ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
59/BC-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2009
|
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ,
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁNG 5, 5 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CÁC CÔNG TÁC
TRỌNG TÂM THÁNG 6 NĂM 2009.
I.- HOẠT ĐỘNG
CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:
1. Các phiên họp,
Hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố:
Trong tháng, Ủy ban nhân dân
thành phố đã dự Hội nghị giao ban trực tuyến với Chính phủ về “Xây dựng và kiên
cố hóa Bệnh viện huyện bằng trái phiếu Chính phủ”, “Xây dựng và kiên cố hóa trường,
lớp học và nhà công vụ cho giáo viên bằng vốn trái phiếu Chính phủ”; về hoạt động
điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Dự Hội nghị triển khai các giải
pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn; Hội thảo về
phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố; làm việc với đoàn công
tác của Ngân hàng Thế giới đánh giá dự án Vệ sinh môi trường thành phố, lưu vực
Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW
ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Ủy ban nhân dân thành phố cũng
đã nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố tháng 5, 5
tháng đầu năm và các công tác trọng tâm tháng 6 năm 2009; cho ý kiến về việc áp
dụng hình thức thi công ứng vốn để triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
cấp bách của thành phố trong năm 2009; nghe báo cáo đề án Quy hoạch sản xuất
nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; về việc
thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và nhiệm
vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu làng nghề cá cảnh, hoa lan, cây
kiểng tại xã Trung An, huyện Củ Chi; phương án đầu tư dự án Khu liên hợp Thể dục
thể thao Rạch Chiếc; về tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng khu đô thị mới
Thủ Thiêm; tình hình thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1; dự
án xây dựng đường trên cao số 2 và số 4; nghe báo cáo đề án sắp xếp các đơn vị
nghệ thuật công lập.
2. Công tác ban
hành các văn bản:
Trong tháng 5, Ủy ban nhân dân
thành phố đã ban hành 04 Quyết định quy phạm pháp luật, 05 Chỉ thị; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố đã ban hành 231 Quyết định cá biệt, 226 Công văn, 14 Báo
cáo. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 779 Công văn, 78 Thông báo
truyền đạt kết luận chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong đó, có những văn bản quan trọng như:
- Chỉ thị số 06/2009/CT-UBND
ngày 06 tháng 5 năm 2009 về phát động phong trào thi đua yêu nước lập thành tích
kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009-2010;
- Chỉ thị số 07/2009/CT-UBND
ngày 06 tháng 5 năm 2009 về đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A
(H1N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Chỉ thị số 08/2009/CT-UBND
ngày 09 tháng 5 năm 2009 về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn thành phố;
- Chỉ thị số 09/2009/CT-UBND
ngày 09 tháng 5 năm 2009 về tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học
2008-2009 và công tác tuyển sinh năm 2009-2010 trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh;
- Chỉ thị số 10/2009/CT-UBND
ngày 18 tháng 5 năm 2009 về tăng cường quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 5 năm 2009 ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 5 năm 2009 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết hồ
sơ công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng
đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND
ngày 19 tháng 5 năm 2009 về cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba,
bốn bánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên các quốc lộ thuộc địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh;
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành
phố cũng đã phê duyệt danh mục dự án đầu tư trong nước thuộc Chương trình kích
cầu thông qua đầu tư trên địa bàn thành phố (đợt 1/2009); duyệt đơn giá đất
nông nghiệp xen kẽ khu dân cư để tính bồi thường trong dự án đầu tư xây dựng đường
cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây trên địa bàn quận 9; ban
hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 23 tháng 10 năm
2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy chữa
cháy và cứu hộ - cứu nạn trên địa bàn thành phố.
II.- TÌNH
HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 5, 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 :
1. Kinh tế:
1.1. Các ngành dịch vụ:
a) Thương mại:
Trước tình hình suy giảm kinh tế,
để thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng trong dân cư, thành phố đã chỉ đạo
các sở - ngành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước,
trong đó chú trọng các thị trường nông thôn, Campuchia, Lào…; tổ chức 17 chương
trình hội chợ, triển lãm thu hút hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn tham gia;
khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức những đợt bán hàng khuyến mãi phục vụ
công nhân lao động, sinh viên, nông dân… Do vậy, tổng mức hàng hóa bán lẻ và
doanh thu dịch vụ tháng 5 ước đạt 20.752 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước
và tăng 17,3% so với cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng
mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 103.270 tỷ đồng, tăng 17,8%
(cùng kỳ tăng 39,8%). Trong đó, ngành nhà hàng tăng trưởng mạnh 21,2% (cùng kỳ
tăng 19,9%). Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tăng 5,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của các tháng trước
(quý I/2009 tăng 3,8%; 4 tháng đầu năm tăng 4,4%)
Khu vực kinh tế nhà nước ước đạt
16.319 tỷ đồng trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tăng 1,4% so với
cùng kỳ (cùng kỳ tăng 39,8%). Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 82.975 tỷ đồng,
tăng 22,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 29,9%); kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài ước đạt 3.976 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 29,2%).
b) Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá tháng 5 ước đạt 1,47 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước và giảm 32,7% so
với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 16,5%). Nếu không tính giá trị dầu thô, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 957,4 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng
trước và giảm 17,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,6%).
Năm tháng đầu năm, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 7,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 27,8%) chủ yếu là do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và
giá dầu thô xuất khẩu giảm, ngoài ra còn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán
phá giá của các nước. Nếu không tính giá trị dầu thô, tổng kim ngạch xuất
khẩu ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 16,4%).
Đáng lưu ý mặt hàng gạo trong thời gian qua vẫn duy trì tăng trưởng đạt 717,6
triệu USD, tăng 70,6% .
Kim ngạch nhập khẩu tháng 5
ước thực hiện 1,11 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 49,6% so
với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 27,4%). Năm tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu
ước đạt 5,86 tỷ USD, giảm 39,2% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 21,9%).
c) Du lịch :
Các doanh nghiệp lữ hành trong
nước đã chú ý khai thác các tuyến du lịch nội địa, áp dụng nhiều chương trình
khuyến mãi, giảm giá tour, giá phòng khách sạn, xây dựng tuyến tham quan du lịch
mới, nhất là vào dịp cao điểm 30/4 - 1/5… đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của
người dân thành phố trong thời điểm khó khăn hiện nay. Do vậy, Trong tháng 5, mặc
dù tổng lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 190 ngàn lượt khách, giảm 10%
so với cùng kỳ; nhưng doanh thu du lịch trong tháng ước đạt 2.900 tỷ đồng, tăng
10% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đến
thành phố 1,18 triệu lượt khách, đạt 39% kế hoạch năm, giảm 9% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu toàn ngành 5 tháng đầu năm là 13.475 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch,
tăng 12% so cùng kỳ.
Uớc tính có 40.000 lượt khách
thành phố và các tỉnh lân cận đi nước ngoài qua cửa khẩu sân bay Tân
Sơn Nhất để du lịch, thương mại, thăm thân.. tương đương cùng kỳ năm
2008. Các nơi được du khách Việt Nam chọn đến nhiều nhất là: Singapore,
Malaysia, Trung Quốc (bao gồm HongKong), Hàn Quốc, Campuchia…
d) Vận tải:
Doanh thu vận tải tháng 5 ước đạt
1.960,1 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ. Trong
đó, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.303,5 tỷ đồng, tăng 3,4% so tháng trước,
giảm 5,3% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 656,6 tỷ đồng,
tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 31,1% so với cùng kỳ. Hàng hoá thông qua cảng
ước đạt 5,3605 triệu tấn, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ,
về doanh thu ước đạt 370,2 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 6,9%
so với cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm, do
các doanh nghiệp vận tải áp dụng các biện pháp cạnh tranh, giảm chi phí, nên mặc
dù lượng hàng hóa qua cảng tăng, lượng vận chuyển hành khách tăng nhưng doanh
thu ngành vận tải ước đạt 9.489,7 tỷ đồng, giảm 0,5% so với cùng kỳ. Trong đó,
doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 6.204,2 tỷ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ;
doanh thu vận tải hành khách ước đạt 3.285,5 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ.
Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng ước đạt 24,6772 triệu tấn, tăng 1,3% với
cùng kỳ, doanh thu ước đạt 1.726,5 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ.
đ) Tín dụng - ngân hàng và thị
trường chứng khoán:
+ Tín dụng - ngân hàng:
Vốn huy động ước đạt 647.267 tỷ
đồng, tăng 25,1% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 27% tổng vốn huy
động, tăng 33,4% so cùng kỳ. Vốn huy động VND tăng 22,2% so cùng kỳ, trong đó
tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu ước đạt 335.284 tỷ đồng, tăng 32,2% so cùng kỳ,
chiếm 51,8% tổng vốn huy động.
Tổng dư nợ tín dụng ước đạt
542.954 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt
141.168 tỷ đồng, tăng 0,1% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 15,5% so
cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng 24,7% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn
hạn tăng 11,2% so cùng kỳ.
Việc triển khai chương trình
kích cầu thông qua đầu tư của Chính phủ và thành phố đã mang lại hiệu quả bước
đầu, có tác động tích cực, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn thách thức hiện
nay. Thành phố đã triển khai kịp thời các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
hỗ trợ lãi vay cho các dự án thuộc chương trình kích cầu của Chính phủ; đã chỉ
đạo các sở - ngành, quận - huyện tuyên truyền, giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó
khăn và hướng dẫn thủ tục vay vốn… đến thời điểm 27/05/2009, tổng dư nợ cho vay
cấp bù lãi suất trên địa bàn đạt: 62.310 tỷ đồng, tổng số tiền lãi luỹ kế đã hỗ
trợ lãi suất cho khách hàng đạt: 292 tỷ đồng. Mặt khác, thành phố đã chủ động
triển khai thực hiện Chương trình kích cầu thông qua đầu tư trên địa bàn thành
phố theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2009, đến nay đã có
16 dự án được xem xét, quyết định cho vay với tổng vốn đầu tư là 2.892 tỷ đồng,
tổng số vốn được hỗ trợ lãi vay 1.092,2 tỷ đồng. Trong đó: lĩnh vực công nghiệp
có 08 dự án (tổng vốn đầu tư 1.558 tỷ đồng; phần vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay
là 600 tỷ đồng); lĩnh vực nhà ở: 01 dự án (tổng vốn đầu tư 78 tỷ đồng, phần vốn
đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 58 tỷ đồng); lĩnh vực giáo dục đào tạo 04 dự án
(tổng vốn đầu tư 1.049 tỷ đồng, phần vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 294 tỷ đồng);
lĩnh vực y tế 03 dự án (tổng vốn đầu tư 205 tỷ đồng, phần vốn đầu tư được hỗ trợ
lãi vay là 138 tỷ đồng). Đến nay, các dự án trên đã và đang ký hợp đồng tín dụng
với các tổ chức tín dụng để từng bước giải ngân thực hiện theo đúng tiến độ mà
chủ đầu tư đã cam kết trong dự án.
+ Thị trường chứng khoán:
Tổng giá trị niêm yết toàn thị
trường ước đạt 131.110 tỷ đồng tăng 2,9% so với đầu năm. Kết quả giao dịch của
18 ngày đầu tháng đạt 510,2 triệu chứng khoán, giảm 2,3% so với cùng kỳ tháng
trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 1.970,7 triệu chứng khoán, gấp 2 lần so cùng
kỳ năm 2008. Tình hình thị trường chứng khoán trong tháng đã có nhiều chuyển biến
thuận lợi, theo hướng hồi phục và phát triển sau thời gian dài ở mức thấp. Tính
đến ngày 25/5 chỉ số Vn-Index đạt 421,75 điểm.
e) Chỉ số giá tiêu dùng:
Trong tháng, thành phố đã triển
khai nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng nên sức mua trên địa bàn
có dấu hiệu tăng trưởng, hàng hóa dồi dào, phong phú; giá cả hàng hóa trên thị
trường tăng nhẹ do tăng giá điện, giá xăng dầu, giá nhiều loại nguyên vật liệu
trên thế giới tăng và giá hàng nhập khẩu cũng tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng; tuy
nhiên, giá cả hàng hóa tại các trung tâm thương mại, siêu thị vẫn ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng
5 tăng 0,63% so tháng trước và tăng 6,39% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng
21,16%). Với việc tăng giá mặt hàng xăng dầu, tốc độ tăng giá tháng 5 có chiều
hướng tăng so với tháng 4 (tháng 4 tăng 0,49%), nhưng nhìn chung vẫn thấp so với
cùng kỳ.
So với tháng 12 năm 2008, chỉ số
giá tiêu dùng tăng 2,52% (cùng kỳ tăng 13,78%). Các mặt hàng có chỉ số giá tăng
cao nhất so với tháng 4/2009 là giao thông, bưu chính viễn thông tăng 2,08%;
nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,37%; thiết bị và đồ
dùng gia đình tăng 1,17%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,34%; nhóm mặt hàng
có chỉ số giá giảm là văn hóa, thể thao và du lịch giảm 0,14%. Giá vàng trong
tháng biến động tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 13,18% so với cùng kỳ. Chỉ
số tỷ giá USD tăng 1,96% so với tháng trước và tăng 12,19% so với cùng kỳ.
1.2. Công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tháng 5 ước đạt 35.262 tỷ đồng, tăng 2,5% so với tháng trước và
tăng 5,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,9%).
Giá trị sản xuất công nghiệp 5
tháng ước đạt 163.968 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,7%),
trong đó công nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,2%, công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 5,8%, công nghiệp nhà nước giảm 11,7% do thị trường tiêu thụ bị thu
hẹp cả trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp bắt đầu
tăng lên so với quý I và 4 tháng đầu năm 2009 (quý I tăng 1,9%, 4 tháng đầu năm
tăng 2,9%). Ngoài ra có một số ngành giảm mạnh như sản xuất kim loại giảm
16,3%; cơ khí chế tạo giảm 9,7%; sản xuất cao su, plastic giảm 5,7%.
1.3. Nông nghiệp:
- Vụ Đông Xuân: diện tích gieo
trồng 11.946 ha, giảm 4,4% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do diện tích
các cây trồng chủ yếu giảm như: lúa giảm 7,9%, đậu phộng giảm 19,4%, rau giảm
5,9%... Tuy nhiên diện tích gieo trồng bắp tăng 63,3% so với cùng kỳ nên sản lượng
bắp tăng 65,3%.
- Vụ Hè Thu: tổng diện tích sạ cấy
lúa 5.363 ha, tăng 83% so với cùng kỳ; diện tích rau đạt 1.413 ha, giảm 6,5%; đậu
phộng giảm 59,7%; có khoảng 139 ha lúa hè thu bị nhiễm rầy nâu với mật độ rất
thấp (200-300con/m²).
Tổng sản lượng thủy sản trong
tháng 5 ước đạt 1.857 tấn, tăng 19% so với tháng trước, bằng 59,7% cùng kỳ;
trong đó sản lượng đánh bắt đạt 1.315 tấn, tăng 18% so với tháng trước và
giảm 3% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 542 tấn, tăng 21,5% so với
tháng trước, giảm 69,1% so cùng kỳ; sản lượng tôm đạt 440 tấn, tăng 30,2% so với
tháng trước và tăng 49,7% so với cùng kỳ.
Thành phố tiếp tục tăng cường
công tác kiểm tra, xử lý các điểm mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm
trái phép; kiểm tra, giám sát giá cả thị trường, tránh những trường hợp đầu cơ,
tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh, gây biến động giá cả thực phẩm thiết
yếu cung cấp cho người dân; thông báo thường xuyên và kịp thời cho nhân dân
tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện tốt vệ sinh môi
trường, diệt khuẩn, phòng ngừa không để dịch bệnh lây lan…
2. Vốn đầu tư
phát triển:
a) Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn trên địa bàn 5 tháng ước đạt 23.528,3 tỷ đồng, tăng 14,8% so với
cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,1%), đạt 21,7% so với kế hoạch; tốc độ này có xu hướng
tăng cao dần so với quý I và tháng 4 năm 2009. Thành phố đã tập trung huy động
vốn từ nhiều nguồn cho các dự án đầu tư trọng điểm như tuyến đường Tân Sơn Nhất
- Bình Lợi, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước; các dự án đầu
tư xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà lưu trú cho công nhân, nhà ở xã hội… chỉ đạo
quyết liệt các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao
thông trọng điểm, các công trình thoát nước, chống ngập…; đã đưa vào sử dụng cầu
Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu Chữ Y, cầu Calmet, hợp long cầu Phú Mỹ, khởi
công dự án cảng Sài Gòn - Hiệp Phước…; bố trí 2.546,8 tỷ đồng cho các dự án
chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2009 để phát huy hiệu quả của dự án, hạn chế
khởi công các dự án mới. Đến nay đã giải ngân được 3.745,9 tỷ đồng, đạt 51,9%
so với dự toán giao đầu năm 2009.
b) Đầu tư trong nước:
Tính đến ngày 20/5/2009 đã có
8.935 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 31.468,79 tỷ đồng
(2.392 Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 582 doanh nghiệp tư nhân,
1.195 công ty cổ phần và 4.766 công ty Trách nhiệm hữu hạn). So với cùng kỳ
tăng 10% về số lượng doanh nghiệp và giảm 53% về vốn đăng ký. Ngoài ra có
13.826 doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với tổng vốn bổ
sung là 31.272,85 tỷ đồng. Tổng vốn đăng ký mới và bổ sung 5 tháng đầu năm 2009
là 62.741,64 tỷ đồng, giảm 48,36% so cùng kỳ.
c) Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (FDI):
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư
nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, nhưng thành phố vẫn được xếp thứ hai so với
các địa phương trong cả nước (sau Bà Rịa - Vũng Tàu). Tính đến ngày 20/05/2009
có 134 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn 682 triệu USD giảm 25,14% về số
dự án và giảm 70,5% về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Ngoài ra có 39 dự án tăng vốn
với số vốn điều chỉnh tăng 87,87 triệu USD, giảm 13,02% về vốn đầu tư so cùng kỳ.
Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 769,55 triệu USD, giảm 68,09% về vốn
đầu tư so với cùng kỳ.
d) Viện trợ phát triển (ODA):
Có 03 dự án đã hoàn thành đang
theo dõi trả nợ; 17 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư
50.125,6 tỷ đồng (trong đó vốn ODA 38.144,2 tỷ đồng) ; nhiều dự án thành
phần đã hoàn thành, đang được Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ vốn để tiếp tục
triển khai. Trong 5 tháng đầu năm 2009, đã giải ngân 1.811,575 tỷ đồng; trong
đó vốn ODA 1.748,109 tỷ đồng, đạt 87,4% kế hoạch năm; vốn đối ứng 63,466 tỷ đồng,
đạt 48,1% kế hoạch vốn đã giao.
3. Thu - chi
ngân sách:
a) Tổng thu ngân sách trên địa
bàn 5 tháng ước thực hiện 51.785,8 tỷ đồng, đạt 42,1% dự toán, giảm 5% so cùng
kỳ. Trong đó, thu nội địa 29.286,3 tỷ đồng, đạt 46,4% dự toán, giảm 2,9%; thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu 18.050 tỷ đồng, đạt 38,8% dự toán, giảm 14,1%; thu từ
dầu thô 4.062,4 tỷ đồng, đạt 32% dự toán, tăng 39,2% so cùng kỳ.
b) Tổng chi ngân sách địa phương
5 tháng ước thực hiện 14.248,1 đồng, đạt 65,1% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ. Nếu
không tính phần tạm ứng, ghi thu ghi chi, tổng chi ước đạt 7.997,5 tỷ đồng đạt
36,5% dự toán, tăng 19,9%. Trong đó, chi đầu tư phát triển 3.745,9 tỷ đồng, đạt
51,9% dự toán, tăng 16,3% so cùng kỳ; chi thường xuyên 4.251,6 tỷ đồng, đạt
34,1% dự toán, tăng 23,2%.
Nhìn chung, công tác thu ngân
sách của thành phố trong 5 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ do thực hiện chính
sách miễn, giảm, giãn thuế của trung ương nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mặt
khác hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều khó khăn do
tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; trong khi đó, nhu cầu chi đầu tư
phát triển và bảo đảm an sinh xã hội lại tăng lên.
4. Văn hóa - xã
hội:
a) Văn hóa, thể dục thể thao:
Trong tháng 5, thành phố đã tổ
chức trọng thể lễ mít tinh kỷ niệm 34 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2009), 123 năm Ngày Quốc tế Lao động
(1/51886 - 1/5/2009); 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -
7/5/2009); kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -
19/5/2009) và tổ chức biểu dương 127 tập thể, 143 cá nhân tiêu biểu trong thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã tặng
bằng khen cho 12 tập thể và 36 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong thực
hiện cuộc vận động.
Trong tháng, thành phố cũng đã tổ
chức một số hoạt động khác như: chương trình cầu truyền hình với chủ đề “Đường
Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh”; triển lãm ảnh với chủ đề “50 năm Đường Trường
Sơn - Đường chiến thắng”; tổ chức “Ngày trồng cây nhớ Bác”; chương trình biểu
diễn nghệ thuật với chủ đề “Tiếng hát thành phố mang tên người”; tổ chức “Ngày
Hội Thiếu nhi thành phố làm theo lời Bác”; Triển lãm ảnh về cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; chương trình đi bộ đồng
hành chào mừng 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; triển khai tổ chức
“Tháng hành động vì trẻ em”; tổ chức tuyên truyền, mít tinh, treo băng-rôn, khẩu
hiệu vận động nhân dân không hút thuốc lá/thuốc lào nhằm hưởng ứng Tuần lễ quốc
gia không thuốc lá.
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức
các họat động: Giải Muay quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I-2009; Giải
bóng đá trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng…; tập trung triển khai công tác
chuẩn bị tổ chức Asean Indoor Games III.
b) Y tế và vệ sinh an toàn thực
phẩm:
Tình hình dịch sốt xuất huyết đã
ở mức cao, có 670 ca, tăng 44,1% so với cùng kỳ, trong đó có 1 ca tử vong; 313
ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 6,8% so với cùng kỳ; 286 ca mắc bệnh tiêu chảy,
trong đó có 234 ca tại Trường trung cấp cảnh sát nhân dân, phường Long Thạnh Mỹ,
quận 9. Ngành y tế đã tăng cường giám sát các khu vực có nhiễm bệnh, kiểm tra
các cơ sở dịch vụ ăn uống.
Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 6
vụ ngộ độc thực phẩm, giảm 25% so với cùng kỳ, với 239 người bị ngộ độc thực phẩm
và giảm 63,3% so cùng kỳ. Thành phố đã chỉ đạo các quận huyện kiểm tra tình
hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở, kiên quyết xử lý các trường hợp
vi phạm.
Hiện trên địa bàn thành phố chưa
phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) xảy ra trên người. Ủy ban nhân
dân thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động triển khai
các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát và phát hiện sớm các bệnh nhân nghi
ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; huấn luyện chuyên môn cho các nhân viên y tế và
thành lập các đội chống dịch cơ động, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xảy
ra nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh gây tâm lý hoang mang cho người dân
thành phố; ngoài ra, còn chủ động trong việc phòng chống sốt xuất huyết, ngăn
chặn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh tay chân miệng và các dịch
bệnh khác trong trong mùa mưa sắp tới.
c) Giải quyết việc làm và thực
hiện các chính sách xã hội: trong tháng, đã giới thiệu việc làm cho gần 19.000
lao động, trong đó lao động có việc làm ổn định là 15.200 người. Tổng số lao động
được giải quyết việc làm từ đầu năm đến nay là 105.900 người, đạt 39,2% kế hoạch
năm; trong đó số chỗ làm mới được tạo ra là 36.100 người, đạt 30,1% kế hoạch.
Tính đến ngày 21 tháng 5 năm
2009, trên địa bàn thành phố có 21.844 người lao động bị mất việc làm và 16.929
người thiếu việc làm ở 192 doanh nghiệp (126 doanh nghiệp trong nước; 66 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); tập trung vào các ngành nghề: dệt-may-da giầy
(88 doanh nghiệp - 12.539 lao động mất việc - 5.450 lao động thiếu việc); sản
xuất hàng tiêu dùng (23 doanh nghiệp - 2.988 lao động mất việc - 1.628 lao động
thiếu việc); điện - điện tử (7 doanh nghiệp - 2.369 lao động mất việc - 8.656
lao động thiếu việc); chế biến gỗ (8 doanh nghiệp - 712 lao động mất việc - 137
lao động thiếu việc); Cơ khí (12 doanh nghiệp - 639 lao động mất việc - 283 lao
động thiếu việc); thương mại dịch vụ (26 doanh nghiệp - 568 lao động mất việc -
74 lao động thiếu việc)… đã giới thiệu việc làm mới cho 17.260/21.844 lao động
bị mất việc (chiếm 79%), số lao động còn lại chưa có việc làm thuộc đối tượng lớn
tuổi, không có tay nghề, ốm đau, thai sản, tự tìm việc làm mới hoặc đã về lại
quê quán trong dịp Tết Nguyên Đán.
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ
đạo triển khai thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong
doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, đến nay đã có 04 doanh nghiệp đến
nộp phương án sắp xếp lao động để vay vốn; trong đó có 02 doanh nghiệp đã được
xác nhận phương án sắp xếp, đang hoàn tất thủ tục để giải ngân, 01doanh nghiệp
không đủ điều kiện, 01 doanh nghiệp đang hoàn chỉnh phương án sắp xếp lao động.
Ngoài ra, thực hiện chính sách
an sinh xã hội, thành phố đã duyệt cấp 34.944 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng
bảo trợ xã hội tại cộng đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 191.476 người nghèo; thực
hiện chính sách miễn 100% tiền học phí và cơ sở vật chất cho học sinh thuộc diện
hộ nghèo và hộ cận nghèo; thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người
nghèo đang sử dụng loại phương tiện xe ba, bốn bánh tự chế …
d) Tình hình triển khai Kế hoạch
“Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”:
Trong tháng, thành phố đã chỉ đạo
tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng 15 tuyến đường điểm cấp thành
phố; có kế hoạch hành động cụ thể, quyết tâm giữ vững kết quả đạt được về xử lý
rác thải, hàng rong, không buôn bán lấn chiếm vỉa hè, không đậu xe bừa bãi,
tăng cường xử phạt vi phạm hành chính về văn minh đô thị; tập trung tuyên truyền,
vận động nhân dân cùng đồng tình, hưởng ứng và cam kết thực hiện, tạo bước chuyển
biến tích cực, mang lại kết quả thực chất và đồng bộ trong triển khai thực hiện;
lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”; đồng thời chỉ đạo các quận - huyện, sở - ngành liên quan chuẩn bị công
tác sơ kết tháng triển khai Tiêu chí xây dựng tuyến đường văn minh đô thị cấp
thành phố theo Quyết định số 1620/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố; chuẩn
bị công tác sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng tiếp tục thực hiện năm văn
minh đô thị trong 6 tháng cuối năm 2009.
e) Tình hình trật tự - an toàn
xã hội:
- Vi phạm kinh tế: đã phát hiện,
xử lý 31 vụ vi phạm kinh tế trong đó chủ yếu là kinh doanh, vận chuyển hàng ngoại
không có hóa đơn chứng từ (23 vụ); kinh doanh trái phép và trốn thuế (03 vụ);
buôn bán hàng cấm (01 vụ); buôn bán và sản xuất hàng giả (04 vụ); Thu giữ hàng
hóa trị giá trên 850,5 triệu đồng.
- Tội phạm hình sự: đã xảy ra
547 vụ phạm pháp hình sự, giảm 43 vụ (-7,3%) so với cùng kỳ, làm chết 2 người,
bị thương 49 người và thiệt hại tài sản trị giá trên 6,7 tỷ đồng. Đã điều tra
khám phá 314 vụ phạm pháp hình sự, bắt 436 tên (đạt 57,4%), triệt phá 75 băng
nhóm với 197 tên.
- Tội phạm ma túy: đã khám phá
97 vụ buôn bán, tàng trữ chất ma túy; 20 vụ sử dụng trái phép chất ma túy.
Thu giữ 1.173,9 gram, 140 tép heroin; 1.571,5 gram ma túy tổng hợp, 6.684 viên
thuốc lắc, 0,78 gram cần sa; 2 roi điện, 7 cân tiểu ly, 88 xe gắn máy, 122 điện
thoại di động, trên 158,6 triệu đồng và một số dụng cụ, phương tiện khác. Đã khởi
tố 87 vụ với 160 tên, xử lý hành chính 30 vụ với 128 tên; lập hồ sơ tập trung
94 đối tượng nghiện vào các trung tâm cai nghiện, cơ sở chữa bệnh và giáo dục tại
địa phương.
- Tệ nạn mại dâm và tệ nạn xã hội
khác: đã triệt phá 2 tổ chức mại dâm, bắt giữ 11 đối tượng chủ chứa, môi giới
và gái mại dâm; Tập trung 5 gái mại dâm hoạt động trên các tuyến đường, 120 đối
tượng lang thang, xin ăn, ma túy về các trung tâm xã hội, kiểm tra và lập biên
bản 315 cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí vi phạm quy định. Phát hiện, xử lý 88
vụ cờ bạc, bắt giữ 339 đối tượng, thu giữ trên 255 triệu đồng, 53 điện thoại di
động, 9 xe gắn máy và một số phương tiện khác.
- Trật tự an toàn giao thông: kiểm
tra, lập biên bản 33 công trình thi công đào đường không bố trí người điều tiết
giao thông, thi công không đúng phương án; 80 xe buýt đón trả khách không đúng
quy định; đã xử lý 104,8 ngàn trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông,
chuyển Kho bạc Nhà nước thu phạt trên 13 tỷ đồng, tạm giữ 7.400 xe các loại.
Trong tháng đã xảy ra 90 vụ tai nạn giao thông đường bộ, giảm 02 vụ so với cùng
kỳ; làm chết 77 người (giảm 02 người so cùng kỳ), bị thương 35 người (giảm 07
người so cùng kỳ), làm hư hỏng 127 xe các loại.
- Tình hình cháy, nổ: đã xảy ra
12 vụ cháy, tăng 01 vụ so tháng trước; thiệt hại về người: 01 người chết (tăng
01 người, tỷ lệ 100%) và 02 người bị thương (tăng 02 người, tỷ lệ 100%); về tài
sản: ước tính thành tiền khoảng 317,6 triệu đồng (tăng 235,6 triệu đồng), trong
đó có 03 vụ cháy chưa ước tính được thiệt hại thành tiền. So với cùng kỳ năm
2008, số vụ cháy giảm 03 vụ (tỷ lệ 20% - 12/15 vụ), thiệt hại về người: giảm 01
người chết (giảm 50%) và 03 người bị thương (giảm 60%); về tài sản giảm trên
105,4 triệu đồng. Địa bàn xảy ra cháy quận 10: 02 vụ; quận 1, quận 2, quận 3,
quận 4, quận 5, quận 8, quận 9, quận 12, quận Bình Thạnh và quận Bình Tân: mỗi
nơi 01 vụ. Khu vực xảy ra cháy nhiều nhất: Khu dân cư: 07 vụ (tỷ lệ 58,33%). Đã
điều tra làm rõ nguyên nhân 07/12 vụ cháy, trong đó nguyên nhân xảy ra cháy nhiều
nhất là sự cố điện 04 vụ (tỷ lệ 33,33%).
Trong tháng, trên địa bàn thành
phố không xảy ra vụ nổ nào (không tăng, không giảm).
5. Công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong tháng, lãnh đạo thành phố
đã tiếp công dân và giám sát việc giải quyết 06 buổi/06 vụ việc khiếu nại, tố
cáo (so cùng kỳ tăng 04 buổi/01 vụ việc). Văn phòng Tiếp Công dân thành phố đã
tiếp 07 lượt khiếu nại đông người/102 lượt công dân và tiếp 425 lượt công dân đến
khiếu nại riêng lẻ (so cùng kỳ giảm 16 lượt - giảm 3,63%); đã tiếp nhận 706 đơn
thư khiếu nại, tố cáo, sau khi trừ trùng lắp 335 đơn, còn 371 đơn phải xử lý
(so cùng kỳ tăng 61 đơn); trong đó tập trung các lĩnh vực: về nhà ở 121 trường
hợp (33,42%), về đất đai 161 trường hợp (43,4%), về các vấn đề khác 86 trường hợp
(23,18%). Tổng số vụ việc phải xử lý là 414 (kể cả 40 vụ việc tháng 4 chuyển
sang), đã xử lý 394 vụ việc (95,17%); đang tiếp tục xử lý 20 vụ việc (4,83%).
Ngoài ra, trong tháng có 432 lượt
công dân của 09 tỉnh, thành: An Giang, Bình Phước, Bến Tre, Bình Dương, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh đến Cục giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực III thuộc Thanh tra Chính phủ để
khiếu nại việc giải tỏa bồi thường liên quan đến các dự án trên địa bàn các tỉnh.
6. Công tác cải
cách hành chính:
Thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ
tục hành chính giai đoạn 2007-2010, thành phố đã tiến hành rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tính đến nay, đã có
23/24 sở-ngành, đơn vị thuộc thành phố cơ bản hoàn thành thống kê thủ tục hành
chính đã gửi hồ sơ về Tổ Đề án 30; các đơn vị cấp huyện đã hoàn thành Bộ thủ tục
hành chính chuẩn của quận-huyện (520 thủ tục hành chính); các đơn vị cấp xã đã
hoàn thành Bộ thủ tục hành chính chuẩn của phường-xã, thị trấn (124 thủ tục
hành chính)
Hệ thống “Một cửa điện tử” cung
cấp tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn và dịch vụ tra cứu trạng thái giải quyết
hồ sơ tại các đơn vị đã được chính thức đưa lên trang thông tin điện tử của
thành phố. Tình hình giải quyết hồ sơ được cập nhật tự động và trực tuyến từ hệ
thống công nghệ thông tin tại 04 sở (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Quy hoạch
- Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng) và 19/24 quận - huyện,
bao gồm: Ủy ban nhân dân quận 1, 2, 4, 5, 6,
7, 9, 10, 11, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh, Phú Nhuận,
Gò Vấp, Thủ Đức và các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ.
Đến nay, tất cả các sở - ngành,
24/24 quận - huyện, 322/322 phường - xã, thị trấn đã áp dụng cơ chế “một cửa”
trong giải quyết các thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
theo thẩm quyền. Cơ chế “một cửa liên thông” cũng đã được thực hiện tại các sở
- ngành, gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi
trường; có 10/24 Ủy ban nhân dân quận - huyện đã triển khai quy trình liên
thông hoàn chỉnh giữa Ủy ban nhân dân quận - huyện và Ủy ban nhân dân phường -
xã, thị trấn trên lĩnh vực đất đai, xây dựng (05 huyện: Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè,
Hóc Môn, Bình Chánh và 05 quận: 3, 7, 12, Bình Thạnh và Bình Tân). Một số quận
khác cũng đã quan tâm chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cơ chế một cửa liên thông
từ phường đến quận trong giải quyết hồ sơ hành chính trên địa bàn (quận 5, 6,
11).
7. Công tác phòng,
chống tham nhũng:
Trong tháng, đã triển khai thực
hiện 111 cuộc thanh, kiểm tra (73 cuộc tháng 4 chuyển sang và 38 cuộc thanh tra
mới); trong đó có 64 cuộc thanh tra hành chính và 47 cuộc thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành; đã kết thúc 27 cuộc, chuyển sang tháng 6 thực hiện tiếp 84 cuộc.
Nội dung thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai; việc
giao đất, cho thuê đất; các dự án nhà ở, dự án đầu tư xây dựng; tình hình thu
chi tài chính tại xã- phường; tình hình tài chính doanh nghiệp, trường học;…
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi là
107.225.000 đồng, 16 kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý. Qua công tác thanh
tra, kiểm tra trên các lĩnh vực: văn hóa- thể thao và du lịch, xây dựng, y tế,
lao động - thương binh - xã hội, tài chính, công thương, thông tin và tuyên
truyền, kế hoạch và đầu tư, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải,… đã xử
lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 3.156.455.000 đồng; đã thực nộp vào ngân
sách 1.579.175.000 đồng (đạt tỷ lệ 50%).
8. Công tác đối
ngoại với các địa phương trong nước và quốc tế:
Trong tháng, lãnh đạo thành phố
đã đón tiếp 14 đoàn khách quốc tế, trong đó có 05 đoàn cấp nhà nước, 03 đoàn
doanh nghiệp, 03 đoàn thuộc các tổ chức đa chính phủ, 02 đoàn phi chính phủ và
01 đoàn thuộc thành phần khác; trong đó, có một số đoàn cấp cao như đoàn Tổng
thống Cộng hòa Trung Phi, Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, Đại sứ Bazil, Đại sứ Vương
quốc Tây Ban Nha, Phó Thị trưởng Vladivostok-Nga, Tổng lãnh sự Trung Quốc.
Nhận xét, đánh giá:
Nhìn chung trong tháng 5, kinh tế
thành phố tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thế giới; trước tình hình đó, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành; triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp cụ thể, như
thành lập 02 Tổ công tác do 2 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách
để kiểm tra tình hình thực hiện các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy
trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số
30/2008/NQ-CP của Chính phủ; thường xuyên họp Tổ công tác xử lý tình hình giá cả
thị trường và hoạt động tiền tệ chứng khoán để nắm tình hình và có chỉ đạo kịp
thời; triển khai các chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng của thành phố;
chỉ đạo các sở - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện phối hợp giải quyết
các vấn đề liên quan đến lao động và việc làm; phối hợp tốt với các bộ - ngành
trung ương giải quyết nhanh những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
chủ trương hỗ trợ lãi vay của Chính phủ, trong giải quyết tình trạng hàng hóa tồn
đọng tại các cảng… Do vậy, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản
xuất công nghiệp tiếp tục tăng, vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng đều tăng
khá, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu phục hồi; thu hút đầu tư nước ngoài
tuy có giảm so cùng kỳ nhưng đã chiếm vị trí thứ 2 so với các địa phương khác
trên cả nước; quốc phòng - an ninh, trật tự - an toàn xã hội tiếp tục được đảm
bảo.
III. NHIỆM VỤ
CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 6 NĂM 2009:
Mặc dù có một số dấu hiệu khả
quan nhưng nhìn chung tình hình kinh tế nước ta nói chung và thành phố nói
riêng vẫn còn nhiều khó khăn, tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều lĩnh
vực, nhất là xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch… tiếp tục góp sức cùng cả nước
ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ; Ủy ban
nhân dân thành phố chỉ đạo một số nội dung công tác trọng tâm trong tháng 6 năm
2009 như sau:
1. Thủ trưởng các ngành, các cấp
tập trung kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, địa
phương, đơn vị mình theo phân công tại Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 23
tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo,
điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố, Chương trình công
tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2009; tập trung thực hiện Nghị quyết của
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 15, khóa VIII về nhiệm vụ trọng tâm quý
II năm 2009 và các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô,
duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, chủ động phòng ngừa lạm phát, đảm bảo an
sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Đề nghị Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tại thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan cần tích cực tháo gỡ
khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn
vốn hỗ trợ lãi vay 4% của Chính phủ và nguồn vốn kích cầu theo Quyết định số
20/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố để đầu tư trang bị máy móc thiết
bị phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, phát
triển thị trường nội địa và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường
công tác thanh, kiểm tra để chủ trương kích cầu được thực hiện đúng mục đích,
đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.
3. Thủ trưởng các ngành, các cấp
khẩn trương rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách tại
đơn vị, địa phương mình để điều hòa vốn đã giao kế hoạch đợt I năm 2009, đồng
thời đề xuất danh mục các dự án cấp bách áp dụng hình thức thi công ứng vốn
trong năm 2009 theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố; ưu tiên đề xuất
những dự án hoàn thành trong năm 2009 và quý I/2010, những dự án cơ sở hạ tầng
giao thông, chống ngập nước, thoát nước, trường học, y tế; lưu ý không để trùng
lắp với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách phân cấp cho quận - huyện. Tập
trung giải ngân nhanh các công trình, dự án đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách
Nhà nước, nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và các nguồn vốn dân doanh, đặc biệt chú trọng giải ngân đối với các công
trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhất là các dự án tu bổ,
nâng cấp, xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo hoàn thành trước mùa mưa,
lũ.
4. Ngành y tế phối hợp với các địa
phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh tay
chân miệng và các dịch bệnh khác trên địa bàn; tập trung theo dõi, nắm sát tình
hình diễn biến dịch bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn,
không để dịch lây lan, bùng phát trên diện rộng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố và các đơn vị có liên quan khẩn
trương triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch cúm A
(H1N1) theo Chỉ thị số 07/2009/CT-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố về đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A (H1N1) ở người,
nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây lan
của dịch cúm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Chuẩn bị chu đáo cho công tác
tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, bổ túc văn hóa năm học 2008 -
2009 và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2009 - 2010 đảm bảo triển khai thực
hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động Hè năm
2009 đảm bảo vui tươi, lành mạnh, gắn với việc tuyên truyền thực hiện nếp sống
văn minh đô thị và bảo vệ môi trường. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận chỉ đạo
việc tổ chức họp Tổ dân phố đối với các hộ dân ở hai bên 15 tuyến đường điểm cấp
thành phố phải cam kết giữ vệ sinh trên vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình;
100% hộ dân ký hợp đồng chuyển giao rác sinh hoạt. Đến cuối tháng 6 năm 2009,
các cơ quan chức năng phải cơ bản hoàn thành việc trang bị thùng rác, thay đổi
mẫu mã cho phù hợp trên 15 tuyến đường trọng điểm của thành phố và các tuyến đường
của 03 quận điểm: 1, 3, 10.
6. Tập trung công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông, tăng cường bố trí đủ lực lượng tại các giao lộ, các vị
trí có rào chắn thi công công trình chiếm dụng mặt đường, thường xảy ra tình trạng
ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm để điều hòa giao thông, kịp thời giải tỏa
nhanh các hiện tượng gây ùn tắc giao thông; tập trung kéo giảm tai nạn giao
thông, hạn chế thấp nhất kể cả số vụ, số người chết và số người bị thương;
tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông trong nhân dân. Tiếp tục
mở đợt cao điểm tấn công các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm
hình sự. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trong mùa khô, có kế hoạch kiểm
tra và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm an toàn phòng cháy, chữa
cháy.
7. Tăng cường công tác phối hợp
giữa các ngành, các cấp trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm về giá, gian lận thương mại, đầu cơ, buôn lậu. Tiếp
tục củng cố và đưa Tổ công tác quản lý giá cả thị trường ở quận - huyện đi vào
nề nếp, tổ chức hoạt động thường xuyên, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh
trên địa bàn thành phố.
8. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu; Chương trình Phòng chống
tham nhũng, lãng phí; hoàn thành giai đoạn 1 Đề án đơn giản hóa thủ tục hành
chính (Đề án 30); mở rộng mô hình “một cửa liên thông”, rút ngắn thời gian giải
quyết hồ sơ của công dân và doanh nghiệp; kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong việc sử dụng vốn, tài sản, mặt bằng nhà xưởng tại các doanh nghiệp;
phối hợp đồng bộ giữa các sở - ngành, quận - huyện trong việc giải quyết dứt điểm,
không để tồn đọng, kéo dài những vụ khiếu tố, khiếu nại của công dân.
9. Các sở - ngành có liên quan
khẩn trương hoàn thành các nội dung đề án, báo cáo được phân công tại Công văn
số 96/UBND-THKH-M ngày 01 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố bảo đảm
đúng tiến độ, đạt yêu cầu và trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua trong
tháng 6 năm 2009 trước khi trình Ban Thường vụ. Cụ thể:
a) Đề án nâng cao chất lượng
công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản, thực phẩm đến năm
2010 và định hướng đến năm 2015 (Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm
thành phố chuẩn bị);
b) Đề án phát triển nông thôn mới
tại huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ (bảo tồn, phát triển làng nghề; các hình thức
kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại…)(Ban chỉ đạo Nông nghiệp-Nông thôn chủ trì
chuẩn bị);
c) Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị
quyết Trung ương 3 khóa IX về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn
từ năm 2001 đến nay, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước; Báo cáo Kết quả thực hiện chủ trương tách chức năng quản lý sản xuất
kinh doanh và chức năng quản lý Nhà nước đối với các sở - ngành và Ủy ban nhân
dân quận - huyện của thành phố (Trưởng Ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp chủ trì
chuẩn bị);
d) Đề án xây dựng Tượng đài Thống
nhất, Tượng đài Nam Kỳ Khởi nghĩa (Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ
trì chuẩn bị);
đ) Đề án quy hoạch mạng lưới
khám, chữa bệnh; củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở và quy hoạch đào tạo
cán bộ y tế thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Giám đốc Sở Y tế
chủ trì chuẩn bị);
e) Đề án quy hoạch phát triển hệ
thống vận tải hành khách công cộng thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 (Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì chuẩn bị);
g) Báo cáo tình hình kinh tế-xã
hội thành phố 6 tháng đầu năm và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối
năm 2009 (Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì chuẩn bị);
h) Đề án xã hội hóa một số hoạt
động dịch vụ công, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn thành phố (Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì chuẩn bị);
i) Đồ án quy hoạch đất cho các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và bệnh viện
trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Giám đốc Sở Quy
hoạch-Kiến trúc chủ trì chuẩn bị);
k) Đề án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
(Ban quản lý dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố chuẩn
bị);
l) Bộ tiêu chí thành phố xã hội
chủ nghĩa, văn minh, hiện đại và Kế hoạch triển khai xây dựng thành phố Hồ Chí
Minh thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại theo lộ trình đến
năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển chủ
trì chuẩn bị);
m) Cơ chế, chính sách thu hút đầu
tư vào Dự án Viện-trường Củ Chi (Giám đốc Sở Y tế chủ trì chuẩn bị)./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (HN và TPHCM);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
Tổng Cục Thống kê;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- Thành viên UBND thành phố;
- Các sở - ban - ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận - huyện;
- Các TCTy, Cty thuộc TP;
- VPUB: CPVP; các P.CV, P.THKH (2b);
- Lưu: VT, (THKH/Đ) H.
|
TL.
CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG
Trương Văn Lắm
|