UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
17/2009/QĐ-UBND
|
Thái
Bình, ngày 06 tháng 11 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ quy định một số
nội dung và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;
Xét đề nghị của sở Công Thương tại Tờ trình số 71/TTr-SCT ngày 29/9/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số chính
sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.
Điều 2.
Giao sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 30/2006/QĐ-UBND ngày 31/3/2006 của UBND tỉnh Thái Bình về việc
ban hành quy định một số cơ chế chính sách phát triển nghề và làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thái Bình.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các
Giám đốc sở, Thủ trưởng ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch
UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN, TH
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hạnh Phúc
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17 /2009 /QĐ-UBND ngày 06 /11 /2009 của
UBND tỉnh Thái Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
tiêu phát triển nghề và làng nghề
1. Giải quyết việc làm, nâng cao
đời sống cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2. Bảo tồn, phát triển nghề,
làng nghề theo hướng nâng cao qui mô, chất lượng, hiệu quả làng nghề và bảo vệ
môi trường.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Qui định
này áp dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực nông thôn trên địa
bàn tỉnh Thái Bình.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu
tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã thành lập, hoạt động
theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể hoạt động
theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
b) Các làng nghề, xã nghề.
Điều 3.
Lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích phát triển
1. Công nghiệp chế biến nông,
lâm, thuỷ sản.
2. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu,
sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm thân thiện với môi trường.
3. Sản xuất sản phẩm sử dụng
nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
4. Sản xuất sản phẩm phục vụ
nông nghiệp, nông thôn.
5. Sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ
nghệ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, thêu, thảm, giày, dép.
6. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
khác.
7. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
làng nghề.
8. Các lĩnh vực ngành nghề khác
phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và được khuyến khích theo
qui định của UBND tỉnh.
Chương II
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
Điều 4. Hỗ
trợ đầu tư
Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển
nghề và làng nghề ở nông thôn được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 50% lãi suất tiền
vay của các tổ chức tín dụng (từ nguồn vốn ngân sách tỉnh) cho đầu tư mở rộng sản
xuất và đầu tư cơ sở sản xuất mới. Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho
vay dài hạn kể từ ngày vay vốn. Đối với khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất theo
chính sách kích cầu của Chính phủ thì chỉ được hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất
còn lại (nếu có).
Điều 5. Ưu
đãi về hạ tầng kỹ thuật
1. Các dự án đầu tư vào cụm công
nghiệp thuộc làng nghề được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng với
mức 20.000 đồng cho một mét vuông trên diện tích đất thuê.
2. Hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý
nước thải trong cụm công nghiệp:
Đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm
công nghiệp hoặc một (01) doanh nghiệp trong cụm công nghiệp (trường hợp không
có đơn vị kinh doanh hạ tầng) đầu tư hệ thống xử lý nước thải chung cho cụm
công nghiệp (phục vụ cho làng nghề) được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% vốn đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải (theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt)
và 100% lãi suất cho 50% vốn đầu tư còn lại trong thời hạn 3 năm kể từ ngày vay
vốn.
Điều 6. Hỗ
trợ nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
trong làng nghề (nhất là làng nghề truyền thống) đầu tư dây chuyền sản xuất mới,
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất,
chất lượng sản phẩm được UBND tỉnh xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn
khuyến công, mức hỗ trợ một lần không quá 100 triệu đồng.
Điều 7. Lao
động, đào tạo
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
trong làng nghề đầu tư mở rộng, đầu tư mới có sử dụng lao động phải đào tạo được
UBND tỉnh xem xét hỗ một lần kinh phí đào tạo cho số lao động mới. Hỗ trợ trực
tiếp cho doanh nghiệp, mức hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/khóa
học, tùy theo tính chất ngành nghề, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh.
Điều 8. Hỗ
trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại
1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trong làng nghề khi tham gia hội chợ, triển lãm được hỗ trợ 50% tiền thuê
diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở tỉnh ngoài; từ 20% đến 30% (tuỳ từng
thị trường) tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài,
từ nguồn vốn khuyến công, khuyến thương của tỉnh.
2. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất làng nghề 100% kinh phí quảng bá sản phẩm trên Website của tỉnh và của
sở Công Thương, từ nguồn vốn khuyến
thương của tỉnh.
3. Hỗ trợ kinh phí xây dựng,
đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề (thương hiệu chung); mức hỗ trợ không
quá 35 triệu đồng cho một thương hiệu từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của
tỉnh.
4. Các xã có làng nghề truyền thống,
xã nghề khi xây dựng biển quảng bá làng nghề được hỗ trợ không quá 50 triệu đồng
cho UBND xã từ nguồn vốn khuyến công của tỉnh.
5. Các tổ chức hội ngành nghề
(thành lập theo qui định của pháp luật) ở các xã có làng nghề truyền thống, gắn
với tuyến du lịch, được hỗ trợ xây dựng một nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm.
Mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng cho một xã từ ngân sách tỉnh.
6. Các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trong làng nghề tham gia xúc tiến thương mại khai thác được thị trường mới
có kim ngạch xuất khẩu năm đầu (thị trường mới) đạt từ 1 triệu USD trở lên, được
UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại; mức hỗ trợ không quá 100
triệu đồng từ nguồn vốn khuyến thương của tỉnh (hỗ trợ một lần).
Điều 9. Khen
thưởng làng nghề
1. Tổ chức, cá nhân trong làng
nghề nếu du nhập nghề mới từ ngoài tỉnh (thuộc lĩnh vực, ngành nghề khuyến
khích qui định tại Điều 3 của Quy định này) có quy mô sử dụng từ 100 lao động
trở lên, thời gian ổn định từ 2 năm trở lên, được UBND huyện, thành phố đề nghị,
UBND tỉnh tặng bằng khen và thưởng 10 triệu đồng, từ nguồn vốn khuyến công của
tỉnh.
2. Phát triển được một làng nghề
có nghề mới từ ngoài tỉnh (thuộc lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích qui định tại
Điều 3 của Quy định này), đủ tiêu chuẩn được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng
nghề và thưởng 20 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh.
3. Các xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn,
làng nghề, xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận và thưởng 5 triệu đồng cho
làng nghề, 25 triệu đồng cho xã nghề, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và UBND các cấp
1. Sở Công Thương chủ trì phối hợp
với các cơ quan liên quan trong việc xét duyệt, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định hỗ trợ các ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân nêu tại Quy định này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với Sở Công Thương ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện
cấp phát, thanh quyết toán trong Quy định này theo chế độ quản lý tài chính hiện
hành.
3. Cục Thuế tỉnh hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, cụm công nghiệp phục vụ
làng nghề làm thủ tục để hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất
theo qui định của pháp luật.
4. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có kế hoạch bố trí kinh phí từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho việc
đào tạo, dạy nghề, truyền nghề của các tổ chức chính trị, xã hội khác.
5. Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề
ở nông thôn.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn các tổ chức, các nhân thực hiện việc giao đất, thuê đất theo qui định
của pháp luật.
7. Chi nhánh Ngân hàng nhà nước
tỉnh chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, cụm công nghiệp phục
vụ làng nghề vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
8. Các sở, ngành liên quan, UBND
huyện, thành phố trong phạm vi chức năng quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện
các nội dung tại bản Quy định này.
9. UBND các xã, thị trấn có
trách nhiệm tổ chức phát triển nghề, làng nghề ở địa phương; phân công 01 đồng
chí lãnh đạo, 01 đồng chí cán bộ khuyến công viên, trực tiếp phụ trách, theo
dõi công tác phát triển nghề, làng nghề.
Điều 11. Điều
khoản thi hành
1. Các lĩnh vực ưu đãi liên quan
đến phát triển nghề, làng nghề không nêu trong Quy định này được áp dụng theo
các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định khác của UBND tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường,
thị trấn, các tổ chức, cá nhân sản xuất trong làng nghề, phản ánh về Sở Công
Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.