|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
89/2003/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
08/05/2003
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
89/2003/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ VAY VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỂ
ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU ĐÁNH BẮT VÀ TÀU DỊCH VỤ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 393/TTG NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 1997, QUYẾT ĐỊNH SỐ 159/1998/QĐ-TTG NGÀY 03
THÁNG 9 NĂM 1998 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2000/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2000 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (công văn số 3066/BC-BTS ngày 18 tháng
11 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Điều chỉnh mức lãi suất cho vay và thời hạn vay đối với
các tổ chức, cá nhân vay vốn cải hoán, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ từ
nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 1
Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm
2000 về việc sửa đổi lãi suất cho vay, thời hạn vay và trả nợ vay tín dụng của
Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu
đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ ban hành kèm theo Quyết định số
159/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Số dư nợ
đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 được áp dụng mức lãi suất 5,4%/năm.
2. Thời hạn
vay vốn không quá 12 năm, kể từ ngày rút vốn vay đầu tiên.
Điều 2.
Giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các Bộ,
ngành) đang quản lý các chủ đầu tư vay vốn đóng tàu từ nguồn vốn tín dụng ưu
đãi của Nhà nước chủ trì, phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Bộ Thuỷ sản tổ chức chỉ đạo xử lý nợ vay theo hướng:
1. Phân loại
các chủ đầu tư để có biện pháp xử lý cụ thể:
1.1 Đối với
các chủ đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đang trả được nợ theo hợp đồng
tín dụng, được mua lại con tàu đang sử dụng (nếu có nhu cầu) và phải trả ngay một
lần số nợ gốc còn lại cho tổ chức cho vay; hoặc nếu có nhu cầu vay thêm vốn thì
các tổ chức cho vay xem xét cho vay tiếp theo quy định hiện hành về cho vay
thương mại.
1.2. Đối với
các chủ đầu tư có khả năng trả được nợ, nhưng cố tình chây ỳ, không trả nợ thì không
gia hạn, giãn nợ. Nếu trong vòng 6 tháng, kể từ ngày kiểm tra, mà vẫn không trả
đủ nợ theo hợp đồng tín dụng thì chính quyền địa phương cùng với các cơ quan
liên quan phối hợp với tổ chức cho vay lập biên bản, thu hồi con tàu để bán đấu
giá thu hồi nợ.
1.3. Đối với
những chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích: kiểm tra, lập biên bản, kê biên
tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay này; chuyển số dư nợ sang khoản vay
thương mại và chuyển tài sản kê biên thành tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho
Nhà nước.
1.4. Đối với các chủ đầu tư sản
xuất kinh doanh thua lỗ, đời sống gặp khó khăn, hoặc để tàu nằm bờ không đi sản
xuất hoặc sản xuất cầm chừng:
a. Các chủ đầu
tư có tay nghề, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, nhưng do nguyên nhân
khách quan, hoặc thiếu vốn mà chưa trả được nợ đúng hạn thì xem xét cho gia hạn,
giãn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ, nhưng không được vượt quá thời hạn trả nợ vay
theo quy định tại điểm 2 Điều 1 của Quyết định này; hoặc nếu có phương án sản
xuất kinh doanh có hiệu quả thì các tổ chức cho vay xem xét cho vay tiếp theo
quy định hiện hành về cho vay thương mại để đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi.
Sau khi đã xử lý theo phương thức nêu trên, chủ đầu tư vẫn không trả được nợ
vay thì cho phép chuyển đổi chủ đầu tư.
b. Các chủ đầu
tư gặp rủi ro bất khả kháng: tàu bị đắm, bị mất tích do thiên tai, tàu bị nước
ngoài bắt giữ không trả... không có khả năng trả được nợ thì chủ đầu tư lập hồ
sơ (có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Bộ chủ quản) gửi tổ chức
cho vay để tổng hợp, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý chung.
c. Các chủ đầu
tư để tàu nằm bờ không đi sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng mà không có phương
án xử lý có hiệu quả thì xem xét từng trường hợp cụ thể để chuyển đổi chủ đầu
tư và nợ vay.
2. Về chuyển đổi chủ đầu tư và xử
lý nợ vay:
Đối với những chủ đầu tư sản xuất
kinh doanh thua lỗ, đời sống gặp khó khăn, hoặc để tàu nằm bờ không đi sản xuất
hoặc sản xuất cầm chừng hoặc cố tình chây ỳ không trả nợ thì Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với
các tổ chức cho vay để tổ chức thực hiện việc xử lý chuyển đổi chủ đầu tư, xử
lý nợ vay theo nguyên tắc sau:
2.1. Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án do địa phương quản lý), Bộ trưởng (đối
với dự án do Bộ quản lý) thành lập Hội đồng định giá để định giá lại con tàu
theo giá thị trường tại thời điểm định giá, đồng thời tổ chức bán đấu giá rộng
rãi con tàu, không phân biệt, hạn chế đối tượng mua, nhưng phải phù hợp với Quy
chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12
năm 1996 của Chính phủ; người mua không phải nộp tiền thuế chuyển quyền sở hữu
tài sản.
2.2. Trường
hợp người mua đấu giá trả tiền ngay, một lần đủ giá trị con tàu khi bán đấu
giá, thì không cần phải tuân theo các điều kiện mua tàu do tổ chức cho vay quy
định.
Nếu người mua không có khả năng
trả ngay một lần đủ giá trị con tàu khi bán đấu giá thì có thể được nhận nợ với
tổ chức cho vay với các điều kiện: phải trả ngay một lần tối thiểu bằng 50% giá
trị con tàu khi bán đấu giá; phải có đủ các điều kiện vay do tổ chức cho vay
quy định và có xác nhận của chính quyền địa phương.
2.3. Toàn bộ số tiền bán đấu giá
thu được phải trả ngay cho tổ chức cho vay sau khi đã trừ các khoản chi phí cho
việc bán đấu giá theo quy định. Số tiền chênh lệch giữa giá trị con tàu sau khi
bán đấu giá với số nợ phải trả (nợ gốc và lãi vay) được xử lý như sau:
a. Nếu số tiền bán đấu giá con
tàu lớn hơn số nợ phải trả, thì sau khi trả nợ và trừ các khoản chi phí cho việc
bán đấu giá tàu, số tiền còn lại chuyển trả cho chủ đầu tư cũ.
b. Nếu số tiền bán đấu giá con
tàu nhỏ hơn số nợ phải trả, thì chủ đầu tư cũ tiếp tục phải nhận nợ với tổ chức
cho vay khoản chênh lệch thiếu giữa số nợ phải trả (kể cả các khoản chi phí cho
việc bán đấu giá tàu) với giá trị con tàu sau khi bán đấu giá và phải trả trong
2 năm kể từ khi bán đấu giá xong con tàu. Trường hợp chủ đầu tư cũ không có khả
năng trả phần nợ này, thì tổ chức cho vay phối hợp với chính quyền địa phương
xem xét từng trường hợp cụ thể để tiến hành phát mại tài sản khác theo quy định
của pháp luật để thu hồi nợ vay (gốc và lãi). Trường hợp không có tài sản hoặc
giá trị tài sản thu được sau khi phát mại vẫn không đủ để trả nợ thì chủ đầu tư
phải lập hồ sơ (có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Bộ chủ quản) gửi
tổ chức cho vay để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Điều 3.
Tổ chức thực hiện:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Quỹ Hỗ trợ phát triển chỉ đạo các tổ chức cho vay quy định cụ thể thời hạn cho
vay đối với từng khoản nợ vay của từng đối tượng cụ thể và hướng dẫn cụ thể việc
chuyển đổi chủ tàu.
2. Các tổ
chức cho vay tổng hợp, thẩm tra và đề xuất biện pháp xử lý các khoản nợ không
có khả năng thu hồi báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét,
trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Thuỷ sản tăng cường công
tác khuyến ngư, đào tạo tay nghề cho ngư dân trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng
thuỷ sản; hướng dẫn địa phương xây dựng mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm theo hợp đồng; hướng dẫn cho ngư dân về ngư trường và nguồn lợi, đảm bảo sản
xuất có hiệu quả.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có
trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các tổ chức cho vay và các cơ quan liên quan trong
việc xử lý nợ: chỉ đạo việc phân loại các đối tượng vay vốn để có biện pháp xử
lý cho phù hợp, bảo đảm công bằng, hợp lý; tăng cường tuyên truyền giáo dục ngư
dân nâng cao ý thức nghĩa vụ của mình với các cam kết trong hợp đồng vay vốn;
kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa
vụ trả nợ Nhà nước.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 5.
Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thuỷ sản;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển và
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Quyết định 89/2003/QĐ-TTg về biện pháp xử lý nợ vay vốn đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ theo QĐ 393/TTg năm 1997, QĐ 159/1998/QĐ-TTg, QĐ 64/2000/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
89/2003/QD-TTg
|
Hanoi, May 8, 2003
|
DECISION ON SOME MEASURES TO HANDLE DEBTS INCURRED DUE
TO BORROWING DEVELOPMENT INVESTMENT CAPITAL FOR BUILDING OR MODIFYING OFF-SHORE
FISHING AND FISHING SERVICE SHIPS UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION NO.
393/TTG OF JUNE 9, 1997, DECISION NO. 159/1998/QD-TTG OF SEPTEMBER 3, 1998 AND
DECISION NO. 64/2000/QD-TTG OF JUNE 7, 2000 THE PRIME MINISTER Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Aquatic Resources (Official Dispatch No.
3066/BC-BTS of November 18, 2002), DECIDES: Article 1.- To adjust the lending interest rates and lending
terms for organizations and individuals that borrow capital from the State’s
preferential credit capital sources for modifying and/or building ships and
boats as well as procuring fishing gears, prescribed in Article 1 of Decision
No. 64/2000/QD-TTg of June 7, 2000 amending the lending interest rates and the
lending as well as credit debt repayment terms as stated in the Regulation on
management and use of credit capital for projects on building and/or modifying
off-shore fishing- and fishing service ships, issued together with the Prime
Minister’s Decision No. 159/1998/QD-TTg of September 3, 1998 as follows: 1. The interest rate of 5.4%/year shall apply to
debit balances till December 31, 2002. 2. The capital-borrowing term shall not exceed
12 years as from the date of first-time capital withdrawal. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. To classify investors in order to work out
specific handling measures: 1.1. The investors that are conducting
production and/or business with efficiency and able to repay their debts under
the credit contracts may re-buy the ships they are using (if they so wish) and
shall have to pay the remaining principals to the lending organizations in
lump-sum; if they wish to borrow more capital, the lending organizations shall
consider and provide them with new loans according to current regulations on
provision of commercial loans. 1.2. The investors that are able but reluctant
to repay their debts shall not be entitled to debt extension or re-scheduling.
If, within 6 months as from the inspection date, they still fail to fully repay
their debts under the credit contracts, the local administrations and concerned
agencies shall coordinate with the lending organizations in compiling minutes
and recovering the ships for auction in order to retrieve debts. 1.3. For investors that use borrowed capital for
wrong purposes: To inspect, compile minutes and inventory the assets formed
from this capital source for confiscation; to transfer these debt balances into
commercial loans and change the inventoried assets into assets mortgaged for
debt retrieval to the State. 1.4. For investors that have suffered from
losses and met with difficulties in their daily-life activities or not yet used
the ships for production or have used the ships for production not at the top
gear: a) For investors that are professionally
qualified and capable of organizing production and business activities, but
cannot repay their debts on time due to objective reasons or capital shortage,
they shall be considered for debt extension or re-scheduling, or re-setting of
debt-repayment terms which, however, must not exceed the debt-repayment
duration as prescribed at Point 2, Article 1 of this Decision; or if they have
efficient production and business plans, the lending organizations shall consider
and continue providing them with new loans under current regulations on
provision of commercial loans so as to ensure the retrieval of both principals
and interests. After applying the above-stated handling measures, if the
investors still fail to repay their debts, it shall be allowed to change
investors. b) The investors that have met with force
majeure risks: ship wreck, ship missing due to natural disasters, the capture
and unreturn of their ships by foreign countries…, thus being unable to repay
their debts, the investors shall compile dossiers (with the opinions of the
provincial-level People’s Committees or their managing ministries) and send
them to the lending organizations for the latter to sum up and propose general
handling measures to the Prime Minister. c) The investors that have not yet used the
ships for production or have used the ships not at the top gear and failed to
work out plans to efficiently deal with the situation shall be considered on a
case-by-case basis for change of investors and transfer of loans. 2. On the change of investors and handling of
debts: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2.1. The presidents of the provincial-level
People’s Committees (for projects managed by localities) and the ministers (for
projects managed by ministries) shall set up Councils to determine the ships’
prices according to market prices at the time of price determination, and at
the same time, organize the public auctions of the ships without any
discrimination or restriction on buyers, but must comply with the Regulation on
property auction, issued together with the Government’s Decree No. 86/CP of
December 19, 1996; the buyers shall not have to pay tax for the transfer of the
ownership right over the property. 2.2. In cases where the auction winners
immediately pay in lump-sum a money amount equal to the value of the ships upon
the auction, they shall not have to abide by conditions on ship purchase
prescribed by the lending organizations. If the buyers are unable to immediately pay in
lump-sum a money amount equal to the value of the ships upon the auction, they
may acknowledge such amount as debts owed to the lending organizations with the
following conditions: having to immediately pay at least 50% of the value of
the ships upon the auction, fully meeting all lending conditions prescribed by
the lending organizations and having certification of local administrations. 2.3. The whole proceeds from the auction must be
repaid immediately to the lending organizations after subtracting all expenses
for the auction as prescribed. The difference between the value of the ships
after the auction and the payable debts (both principal and interest) shall be
handled as follows: a) If the proceeds from the auction of the ships
are larger than the payable debts, after repaying debts and subtracting all
expenses for the ship auction, the remainder shall be returned to the former
investors. b) If the proceeds from the auction of the ships
are smaller than the payable debts, the former investors shall have to
acknowledge the negative difference between the ship value after the auction
and the payable debts as their debts owed to the lending organizations
(including expenses for the ship auction) and must repay these debts within 2
years after the ship auction is completed. In cases where the former investors
are unable to repay these debts, the lending organizations shall coordinate
with local administrations in considering them on a case-by-case basis so as to
auction other properties in order to retrieve debts (both principal and
interest) according to law provisions. In cases where they do not have any more
property or the proceeds from the auction of their properties are not enough to
repay these debts, the investors shall have to compile and send dossiers
thereof (with the opinions of the provincial-level Committees or the managing
ministries) to the lending organizations for the latter to sum up and submit
them to competent agencies for consideration and handling. Article 3.- Implementation organization 1. Vietnam State Bank and Development Assistance
Fund shall direct the lending organizations to specify the lending term for
each loan to each specific subject and provide detailed guidance on the change
of ship owners. 2. The lending organizations shall sum up,
verify and propose measures to handle irretrievable debts to the Finance
Ministry and Vietnam State Bank for consideration and submission to the Prime
Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. The Peoples Committees of the provinces shall
have to coordinate with, and support the lending organization and concerned
agencies in, handling debts: to direct the classification of capital-borrowing
subjects so as to work out proper handling measures, ensuring the equality and
rationality; to enhance the dissemination and education among fishermen in
order to raise their sense of fulfilling their commitments in the
capital-borrowing contracts; and strictly handle cases of shirking the
obligations of repaying debts to the State. Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its
publication in the Official Gazette. Article 5.- The ministers of Finance; Planning and
Investment; and Aquatic Resources, the Governor of Vietnam State Bank; the
general director of Development Assistance Fund and the presidents of the
provincial/municipal Peoples Committees shall have to implement this Decision. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Quyết định 89/2003/QĐ-TTg ngày 08/05/2003 về biện pháp xử lý nợ vay vốn đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ theo QĐ 393/TTg năm 1997, QĐ 159/1998/QĐ-TTg, QĐ 64/2000/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.949
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|