ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 1174/QĐ-UB-NC
|
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 04
năm 1994
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN
AN TOÀN VỀ LỰC THẮNG VÀ ĐỘ TRƯỢT NGANG CỦA XE Ô TÔ Ở THÀNH PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 30 tháng 06 năm 1989;
Căn cứ Quyết định số 176 ngày 09 tháng 12 năm 1989 của Liên Bộ Giao thông Vận
tải – Nội vụ;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an thành phố và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ
thuật thành phố tại tờ trình số 973/CV ngày 13 tháng 9 năm 1993;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này “Bảng Quy định tiêu chuẩn an toàn
về lực thắng và độ trượt ngang của xe ô tô tại thành phố”.
Điều 2.- Bảng quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.- Các đồng chí Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, thủ trưởng các
Sở, Ban, Ngành thành phố, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Viết Thanh
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỀ LỰC THẮNG VÀ
ĐỘ TRƯỢT NGANG CỦA XE Ô TÔ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số
1174/QĐ-UB-NC ngày 21- 04 - 1994 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 1.- Tất cả các loại xe ô tô ở thành phố Hồ Chí Minh khi đến đăng ký, kiểm
tra an toàn định kỳ để gia hạn lưu hành trên đường giao thông phải được kiểm
tra an toàn thiết bị xe theo quy định số 735/P3-C26 ngày 07-11-1991 của Cục
Cảnh sát giao thông trật tự. Riêng kiểm tra an toàn về lực thắng và độ trượt
ngang phải qua kiểm nghiệm bằng máy kiểm tra an toàn xe cơ giới.
Giá trị lực thắng chuẩn (viết tắt là Sc) là giới hạn thấp
nhất mà khi xe kiểm tra bằng máy đo đạt được để chấp nhận xe ô tô đạt yêu cầu
an toàn về thắng xe (thắng chân). Tổng giá trị lực thắng bao gồm lực thắng cầu
trước, cầu sau của xe. Chênh lệch lực thắng chuẩn trên bánh xe bàn trái và bán
phải không được quá 20%. Lực thắng tay đo riêng, tổng Sc không nhỏ hơn 1/3 tổng
Sc lực thắng chân. Giá trị lực thắng tính bằng Kilôgam.
Điều 2.- Lực thắng chuẩn đối với xe du lịch, xe chở khách:
2.1- Sc 1 = 400 Kg áp dụng cho các xe có tư trọng nhỏ như xe
Ladalat 3cVa7B, CiTreen2cVas, Datsun 100LB10, MazDa 1000, Austin 1000 và các xe
tương đương.
2.2- Sc 2 = 450 Kg áp dụng cho các xe du lịch như TOYOTA, PEUGOET, RENAUIT, MAZDA, DATSUN và các xe tương đương.
2.3- Sc 3 = [480 – 30 Kg áp
dụng cho xe có tư trọng nhỏ hơn 800Kg].
Bao gồm các xe du lịch mới nhập vào Việt Nam từ năm 1978 đến nay.
2.4- Sc 4 = 600Kg áp dụng cho xe du lịch 7 – 9 chỗ Model cũ
VO1 Kswagen Microbus và các xe tương đương.
2.5- Sc 5 = 700Kg áp dụng cho xe du lịch 7 đến 9 chỗ gồm
TOYOTA YR26, NISSAN VENTATLE và các xe tương đương.
2.6- Sc 6 = 800Kg áp dụng cho xe khách nhỏ từ 12 đến 15 chỗ
ngồi đời mới bao gồm ISUZU, TOYOTA, BESTA, NISSAN… và các xe tương đương.
2.7- Sc 7 = 900Kg áp dụng cho xe khách từ 16 đến 25 chỗ ngồi
gồm xe Ford, Chavrelet, Desoto và các xe tương đương.
2.8- Sc 8 = 1500Kg áp dụng cho xe khách từ 26 đến 35 chỗ
ngồi bao gồm xe Toyota, Coaster, Paz 672, Nissan, Mitsubishi Rosa và các xe
tương đương.
2.9- Sc 9 = 3000Kg áp dụng cho các xe ô tô khách lớn thuộc
Model cũ gồm các xe Desoto 600, Fargo, Ford, Inter 1700 và các xe tương đương.
2.10- Sc10 = 4000Kg áp dụng cho các xe khách lớn thuộc Model
mới bao gồm các xe Mitsubishi Mr410, Isuzu Bu05, Nissan Ur.105. Hinere 100 và
các xe tương đương.
Điều 3.- Lực thắng chuẩn đối với các loại ô tô tải:
3.1- Sc 11 = 350Kg áp dụng cho những xe có tư trọng lượng
nhỏ hơn 500Kg (Sc 11 – 20 = 350 Kg đới với xe = 500Kg).
3.2- Sc 12 = 500 – 50Kg áp dụng cho những xe tải có tư
trọng lượng 500Kg đến 750Kg
3.3- Sc 13 = 700Kg áp dụng cho ô tô tải Model cũ và mới hoặc
tương đương gồm các xe Peugoet, 403, Isuzu.kb, Toyota –Hilux LN40…
3.4- Sc 14 = 900Kg áp dụng cho xe tải từ 1000Kg đến dưới
2000 Kg. Gồm các xe Toyota pk 41, Chevrelet C10, Ford Spertmam 300 và xe tải
loại tương đương.
3.5- Sc 15 = 1200Kg áp dụng cho xe tải có tải trọng từ 2000
đến 3000Kg. Bao gồm các xe Mitsubishife 100B, Isuzu Tld54, Toyota dyna, Bu20 và
các xe tương đương.
3.6- Sc 16 = 2000Kg áp dụng cho xe ô tô tải trung 3000Kg đến
5000Kg. Bao gồm các xe Hino Rangre.KL 545, Isuzu sbr422 và các xe tương đương.
3.7- Sc17 = 2600Kg áp dụng cho ô tô tải nặng 5000Kg đến
6000Kg. Bao gồm các xe Ifa W50L, Star 200, Isuzu jcr 500, Fuso ft 111 V và các
xe tương đương.
3.8- Sc 18 = 3000Kg áp dụng cho ô tô tải nặng model cũ. Bao
gồm các xe Inter 1700d, Dedge 600, Fargo 600, Desoto 600 và các xe tương đương.
3.9- Sc 19 = 4000Kg áp dụng cho ô tô tải nặng 3 cầu trọng
tải từ 10.000Kg trở lên. Bao gồm xe Model cũ, mới và các xe Kamas – 53212,
Isuzu.Spg720, Hinetc 363, Inter, 2050, reo II hoặc các xe tương đương.
Điều 4.- Độ chuẩn trượt ngang đảm bảo an toàn trong giới hạn tối đa của thiết
bị là 5m/Km áp dụng cho tất cả các loại xe: từ 0 đến 3mét/Km là tốt; từ 3 đến
5m/Km là tạm chấp nhận đạt.
Điều 5.- Quy định này và các tiêu chuẩn kỹ thuật trên phải được thông báo công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và chủ xe ô tô được phổ biến
trước khi đưa xe vào kiểm tra bằng máy. Tại nhà kiểm tra xe có bảng tiêu chuẩn an
toàn về lực thắng và độ trượt ngang xe ô tô để tiện cho việc thực hiện.
Điều 6.- Căn cứ quy định này Giám đốc Công an thành phố, Sở Giao thông công
chánh có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng để hướng dẫn và tổ chức
thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Những phát sinh trong thực tế,
Giám đốc Công an có trách nhiệm đề xuất điều chỉnh những điều khoản, tiêu chuẩn
trong quy định này để Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ