển nhanh chóng.

Về mặt Y tế, việc tập trung các cháu vào những nhóm trẻ do các bảo mẫu chăm sóc là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện những phương pháp nuôi dạy trẻ hợp vệ sinh. Nhưng đồng thời do việc tập trung đó nên vấn đề vệ sinh và phương pháp nuôi dạy trẻ yêu cầu rất cao vì nếu nuôi dạy không tốt không chỉ hư hỏng một cháu mà hư hỏng rất nhiều cháu, tác hại đến thế hệ tương lai của dân tộc.

Vì vậy, song song với việc tổ chức và phát triển các nhóm giữ trẻ cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu cần thiết nói trong điều lệ này. Mục đích là để bảo vệ sức khỏe các cháu được tốt ít ốm đau bệnh tật, các bà mẹ sẽ không phải nghỉ việc nhiều để chăm sóc con ốm ảnh hưởng đến sản xuất, đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể các em phát triển được tốt để tương lai trở thành những công dân khỏe mạnh có đầy đủ sức khỏe để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Chương 1:

 TIÊU CHUẨN VỆ SINH VỀ ĐỊA ĐIỂM,  ĐỒ DÙNG VÀ NHÀ CỬA

Điều 1. - Chọn địa điểm làm nơi giữ trẻ (dưới 3 tuổi) cần căn cứ 5 tiêu chuẩn dưới đây:

1. Xa nơi có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn cháy hoặc tai nạn nổ như: kho chứa xăng, chứa các chất nổ,v.v…

2. Xa các phòng chữa bệnh thần kinh và bệnh lây (lao, thương hàn…).

3. Không khí phải trong sạch hoặc tương đối trong sạch nghĩa là địa điểm nơi giữ trẻ phải cách xa hoặc ở về phía trên hướng gió của các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm…. có thải ra hơi độc, khói, bụi… và các mùi hôi, khó chịu khác.

4. Cao ráo và sạch sẽ nghĩa là mưa không bị đọng nước và xa nơi ô uế như: nhà xí, chuồng súc vật,v.v…

5. Phải được yên tĩnh hoặc tương đối yên tĩnh nghĩa là không quá gần các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm… có phát ra tiếng động to ảnh hưởng nhiều đến thính giác như: xưởng cưa, xưởng rèn, xưởng gò, xưởng mộc,v.v…

Đảm bảo 5 tiêu chuẩn vệ sinh nói trên, địa điểm nơi giữ trẻ tương đối đủ điều kiện để thành lập. Ngoài ra nếu có điều kiện nên cố gắng đảm bảo 3 tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết dưới đây:

6. Có sân tương đối rộng và râm mát để trẻ dạo chơi.

Trường hợp đặc biệt phải dùng sân trên gác thì bắt buộc phải rào xung quanh sân cao ít nhất là 1m. Hàng rào phải vững chắc, các kẽ hở phải nhỏ không để lọt đầu chui qua được để đảm bảo an toàn cho các cháu.

7. Chung quanh nhà giữ trẻ có nhiều cây râm mát.

8. Gần nguồn nước sạch để tiện việc lấy nước tắm rửa cho trẻ và lau rửa nhà cửa, cũi, nôi.

Điều 2. - Mỗi cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường tùy số trẻ nhiều, ít có thể có một hoặc nhiều nhà trẻ giữ trẻ, nhà giữ trẻ có thể có một hoặc nhiều phòng. Các phòng đều phải sáng sủa, thoáng mát và có nhiều cửa lớn và cửa sổ.

Điều 3. - Nhà trẻ cần có phòng cách ly để cách ly những trẻ ốm. Phòng cách ly phải riêng biệt đảm bảo được yên tĩnh và tránh lây bệnh sang các phòng khác.

Điều 4. - Để tránh mùi hôi khai, nền nhà phải lát gạch hoặc xi măng láng để dễ lau rửa khi trẻ ỉa, đái.

Điều 5. - Mỗi tuần phải rửa nền nhà, cũi, nôi, quét mạng nhện ít nhất một lần. Hàng ngày nếu trẻ ỉa đái ra nền (hoặc cũi, nôi) phải lau rửa ngay các chỗ ấy.

Guốc, giầy, dép của người lớn để ngoài cửa tuyệt đối không được mang vào làm bẩn nền nhà trẻ.

Điều 6. - Khi hết giờ giữ trẻ, phải đóng kín tất cả các cửa nhà trẻ để tránh gia súc (chó, mèo, gà, vịt,v.v…) vào làm bẩn và không được sử dụng nhà giữ trẻ để làm bất cứ công việc nào khác dù chỉ tạm thời như: họp hội nghị, học tập văn hóa, làm nơi ngủ cho khách, buồng hạnh phúc,v.v …

Điều 7. - Chống rét và chống nóng:

Về mùa Đông: cần có lò sưởi (than hay điện) để sưởi trong những ngày rét nhiều. Nếu dùng lò sưởi than phải có lưới thép và ống thông hơi dẫn hơi và khói ra ngoài buồng để tránh nhiễm độc hơi than khí; chú ý đề phòng hỏa hoạn và không cho trẻ nghịch tới để tránh tai nạn bỏng.

Về mùa Hè: nơi nào có điều kiện nên mắc quạt trần và làm các giàn trồng giây leo râm mát ở xung quanh nhà trẻ.

Điều 8. -  Trong các nhà trẻ giữ trẻ cần có một số đồ dùng cần thiết dưới đây:

1. Có đủ cũi (hoặc nôi) để giữ trẻ. Diện tích để trẻ đứng chơi trung bình của mỗi trẻ trong cũi phải rộng ít nhất 0m225 để trẻ có thể đi lại trong cũi được thỏa mái.

Cũi và nôi phải đóng cao cách mặt đất khoảng 0m40 để tránh gió luồng. Thành cũi phải cao ít nhất 0m50 để trẻ không leo ra được, các chấn song của thành cũi nên đóng suông để dễ lau chùi và khoảng cách giữa các chấn song không rộng quá để trẻ không chui đầu qua được.

Có một số cũi nhỏ hoặc nôi đề phòng khi trẻ bị sốt có thể nằm chờ cha mẹ đón về.

Không nên dùng võng cho trẻ nằm để tránh ảnh hưởng xấu đến xương sống của trẻ về sau.

2. Có tủ (hoặc giá gỗ) có nhiều ô để đựng quần áo, tã lót. Phải có những ô riêng (hoặc tủ riêng) để đựng quần áo, tã lót sạch và bẩn.

3. Có tủ (hoặc giá gỗ) và bàn để các thức ăn, nước uống  cho trẻ. Phải có dụng cụ đậy thức ăn nước uống (lồng bàn hoặc tủ lưới) để tránh ruồi nhặng bậu vào.

4. Các đồ dùng riêng của mỗi trẻ như: cốc, bát, thìa, khăn mặt… phải đánh dấu để tránh nhầm lẫn của nhau.

5. Có đủ số bô ỉa cần thiết. Trung bình 10 trẻ 1 bô.

Có một vài bô ỉa dành riêng cho các cháu bị bệnh đường ruột và phải đánh dấu để tránh nhằm lẫn các bô khác.

Các bô ỉa phải được rửa sạch ngay sau khi trẻ ỉa, và rửa bằng xà phòng sau mỗi ngày.

6. Có một số sọt rác để ở các chỗ thuận tiện cho việc bỏ rác và giáo dục các cháu tập quán vứt rác (vỏ chuối, giấy gói kẹo, bánh…) vào sọt không vứt bừa bãi.

Điều 9. - Mỗi nhà hoặc nhóm giữ trẻ phải có thùng đựng phân bằng sắt có nắp đậy kín (hoặc bố xí) để đổ phân, nước tiểu của trẻ. Thường xuyên quét dọn hố xí mỗi ngày.

Điều 10. - Nhà bếp nấu thức ăn cho trẻ phải bảo đảm không có ruồi nhặng, xa các nơi ô uế như: hố xí, chuồng xúc vật,v.v… và thường xuyên quét dọn 2 lần một ngày.

Có thùng (có nắp đậy kín) để đổ thức ăn thừa, vỏ, lá rau, quả,v.v…

Chương 2:

CHĂM SÓC, VỆ SINH VÀ THEO DÕI SỨC KHỎE CỦA TRẺ

Điều 11. - Nhà trẻ chỉ nhận những trẻ dưới 3 tuổi và không mắc bệnh lao đang ở thời kỳ tiến triển.

Điều 12. - Khi đưa trẻ đến gửi (ngoài những quy định về thủ tục hành chính) các cha mẹ phải nộp cho người phụ trách nhà trẻ những giấy tờ cần thiết dưới đây:

1. Một giấy khám sức khỏe của Y, Bác sĩ được cấp không qúa 6 tháng và giấy chứng nhận chủng đậu.

2. Giấy ghi tên, họ, ngày tháng năm sinh và mức cân khi sinh của trẻ.

Điều 13. - Sau khi thu nhận trẻ, người phụ trách nhà trẻ phải cân, đo đứa trẻ, sau đó thường kỳ mỗi tháng phải cân, đo lại một lần.

Các số liệu: cân khi sinh, cân đo khi mới thu nhận vào nhà trẻ, và cân đo thường kỳ hàng tháng phải ghi vào sổ theo dõi sức khỏe.

Các trẻ cần được tìm phản ứng lao, tiêm ngừa lao hoặc uống thuốc phòng lao nếu xét cần. Những kết quả về phản ứng lao, và việc tiêm ngừa lao hoặc uống thuốc phòng lao đều phải ghi vào sổ theo dõi sức khỏe.

Tùy tình hình sức khỏe của mỗi trẻ, Y tế đơn vị cần có kế hoạch thường kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng khám bệnh một lần cho những trẻ xét thấy cần và ghi kết quả nhận xét vào sổ theo dõi sức khỏe.

Điều 14. - Trong nhà giữ trẻ cần phân nhóm các trẻ theo lứa tuổi riêng các trẻ theo lứa tuổi và cho mỗi nhóm ở một phòng (hoặc một khu vực của phòng) riêng:

- Nhóm trẻ còn nằm ngửa.

- Nhóm trẻ tập đi và bò.

- Nhóm trẻ đã biết đi.

Điều 15. - Trẻ bị sốt phải để ở nhà cách ly có người chăm sóc riêng hoặc ở nhà riêng với cha mẹ nếu chưa có nhà cách ly. Trường hợp trẻ bị sốt ngay ở nhà trẻ, cần cho trẻ vào nôi hoặc cũi dành riêng (nói ở điều 8, chương một). Nếu trẻ bị sốt nhiều, bảo mẫu phải báo ngay cho Y tế đơn vị và cha mẹ của trẻ biết để kịp thời đến chăm sóc.

Những trẻ mắc bệnh truyền nhiễm (sởi, quai bị, bại liệt…) đã khỏi, phải có giấy của Y tế đơn vị chứng nhận đã hết thời hạn lây bệnh mới được trở lại nhà trẻ.

Điều 16. - Mỗi trẻ phải có một sổ theo dõi sức khỏe làm theo mẫu thống nhất do Bộ Y tế ban hành (mẫu số kèm theo điều lệ này) (1). Sổ theo dõi sức khỏe do người do người phụ trách nhà trẻ giữ, khi trẻ hết tuổi ở nhà trẻ, các sổ này sẽ giao lại cho cha mẹ các cháu để nộp cho lớp mẫu giáo khi gửi trẻ vào lớp mẫu giáo.

Chương 3:

ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI BẢO MẪU

Điều 17. - Người bảo mẫu trước khi đến nhận nhiệm vụ phải có đủ điều kiện về tuổi, sức khỏe và trình độ nghiệp vụ dưới đây:

1. Tuổi: phải có ít nhất là 18 tuổi.

Người dưới 18 tuổi chưa đủ kinh nghiệm làm bảo mẫu.

2. Sức khỏe: Phải có giấy của Y, Bác sĩ chứng nhận không mắc bệnh lao, hủi được cấp không qúa 6 tháng.

3. Nghiệp vụ: Phải có giấy chứng nhận đã qua một lớp huấn luyện về bảo mẫu.

Điều 18. - Mỗi bảo mẫu có một sổ y bạ (sổ y bạ của mẫu làm theo mẫu y bạ của cán bộ, công nhân viên cơ quan). Hàng năm phải được khám sức khỏe chung một lần và soi điện phổi hai lần. Kết quả khám bệnh và soi điện phổi phải ghi vào sổ y bạ.

Điều 19. - Bảo mẫu khi ốm đau phải đi khám bệnh ngay. Nếu mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải nghỉ ngay. Khi khỏi bệnh phải có giấy chứng nhận của Y tế đơn vị chứng nhận hết thời hạn lây bệnh mới được trở lại chăm sóc trẻ.

Chương 4:

TIÊU CHUẨN CÁN BỘ Y TẾ PHỤ TRÁCH NHÀ TRẺ

Điều 20. - Để thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh bảo vệ sức khỏe cho trẻ được tốt và kịp thời phát hiện bệnh lây, săn sóc trẻ khi ốm đau, mỗi nhà trẻ cần có một số cán bộ y tế phục vụ theo tiêu chuẩn dưới đây:

1. Y tá: Ở những đơn vị (cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường) có số trẻ gửi ở nhà trẻ từ 100 đến 200 thì cần tuyển một y tá chuyên trách. Nếu số trẻ gửi ở nhà trẻ đông từ 200 trở lên thì trung bình 150 trẻ cần có một y tá chuyên trách.

Ở những đơn vị có số trẻ gửi ở nhà trẻ dưới 100 thì không cần có một y tá riêng chuyên trách. Tổ chức Y tế đơn vị có trách nhiệm phân công một y tá kiêm nhiệm phụ trách.

2. Y sĩ: Ở những nơi đơn vị có số trẻ gửi ở nhà trẻ từ 500 cháu trở lên thì cứ trung bình 500 cháu có một y sĩ chuyên trách.

Tất cả các y sĩ, y tá phục vụ ở nhà trẻ thuộc đơn vị nào phải chịu sự lãnh đạo của tổ chức y tế ở đơn vị đó.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC Y TẾ

Điều 21. - Các đơn vị (cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường) khi tổ chức nhà giữ trẻ cần báo cho tổ chức Y tế đơn vị biết để có kế hoạch lãnh đạo công tác bảo vệ sức khỏe các cháu.

Điều 22. - Các tổ chức Y tế đơn vị (cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường) có trách nhiệm lãnh đạo công tác vệ sinh phòng bệnh và chữa bệnh cho các cháu ở các nhà trẻ thuộc đơn vị mình. Hướng dẫn phương pháp nuôi dạy trẻ hợp vệ sinh cho các bảo mẫu (theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế).

Hàng tháng các tổ chức Y tế đơn vị có trách nhiệm báo cáo tình hình vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh và sức khỏe của các cháu lên cơ quan Y tế địa phương (Sở, Ty).

Điều 23. - Các cơ quan Y tế địa phương (Sở, Ty) có trách nhiệm lãnh đạo hướng dẫn và kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh cho các nhà trẻ ở các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường thuộc địa phương mình. Trong báo cáo chung hàng tháng, các cơ quan Y tế địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh và sức khỏe của các cháu về Bộ Y tế.

Chương 6:

ÁP DỤNG

Điều 24. - Bản điều lệ này áp dụng cho tất cả các nhà trẻ ở các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công, nông, lâm trường và các nhà giữ trẻ dân lập ở các khu phố, thị trấn, thị xã.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 946-BYT/PBCB ngày 12/11/1959 về điều lệ vệ sinh cho những nơi giữ trẻ ở các cơ quan, trường học, các công, nông, lâm trường, xí nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.471

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.195.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!