BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
4031/2001/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ GIAO TIẾP TRONG CÁC CƠ
SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/ CP
ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2088/BYT-QĐ , ngày 6/11/1996 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Qui định về Y đức (tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Điều trị- Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản: “ Quy định về
chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh”
Điều 2:
Quyết định này được áp dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh
Nhà nước, bán công, dân lập, tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư của nước
ngoài.
Điều 3:
Vụ trưởng Vụ Điều trị phối hợp với Chánh thanh tra và các
Vụ chức năng để hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện Quyết
định này tại các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.
Điều 4:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký
ban hành.
Điều 5:
Các ông\bà: Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ
Điều trị, Vụ trưởng Y học cổ truyền. Vụ trưởng Vụ bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch
hoá gia đình, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ytế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc
Bộ, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Ngọc Trọng
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ GIAO TIẾP TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
(Ban
hành kèm Quyết định số: 4031/2001/QĐ-BYT, ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng BYT )
I. QUY ĐỊNH
CHUNG:
1. Giao tiếp trong các cơ sở
khám, chữa bệnh được thể hiện bàng lới nói, thái độ và hành vi văn hoá trongmối
quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh,
khách đến làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp.
2. Người đến khám bệnh, chữa bệnh,
đến thăm và đến làm việc là đối tượng phục vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh và
được đối sử, bình đẳng và lịch sự.
3. Thầy thuốc và nhân viên y tế
trong các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh và người nhà người bệnh có trách nhiệm
thực hiện nghiêm chỉnh quyết định này.
II. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ:
1. Khi người
bệnh, người nhà người bệnh và khách đến thăm làm việc qua cổng bệnh viện, nhân
viên bảo vệ cần phải:
a) Chủ động chào hỏi, xem giấy
giới thiệu của người bệnh ( trừ trường hợp cấp cứu), người nhà người bệnh và
khách.
b) Mở cổng và hướng dẫn người bệnh,
người nhà người bệnh và khách nơi để xe và địa điểm cần đến.
c) Hướng dẫn cho người nhà người
bệnh vào thăm theo giờ quy định.
2. Khi người
bệnh, người nhà người bệnh và khách đến phòng khám, thầy thuốc và nhân viên
khoa khám bệnh cần phải:
a) Chủ động tiếp đón với thái độ
niềm nở và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh, người nhà người bệnh và khách.
b) Trả lời đầy đủ các câu hỏi của
người bệnh, người nhà người bệnh và khách với thái độ ân cần, quan tâm và lịch
sự.
c) Phân loại và phát số khám cho
người bệnh theo thứ tự.
d) Mời người bệnh, người nhà người
bệnh hoặc khách ngồi chờ đúng nơi qui định.
e) Bác sĩ thăm khám người bệnh
toàn diện, lắng nghe lời kể của người bệnh và ân cần giải thích cho người bệnh
hiểu rõ phương pháp điều trị cho họ.
f) Hướng dẫn các thủ tục nhập viện.
Đưa ngưòi bệnh nặng đến nơi làm xét nghiệm, chụp chiếu XQ nếu người bệnh nặng
không tự đi được.
g) Đưa người bệnh vào khoa điều
trị
3. Khi người
bệnh vào khoa:
a) Y tá - Điều dưỡng trưởng khoa,
Nữ hộ sinh trưởng khoa hoặc Y tá- điều dưỡng hành chính vui vẻ tiếp đón, giải
quyết nhanh thủ tục hành chính, giới thiệu các qui định của bệnh viện và xếp
giường cho người bệnh. Trường hợp không còn giường riêng cần giải thích rõ cho
người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước khi xếp nằm chung với người bệnh
khác.
b) Bác sĩ, Y tá - Điều dưỡng
viên, Nữ hộ sinh phụ trách phải giới thiệu tên, chức danh, thăm hỏi và lam
quyen với người bệnh ngay khi người bệnh vào khoa.
4. Khi người
bệnh đang điều trị tại khoa:
a) Thầy thuốc và nhân viên y tế
phải xưng hô với người bệnh, người nhà người bệnh lịch sự và phù hợp với tuổi
hoặc quan hệ xã hội. Gọi người bệnh bằng cách ghép đại từ nhân xưng với họ tên
người bệnh ( ví dụ: ông nguyễn văn A...), không được gọi người bệnh bằng “ ông
kia”, “bà kia”
b) Bác sĩ điều trị, Y tá-Điều dưỡng,
Nữ hộ sinh phụ trách bố trí thời gian hợp lý để tiếp xúc, thăm khám, giáo dục sức
khoẻ và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.
c) Y tá - Điều dưỡng viên, Nữ hộ
sinh, Hộ lý giúp người bệnh các việc cụ thể như trải ga, mặc áo, đưa nước uống...khi
cần.
d) Bác sĩ điều trị, Y tá - Điều
dưỡng, Nữ hộ sinh, hộ lý thường trực buổi trưa và trực đêm cần có mặt ngay tại
giường bệnh khi được người bệnh hoặc người nhà người bệnh gọi. Giải quyết kịp
thời các yêu cầu chuyên môn và giải thích để người bệnh, người nhà người bệnh
yên tâm.
e) Mọi cử chỉ, lời nói của thầy
thuốc và nhân viên y tế không được thể hiện sự gợi ý nhận tiền, quà biếu của
người bệnh và người nhà người bệnh. Đặc biệt là khi người bệnh phải phẫu thuật
hoặc làm thủ thuật.
f) Thầy thuốc và nhân viên y tế
phải bình tĩnh trong các tình huống tiếp xúc với người bệnh và người nhà người
bệnh.
5. Khi cho
người bệnh dùng thuốc:
a) Bác sĩ giải thích rõ lý do,
tác dụng của thuốc và công khai tên thuốc ghi trong đơn cho người bệnh hoặc người
nhà người bệnh.
b) Ytá - Điều dưỡng viên, Nữ hộ
sinh hướng dẫn cách dùng thuốcd, những vấn đề cần theo dõi và chú ý trong quá
trình dùng thuốc.
c) Y tá - điều dưỡng viên, Nữ hộ
sinh công khai số lượng, loại thuốc dùng cho người bệnh mỗi lần và hàng ngày.
6. Khi phẫu thuật
và làm các thủ thuật thầy thuốc và nhân viên y tế phải:
a) Thông báo trước và hướng dẫn
cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh những chuẩn bị cần thiết.
b) Giải thích cho người bệnh hoặc
người nhà người bệnh khả năng rủi ro có thể sẩy ra.
c) Bảo đảm sự kín đáo và tôn trọng
người bệnh khi làm thủ thuật.
d) Thể hiện thái độ thông cảm, động
viên khi người bệnh lo sợ và đau đớn.
e) Nếu hoãn hoặc tạm ngừng phẫu
thuật, thủ thuật phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
7. Khi người bệnh
ra viện, chuyển viện thầy thuốc và nhân viên y tế phải:
a) Thông báo ra viện và chuẩn bị
cho người bệnh từ ngày hôm trước. Trường hợp ra viện, chuyển viện đặc biệt cần
giải thích lý do
b) Giải thích đầy đủ cho người bệnh
hoặc người nhà người bệnh từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán viện phí mà
người bệnh phải thanh toán.
c) Lấy ý kiến và tiếp thu góp ý
của người bệnh trước khi ra viện
d) Cần dặn người bệnh những việc
cần làm khi ra viện.
8. Giao tiếp với
người nhà, khách đến thăm và làm việc:
a) Bác sĩ điều trị thông báo
tình trạng của người bệnh để người nhà biết cùng phối hợp.
b) Bác sĩ điều trị, Y tá - điều
dưỡng viên, Nữ hộ sinh phụ trách có trách nhiệm giải thích động viên người nhà
người bệnh có tiên lượng xấu và chia buồn với gia đình người bệnh khi người bệnh
tử vong.
c) Mọi thầy thuốc và nhân viên y
tế được hỏi phải dừng lại để chỉ đường cho người bệnh, người nhà người bệnh hoặc
khách và có nghĩa vụ giúp người nhà người bệnh tìm nơi người bệnh đang điều trị
( trừ trường hợp đang giải quyết cấp cứu ).
d) Mọi thầy thuốc và nhân viên y
tế phải xưng hô với người nhà người bệnh, khách đến thăm và làm việc lịch sự và
lễ độ.
9. Giao tiếp với
đồng nghiệp, thầy thuốc và nhân viên y tế phải:
a) Có trách nhiệm chia sẻ thông
tin và phối hợp tốt trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.
b) Tôn trọng, giúp đỡ và không
nói xấu đồng nghiệp
c) Xưng hô với đồng nghiệp theo
mối quan hệ trong cơ quan ( chức danh, nghề nghiệp, tuổi...)
10. Người bệnh
và người nhà người bệnh phải:
a) Chấp hành các qui định của cơ
sở khám, chữa bệnh.
b) Tôn trọng và lịch sự đối với
thầy thuốc và nhân viên y tế, không được lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự
hoặc dùng vũ lực đe doạ đối với thầy thuốc và nhân viên y tế.
c) Tuyệt đối không được gợi ý,
môi giới gửi tiền bồi dưỡng để được phục vụ sớm.