Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 26/2001/NĐ-CP và 30/1998/NĐ-CP

Số hiệu: 18/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 20/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 18/2002/TT-BTC
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2002
THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 18/2002/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2001/NĐ-CP NGÀY 4/6/2001 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/1998/NĐ-CP NGÀY 13/5/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997.
Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

A. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Theo qui định tại Điều 1, Điều 3 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Điều 1 của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) dưới đây có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

1. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

a) Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần;

c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

d) Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

e) Hợp tác xã, tổ hợp tác;

f) Doanh nghiệp tư nhân;

g) Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

a) Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.

b) Hộ cá thể.

c) Cá nhân hành nghề độc lập (trực tiếp kinh doanh): Bác sỹ, luật sư, kế toán viên, kiểm toán viên, hoạ sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và những người hành nghề độc lập khác.

d) Cá nhân cho thuê tài sản như: Nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

3. Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Công ty nước ngoài được coi là có thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Công ty đó có tại Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng (trừ văn phòng đại diện thương mại không được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam), nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hoá, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên.

b) Công ty đó có tại Việt Nam: địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.

c) Công ty đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tư vấn) ở Việt Nam thông qua nhân viên của công ty hay một đối tượng khác được công ty uỷ nhiệm thực hiện dịch vụ cho một dự án hay nhiều dự án.

d) Công ty đó có tại Việt Nam đại lý môi giới, đại lý hưởng hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác.

đ) Công ty đó uỷ nhiệm cho một đối tượng tại Việt Nam có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên Công ty nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho công ty giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có qui định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo qui định của Hiệp định đó.

4. Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ.

II. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC DIỆN NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BAO GỒM:

1. Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

2. Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá từ 90 triệu đồng/năm và thu nhập từ 36 triệu đồng/năm trở xuống.

III. ĐỐI TƯỢNG TẠM THỜI CHƯA THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

Hộ gia đình và cá nhân nông dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có giá trị sản lượng hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/năm.

B. CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp qui định tại Điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế suất.

I. THU NHẬP CHỊU THUẾ

Thu nhập chịu thuế (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính) bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.

Theo qui định tại Điều 7 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

-

Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế

+

Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

II. DOANH THU ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 thang 8 năm 1998 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/6/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế giá trị gia tăng) bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng.

Ví dụ: Trên hoá đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp A bán hàng thể hiện:

- Giá bán: 100.000 đồng.

- Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.

- Giá thanh toán : 110.000 đồng.

- Doanh thu doanh nghiệp A đựợc hưởng để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.

Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT.

Cũng ví dụ trên trường hợp doanh nghiệp B thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp B phải sử dụng hoá đơn bán hàng. Trên hoá đơn bán hàng phản ánh giá thanh toán là 110.000 đồng (giá đã có thuế) thì đây cũng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.

2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hàng hoá, dịch vụ đã được tiêu thụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, cụ thể :

a) Đối với hàng hoá thoả mãn một trong hai điều kiện sau:

+ Đã giao hàng hoặc đã chuyển quyền sở hữu về hàng hoá.

+ Đã có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng.

b) Đối với dịch vụ thoả mãn một trong hai điều kiện sau:

+ Khi dịch vụ đã hoàn thành

+ Khi có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng.

Trường hợp tiền thanh toán dịch vụ mà người cung cấp được hưởng dựa trên tỷ lệ % hoặc mức độ hoàn thành công việc thì căn cứ vào thời điểm chấp nhận khoản tiền thanh toán từ phần dịch vụ hoàn thành đó hoặc khi có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng.

3) Doanh thu một số ngành đặc thù được quy định như sau:

a) Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp hoặc trả chậm (quyền sở hữu hàng hoá chưa chuyển cho người mua) thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu khi người mua trả tiền theo thời hạn quy định của hợp đồng. Việc xác định doanh thu, chi phí đối với hàng hoá mua bán trả góp hoặc trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.

Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp hoặc trả chậm, nếu bên mua và bên bán có thoả thuận chuyển quyền sở hữu, thì doanh thu của hàng bán tính theo giá bán trả một lần kể từ khi giao hàng hoặc khi xuất hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, không bao gồm lãi trả góp hoặc lãi trả chậm. Trường hợp này, lãi trả góp và lãi trả chậm hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính.

b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng.

c) Đối với sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.

d) Đối với gia công hàng hoá, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định khi bên nhận gia công đã viết hoá đơn, đồng thời với việc chuyển trả hàng hóa đã gia công cho bên đưa gia công.

đ) Trường hợp bán hàng qua đại lý, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định khi đại lý giao hàng cho người mua hoặc khi:

+ Bên nhận đại lý chuyển quyền sở hữu cho người mua.

+ Bên nhận đại lý xuất hoá đơn.

Đồng thời, trong trường hợp này phải có hợp đồng đại lý bằng văn bản giữa bên giao và bên nhận đại lý, nếu không có hợp đồng thì việc giao hàng cho đại lý sẽ coi như hoạt động bán hàng thông thường.

e) Đối với hoạt động cho thuê nhà, thuê tài sản, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê trả trước cho nhiều năm thì doanh thu được tính phân bổ tương ứng theo thời gian thuê từng năm trả trước.

Ví dụ: Một doanh nghiệp A cho doanh nghiệp B thuê nhà trong thời hạn 3 năm. Giả định hợp đồng cho thuê nhà theo phương thức bên thuê trả trước với số tiền thuê 3 năm là 150 triệu đồng và hợp đồng có hiệu lực từ 1/1/2001. Như vậy doanh nghiệp A sẽ được phân bổ doanh thu cho thuê nhà và hạch toán năm 2001 là: 150 tr : 3 = 50 tr đồng; năm 2002 là 50 tr đồng ; năm 2003 là 50 tr đồng.

f) Doanh thu từ hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi, thu nghiệp vụ cho thuê tài chính là số lãi phải thu trong kỳ được xác định theo nguyên tắc sau:

- Tổ chức tín dụng hạch toán số lãi phải thu đối với các khoản nợ trong hạn vào thu nhập. Đối với số lãi phải thu của các khoản nợ quá hạn không phải hạch toán vào thu nhập, tổ chức tín dụng theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.

- Số lãi phải thu của các khoản cho vay trong hạn đã hạch toán thu nhập nhưng khách hàng không thanh toán được đúng hạn, sau 90 ngày khách hàng chưa thanh toán hoặc chưa đến 90 ngày nhưng khoản vay chuyển sang nợ quá hạn thì Tổ chức tín dụng được hạch toán giảm thu và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.

g) Doanh thu vận tải hàng không là toàn bộ số tiền doanh nghiệp vận tải hàng không được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá sau khi đã hoàn thành quá trình vận chuyển, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là dịch vụ vận chuyển đã hoàn thành.

h) Doanh thu bán điện là số tiền ghi trên hoá đơn GTGT. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế căn cứ vào ngày cuối cùng ghi chỉ số công tơ trên hoá đơn tính tiền điện không phân biệt đầu tháng hay cuối tháng. Ngày cuối cùng ghi chỉ số công tơ thuộc tháng nào thì tính vào doanh thu của tháng đó.

Ví dụ: Hoá đơn phát hành tính tiền điện cho chỉ số công tơ tính từ ngày 5/12 đến ngày 5/1 thì doanh thu của hoá đơn này được hạch toán vào tháng 1 năm sau. Nếu ngày ghi chỉ số công tơ từ ngày 29/1 đến ngày 29/2 thì doanh thu của hoá đơn này được hạch toán vào tháng 2.

Đối với các dịch vụ có hoạt động xuất hoá đơn, thu tiền tương tự như: nước, bưu điện ... thì cũng xác định như trên

i) Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.

k) Trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu ngoại tệ. Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/1998/TT-BTC ngày 6/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán ở doanh nghiệp.

III.CÁC KHOẢN CHI PHÍ HỢP LÝ ĐƯỢC TRỪ ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

Căn cứ vào Điều 9 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Điều 4 của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/6/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí hợp lý liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Khấu hao tài sản cố định:

Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, về nguyên tắc phải đảm bảo 2 yêu cầu sau:

- Tài sản cố định phải đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

- Tài sản cố định phải được sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo ra thu nhập chịu thuế và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành (Chế độ quản lý, trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Trường hợp bên Việt Nam tham gia góp vốn pháp định hoặc góp vốn hợp doanh với Bên nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất thì việc trích khấu hao phải bảo đảm tính đủ giá trị quyền sử dụng đất và tính từ thời điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc hợp doanh bắt đầu đi vào sản xuất , kinh doanh, dịch vụ cho đến khi kết thúc dự án.

2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho.

a) Mức tiêu hao vật tư hợp lý:

- Giám đốc doanh nghiệp phải xây dựng và duyệt định mức tiêu hao vật tư căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư do cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị thì Tổng giám đốc xây dựng định mức tiêu hao vật tư để trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

- Kết thúc năm doanh nghiệp phải thực hiện việc quyết toán vật tư bảo đảm không được vượt định mức tiêu hao vật tư đã được duyệt và thông báo cho cơ quan thuế biết.

b) Giá vật tư thực tế xuất kho, bao gồm:

- Giá đối với vật tư mua ngoài gồm: giá ghi trên hoá đơn của người bán hàng (không có thuế giá trị gia tăng) cộng chi phí thu mua như: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phí bảo hiểm, phí hao hụt, tiền thuê kho bãi, phí chọn lọc, tái chế. Nếu là hàng nhập khẩu giá trị vật tư, hàng hoá khi nhập khẩu được hạch toán vào chi phí theo giá thực thanh toán phù hợp với hợp đồng ngoại thương được cộng thêm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc các khoản phụ thu (nếu có):

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai giá để tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương cao hơn giá thực thanh toán thì tính theo giá thực thanh toán.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai giá để tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương thấp hơn giá thực thanh toán thì doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí theo giá kê khai tính thuế nhập khẩu.

- Đối với vật tư mua vào dùng để sản xuất sản phẩm mà sản phẩm này không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc vật tư mua vào của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư thực tế xuất kho bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

- Giá đối với vật tư tự chế gồm: Giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.

- Giá vật tư thuê ngoài gia công, chế biến gồm: Giá vật tư thực tế xuất kho đem giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ kho của doanh nghiệp đến nơi gia công và từ nơi gia công về kho của doanh nghiệp.

Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, thu mua nói trên phải có hoá đơn, chứng từ theo qui định của Bộ Tài chính. Trường hợp vật tư, hàng hoá là sản phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, phế liệu bán ra không có hoá đơn, doanh nghiệp phải lập bảng kê ghi rõ họ, tên, địa chỉ người bán, số lượng hàng hoá, đơn giá, thành tiền; giám đốc doanh nghiệp duyệt chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai giá mua hàng hoá trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thơì điểm mua thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường ấn định mức giá để xác định chi phí tính thuế thu nhập.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì khoản chi phí được trừ không bao gồm thuế GTGT. Đối với vật tư, hàng hoá được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % trên cơ sở hoá đơn bán hàng và bảng kê mua hàng thì cơ sở kinh doanh chỉ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh để tính thu nhập chịu thuế bằng doanh số mua trừ (-) số thuế đã được khấu trừ. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì chi phí bao gồm cả thuế GTGT.

3. Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công.

Chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền công trả cho người lao động đối với từng loại hình doanh nghiệp được xác định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước: Tiền lương được xác định căn cứ vào:

- Thông tư số 18/1998/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn xác định quỹ tiền lương thực hiện khi DNNN không đảm bảo chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận;

- Thông tư số 19/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 14/08/1999 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung thông tư số 18/1998/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 về việc xác định quỹ tiền lương thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước;

- Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước;

- Thông tư số 06/2001/TT - BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp nhà nước;

- Các văn bản hiện hành khác (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Đối với cơ sở kinh doanh khác: Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

- Nếu cơ sở kinh doanh đã xây dựng được đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức phù hợp với đơn giá tiền lương và khối lượng công việc hoàn thành như đối với doanh nghiệp nhà nước thì được trả lương theo đơn giá xây dựng.

- Nếu cơ sở kinh doanh trả lương thông qua hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì tiền lương, tiền công được xác định theo hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

- Các trường hợp trả lương nêu trên, cơ sở kinh doanh phải đăng ký với cơ quan thuế (nơi đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) cùng với việc nộp Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Nội dung đăng ký cụ thể như sau:

+ Các cơ sở kinh doanh thực hiện xây dựng đơn giá tiền lương thì mẫu biểu đăng ký áp dụng như đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.

+ Các cơ sở kinh doanh trả lương thông qua hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động thì doanh nghiệp phải đăng ký kế hoạch tiền lương trong đó nêu rõ: số lao động thực tế năm trước; số lao động dự kiến năm kế hoạch; quỹ lương thực tế năm trước; quỹ lương kế hoạch; quy chế trả lương : mức lương tối thiểu, tối đa, thời gian xác định nâng bậc lương, các quy định khác trong quy chế trả lương.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký tiền lương với cơ quan thuế thì việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ vào mức thu nhập bình quân của từng ngành nghề tại địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định để xác định chi phí tiền lương, tiền công tối đa được hạch toán vào chi phí hợp lý làm cơ sở tính thu nhập chịu thuế.

Cục thuế chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, tình hình giá cả sinh hoạt tại địa phương để xác định khung tiền lương, tiền công và phụ cấp tiền lương, tiền công cho từng ngành nghề tại địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho từng thời kỳ.

- Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các khoản chi phí sau:

+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Tiền lương tiền công của các sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với các sáng lập viên trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì được hạch toán tiền lương vào chi phí.

c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động: do Giám đốc doanh nghiệp quyết định phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước.

4. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ; chi sáng kiến cải tiến; chi bảo vệ môi trường; chi phí cho giáo dục, đào tạo, y tế trong nội bộ doanh nghiệp theo số thực chi nhưng không vượt quá 1,3 lần so với các khoản chi có định mức của Nhà nước. Đối với chi hỗ trợ giáo dục cho bên ngoài như: đóng góp vào quỹ khuyến học, giúp đỡ trường học sinh tàn tật, học sinh không nơi nương tựa... tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải có chứng từ hợp pháp. Chi thưởng sáng kiến cải tiến với điều kiện mang lại hiệu quả kinh doanh và có cơ chế quản lý.

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài:

a) Điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiền thuê kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản phải có chứng từ, hoá đơn theo qui định của Bộ Tài chính.

b) Đối với khoản chi phí thuê sửa chữa lớn tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm. Nếu chi sửa chữa phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ cho năm sau. Đối với những tài sản cố định đặc thù, việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh trên cơ sở dự toán chi sửa chữa lớn của doanh nghiệp. Nếu khoản trích trước thấp hơn số thực chi sửa chữa thì doanh nghiệp được hạch toán thêm số chênh lệch vào chi phí; nếu cao hơn thì hạch toán giảm chi phí trong năm.

c) Các khoản chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại... không thuộc tài sản cố định được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.

d) Tiền thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số tiền thực trả căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo năm sử dụng tài sản cố định.

đ) Đối với nhà thầu, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm cả chi phí trả cho nhà thầu phụ (nếu có)

e) Chi tiền phụ cấp tàu xe nghỉ phép đối với:

- Công nhân viên trong các doanh nghiệp đang công tác ở miền núi, hải đảo có nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định, được thủ trưởng cơ quan , xí nghiệp, đơn vị cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con).

- Công nhân viên trong các doanh nghiệp có đủ điều kiện nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định được thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con) bị ốm đau, tai nạn phải điều trị, bị chết.

f) Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác.

6. Các khoản chi cho lao động nữ theo qui định của pháp luật; chi bảo hộ lao động, chi bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ qui định.

Mức trích nộp hình thành quỹ quản lý của Tổng công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt, thông báo, sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

Chi trang phục cho cán bộ công nhân viên của các cơ sở dùng trang phục thống nhất, nhưng mức chi tối đa cho một người không quá 500.000 đồng một năm. Phần chi trang phục thực tế vượt mức khống chế phải sử dụng nguồn thu nhập sau thuế để bù đắp.

7. Chi trả lãi tiền vay vốn của các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay nhưng tối đa không quá lãi suất cho vay cao nhất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tại thời điểm sử dụng tiền vay (nhận tiền vay) theo hợp đồng vay.

Các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý, để xác định thu nhập chịu thuế.

8. Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành.

10. Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, chi bao gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

11. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải có chứng từ theo qui định của Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh, không vượt mức khống chế qui định dưới đây:

a) Các ngành sản xuất, xây dựng, vận tải mới thành lập đi vào sản xuất trong 2 năm đầu không quá 7% trên tổng số chi phí đã liệt kê trên, sau đó không quá 5% trên tổng chi phí đã liệt kê trên.

b) Đối với cơ sở hoạt động kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ không quá 7% trên tổng chi phí đã liệt kê trên (đối với thương nghiệp trừ giá mua vào của hàng hoá bán ra).

c) Riêng một số ngành cần khuyến khích như: Sản xuất thuốc chữa bệnh; sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu; báo chí (bao gồm báo viết, báo hình, báo nói) không quá 7% trên tổng chi phí đã liệt kê trên.

Một số trường hợp đặc biệt, khoản chi phí này cần phải có mức khống chế cao hơn so với mức khống chế nêu trên thì phải có sự thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính bằng văn bản nhưng không vượt quá 7% trên tổng chi phí.

12. Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:

a) Thuế xuất khẩu.

b) Thuế tiêu thụ đặc biệt.

c) Thuế giá trị gia tăng (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và cơ sở sản xuất hàng hoá không chịu thuế GTGT).

d) Thuế môn bài.

đ) Thuế tài nguyên.

e) Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

f) Thuế nhà, đất.

g) Lệ phí đường, phí qua cầu, qua phà, lệ phí sân bay, lệ phí chứng thư...

h) Tiền thuê đất...

13. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu thu được ở Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty nước ngoài. Công thức phân bổ như sau:

Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong thời kỳ tính thuế

=

Tổng doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong thời kỳ tính thuế

Tổng doanh thu của công ty nước ngoài trong kỳ tính thuế

x

Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty mẹ nước ngoài

14. Một số trường hợp chi phí hợp lý được xác định để tính thu nhập chịu thuế như sau:

a) Trường hợp bên thuê tài sản trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì chi phí để tính thu nhập chịu thuế được tính tương ứng với tiền thuê của từng năm.

b) Đối với một số hoạt động kinh doanh đặc thù như: kinh doanh bảo hiểm, xổ số... Bộ Tài chính có hướng dẫn riêng về chi phí hợp lý tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

15. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế các khoản chi phí sau đây:

a) Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết như: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định; phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng... trừ trường hợp có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

b) Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp.

c) Các khoản tiền phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác. Đối với khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi bù trừ giữa số thu phạt và số bị phạt, nếu còn dư được đưa vào thu nhập chịu thuế, ngược lại phải hạch toán vào thu nhập sau thuế.

d) Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương (trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh); chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế.

đ) Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ:

- Chi sự nghiệp.

- Chi ốm đau, thai sản.

- Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất.

- Các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ.

e) Chi phí không hợp lý khác.

IV. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC, BAO GỒM:

1. Chênh lệch về mua, bán chứng khoán.

2. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:

a) Thu nhập về cho thuê tài sản.

b) Thu nhập cho sử dụng hoặc quyền sử dụng sở hữu trí tuệ.

c) Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

3. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản:

Đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản đưa vào thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng còn lại sau khi đã trừ giá trị (hay giá trị còn lại) của tài sản và các khoản chi phí liên quan đến chuyển nhượng, thanh lý.

4. Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm.

5. Chênh lệch do bán ngoại tệ.

6. Kết dư cuối năm các khoản: trích trước không chi hết, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp.

7. Thu các khoản thu khó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng nay đòi được.

8. Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng.

9. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

10. Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.

11. Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.

Đối với khoản thu nhập phát sinh tại nước đã ký Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần của Việt nam thì thực hiện theo qui định tại Hiệp định thuế.

Đối với khoản thu nhập phát sinh tại nước chưa ký Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần của Việt nam, nếu khoản thu nhập đó đã nộp thuế ở nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A nhận được khoản thu nhập 800 triệu đồng từ nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập theo luật nước ngoài: 200 triệu đồng.

Phần thu nhập doanh nghiệp A nhận được từ nước ngoài được tính thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau:

[(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 32%] = 320 triệu đồng.

Vì doanh nghiệp A đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài 200 triệu đồng nên chỉ phải nộp:

320 triệu đồng - 200 triệu đồng = 120 triệu đồng.

Ví dụ 2: Cũng doanh nghiệp A nêu trên nhận được khoản thu nhập 800 triệu đồng từ nước ngoài. khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập theo luật nước ngoài là 540 triệu đồng.

Khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được ở nước ngoài được tính thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau:

(800 triệu đồng + 540 triệu đồng) x 32% = 428,8 triệu đồng.

Doanh nghiệp A chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 428,8 triệu đồng. Nói một cách khác là doanh nghiệp A không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài nêu trên.

12. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.

13. Các khoản thu nhập khác như: thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và tiêu thụ; quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền của các tổ chức, cá nhân tặng cho cơ sở kinh doanh....

14. Cơ sở kinh doanh có thu nhập được chia do góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước mà đơn vị nhận phần vốn góp đã nộp thuế TNDN thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất ổn định, nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (nếu có).

V. THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%.

Một số trường hợp được áp dụng như sau:

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dưới đây được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.

- Doanh nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản và thuỷ sản;

- Doanh nghiệp luyện kim;

- Doanh nghiệp sản xuất cơ khí;

- Doanh nghiệp sản xuất hoá chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu; doanh nghiệp chế biến cao su mủ tươi thành mủ khô;

- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (trừ sản xuất xi măng);

- Doanh nghiệp xây dựng (trừ khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát);

- Doanh nghiệp vận tải (trừ vận tải hàng không, vận tải tắc xi).

b) Các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh mang lại thu nhập cao, sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32% mà phần thu nhập còn lại cao hơn 20% vốn chủ sở hữu hiện có thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với thuế suất 25%. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung được xác định bằng cách lấy thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32%) trừ (-) 20% vốn chủ sở hữu hiện có.

b.1) Cách xác định vốn chủ sở hữu hiện có như sau:

(1) Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính giá trị vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm:

- Nguồn vốn kinh doanh;

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản;

- Chênh lệch tỷ giá;

- Lợi nhuận chưa phân phối;

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế (trừ quỹ khen thưởng, phúc lợi).

(2) Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm:

- Nguồn vốn kinh doanh

- Chênh lệch tỷ giá và đánh giá lại tài sản

- Lợi nhuận chưa phân phối.

- Các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế (trừ quỹ khen thưởng và phúc lợi)

(3) Đối với các tổ chức tín dụng thực hiện hệ thống tài khoản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định thì giá trị vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn của tổ chức tín dụng

- Các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế (trừ quỹ khen thưởng phúc lợi)

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Lợi nhuận chưa phân phối

(4) Cách xác định từng chỉ tiêu tại Điểm (1), (2) và (3) nêu trên căn cứ vào báo cáo tài chính năm và được tính theo phương pháp bình quân:

Số dư đầu kỳ + Số dư cuối kỳ

2

Trường hợp số dư có giá trị âm (-) thì phải giảm trừ trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp không có số dư đầu hoặc cuối kỳ thì cũng phải xác định theo công thức trên. Riêng cơ sở kinh doanh mới thành lập trong năm quyết toán thuế chưa có số dư đầu năm thì sử dụng số dư cuối năm làm cơ sở xác định vốn chủ sở hữu, không tính theo phương pháp bình quân nêu trên.

Ví dụ: - Phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế TNDN theo thuế suất 32% là: 1.860 tr đồng

- Vốn chủ sở hữu hiện có : 8.966 tr đồng. Phương pháp xác định vốn chủ sở hữu ( sau đây gọi tắt là vốn CSH) cụ thể như sau:

Đơn vị: tr đồng.

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

Tính vốn CSH

1/ Nguồn vốn KD

6.262

7.342

6.802

2/ Quỹ ĐTPT

1.510

850

1.180

3/Quỹ DPTC

448

530

489

4/Quỹ DP trợ cấp mất việc làm

170

212

191

5/LN chưa phân phối

132

468

300

6/Nguồn vốn đầu tư

4

4

4

Vốn chủ sở hữu hiện có: 8.966

- 20% vốn chủ sở hữu: 1.793 tr đồng

- Số thuế TNDN bổ sung phải nộp là:

(1.860 tr - 1.793 tr) x 25% = 16,75 tr đồng

(5) Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động liên doanh thì vốn chủ sở hữu không tính phần vốn góp của bên tham gia liên doanh và không tính giảm vốn chủ sở hữu phần vốn của cơ sở đem đi liên doanh khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung.

b.2) Tạm thời chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với các cơ sở kinh doanh sau:

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được áp dụng thuế suất thuế TNDN 25% trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 1/1/1999.

- Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi.

- Cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm 50% tổng doanh thu.

- Các hộ kinh doanh.

- Các đơn vị sự nghiệp hưởng kinh phí ngân sách cấp, không được cấp vốn kinh doanh thì không phải nộp thuế thu nhập bổ sung. Trường hợp hoạt động có thu đã thực hiện chế độ kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành, xác định được vốn chủ sở hữu thì phải nộp thuế TNDN bổ sung (nếu có).

b.3) Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, vừa có hoạt động tạm thời chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung hoặc được miễn thuế TNDN bổ sung thì doanh nghiệp phải xác định số thuế TNDN phải nộp theo chế độ quy định, sau đó căn cứ tỷ trọng giữa thu nhập chịu thuế TNDN bổ sung và tổng thu nhập chịu thuế TNDN để xác định số thuế TNDN bổ sung phải nộp.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (theo thuế suất 32%) là 2.000 tr đồng, thu nhập chịu thuế TNDN (thuế suất 25%) là 500 tr đồng, vốn chủ sở hữu là 5.000 tr đồng.

Như vậy doanh nghiệp A sẽ phải nộp thuế TNDN thuế suất 32%:

2.000 tr x 32% = 640 tr đồng.

Số thuế TNDN phải nộp theo thuế suất 25% là:

500 tr x 25% = 125 tr đồng.

Tổng số thuế TNDN ổn định phải nộp:

640 tr + 125 tr = 765 tr đồng.

Tỷ trọng % thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung so với tổng thu nhập chịu thuế:

2.000 tr : (2.000 tr + 500 tr) = 80%

20% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:

5.000 tr x 20% = 1.000 tr đồng.

Số thuế TNDN bổ sung phải nộp:

[(2.500 tr - 765 tr - 1.000 tr) x 25%] x 80% = 147 tr đồng.

c) Đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Nếu thuộc các lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 25%.

- Nếu dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư, đồng thời đầu tư vào huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi và hải đảo, vùng có khó khăn khác theo quy định của Chính phủ được hưởng mức thuế suất 20%.

- Nếu dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư, đồng thời đầu tư vào huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao theo qui định của Chính phủ được hưởng mức thuế suất 15%.

Các dự án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi theo qui định tại điểm này phải đảm bảo đủ các điều kiện như sau:

- Có giấy phép đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng đăng ký kinh doanh.

- Có giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp ghi rõ điều kiện ưu đãi.

- Thi hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, đăng ký nộp thuế, kê khai nộp thuế.

Khi các điều kiện ưu đãi không còn do thay đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển địa điểm kinh doanh, cơ sở kinh doanh không được hưởng mức thuế suất ưu đãi cho cả năm đó nếu điều kiện ưu đãi chấm dứt trong thời gian 6 tháng đầu năm. Trường hợp điều kiện ưu đãi chấm dứt trong thời Điểm 6 tháng cuối năm thì bắt đầu từ năm sau, cơ sở kinh doanh không được hưởng thuế suất ưu đãi.

Cơ sở kinh doanh không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, kê khai hoặc kê khai không đúng các căn cứ tính thuế thì không được hưởng mức thuế suất ưu đãi mà phải nộp thuế hàng tháng theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế. Ngoài ra còn bị phạt vi phạm hành chính về thuế.

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là 25%.

Một số trường hợp được áp dụng thuế suất như sau:

a) Áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm, kể từ năm hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với dự án đầu tư có một trong các tiêu chuẩn sau:

- Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm;

- Sử dụng từ 500 lao động trở lên;

- Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản;

- Sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư nghiên cứu phát triển.

- Sử dụng nguyên liệu, vật tư sẵn có tại Việt Nam; chế biến, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam; sản xuất sản phẩm có giá trị nội địa hoá từ 40% trở lên.

b) Áp dụng mức thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm, kể từ năm hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các dự án đầu tư có một trong các tiêu chuẩn sau:

- Xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm.

- Đầu tư vào lĩnh vực luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, hoá dầu, phân bón, sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy.

- Xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng (cầu, đường, cấp thoát nước, điện, bến cảng).

- Trồng cây công nghiệp lâu năm.

- Đầu tư vào vùng khó khăn khác do Chính phủ quy định (kể cả dự án khách sạn).

- Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động (kể cả dự án khách sạn).

- Các dự án có hai tiêu chuẩn tại Điểm a nêu trên.

c) Áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ năm sản xuất, kinh doanh đối với các dự án:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng khó khăn.

- Đầu tư vào miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Trồng rừng.

- Các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư khác.

d) Đối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT; dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20%, 15%, 10% được áp dụng trong thời gian thực hiện dự án.

đ) Các thuế suất nêu tại Tiết a, b, c, d Khoản này không áp dụng đối với các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào vùng khó khăn, miền núi, hải đảo; chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam); các dự án tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại.

e) Thu nhập mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (kể cả số thuế thu nhập được hoàn lại và số thu nhập thu được do chuyển nhượng vốn) nếu chuyển ra nước ngoài (hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam), để ở Việt Nam nhưng dùng thanh toán công nợ cho công ty mẹ, chi tiêu cho văn phòng đại diện của công ty mẹ tại Việt Nam... đều phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng như sau:

- Mức thuế suất 3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài áp dụng đối với:

+ Người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

+ Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 10 triệu USD trở lên.

+ Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.

- Mức thuế suất 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài áp dụng đối với:

+ Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD.

+ Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh không thuộc các trường hợp được hưởng thuế suất 3% và 5% nêu trên.

f) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được ghi tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, được áp dụng theo mức thuế suất ghi trong giấy phép đầu tư cấp trước khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.

3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí là 50%. Khai thác tài nguyên quí hiếm khác mức thuế suất có thể từ 32% đến 50% thu nhập chịu thuế do Bộ Tài chính quyết định cụ thể đối với các dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước; do cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi thống nhất với Bộ Tài chính bằng văn bản.

4. Đối với các cơ sở kinh doanh có các hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế TNDN khác nhau thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng cho từng hoạt động. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất cao nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh do cơ sở tiến hành trong năm.

C. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

I. ĐĂNG KÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng.

2. Các Tổng công ty, các công ty khi đăng ký thuế phải khai rõ cả các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh doanh độc lập và các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ.

Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty, công ty hạch toán độc lập hay báo sổ đều phải đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng.

3. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty, công ty có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế riêng. Các đơn vị hạch toán báo sổ phụ thuộc công ty, tổng công ty chỉ đăng ký thuế tại địa phương, không có nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế tại địa phương. Tổng công ty, công ty có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế phần kinh doanh của mình và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ.

II. KÊ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 1a quy định tại Thông tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hàng năm.

Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo.

2. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm và chia ra từng quý để thông báo cho cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý.

Trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh có biến động thì căn cứ vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm để xem xét điều chỉnh. Cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị xin điều chỉnh số thuế tạm nộp và gửi cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 30 tháng 7 hàng năm:

- Công văn đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh, số thuế đã tạm nộp 6 tháng đầu năm và số thuế phải nộp 6 tháng cuối năm

- Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính và kèm mẫu số 1c đính kèm Thông tư này.

- Sau khi xem xét các báo cáo trên, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có thông báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh số thuế tạm nộp cả năm (điều chỉnh hoặc không được điều chỉnh) và số thuế còn phải nộp trong 2 quý cuối năm chậm nhất là ngày 25 tháng 9 của năm.

Trường hợp đặc biệt thực hiện quý 1 cơ sở kinh doanh bị lỗ hoặc có lãi vượt quá cao so với số đã đăng ký tạm nộp thì cơ sở kinh doanh làm hồ sơ điều chỉnh theo những quy định trên.

3. Nếu trong tờ khai, cơ sở kinh doanh không kê khai hoặc kê khai không rõ các căn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh giải trình các căn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm. Trường hợp cơ sở kinh doanh không giải trình hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm.

4. Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu và thuế suất như sau:

a) Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau:

Doanh thu x Tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tờ khai thuế phải nộp cho cơ quan thuế trước ngày 5 của tháng tiếp theo.

b) Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức:

Doanh thu x Tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc ấn định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế phải bảo đảm đúng quy trình, công khai, dân chủ.

Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế xác định tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hài hoà giữa các địa phương trong cả nước.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, nhưng có thu nhập tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm kê khai và khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập.

III. NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở sản xuất kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý đầy đủ, đúng hạn theo thông báo của cơ quan thuế.

Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá ngày của tháng cuối quý. Trường hợp đến thời hạn nộp thuế mà cơ sở kinh doanh chưa nhận được thông báo thuế của cơ quan thuế thì cơ sở kinh doanh tự nộp thuế TNDN của quý theo số liệu mà cơ sở kinh doanh đã kê khai.

2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, tính thuế theo phương pháp tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, thời hạn phải nộp thuế như sau:

a) Cơ sở kinh doanh thực hiện việc bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, kê khai thuế hàng tháng, nộp thuế đầy đủ theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.

b) Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế căn cứ vào mức doanh thu ấn định, thời hạn nộp thuế theo thông báo cùng với thuế giá trị gia tăng.

3. Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế TNDN nộp vào Ngân sách nhà nước trước khi chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam không khấu trừ tiền thuế TNDN thì phải chịu trách nhiệm nộp thay số tiền thuế TNDN cho phía nước ngoài và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế theo chế độ hiện hành.

4. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế TNDN theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi cùng với việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.

IV. QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp nộp thuế hàng tháng theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu và thuế suất). Quyết toán thuế phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu: Doanh thu tính thuế; chi phí hợp lý; thu nhập chịu thuế; số thuế thu nhập phải nộp; số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm; số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa... theo mẫu số 2a, 2b kèm theo Thông tư này.

Năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tính thuế khác với năm tài chính nêu trên thì được quyết toán theo năm tài chính đó.

Đối với cơ sở kinh doanh bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản thì vẫn phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.

a) Trường hợp doanh nghiệp là liên doanh của nhiều cơ sở kinh doanh khi có quyết định giải thể, phá sản doanh nghiệp liên doanh nếu phát sinh lỗ thì phân bổ số lỗ cho từng cơ sở kinh doanh và được tổng hợp số lỗ này vào kết quả kinh doanh chung của cơ sở kinh doanh khi quyết toán thuế.

b) Trường hợp cơ sở kinh doanh có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ, nhưng có lãi liên doanh thì cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn hạch toán nguyên số lỗ và áp dụng chuyển lỗ theo quy định hoặc dùng lãi liên doanh được chia để bù lỗ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở kinh doanh.

c) Trường hợp trong năm quyết toán thuế, cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động lỗ, vừa có hoạt động lãi:

- Nếu hoạt động kinh doanh có lãi thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế TNDN, thì cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn:

+ Hạch toán riêng lãi của hoạt động được ưu đãi để thực hiện miễn giảm thuế theo qui định, hoạt động lỗ được chuyển lỗ theo chế độ qui định;

+ Lấy lãi của hoat động ưu đãi để bù lỗ, nếu còn lãi thì được ưu đãi, nếu còn lỗ thì được chuyển lỗ

- Ngược lại hoạt động kinh doanh được miễn, giảm thuế bị lỗ thì được bù lỗ từ hoạt động kinh doanh có lãi.

d) Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế nếu có số thuế TNDN nộp thừa thì được trừ vào số phải nộp của kỳ sau, cơ quan thuế có trách nhiệm điều chỉnh vào thông báo thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh nếu có sự chênh lệch so với quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện theo biên bản kiểm tra của cơ quan thuế.

Ví dụ: Khi quyết toán thuế năm 2000, cơ sở kinh doanh A xác định nộp thừa 200 tr đồng so với số phải nộp theo luật và đã nộp quyết toán thuế theo quy định. Cơ quan thuế thông báo số thuế tạm nộp của quý I năm 2001 là 300 tr đồng thì cơ sở kinh doanh A được trừ số nộp thừa là 200 tr đồng, số còn phải nộp là 100 tr đồng. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo số thuế phải nộp, số nộp thừa của kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp của quý 1 là 100 tr đồng.

2. Cơ sở kinh doanh lập báo cáo quyết toán thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo quyết toán thuế. Nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện các số liệu trong báo cáo quyết toán thuế không đúng chế độ qui định thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế, còn bị phạt tiền về hành vi khai man thuế, trốn thuế.

Trường hợp báo cáo quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, không đúng thì cơ sở kinh doanh mới thụ hưởng số tài sản của cơ sở kinh doanh bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách chịu trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu và tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước.

3. Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, thời gian nộp báo cáo quyết toán thuế là sau 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.

4. Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quy định phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế. Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thiếu, cơ sở kinh doanh còn bị phạt về chậm nộp tiền thuế.

5. Việc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế do Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên quyết định.

Trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh của cơ sở kinh doanh không đúng, cơ quan thuế có quyền xác định lại theo giá cả tại thời điểm mua, bán hàng hoá, bảo đảm thu đúng, thu đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết thúc kiểm tra, cơ quan thuế phải lập biên bản và kiến nghị biện pháp xử lý. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện theo biên bản kiểm tra của cơ quan thuế.

6. Điều chỉnh số liệu quyết toán thuế TNDN

- Giám đốc cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán thuế do cơ sở kinh doanh lập gửi cơ quan thuế. Trong thời gian gửi báo cáo, cơ sở kinh doanh phát hiện sai sót và cần điều chỉnh số liệu thì xử lý như sau:

+ Nếu cơ quan thuế chưa ra thông báo nộp thuế (kiểm tra bước 1) thì cơ sở kinh doanh gửi quyết toán thuế điều chỉnh để thay thế quyết toán cũ và đính kèm công văn nêu lý do thay thế quyết toán cũ, ghi rõ thay thế quyết toán thuế gửi ngày...

+ Nếu cơ quan thuế đã ra thông báo nộp thuế (kiểm tra bước 1) thì cơ sở kinh doanh gửi một báo cáo bổ sung sửa đổi về các chỉ tiêu đã điều chỉnh.

- Trường hợp miễn giảm sau quyết toán thuế TNDN: Quyết định miễn giảm thuế căn cứ vào số thu nhập chịu thuế phát sinh của từng năm, về nguyên tắc số miễn giảm phải được trừ vào số phải nộp của năm được miễn giảm.Trường hợp cơ sở kinh doanh đã nộp thuế của năm được miễn giảm thì cơ sở kinh doanh được xác định số thuế năm đó nộp thừa và được trừ vào số phải nộp của năm tiếp theo.

V. THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI

1. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được kê khai và nộp theo từng lần chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với trường hợp doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận ở nước ngoài; thanh toán công nợ cho Công ty mẹ và chi tiêu cho văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở Việt Nam thì kê khai và nộp thuế hàng tháng.

2. Trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc chậm nhất vào ngày 5 tháng sau (đối với trường hợp kê khai và nộp thuế hàng tháng), Nhà đầu tư nước ngoài phải lập tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, đồng thời nộp số thuế theo kê khai vào Kho bạc Nhà nước. Chỉ khi có chứng từ nộp thuế (do Kho bạc giao), nhà đầu tư nước ngoài mới được làm thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

3. Trường hợp đã nộp thuế nhưng không chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc nộp thừa, Ngân sách Nhà nước sẽ hoàn trả lại số thuế đã nộp. Hồ sơ hoàn trả thuế được gửi về Bộ Tài chính bao gồm:

a) Công văn đề nghị hoàn lại số thuế nộp thừa trong đó nêu rõ lý do nộp thừa; tên, địa chỉ; số tài khoản của nhà đầu tư đề nghị hoàn trả thuế.

b) Bản kê số thuế đã nộp kèm theo các chứng từ đã nộp tiền vào Kho bạc (bản sao) và xác nhận của Kho bạc về số thuế đã nộp (có ghi rõ đã nộp vào Chương, loại, Khoản, hạng theo Mục lục Ngân sách).

c) Xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp về số thuế nộp thừa và kiến nghị xử lý.

4. Hàng năm, chậm nhất là 90 ngày, kể từ khi kết thúc năm tài chính, nhà đầu tư nước ngoài phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp về việc sử dụng lợi nhuận được chia và nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của năm tài chính đã qua.

D. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

Việc đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện cùng với việc đăng ký thuế giá trị gia tăng.

Những cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế có quyền nhắc nhở bằng văn bản; Nếu đã nhắc nhở mà cơ sở vẫn không thực hiện đúng thì có quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

2. Thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh đúng thời gian quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước ngày phải nộp thuế (được ghi trong thông báo) tối thiểu là 3 ngày.

Nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì cơ quan thuế tiếp tục ra thông báo lần 2. Thông báo lần 2 bao gồm cả số tiền thuế chưa nộp và số tiền phạt chậm nộp được quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu cơ sở kinh doanh không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo lần hai thì cơ quan thuế có quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 4 Điều 24 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu đã thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh bảo đảm thực hiện đúng pháp luật.

4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.

5. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế.

6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

7. Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

b) Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế.

c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.

Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh ấn định doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh có cùng ngành nghề và quy mô kinh doanh tương đương với cơ sở kinh doanh bị ấn định thu nhập chịu thuế.

Ngoài biện pháp ấn định nêu trên, cơ quan thuế có thể sử dụng biện pháp xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú của Công ty nước ngoài trên cơ sở doanh thu như sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ của cơ sở thường trú tại Việt Nam

=

Tổng doanh thu trong kỳ của cơ sở thường trú tại Việt Nam

Tổng doanh thu trong kỳ của công ty nước ngoài

x

Tổng thu nhập trong kỳ của công ty nước ngoài

Để thực hiện được biện pháp ấn định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú, công ty nước ngoài có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thuế sổ sách, báo cáo kế toán của công ty đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận để làm căn cứ phân bổ thu nhập chịu thuế cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo mức thuế ấn định.

Đ. MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập.

a) Cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo. Trường hợp thành lập ở huyện thuộc vùng miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác, thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm.

b) Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập hai năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo.

c) Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 9 năm tiếp theo.

d) Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo.

đ) Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư ở những vùng khó khăn khác được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo.

2. Miễn thuế, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.

a) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

b) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo.

c) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 4 năm tiếp theo.

d) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư ở những vùng khó khăn khác được miễn thuế thu nhập trong 1 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo.

Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ mới thành lập được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm 1, Điểm 2 Mục I này là những cơ sở mới được thành lập và được cấp giấy phép kinh doanh kể từ ngày Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Những cơ sở đã thành lập trước đây nay chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, bổ sung mặt hàng, ngành nghề vào giấy phép kinh doanh không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, giảm thuế như cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới thành lập.

3. Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm do đầu tư mới mang lại của hai năm tiếp theo.

Số thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại được xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế của năm công trình đầu tư hoàn thành so với thu nhập chịu thuế của năm trước khi đầu tư.

Ví dụ: Năm 1998 thu nhập chịu thuế của Công ty A là 500 triệu đồng. Đầu năm 1999 Công ty A hoàn thành công trình mở rộng quy mô sản xuất đưa vào sử dụng. Năm 1999, 2000, 2001, mỗi năm có tổng thu nhập chịu thuế là 800 triệu đồng.

Công ty A được miễn thuế, giảm thuế như sau:

- Năm 1999 Công ty A được miễn phần thu nhập chịu thuế là:

800 triệu đồng - 500 triệu đồng = 300 triệu đồng

- Năm 2000 và 2001, mỗi năm Công ty A được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

50% x (800 triệu đồng - 500 triệu đồng) x 32% = 48 triệu đồng

4. Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác được miễn thuế thu nhập 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

5. Miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập của các cơ sở kinh doanh trong nước như sau:

a) Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học.

b) Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

c) Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật. Đối với cơ sở kinh doanh được xác định là dành riêng cho lao động là người tàn tật phải có đủ các điều kiện sau:

- Được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận là cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh).

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc mở sổ sách kế toán, sử dụng chứng từ mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo quy định của chế độ hiện hành.

- Có giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Có từ 10 lao động trở lên, trong đó có 51% lao động là người tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. Số lao động còn lại chủ yếu là thân nhân của người tàn tật, người góp vốn cổ phần và người có trình độ quản lý, chuyên môn, khoa học - kỹ thuật.

- Có quy chế hoặc điều lệ hoạt động phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.

d. Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

Các hoạt động dạy nghề được xác định là dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội phải có đủ các điều kiện sau:

- Cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp, của các trung tâm dịch vụ việc làm, của các tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 17 Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995; Điều 10 và Điều 13 của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995; Điều 10 của Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ.

- Hoạt động đúng ngành nghề ghi trong giấy phép hành nghề hoặc ngành nghề đã đăng ký hoạt động với cơ quan lao động - thương binh và xã hội có thẩm quyền.

- Đăng ký nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc mở sổ sách kế toán, sử dụng chứng từ, hoá đơn theo quy định của chế độ hiện hành.

6. Hộ cá thể sản xuất kinh doanh, dịch vụ được xét miễn thuế, giảm thuế trong các trường hợp sau:

a) Hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vừa và nhỏ chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế và nộp thuế trên mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế của tháng đó.

b) Hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước được miễn thuế cả năm.

7. Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

a) Các dự án được áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động sản xuất kinh doanh, được miễn thuế 1 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo.

b) Các dự án được áp dụng mức thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 3 năm tiếp theo.

c) Các dự án được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế thu nhập trong 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

d) Các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại miền núi, hải đảo và các dự án khác đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 8 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

Việc miễn thuế, giảm thuế tại các Điểm a, b, c, d nêu trên không áp dụng đối với các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời gian hoạt động), các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại.

8. Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:

a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được giảm 20% số thuế thu nhập phải nộp, trừ trường hợp được hưởng thuế suất thuế thu nhập là 10%.

b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phần giá trị bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định.

c) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

d) Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp Việt Nam khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã...

9. Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế TNDN được giảm tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ dưới đây:

a) Chi thêm cho công tác đào tạo lại nghề cho chị em nữ công nhân viên, nếu nghề cũ không còn phù hợp để chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản chi thêm này bao gồm: học phí đi học (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

b) Chi phí tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. Số cô giáo này được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định.

c) Chi phí do tổ chức thêm 1 lần khám sức khoẻ trong năm (ngoài số lần khám đã được quy định) chủ yếu là khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa mà nữ công nhân viên mắc phải.

d) Chi bồi dưỡng thêm 1 lần cho người lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. Mức chi không quá 300.000 đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp ở thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000 đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp ở vùng sâu, xa, hải đảo để giúp đỡ người mẹ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ.

đ) Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan nào đó mà không về cho con bú, ở lại làm việc cho doanh nghiệp, thì thời gian này được trả theo chế độ phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ hiện hành.

Các khoản chi cho lao động nữ nêu trên được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với điều kiện phải có chứng từ thực chi và có chữ ký của người nhận tiền.

e) Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải được coi là sử dụng nhiều lao động nữ khi có một trong các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty Nhà nước có đủ điều kiện nêu trên nhưng không trực tiếp làm công việc kinh doanh thì không được giảm thuế theo điểm này.

10. Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đầu tư.

a) Điều kiện được hoàn thuế:

- Tái đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

- Vốn tái đầu tư được sử dụng 3 năm trở lên.

- Đã góp đủ vốn pháp định ghi trong giấy phép.

b) Tỷ lệ hoàn thuế thu nhập do tái đầu tư như sau:

- 100% số thuế đã nộp đối với trường hợp tái đầu tư vào các dự án được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm.

- 75% số thuế đã nộp đối với trường hợp tái đầu tư vào các dự án được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% trong thời hạn 12 năm.

- 50% số thuế đã nộp đối với trường hợp tái đầu tư vào các dự án được hưởng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm.

c) Số thuế thu nhập được hoàn trả cho phần thu nhập tái đầu tư được xác định như sau:

L

Th = x S x T

100% - S

Trong đó:

- Th: Là số thuế được hoàn trả

- L: Số thu nhập được chia sau khi đã nộp thuế thu nhập đem tái đầu tư.

- S: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong giấy phép đầu tư.

- T: Tỷ lệ hoàn thuế thu nhập.

11. Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

II. THỦ TỤC XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ

Cơ sở kinh doanh thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế có thẩm quyền theo từng trường hợp như sau:

1. Đối với trường hợp được miễn thuế, giảm thuế theo Điểm 1, 2, 4 Mục I Phần Đ, cơ sở kinh doanh chỉ cần làm công văn đề nghị miễn thuế, giảm thuế (trong đó nêu rõ lý do miễn thuế, giảm thuế) gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế. Sau khi kiểm tra các điều kiện được miễn thuế, giảm thuế cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế thông báo cho cơ sở kinh doanh biết có đủ điều kiện được miễn thuế, giảm thuế hàng năm. Trường hợp không đủ điều kiện được miễn giảm thì cơ quan thuế cũng phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở kinh doanh.

2. Đối với trường hợp được xét miễn thuế, giảm thuế theo Điểm 3 Mục I phần Đ, hồ sơ gồm có:

a) Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế, trong đó nêu rõ lý do miễn thuế, giảm thuế, kèm theo những hồ sơ:

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước là luận chứng đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết toán công trình và nguồn vốn xây dựng, mua sắm.

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là luận chứng đầu tư được Hội đồng quản trị phê duyệt; quyết toán công trình và nguồn vốn xây dựng, mua sắm.

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân là hợp đồng và bản quyết toán hợp đồng xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị; Trường hợp tự xây dựng phải xuất trình hoá đơn mua vật tư, máy móc thiết bị và thực tế máy móc thiết bị đã được lắp đặt sử dụng.

b) Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh trước năm đầu tư và năm sau đầu tư xin miễn thuế, giảm thuế.

3. Đối với trường hợp xét miễn thuế theo Điểm 5a, Mục I Phần Đ, hồ sơ gồm có:

a) Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế nêu rõ lý do miễn thuế.

b) Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền. Nếu là tổ chức tập thể, cá nhân phải có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học của cơ quan quản lý khoa học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Giấy phép kinh doanh.

d) Hợp đồng nghiên cứu khoa học có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học đúng thẩm quyền.

đ) Biên bản nghiệm thu hợp đồng.

e) Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh trong đó phản ánh chi tiết kết quả nghiên cứu khoa học.

4. Đối với trường hợp xét miễn thuế theo Điểm 5b, Mục I Phần Đ, hồ sơ gồm có:

a) Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế nêu rõ lý do miễn thuế.

b) Các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp và biên bản thanh lý hợp đồng.

c) Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh trong đó có số liệu chi tiết về kết quả thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

5. Trường hợp xét miễn thuế đối với cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật (Điểm 5c, Mục I Phần Đ), hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế nêu rõ lý do miễn thuế.

b) Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận là cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật.

c) Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh.

6. Đối với trường hợp xét miễn thuế theo Điểm 5d, Mục I Phần Đ, hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế nêu rõ lý do miễn thuế.

b) Giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp.

c) Giấy xác nhận của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xác nhận cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

d) Danh sách các học viên là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

đ) Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở dạy nghề.

7. Đối với trường hợp miễn thuế, giảm thuế theo Điểm 6, Mục I Phần Đ, hồ sơ chỉ có đơn đề nghị của hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu rõ nguyên nhân, lý do miễn thuế, có xác nhận của chính quyền phường, xã. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý sau khi thông qua hội đồng tư vấn thuế cùng cấp có thông báo miễn thuế, giảm thuế cho hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

8. Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, cho các nhà đầu tư nước ngoài theo Điểm 7, Điểm 8 Mục I Phần Đ được ghi trong giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi được sự thống nhất của Bộ Tài chính.

9. Đối với trường hợp xét giảm thuế theo Điểm 9, Mục I Phần Đ, hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh nêu rõ lý do giảm thuế.

b) Bản liệt kê danh sách lao động có mặt thường xuyên của cơ sở kinh doanh trong đó có lao động nữ. Bản liệt kê danh sách lao động phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền.

c) Bản liệt kê các khoản chi phí tăng thêm cho lao động nữ có sự xác nhận, kiểm tra của cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

d) Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh.

10. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo Điểm 10, Mục I, Phần Đ gồm:

a) Công văn hoặc đơn xin hoàn thuế thu nhập do tái đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hoặc người được uỷ quyền. Nội dung đơn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số tài khoản của nhà đầu tư hoặc người được uỷ quyền.

b) Bản cam kết về sử dụng thu nhập để tái đầu tư từ 3 năm trở lên của nhà đầu tư.

c) Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng) hoặc giấy phép điều chỉnh do cơ quan cấp giấy phép đầu tư cấp, trong đó quy định rõ cho phép chủ đầu tư dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư và chủ đầu tư đáp ứng đủ điều kiện được hoàn thuế do tái đầu tư.

d) Văn bản xác nhận đã góp đủ vốn pháp định của Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp liên doanh hoặc xác nhận của cơ quan kiểm toán đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc bên nước ngoài hợp doanh (bản chính hoặc bản sao công chứng).

đ) Tờ khai về thu nhập tái đầu tư theo mẫu đính kèm Thông tư này.

e) Các chứng từ đã nộp thuế của doanh nghiệp (bản sao) có xác nhận của Kho bạc Nhà nước về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.

Khi nhận được đủ hồ sơ, cơ quan thuế trực tiếp quản lý tiến hành kiểm tra, xác định số thuế đã nộp và tính số thuế được hoàn cho chủ đầu tư, gửi hồ sơ về Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước) để xem xét ra quyết định thoái trả thuế cho nhà đầu tư.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo quyết định của mình cho nhà đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư đã được hoàn thuế nhưng thực tế không tái đầu tư thì ngoài việc phải nộp trả tiền thuế đã được hoàn còn phải trả lãi tính theo lãi suất tiền gửi ngân hàng và bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

III. TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ

1. Việc xét miễn thuế, giảm thuế được tiến hành hàng năm sau khi cơ sở kinh doanh đã có báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Để giảm bớt khó khăn cho các cơ sở kinh doanh, trong năm được xét miễn thuế, giảm thuế, cơ quan thuế có thể cho tạm miễn thuế, tạm giảm thuế.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết phải quyết định tạm miễn thuế, giảm thuế hoặc quyết định chính thức miễn thuế, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh hoặc thông báo cho cơ sở kinh doanh biết lý do chưa giải quyết, không giải quyết.

3. Thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế:

a) Chi cục trưởng Chi cục thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc Chi cục quản lý thuế có mức thu nhập bình quân tháng trong năm dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước và trường hợp nghỉ kinh doanh hàng tháng.

b) Cục trưởng Cục thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế nêu trên.

Cục trưởng, chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về số thuế miễn giảm. Các quyết định miễn thuế, giảm thuế của Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục thuế ngoài việc gửi cho cơ sở kinh doanh phải gửi báo cáo Tổng cục Thuế. Đồng thời các Cục thuế phải tổng hợp số thuế đã miễn, giảm trên địa bàn (tỉnh, huyện) báo cáo Tổng cục thuế theo mẫu số 5 đính kèm, thời hạn gửi báo cáo trước ngày 15/02 hàng năm.

IV- NGUYÊN TẮC XÉT MIỄN GIẢM, THUẾ:

Đối với những cơ sở kinh doanh cùng một lúc được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo các Luật khác nhau như vừa thuộc diện được ưu đãi về thuế theo quy định Luật khuyến khích đầu tư trong nước, vừa thuộc diện miễn giảm thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... thì chỉ được xét hưởng ưu đãi theo một trong các Luật nêu trên. Cơ sở kinh doanh được quyền lựa chọn hưởng ưu đãi theo một trong các Luật mà cơ sở kinh doanh chịu sự điều chỉnh.

E. XỬ LÝ VI PHẠM

I. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ

Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử lý như sau:

1. Không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:

a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào Ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.

b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.

Thủ tục, trình tự xử lý tại các Điểm a, b, c theo qui định của pháp luật hiện hành.

II. THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ

Cơ quan thuế các cấp khi phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào các quy định và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế trong phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm của từng cấp mà ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan pháp luật xử lý theo thẩm quyền quy định, cụ thể như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại Điểm 1, Điểm 2 và xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại điểm 3 Mục I Phần E của Thông tư này.

2. Cục trưởng cục thuế, Chi cục trưởng chi cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điểm 4, Mục I, Phần E Thông tư này và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm 3, Mục I, phần E Thông tư này.

F. KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

1. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế:

Theo quy định Điều 28 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn khiếu nại phải gửi cho cơ quan thuế nơi phát hành thông báo thuế, lệnh thu hoặc quyết định xử lý, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo. Nếu đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi đơn mà chưa nhận được ý kiến giải quyết thì đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án theo đúng quy định của pháp luật.

Đối tượng nộp thuế phải thực hiện đúng các thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện theo các quy định pháp luật hiện hành.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế:

Theo quy định tại Điều 29 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải đều tra xác minh mất nhiều thời gian, thì cần thông báo cho người khiếu nại biết, nhưng thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, xử lý phạt vi phạm về thuế thì cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng trong thời hạn năm năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được tính kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính và áp dụng cho việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2001.

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

MẪU SỐ 1A

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

(Năm....)

Tên cơ sở kinh doanh:....................... Mã số thuế....................

Địa chỉ:....................................................................................

Đơn vị tính:

Chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Dự kiến năm nay

Thực hiện 9 tháng

Ước quý IV

Ước cả năm

1

2

3

4

5

1. Tổng doanh thu

2. Các khoản giảm trừ

+ Chiết khấu bán hàng

+ Giảm giá bán hàng

+ Giá trị hàng hoá bán bị trả lại

3. Doanh thu thuần (1-2)

4. Chi phí SX, KD hợp lý.

Trong đó:

- Khấu hao TSCĐ

- Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

- Chi phí tiền lương, tiền công, ăn ca

- Các khoản chi phí khác...

5. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SX, KD (3-4)

6. Thu nhập khác:

+ Chênh lệch mua, bán chứng khoán

+ Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

+ Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản

+ Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm

+ Chênh lệch do bán ngoại tệ

+ Kết dư các khoản trích trước chi không hết, các khoản dự phòng

+ Thu các khoản thu khó đòi nay đòi được

+ Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

+ Thu các khoản nợ phải trả không còn chủ

+ Các khoản thu nhập bỏ sót từ những năm trước

+ Các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài

+ Các khoản thu nhập không tính vào doanh thu

+ Các khoản thu nhập khác

7. Lỗ năm trước chuyển sang

8. Tổng thu nhập chịu thuế (5+6+7)

9. Thuế suất cơ bản

10. Thuế thu nhập (8 x 9)

11. Thu nhập chịu thuế thu nhập bổ sung

Trong đó:

Thu nhập từ góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế

12. Thuế suất thuế bổ sung

13. Thuế bổ sung (11 x 12)

14. Thuế TNDN được miễn, giảm

15. Tổng số thuế (10 + 13)

Phần thuyết minh của cơ sở kinh doanh về các chỉ tiêu nêu trên. Nguyên nhân tăng, giảm so với năm trước.

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày...tháng...năm 200
Giám đốc
(Ký; ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Cơ quan thuế nhận tờ khai:

- Ngày nhận:

- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 1B

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Tháng... năm...
(Dùng cho cơ sở kinh doanh kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tháng)

- Tên cơ sở kinh doanh:............. Mã số thuế......

- Địa chỉ:.............................................................

Đơn vị tính

STT

Chỉ tiêu

Số tiền

1 Doanh thu tính thuế

2 Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu (%)

3 Thu nhập chịu thuế

4 Thuế suất thuế TNDN (%)

5 Số thuế TNDN phải nộp

Số tiền thuế phải nộp: (ghi bằng chữ)......................................................

..............................................................................

Các số liệu trên đây bảo đảm chính xác, trung thực. Nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện không đúng thực tế, cơ sở sẽ chịu xử phạt vi phạm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

..... ngày..... tháng... năm....
Người khai
(ký và ghi rõ họ tên)

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Cơ quan thuế nhận tờ khai:

- Ngày nhận:

- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 1C

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

(Điều chỉnh năm....)

Tên cơ sở kinh doanh:....................... Mã số thuế....................

Địa chỉ:....................................................................................

Đơn vị tính:

chỉ tiêu

Thực hiện năm trước

Thực hiện quý I năm nay

Thực hiện 6 tháng đầu năm nay

Ước thực hiện cả năm

1

2

3

4

5

1. Tổng doanh thu

2. Các khoản giảm trừ

+ Chiết khấu bán hàng

+ Giảm giá bán hàng

+ Giá trị hàng hoá bán bị trả lại

3. Doanh thu thuần (1-2)

4. Chi phí SX, KD hợp lý.

Trong đó:

- Khấu hao TSCĐ

- Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

- Chi phí tiền lương, tiền công, ăn ca

- Các khoản chi phí khác...

5. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SX, KD (3-4)

6. Thu nhập khác:

+ Chênh lệch mua, bán chứng khoán

+ Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

+ Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản

+ Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm

+ Chênh lệch do bán ngoại tệ

+ Kết dư các khoản trích trước chi không hết, các khoản dự phòng

+ Thu các khoản thu khó đòi nay đòi được

+ Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

+ Thu các khoản nợ phải trả không còn chủ

+ Các khoản thu nhập bỏ sót từ những năm trước

+ Các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài

+ Các khoản thu nhập không tính vào doanh thu

+ Các khoản thu nhập khác

7. Lỗ năm trước chuyển sang

8. Tổng thu nhập chịu thuế (5+6+7)

9. Thuế suất cơ bản

10. Thuế thu nhập (8 x 9)

11. Thu nhập chịu thuế thu nhập bổ sung

Trong đó:

Thu nhập từ góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế

12. Thuế suất thuế bổ sung

13. Thuế bổ sung (11 x 12)

14. Thuế TNDN miễn, giảm (nếu có)

15. Tổng số thuế (10 + 13)

Phần thuyết minh của cơ sở kinh doanh về các chỉ tiêu nêu trên. Nguyên nhân tăng, giảm.

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày...tháng...năm 200
Giám đốc
(Ký; ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Cơ quan thuế nhận tờ khai:

- Ngày nhận:

- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 2A

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
NĂM 200...

- Tên cơ sở kinh doanh:............... Mã số thuế.....

- Địa chỉ:............................................

- Tel, Fax..............

- Năm quyết toán từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...

Đơn vị tính:

Chỉ tiêu

Tổng số tiền

Ghi chú

1

2

3

1. Tổng doanh thu tính thu nhập chịu thuế

2. Chi phí SX, KD hợp lý

3. Thu nhập từ hoạt động SX, KD (1 - 2)

4. Thu nhập khác

5. Lỗ năm trước chuyển sang

6. Tổng thu nhập chịu thuế (3 + 4 - 5)

7. Thuế suất

8. Thuế thu nhập (6x7)

9. Thu nhập tính thuế bổ sung

10. Thuế suất bổ sung

11. Thuế thu nhập bổ sung

12. Tổng thuế thu nhập phải nộp (8 + 11)

13. Thanh toán thuế

- Năm trước chuyển sang

[nộp thiếu (+), nộp thừa (-)]

- Phải nộp năm nay

- Đã tạm nộp trong năm

- Trừ thuế đã nộp ở nước ngoài

- Số còn phải nộp

Các số liệu trên đây bảo đảm chính xác, trung thực. Nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện không đúng thực tế, cơ sở sẽ chịu xử phạt vi phạm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày...tháng...năm 200...
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên
đóng dấu)

MẪU SỐ 2B

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

TỜ KÊ KHAI CHI TIẾT DOANH THU, CHI PHÍ,THU NHẬP NĂM 200...

(Kèm theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.....của cơ sở kinh doanh...)

Đơn vị tính:

Chỉ tiêu

Tổng số tiền

Ghi chú

1

2

3

1. Doanh thu

a. Doanh thu bán hàng

b. Doanh thu bán thành phẩm

c. Doanh thu cung cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ

a. Chiết khấu bán hàng

- Chiết khấu hàng hoá

- Chiết khấu thành phẩm

- Chiết khấu dịch vụ

b. Giảm giá bán hàng

c. Hàng bán bị trả lại

3. Chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý

- Khấu hao TSCĐ

- NVL

- Tiền lương

- Chi phí khác

Trong đó:

+ Lãi tiền vay

+ Trích các khoản dự phòng

+ Chi phí quảng cáo

+ Chi phí khác

4. Tổng thu nhập từ SX, KD (1-2-3)

5. Thu nhập khác

- Chênh lệch mua bán chứng khoán

- Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản

- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm

- Chênh lệch do bán ngoại tệ

- Kết dư các khoản trích trước chi không hết, các khoản dự phòng

- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

- Thu các khoản thu khó đòi nay đòi được

- Thu các khoản nợ phải trả không còn chủ

- Các khoản thu nhập bỏ sót từ những năm trước

- Các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài

- Các khoản thu nhập không tính vào doanh thu

- Các khoản thu nhập khác

6. Lỗ năm trước chuyển sang

7. Tổng thu nhập chịu thuế (4+5-6)

8. Thu nhập chịu thuế thu nhập bổ sung

Trong đó: Thu nhập từ góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế

Các số liệu trên đây bảo đảm chính xác, trung thực. Nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện không đúng thực tế, cơ sở sẽ chịu xử phạt vi phạm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày...tháng...năm 200...
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên
đóng dấu)

MẪU SỐ 3

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

THÔNG BÁO NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP QUÝ.... THÁNG... NĂM.....

(Thông báo lần:.......)

Cơ quan thuế:..................... Số:...............................

- Tên cơ sở kinh doanh:.................. Mã số thuế......

- Địa chỉ:................................................................

Cấp:....... chương........ loại...... khoản....................

Đơn vị tính:

STT

Chỉ tiêu

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1

2

3

1

Số thuế kỳ trước chuyển qua

+ Nộp thiếu

+ Nộp thừa

2

Số thuế tạm nộp kỳ này

3

Tổng số thuế phải nộp kỳ này

4

Số tiền phạt chậm nộp

5

Tổng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp

Yêu cầu cơ sở nộp số tiền theo thông báo này vào Kho bạc Nhà nước.... tài khoản số.........

Hạn nộp trước ngày....... tháng...... năm......

......., ngày..... tháng....năm....
Thủ trưởng cơ quan thuế
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Mẫu thông báo này áp dụng cho đối tượng nộp thuế.

MẪU SỐ 4

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI LỢI TỨC ĐẦU TƯ

- Tên tổ chức, cá nhân nước ngoài:

- Địa chỉ tại Việt Nam:

- Hoạt động theo Giấy phép đầu tư số...... ngày.......

- Tài khoản tiền gửi số......... tại Ngân hàng......

1. Số lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tại Việt Nam

- Cơ sở kinh doanh A:

Năm:

Năm:

- Cơ sở kinh doanh B

Năm:

Năm:

Hiện gửi tại tài khoản số...... tại Ngân hàng........

2. Số lợi nhuận đã sử dụng:

- Chuyển ra hoặc giữ lại ở nước ngoài:.........

- Góp vốn pháp định:...........................

- Các mục đích khác (nêu rõ từng mục đích).....

...............................................

3. Số lợi nhuận tái đầu tư:....................

4. Thời gian tái đầu tư: từ năm...... đến năm....

5. Văn bản chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số.... ngày....

6. Số lợi nhuận được chia tái đầu tư vào dự án.......... được cấp Giấy phép số....... ngày.......

7. Mức thuế suất thuế lợi tức của dự án nhận lợi nhuận tái đầu tư.....

8. Số thuế lợi tức đề nghị hoàn trả.........

Chúng tôi cam đoan những lợi khai trên là chính xác với thực tế.

...., ngày.... tháng... năm....
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan thuế:

Số lợi nhuận có thể đem tái đầu tư

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 18/2002/TT-BTC

Hanoi, February 20th, 2002

 

CIRCULAR

ON CORPORATE INCOME TAX PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREES OF THE GOVERNMENT 30/1998/ND-CP DATED 13 MAY 1998 AND 26/2001/ND-CP DATED 4 JUNE 2001

Pursuant to the Law on Corporate Income Tax passed by Legislature IX of the National Assembly on 10 May 1997;
Pursuant to Decree 30/1998/ND-CP of the Government dated 13 May 1998 making detailed provisions for implementation of the Law on Corporate Income Tax and pursuant to Decree 26/2001/ND-CP of the Government dated 4 June 2001 amending above Decree 30;

The Ministry of Finance hereby provides guidelines for implementation as follows:

A. APPLICABILITY OF CORPORATE INCOME TAX

I. PAYERS OF CORPORATE INCOME TAX:

Pursuant to articles 1 and 3 of the Law on Corporate Income Tax and article 1 of Decree 30/1998/ND-CP dated 13 May 1998 of the Government making detailed provisions for the implementation of the Law on Corporate Income Tax, the following organizations and individuals producing and trading goods and services (hereinafter collectively referred to as business establishments) and earning taxable income shall be liable to pay corporate income tax:

1. Organizations producing and trading goods and services:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Limited liability companies, shareholding companies;

(c) Enterprises with foreign owned capital and foreign parties to business co-operation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

(d) Foreign companies and foreign organizations conducting business activities in Vietnam beyond the scope of the Law on Foreign Investment in Vietnam;

(dd) Political organizations, socio-political organizations, socio- professional organizations and units of the people's armed forces; administrative and professional bodies engaged in production and trading of goods and services;

(e) Co-operatives; co-operation teams;

(f) Private enterprises;

(g) Other organizations engaged in production and trading of goods and services.

2. Individuals producing and trading goods and services:

(a) Business individuals and groups of business individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Freelancers (direct business): medical practitioners, lawyers, accountants, auditors, painters, architects, music composers and other freelancers;

(d) Individuals leasing out assets, such as houses, land, means of transportation, machinery, equipment, and other types of assets.

3. Foreign companies conducting business activities through resident establishments in Vietnam:

A foreign company shall be considered as conducting business activities through resident establishments in Vietnam in the following cases:

(a) The company has in Vietnam branches, operational offices, offices (except for commercial representative offices not permitted to conduct business by the laws of Vietnam), plants, workshops, warehouses for receipt and delivery of goods, means of transportation, mines, petroleum or gas fields and locations where natural resources are explored or exploited or equipment and facilities serving the exploration of natural resources;

(b) The company has construction sites or construction, installation and assembly works; or conducts supervision activities for construction or construction, installation or assembly works in Vietnam;

(c) The company provides services (including consultancy services) in Vietnam through its employees or authorizes another entity to provide services for one or more projects;

(d) The company has brokerage agents or commission-earning agents or any other agents in Vietnam;

(dd) The company authorizes a competent entity in Vietnam to enter into contracts in the name of the company, or an entity which is not competent to enter into contracts in the name of the company but has the right to represent the company on a regular basis, to deliver goods or provide services in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Foreigners conducting business in Vietnam or having income sourced in Vietnam, such as leasing out assets, providing loans, or transferring technology.

II. SUBJECTS NOT LIABLE TO PAY CORPORATE INCOME TAX:

1. Co-operatives, groups and other collective economic organizations earning income from activities of cultivation, husbandry and aquaculture.

2. Rural family households and individuals engaged in agricultural production where the value of their commercial products is up to ninety (90) million dong per year and they earn income of up to thirty six (36) million dong per year.

III. SUBJECTS TEMPORARILY NOT LIABLE TO PAY CORPORATE INCOME TAX:

Rural family households and individuals engaged in activities of cultivation, husbandry and aquaculture where the value of their commercial products exceeds ninety (90) million dong per year and they earn income exceeding thirty six (36) million dong per year.

B. BASES FOR TAX CALCULATION AND TAX RATES

The bases for calculation of corporate income tax as stipulated in article 6 of the Law on Corporate Income Tax shall be taxable income and tax rates.

I. Taxable income (calculated in accordance with the Gregorian calendar year or the fiscal year) shall comprise income earned from production, business and service activities, including income earned from production, trading and service activities conducted overseas and other taxable income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taxable income in the tax period shall equal (=) turnover used to calculate taxable income in the period less (-) reasonable expenses in the tax period plus (+) other taxable income in the tax period.

II. TURNOVER USED TO CALCULATE TAXABLE INCOME:

1. Turnover used to calculate taxable income:

Pursuant to article 3 of Decree 30/1998/ND-CP and article 1 of Decree 26/2001/ND-CP of the Government dated 4 June 2001 amending Decree 30/1998/ND-CP of the Government dated 13 May 1998 making detailed provisions for implementation of the Law on Corporate Income Tax, turnover used to calculate taxable income shall be total sales revenue, fees for provision of services (not including value added tax), including price subsidies, additional charges or additional excesses earned by a business establishment.

For example:

A sales invoice of Enterprise A states:

-

Selling price:

100,000 dong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Value added tax (10%):

10,000 dong

-

Payment price:

110,000 dong

- Turnover earned by Enterprise A to calculate taxable income is 100,000 dong.

If a business establishment pays value added tax calculated directly on the basis of added value, turnover used to calculate taxable income shall be the actual price paid by the purchaser including value added tax.

A similar example to above is the case of Enterprise B in the category of those calculating tax directly on the basis of added value and which must use a sales invoice. If the payment price stated in such invoice is 110,000 dong (including VAT), that shall also be the turnover used for calculation of taxable income.

2. Point of time for fixing turnover in order to calculate taxable income: The point of time for fixing turnover in order to calculate taxable income is the date the goods or services are consumed, irrespective of whether monies have been received, specifically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- When the goods have, or their ownership has, been transferred;

- When there is a VAT invoice or a sales invoice.

(b) In respect of services satisfying one of the following conditions:

- When the services are completed;

- When there is a VAT invoice or a sales invoice.

Where monies are paid for services which the service provider is entitled to on the basis of a percentage or level of work completed, then it shall depend on the date of acceptance of such sum or when there is VAT invoice or a sales invoice.

3. Turnover used to calculate taxable income shall be determined in a number of specific industries as follows:

(a) With respect to goods sold by way of instalment payments or deferred payment (the purchaser is not yet the owner), the turnover used to calculate taxable income shall be the sums payable by the purchaser on the dates stipulated in the contract, and in such cases the principle that expenses must be consistent with turnover shall apply when determining turnover and expenses.

Where goods are sold by way of instalment payments or deferred payment and the parties agree that the purchaser becomes the owner, the turnover on goods sold shall be calculated on a lump sum payment price as from the date when the goods are handed over or when a VAT or sales invoice is produced, excluding any interest payable on instalments or interest on deferred payment. In such case, interest payable on instalments or interest on deferred payment shall be accounted for in income from financial operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) With respect to products used for personal consumption, the costs of production of such products.

(d) With respect to processing of goods, the turnover from processing, including fees, fuel, power, sub-materials and other expenses required for processing goods. Turnover shall be fixed when the processor prepares an invoice at the same time as the processed goods are transferred to the supplier of materials.

(dd) With respect to sales of goods via an agent, the turnover shall be determined when the agent delivers the goods to the purchaser or when:

- The agent transfers ownership to the purchaser;

- The agent produces an invoice.

In such case, there must be a written agency contract between the principal and agent, and if not, then delivery of goods to an agent shall be deemed to be a normal sale.

(e) With respect to leasing out housing or assets, the amount of rent collected for each zeriod under the lease contract. If a lessee pays rent in advance for a number of years, the turnover used to calculate taxable income shall be allocated over the number of years for which payment has been made in advance.

For example:

Enterprise A leases a house to Enterprise B for 3 years; if the house lease provides that the lessee must pay rent in advance for 3 years, being 150 million dong, with the lease effective from 1 January 2001: A shall account for turnover of 50 million in each of the years 2001 to 2003.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A credit institution shall account as income any interest collectible on current debts. Interest on overdue debts shall not be accounted for as income, but should be monitored and followed up via the external accounts and when collected accounted for as professional receipts income.

- Where collectible interest on current loans is accounted for as income but the customer does not pay it after ninety (90) days or the loan is transferred to overdue debts within ninety (90) days, the credit institution shall record reduced income in its accounts and monitor and follow up via the external accounts and when collected account for it as professional receipts income.

(g) Turnover from air transportation means all sums that an enterprise is entitled to from passenger transportation and from luggage and cargo transportation after completion of such transportation, irrespective of whether payment is received or not. The date for determining turnover is the date on which transportation has been completed.

(h) Turnover from sale of electricity means the sum recorded in VAT invoices. The date for determining turnover is the last date on the meter index in the invoice for electricity, irrespective of whether it is at the beginning or end of month, and whatever month the last date on the meter index belongs to shall be deemed to be the month such turnover was received.

For example:

An invoice is issued calculating electricity price on the meter index 5 December up to 5 January, turnover from this invoice shall be accounted for in January; if an invoice is issued calculating electricity price on the meter index 29 January to 29 February, turnover from this invoice shall be accounted for in February.

For other services, such as water supply and post office services, for which this type of invoice is produced, turnover shall be similarly calculated.

(i) With respect to insurance and re-insurance operations, the turnover shall be the amount receivable for primary premiums, assessment fees as agent, reinsurance ceding, commission for re-insurance, and all other items.

(k) A business establishment receiving revenue in foreign currency must convert it into Vietnamese dong at the average trading rate on the inter-bank foreign currency market as announced by the State Bank on the date when such revenue in foreign currency arises. Foreign currencies for which the State Bank makes no announcement of exchange rate must be first converted into United States dollars and then converted into Vietnamese dong at the rate stipulated in Circular 77-1998-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 6 June 1998 on Exchange Rates To Be Used in Enterprise Accounting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pursuant to article 9 of the Law on Corporate Income Tax, article 4 of Decree 30/1998/ND-CP dated 13 May 1998 of the Government making detailed provisions for implementation of the Law on Corporate Income Tax, and article 1 of Decree 26/2001/ND-CP of the Government dated 4 June 2001 amending Decree 30/1998/ND-CP of the Government dated 13 May 1998, reasonable expenses relating to taxable income in a tax period shall be provided for in detail as follows:

1. Depreciation of fixed assets:

In principle, an item for depreciation of fixed assets may be included in reasonable expenses when calculating CIT if these two principles are followed:

- The fixed assets must have proper and complete invoices and vouchers proving ownership of the business establishment;

- The fixed assets must be used for production, business and service activities or must produce taxable income and they must be depreciated in accordance with the current regulations on management, use and depreciation of fixed assets issued with Decision 166-1999-QD-BTC of the Minister of Finance dated 29 December 1999.

Where the Vietnamese party contributes the value of land use rights to legal capital or the capital of a business co-operation contract with a foreign party, the value of land use rights must be fully depreciated from the time when the foreign invested enterprise or business co- operation contract commences production, business or services to the end of the project.

2. Costs of raw materials, fuel, power and goods used for production, business and service activities relating to the turnover and taxable income of the relevant period, calculated on the basis of reasonable consumption levels and actual ex-work prices:

(a) Reasonable material consumption levels:

- Directors of enterprises shall establish and approve material consumption levels based on the material consumption levels issued by the competent authority and the specific situation of each enterprise. In respect of enterprises with boards of management, the general director shall establish material consumption levels for submission to the board of management for approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Actual ex-work prices shall include:

- Prices of materials purchased from outside shall include the price stated in the invoice of the seller (not including value added tax) plus costs of purchase, such as costs of transportation, loading and unloading, preservation, insurance premiums, wastage fees, rental of warehouses and fees for selection and reprocessing; and in the case of imported goods, when goods are imported they shall be accounted for in expenses at the price actually paid consistent with the foreign trade contract plus import duties, special sales tax or additional charges (if any):

- If a business establishment declares a price to calculate import duty, namely the contract price, which is higher than the price actually paid, then the price actually paid shall be taken;

- If a business establishment declares a price to calculate import duty, namely the contract price, which is lower than the price actually paid, the business establishment may only include in expenses the price it declared to calculate import duty.

- In respect of materials used to manufacture products which are not subject to value added tax or on which value added tax calculated directly has been paid, the actual ex-work price shall include value added tax.

- In respect of self-produced materials, the actual ex-work price of materials plus the actual costs incurred during the self-production process.

- In respect of materials processed outside, the actual ex-work price of materials to be processed plus the costs of processing and costs of transportation and loading and unloading from the warehouse of the enterprise to the processing location and from the processing location to the warehouse of the enterprise.

The prices of materials and costs of processing, transportation, loading, unloading, preservation and procurement listed above must be supported by invoices and vouchers in accordance with regulations of the Ministry of Finance.

- In respect of materials and goods being agricultural, forestry or aquatic products, unprocessed aquatic products, soil, stone, sand, gravel or scrap sold without invoices, enterprises shall prepare a list specifying full names and addresses of sellers, quantity of goods, unit price and total costs; directors shall approve the costs and shall be legally liable for them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If a business establishment pays tax by the tax credit method, then its deductible expenses shall not include VAT. For materials and goods for which the deductible input VAT is zero (0) per cent of a sales invoice and list of goods purchased, the business establishment may only account for expenses of production and business in order to calculate taxable income by the purchased turnover less (-) VAT already deducted. If a business establishment pays tax by the direct method, then its expenses shall include VAT.

3. Costs of salaries, wages, mid-shift meals, and payments in the nature of salary:

Costs of salaries of enterprises shall include salaries, wages and allowances in the nature of salary paid to employees who participate in the business operations of enterprises.

Costs of salaries of enterprises, including salaries, wages and allowances in the nature of salary and wages payable to employees, in each type of enterprise shall be determined as follows:

(a) In respect of State owned enterprises, salaries shall be determined based on:

- Circular 18-1998-TTLT-BLDTBXH-BTC of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance dated 31 December 1998 providing guidelines on determining wages funds when State owned enterprises are unable to guarantee payment of taxes and profit;

- Circular 19-1999-TTLT-BLDTBXH-BTC of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance dated 14 August 1999 amending Circular 18-1998- TTLT-BLDTBXH-BTC of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance dated 31 December 1998;

- Circular 05-2001-TT-BLDTBXH of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs dated 29 January 2001 on salary unit prices in State owned enterprises;

- Circular 06-2001-TT-BLDTBXH of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs dated 29 January 2001 on labour productivity increase rates and average salary rise rates in State owned enterprises;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) In respect of other business establishments: Salaries, wages and payments in the nature of salary and wages payable to employees shall be determined in accordance with one of the following methods:

- Where a business establishment has established salary unit prices on the basis of levels which are consistent with salary unit prices and volumes of work completed as in the case of State owned enterprises, they may pay salaries according to their own salary unit prices;

- Where a business establishment pays salaries pursuant to labour contracts or a collective labour agreement, then salaries and wages shall be determined in accordance with such labour contracts or collective labour agreement;

- In the above cases of payment of salaries, business establishments shall register with the tax office where they register to pay CIT as well as lodging annual CIT declarations. Their declaration of registration must contain:

- For business establishments which have established their own salary unit prices, they must use the same form stipulated for State owned enterprises in Circular 05-2001-TT-BLDTBXHX-BTC of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs dated 29 January 2001;

- For business establishments which pay salaries pursuant to labour contracts or a collective labour agreement, they must register their wages plan specifying: actual number of employees in the previous year; forecast number in the year of the plan; actual wages fund in the previous year; forecast wages in the year of the plan; regulations on payment of salaries; minimum and maximum wage; when promotion is considered; and other provisions in their regulations on payment of salaries;

- Where business establishments do not register wages with the tax office, finalization of CIT shall be based on the average income for each trade or industry in the locality as decided by the people's committee of the province or city under central authority in order to fix the maximum expenses for wages which can be accounted for in reasonable expenses when calculating taxable income.

Taxation Departments shall, on the basis of the salary regime applicable to State owned enterprises and the cost of living in their respective localities, discuss with the provincial or municipal labour office the determination of average salaries, wages and allowances in the nature of salary and wages for each trade and industry, which shall then be submitted to the provincial or municipal people's committee for decision for application in tax calculation in each period.

The following shall not be included in costs of salaries and wages:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Salaries and wages of founders of companies who are not directly involved in the management of production, business and service activities. Salaries and wages of founders of

companies who are directly involved in the management of production, business and service activities shall be included in wages in expenses.

(c) Mid-shift meals for employees shall be decided by directors of enterprises in accordance with production and business efficiency, but the expenses for each employee shall not exceed the minimum salary stipulated by the State for State employees.

4. Actual expenses paid for scientific and technological research, except where funds are provided by the State or a superior managing body; innovations and initiatives, environmental protection; funding internal education, health care and training of enterprises; which shall not exceed one point three (1.3) times the expense levels stipulated by the State. Expenses for external education assistance, such as contributions to study encouragement funds and contributions to schools for handicapped children or children without support, shall depend on the production or business situation of each enterprise but lawful source documents shall be required. Expenses for innovations and initiatives are subject to the condition that they result in business efficiency and that there is a system for managing them.

5. Costs of hired services:

(a) Costs of electricity, water, telephone calls, office stationery, auditing, and insurance of assets shall be supported by invoices and vouchers as stipulated by the Ministry of Finance.

(b) Costs of major repairs of fixed assets in order to recover capacity of assets shall be included in the production and business costs of the year. Where the costs of a single repair are excessive, they shall be allotted for the following year. In respect of special fixed assets which require periodical repair, enterprises may plan for costs for major repairs in production and business costs based on the estimated budget for major repairs of enterprises. Where the planned amount is lower than the amount actually paid for a repair, enterprises shall be permitted to add the excessive amount to their costs; where it is higher, the costs of the year shall be reduced accordingly.

(c) Costs of purchase and use of technical documents, patents, technology transfer licences, trademarks, and so forth, not forming part of the fixed assets shall be allocated gradually to business costs.

(d) Rent for fixed assets shall be accounted for in production and business expenses and shall be the amount actually paid under the lease. If it is paid once in advance for a number of years, it shall be allocated gradually to production and business expenses over the number of years of use of the fixed assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(e) Travel allowances for leave:

- For staff of enterprises working in mountainous regions or on islands who are granted annual leave in accordance with regulations upon issuance of a certificate by the head of the office, workshop or entity to visit loved ones (including parents, spouse or children);

- For staff of enterprises satisfying the conditions for annual leave in accordance with regulations upon issuance of a certificate by the head of the office, workshop or entity to visit loved ones (including parents, spouse or children) who are ill, have been involved in an accident and require treatment, or where there is a death in the family.

(f) Other costs of hired services.

6. Payments made to female employees in accordance with law; expenses for occupational safety protection; expenses for maintenance of security of business establishments, contributions to social and medical insurance funds and trade union expenses in accordance with applicable regulations.

Contributions to management funds of corporations shall be approved and notified by boards of management of corporations upon approval in writing of the competent financial body.

Expenses for uniforms for staff of establishments where the staff wear a standard uniform shall not exceed a maximum of five hundred thousand (500,000) dong per person per year, and any excess must be paid from after-tax profits.

7. Payment of interest on loans borrowed from credit institutions and others at the actual interest rate when a loan contract was signed, which must not exceed the ceiling interest rate of local commercial banks at the time the loan monies are used (received) under the loan contracts.

Payment of interest on loans for contribution to legal capital or charter capital of foreign invested enterprises shall not be included in reasonable expenses for the purpose of determination of taxable income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Retrenchment benefits paid to employees in accordance with applicable regulations.

10. Expenses relating to sales of goods and services, including costs of preservation, packaging, transportation, loading, unloading, rental of warehouses and warranty of goods and products.

11. Expenses for advertising, marketing, promotion, receptions and formal occasions, expenses for transactions and external relations, expenses for broker's commissions, expenses for meetings, and other expenses must be supported by source documents in accordance with provisions of the Ministry of Finance, must be directly related to business activities and must not exceed the following limits:

(a) In respect of newly-established and newly-operating production, construction and transportation establishments, seven per cent of the total expenses listed above in the first two years of operations and five per cent of the total expenses listed above in subsequent years;

(b) In respect of commercial trading, catering and service activities, seven per cent of the total expenses listed above (not including purchase price of goods sold);

(c) In respect of a number of encouraged industries, such as production of curative medicines, fertilizer and pesticide, and the press (including newspapers, television and radio), seven per cent of the total expenses listed above.

In a number of special cases where these expenses require higher limits than those stipulated above, the agreement in writing of the Minister of Finance shall be required but such limits shall not exceed seven per cent of total expenses.

12. Taxes, fees, charges and land rent payable related to production, business and service activities (except for corporate income tax) including:

(a) Export duties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Value added tax (in respect of business establishments paying value added tax calculated directly on the basis of added value, and establishments producing goods not subject to VAT);

(d) Business registration fees;

(dd) Royalties;

(e) Agricultural land use tax;

(f) Land and housing tax;

(g) Road tolls, bridge or ferry tolls, airport tax, stamp duty, and so forth;

(h) Land rent, and so forth.

13. Business operational expenses allocated by foreign companies to their resident establishments in Vietnam in accordance with the ratio of the turnover earned in Vietnam and the total turnover of the foreign company. The formula for allocation shall be as follows:

Business operational expenses allocated by foreign company to resident establishment in Vietnam in tax period = (Total turnover of resident establishment in Vietnam in tax period : Total turnover of foreign company in tax period) x Total costs of management and business of parent foreign company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Where a lessee of assets pays rent in advance for a number of years, expenses shall be allocated to each year;

(b) For special business operations, such as insurance and lotteries, the Ministry of Finance shall provide specific regulations on what constitute reasonable expenses when calculating CIT taxable income.

15. The following shall not be considered to be reasonable expenses of enterprises for the purpose of calculation of taxable income:

(a) Amounts advanced for expenses but not actually expended in full, such as expenses for major repairs of fixed assets, warranty fees for goods and products, construction works, and so forth, except in the case of the written agreement of the Minister of Finance;

(b) Expenses incurred without source documents or with unlawful source documents (except where there is a list as stipulated in clause 2 of this Section);

(c) Fines for breaches of traffic laws, breaches of business registration regulations, fines on overdue debts, fines for breaches of accounting-statistics regulations, fines for administrative offences in relation to taxation and other fines. In respect of fines for breaches of economic contracts, any positive difference after set-off of fines receivable and fines payable shall be included in taxable income; and any negative result shall be charged to/deducted from after-tax income;

(d) Expenses unrelated to turnover or taxable income, such as expenses of investment in capital construction, expenses for supporting social organizations and localities (except where the Government provides for such expenses to be included in business expenses), charity expenses and other expenses unrelated to turnover or taxable income;

(dd) Expenses covered by other sources of capital:

- Overhead expenses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Allowances for regular and irregular difficulties;

- Other expenses covered by other sources of capital;

(e) Other unreasonable expenses.

IV. OTHER TAXABLE INCOME SHALL INCLUDE:

1. Difference between purchase and sale of securities.

2. Income from the ownership of or right to use assets:

(a) Income from leasing out assets;

(b) Income from licensing or from the right to use intellectual property;

(c) Other income from the ownership of or right to use assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In respect of income from assignment or liquidation of assets, the taxable income shall be the net income after deducting the value (or remaining value) of assets and the expenses relating to the assignment or liquidation.

4. Any interest on deposits, loans, or sales of goods with deferred payment.

5. Difference earned from the sale of foreign currency.

6. Closing balance of allocated funds which were not fully expended; closing balance of contingency reserves for reduction of inventory prices, bad debts and reduction of prices of securities in enterprises at the end of the year.

7. Income earned from bad debts which were covered by reserve funds and are now repaid.

8. Income from fines receivable for breaches of economic contracts after deduction of fines payable for breaches of contracts.

9. Income from accounts payable the creditors of which are unidentified.

10. Income from production, business or services omitted in the previous years which have been newly discovered.

11. Income earned from production, business or service activities overseas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the income arises in a country without such a treaty and where income tax has been paid overseas, the amount of income tax paid in the foreign country shall be deducted provided that the deducted amount of tax shall not exceed the amount of income tax calculated in accordance with the tax scales of Vietnam.

Example 1: Enterprise A receives 800 million dong of income from overseas. This is the remaining income after having paid 200 million dong of income tax in accordance with the law of the foreign country. The amount of corporate income tax payable on the income received by Enterprise A from overseas in accordance with the Law on Corporate Income Tax of Vietnam shall be: (800 million dong + 200 million dong) x 32% = 320 million dong. Since Enterprise A has already paid 200 million dong of income tax overseas, the remaining amount payable shall be: 320 million dong - 200 million dong = 120 million dong.

Example 2: Enterprise A in the above example receives 800 million dong of income from overseas. This is the remaining income after having paid 540 million dong of income tax in accordance with the law of the foreign country. The amount of corporate income tax payable on the income received by Enterprise A from overseas in accordance with the Law on Corporate Income Tax of Vietnam shall be: (800 million dong + 540 million dong) x 32% = 428.8 million dong. Enterprise A shall only be allowed to deduct the amount of corporate income tax paid overseas which is equal to the amount of corporate income tax calculated in accordance with the Law on Corporate Income Tax of Vietnam, being 428.8 million dong. In other words, Enterprise A does not have to pay corporate income tax on the above income received from overseas.

12. Income relating to the sale of goods or provision of services which is not included in turnover, such as despatch money, service bonuses in catering and hotel services, and so forth, after all expenses for earning such income have been deducted.

13. Other income, such as income from sales of waste materials and scraps after deduction of the costs for collection and sales; gifts or donations in kind or in cash given to enterprises by organizations and individuals, and so forth.

14. Business establishments earning income being dividends distributed because they have made a capital contribution to a domestic economic partnership, joint venture or shareholding company shall not be required to pay corporate income tax at a fixed rate but shall include such income in after-tax income for determination of additional income tax (if any).

V. CORPORATE INCOME TAX RATES:

1. The rate of corporate income tax applicable to domestic business establishments and foreign organizations and individuals conducting business activities in Vietnam beyond the scope of the Law on Foreign Investment in Vietnam shall be thirty two (32) per cent. Application in a number of cases shall be as follows:

(a) The rate of twenty five (25) per cent shall apply to the following production or business establishments for a duration of three years from 1 January 1999:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Enterprises engaged in metallurgy;

- Enterprises engaged in mechanical manufacture;

- Enterprises manufacturing basic chemicals fertilizers, insecticides; enterprises processing fresh rubber latex into dry latex;

- Enterprises manufacturing building materials (except for cement);

- Enterprises engaged in construction (except for survey, design, consultancy and supervision);

- Enterprises engaged in transportation (except for transportation by air and by taxi).

(b) In addition to payment of corporate income tax at the rate of thirty two (32) per cent, business establishments earning high income due to objective advantages, such as convenient location of business, low competition in trade or industry, and so forth, shall pay additional corporate income tax at the rate of twenty five (25) per cent in respect of the remaining portion of income which exceeds twenty (20) per cent of the capital of owners. Taxable income subject to additional corporate income tax shall be determined by taking remaining income (after payment of CIT at thirty two (32) per cent) less (-) twenty (20) per cent of the existing capital of owners.

(b.1) The method of determining the existing capital of owners shall be as follows:

1) With respect to enterprises applying an accounting regime in accordance with Decision 1141-TC-QD- CDKT of the Minister of Finance dated 1 November

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Business capital sources;

- Difference on re-evaluation of assets;

- Exchange rates difference;

- Undistributed profits;

- Funds formed from after-tax profits (excluding the reward and welfare funds).

2) With respect to enterprises applying an accounting regime in accordance with Decision 1171-TC-QD- CDKT of the Minister of Finance dated 23 December 1996 promulgating the accounting regime applicable to small and medium sized enterprises, the value of the capital of owners shall be determined comprising:

- Business capital sources;

- Exchange rates difference and difference on re- evaluation of assets;

- Undistributed profits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3) With respect to credit institutions applying the accounting system stipulated by the State Bank of Vietnam, the value of the capital of owners shall be determined comprising:

- Capital of the credit institution;

- Funds formed from after-tax profits (excluding the reward and welfare funds);

- Difference on re-evaluation of assets;

- Undistributed profits.

4) The method for determining each of the items set out in clauses 1, 2 and 3 above shall be based on the annual financial reports and calculated according to the following average method:

(Balance at beginning of period + Balance at end of period) : 2

If the balance is a negative value, the total sources of capital of owners must be reduced accordingly. If there is no opening or end balance, it must still be determined on the above formula. In the case of a business establishment newly established in the year of tax finalization without an opening balance at the beginning of the year, the closing or end of year balance shall be used as the basis for determining the capital of owners, and the above average method shall not be used for the purpose of calculation.

For example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit: million dong

Item

Opening Balance

Closing Balance

Calculate OC

1. Business capital sources

6,262

7,342

6,802

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,510

850

1,180

3. Financial reserves

448

530

489

4. Retrenchment payments fund

170

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



191

5. Undistributed profits

132

468

300

6. Invested capital

4

4

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8,966

20% of capital of owners: 1,793 million dong;

Additional CIT payable: (1,860 1,793) x 25% = 16.75 million dong.

5) Where a business establishment has a joint venture operation, when calculating taxable income for additional CIT, the capital of the owners shall not include the capital contribution of the other party to the joint venture and the capital of the owners shall include the part of capital contributed by the establishment to the joint venture.

(b.2) Additional CIT shall temporarily not be collected from the following business establishments:

- Business and production establishments to which the CIT rate of twenty five (25) per cent is applicable for three years from 1 January 1999;

- Investment projects in fields, industries and localities in which investment is encouraged and which are entitled to preferential CIT rates;

- Production establishments which export more than fifty (50) per cent of manufactured products or which have turnover from exports accounting for more than fifty (50) per cent of total turnover;

- Family business households;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b.3) Where a business establishment has both operations subject to payment of additional CIT and also operations either temporarily not subject to or exempt from additional CIT, the enterprise must first determine the amount of CIT payable in accordance with regulations and then determine the amount of additional CIT payable based on the ratio of income subject to additional CIT and the total taxable income.

For example:

Enterprise A has CIT taxable income (at 32% rate) of 2,000 million dong, taxable income (at 25% rate) of 500 million dong, and owner's capital of 5,000 million dong:

CIT payable at 32%: 2,000 x 32% or 640 million dong. CIT payable at 25%: 500 x 25% or 125 million dong. Total CIT payable: 640 + 125 = 765 million dong.

Ratio of income subject to additional CIT over total taxable income: 2,000 : (2,000 + 500) = 80%

20% owner's capital in enterprise: 5,000 x 20% = 1,000 million dong.

Amount of additional CIT payable: [(2,500 - 765 - 1,000) x 25%] x 80% = 147 million dong.

(c) The following corporate income tax rates shall apply to new investment projects in the fields, trades, industries or locations in which investment is encouraged:

- Twenty five (25) per cent in respect of fields, trades or industries in which investment is encouraged as stipulated by the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fifteen (15) per cent in respect of investment projects in fields, trades or industries in which investment is encouraged which are implemented in ethnic minority districts of high mountainous regions as stipulated by the Government.

Investment projects entitled to preferential corporate income tax rates as stipulated in this clause must satisfy all of the following conditions:

- Having business registration certificate and operating in accordance with such business registration;

- Having a certificate of investment incentives issued by a competent authority which specifies incentive entitlements;

- Complying strictly with the regulations on accounting, invoices and vouchers, registration and declaration for tax payment.

When the conditions for preferential treatment no longer exist due to changes to business duties or business location, business establishments shall not be entitled to preferential tax rates for the whole year where the conditions for preferential treatment terminate within the first six months of the year. Where such conditions terminate within the second six months of the year, business establishments shall not be entitled to preferential tax rates as from the following year.

Business establishments which do not comply strictly with the regulations on accounting, invoices and vouchers and tax declaration or which fail to declare correctly the basis for tax calculation shall not be entitled to preferential tax rates. Instead, they shall pay tax monthly in accordance with a determined turnover and percentage of taxable income and shall also be subject to administrative penalties in relation to taxation.

2. The corporate income tax rates applied to foreign invested enterprises and parties to business co-operation contracts shall be twenty five (25) per cent.

Application of tax rates in a number of cases shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Exporting at least fifty (50) per cent of products;

- Employing five hundred (500) or more employees;

- Being engaged in cultivation or processing of agricultural products, forestry products or marine products;

- Using advanced technology and investing in research for development;

- Using raw materials and supplies available in Vietnam; efficiently processing or exploiting natural resources in Vietnam; manufacturing products which have a localization value of forty (40) per cent or more.

(b) Fifteen (15) per cent tax rate shall be applied for a duration of twelve (12) years from the year of production or business operation in the case of investment projects satisfying one of the following conditions:

- Exporting at least eighty (80) per cent of products;

- Investing in the fields of metallurgy, basic chemicals, mechanical manufacture, petro-chemicals, fertilizers, manufacture of electronic components or components of automobiles and motorbikes;

- Constructing and operating infrastructure works (bridges, roads, water supply and drainage, electricity, ports);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Investing in other regions with difficult conditions as stipulated by the Government (including hotel projects);

- Transferring assets without compensation to the State of Vietnam after expiry of the period of operation (including hotel projects);

- Projects satisfying two of the conditions stated in sub-clause (a) above.

(c) Ten (10) per cent tax rate shall be applied for a duration of fifteen (15) years from the year of production or business operation in the case of projects satisfying one of the following conditions:

- Constructing infrastructure in regions with difficult conditions;

- Investing in mountainous regions, offshore islands or remote and distant regions;

- Afforestation;

- Other projects in which investment is specially encouraged.

(d) The preferential tax rates of twenty (20), fifteen (15) and ten (10) per cent shall be applied in the case of investment projects on the basis of BOT, BTO, or BT contracts and projects for construction of infrastructure in industrial zones and export processing zones for the whole duration of implementation of such projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(e) Income earned by foreign investors from investment in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam (including income tax refunds and income earned from capital assignments) shall, upon being remitted overseas (or retained outside Vietnam) or retained in Vietnam for the purpose of payment of debts for parent companies or expenses of representative offices of parent companies in Vietnam, and so forth, shall be subject to withholding tax.

Withholding tax on profits remitted overseas shall be applied as follows:

- Three per cent shall apply to:

- Overseas Vietnamese investing in Vietnam under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

- Foreign investors investing in industrial zones, export processing zones or high-tech zones;

- Foreign investors contributing ten (10) million USD or more to legal capital or capital to business co-operation contracts;

- Foreign investors investing in regions with specially difficult socio-economic conditions on the list of regions in which investment is encouraged.

- Five per cent shall apply to:

- Foreign investors contributing from five up ten (10) million USD or more to legal capital or capital to business co-operation contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Seven per cent shall apply to other foreign investors contributing legal capital or capital to business co-operation contracts (not in the three and five per cent groups above).

(f) Corporate income tax rates and withholding tax rates shall be stated in the investment licence issued by the competent authority upon agreement in writing of the Ministry of Finance.

Foreign invested enterprises and foreign parties to business co- operation contracts established and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam prior to the date of effectiveness of the Law on Corporate Income Tax shall apply the tax rates stated in their investment licences as issued prior to the date of effectiveness of the Law on Corporate Income Tax.

3. The corporate income tax rate applied to foreign and domestic organizations and individuals prospecting and exploring for and exploiting petroleum shall be fifty (50) per cent. The rate applicable to exploitation of other rare and valuable resources may range from thirty two (32) to fifty (50) per cent of the taxable income as stipulated in detail by the Ministry of Finance in respect of investment projects of domestic organizations and individuals; or by the competent authority in respect of foreign invested enterprises upon agreement in writing of the Ministry of Finance.

4. Business establishments with production and business operations with different taxable income must separately account for each operation, failing which the highest rate applicable to any one operation during the year shall apply to all.

C. REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND FINALIZATION OF TAX

I. REGISTRATION OF CORPORATE INCOME TAX:

1. Business establishments shall be responsible for registering for corporate income tax at the same time as registration for payment of value added tax.

2. Corporations and companies shall, upon tax registration, specify their affiliated units which practise independent cost accounting and affiliated units which practise dependent cost accounting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Independent cost accounting units of corporations or companies shall have the obligation to declare, pay and finalize tax separately. Dependent cost accounting units of corporations or companies shall only carry out tax registration in their localities and shall not have the obligation of tax declaration and payment in their localities. Corporations and companies shall have the obligation of tax declaration, payment and finalization in respect of their own business and the business of their affiliated units which practise dependent cost accounting.

II. DECLARATION OF CORPORATE INCOME TAX:

1. Annually, business establishments shall be responsible for declaration and submission of CIT Declaration Form 1a issued with this Circular to the tax office directly in charge no later than the twenty fifth day of January.

The basis for declaration shall be the production, business and service results of the previous year and the business potential for the following year.

2. Upon receipt of declaration forms, the tax office shall verify and determine the amount of tax provisionally payable for the whole year and as divided for each quarter and shall notify business establishments thereof.

Where profit and loss statements for production and business record fluctuations, consideration shall be given to adjustment on the basis of the business results of the first six months of the year. Business establishments should prepare the following complete application file for adjustment of provisional tax paid and forward it to the tax office by 30 July at the latest:

- Request for adjustment to provisional tax payable for the whole year specifying reasons, amount paid for the first six months of the year, and amount payable in the second six months;

- Financial statements for the first six months of the year, including balance sheets, profit and loss statements, and explanatory statements of financial accounts, enclosing Declaration Form 1c issued with this Circular;

- After consideration of the above reports, the tax office directly managing the business establishment shall notify it by 25 September at the latest of provisional tax payable for the whole year (adjusted or not) and the amounts payable in the two final quarters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Where a business establishment fails to declare, or declare in detail, the basis for calculation of the amount of tax provisionally payable for the whole year in its declaration form, the tax office shall have the right to request that the business establishment explain the basis for calculation of the amount of tax provisionally payable for the whole year. Where the business establishment fails to explain or to justify the basis stated in the declaration form at the request of the tax office, the tax office shall have the right to determine the amount of tax provisionally payable for the whole year.

4. In the case of business establishments which do not yet maintain books of account, receipts and other source documents in accordance with applicable regulations, declaration for tax payment shall be based on the rate of taxable income over a fixed turnover and tax rates as follows:

(a) Business establishments which do not yet comply fully and strictly with the accounting regulations but which have sold goods and provided services with invoices and vouchers shall declare turnover and calculate monthly tax in accordance with the following formula:

Turnover x Percentage (%) of x Corporate income taxable income tax rate

Tax declaration forms shall be submitted to the tax office prior to the fifth day of the following month.

(b) In respect of business households which do not yet comply with the regulations on accounting, invoices and vouchers for sale and purchase of goods and services, the tax office shall, based on the business situation of each household, determine a turnover to calculate taxable income and calculate tax in accordance with the following formula:

Turnover x Percentage (%) of x Corporate income taxable income tax rate

The determination of turnover for the purpose of calculation of taxable income must be ensured to be carried out publicly and democratically in accordance with applicable procedures.

The General Department of Taxation shall guide Taxation Departments to determine the appropriate percentage (%) of taxable income over turnover as the basis for calculation of income tax for each line of business and each locality in the country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. PAYMENT OF CORPORATE INCOME TAX:

1. Business establishments shall pay in full and in a timely manner the amounts of tax provisionally payable for each quarter into the State Budget in accordance with the tax payment notice issued by the tax office. The time-limit for tax payment for each quarter stated in the notice shall be no later than the last day of the quarter. If a business establishment has not yet received a tax notice upon expiry of the above time-limit, it shall pay quarterly CIT in accordance with the data it declared.

2. In respect of business establishments which do not yet comply fully and strictly with the regulations on accounting, invoices and vouchers and in respect of which tax payable is calculated by the percentage of taxable income over turnover, the time-limit for tax payment shall be as follows:

(a) Business establishments which sell goods or provide services with invoices and vouchers shall declare tax on a monthly basis and pay tax in full in accordance with the monthly notice issued by the tax office. The time-limit for tax payment for each month stated in the notice shall be no later than the twenty fifth day of the following month;

(b) Business households which do not yet comply with the regulations on accounting, invoices and vouchers for sale and purchase of goods and services shall calculate tax based on a fixed turnover and the time-limit for tax payment shall be in accordance with the notice for value added tax.

3. Organizations and individuals in Vietnam paying income to foreign business organizations and individuals having no resident establishments in Vietnam shall be responsible for withholding CIT and paying it into the State Budget prior to making payments to such foreign organizations and individuals. If a Vietnamese organization or individual does not deduct CIT, it shall be liable to pay such amount on behalf of the foreign party as well as fines under current regulations on administrative offences.

4. Business establishments trading in lots must declare and pay tax in respect of each lot of goods to the local tax office where the goods are purchased prior to the goods being taken away and at the same as value added tax is declared and paid.

IV. CORPORATE INCOME TAX FINALIZATION:

1. Business establishments must finalize tax with the tax office (except in cases of monthly tax payment in accordance with the percentage of taxable income calculated based on turnover and tax rate). The tax finalization statement must contain the following items: turnover used to calculate tax; reasonable expenses; taxable income; amount of income tax payable; amount of income tax provisionally paid during the year; amount of income tax paid overseas in respect of income received from overseas; any excessive amount or shortfall of income tax paid, and so forth, in accordance with Forms 2a and 2b attached to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of merger, amalgamation, division, demerger, dissolution or bankruptcy, the business establishment must finalize tax as at the date on which the decision on merger, amalgamation, division, demerger, dissolution or bankruptcy of the competent authority is issued.

(a) In the case of dissolution or bankruptcy of a joint venture enterprise between a number of business establishments, its losses must be allocated to each business establishment and the total losses reported in general business results when a business establishment conducts CIT finalization.

(b) Where a business establishment suffers losses from its production and business activities but a profit from its joint venture, it may choose to account for all losses as they are and carry forward the losses under the regulations or use the joint venture profits to distribute to cover the losses of its production and business activities.

(c) Where a business establishment has both loss-making operations and profit-making operations in the year of CIT finalization:

- If the profit-making operations are CIT exempt or subject to CIT reduction, it may:

- Account separately for the profit of the preferential operations in order to reduce its tax and carry forward the losses;

- Take the profit from the preferential operations in order to cover losses and receive preferential treatment for any remaining profit or carry forward any remaining loss.

- If, on the other hand, the loss-making operations are CIT exempt or subject to CIT reduction, it may cover losses from the profit-making operations.

(d) If after a business establishment submits its CIT finalization to the tax office there is found to be a CIT overpayment, the excess shall be deducted from the amount payable in the next period and the tax office shall be responsible to adjust this in the tax notice for such following period. If after the tax office checks CIT finalization a business establishment is found to owe any sum, the business establishment shall be liable to abide by the minutes of inspection of CIT finalization as prepared by the tax office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon tax finalization for year 2000, business establishment A determines that it paid 200 million dong more than it was required to have paid in accordance with law, and has submitted tax finalization as stipulated. The tax office shall send a tax notice for provisional CIT for the first quarter of 2001 at 300 million dong and A may deduct its overpayment of 200 million, so there is 100 million remaining to be paid. The tax office shall be responsible to notify the sum of tax payable, the sum overpaid from the previous period to be carried forward, and the remaining amount payable for the first quarter of 2001, namely 100 million dong.

2. Business establishments shall prepare tax finalization reports and shall be liable for their truthfulness and accuracy. Where, upon examination, the tax office discovers incorrect information in a tax finalization report which reduces the amount of tax payable, tax shall be paid in full together with any fine for tax fraud or tax evasion.

Where the tax finalization statement of a business establishment which is merged, consolidated or demerged is incorrect, the new business establishment taking over the assets of such merged, consolidated or demerged business establishment shall be responsible for paying in full the shortfall of tax and any fine payable to the State Budget.

3. Business establishments shall submit financial reports and tax finalization reports to the tax office directly in charge within sixty (60) days from the last date of the fiscal year. In case of merger, demerger, dissolution or bankruptcy, the time-limit for submission of tax finalization reports shall be forty five (45) days after issuance of the decision on merger, consolidation, demerger, dissolution or bankruptcy by the competent authority.

4. Business establishments shall pay any outstanding amount of tax within ten (10) days from the stipulated date of submission of finalization reports. In cases of failure to do so, in addition to the full amount of the shortfall, a fine for late payment shall be paid.

5. Examination of tax finalization reports shall be decided by the head of the tax office directly in charge or the head of the superior tax office.

Where incorrect sale prices, purchase prices or business expenses of business establishments are discovered during the examination of tax finalization, the tax office shall have the right to re-determine in accordance with the prices at the time of sale or purchase of goods in order to ensure correct and full payment of corporate income tax.

Upon completion of examination, the tax office shall prepare minutes and make recommendations on resolution. Business establishments shall be responsible for complying with the examination minutes of the tax office.

6. Adjustment of data in finalization reports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the tax office has not yet issued a tax notice (step 1 check), the business establishment should send an amended finalization report in replacement with a covering letter explaining the reasons for the replacement and the date of the initial report, and so forth;

- If the tax office has issued a tax notice (step 1 check), the business establishment should send an additional finalization report on the items which have been adjusted.

- In cases of exemption or reduction following CIT finalization, any decision on tax exemption or reduction shall be based on the amount of taxable income arising in a year, on the principle that the amount of any exemption or reduction must be deducted from the sum payable in the year of exemption or reduction. If a business establishment has already paid tax for the year of exemption or reduction, it shall determine the amount of excess paid in such year and then it shall be deducted from the amount payable in the following year.

V. PROCEDURES FOR DECLARATION, PAYMENT AND REFUND OF WITHHOLDING TAX:

1. Withholding tax shall be declared and paid in respect of each remittance of profits overseas. Where an enterprise retains profits overseas, pays debts for its parent company, or pays for expenses of the representative office(s) of its parent company in Vietnam, tax shall be declared and paid on a monthly basis.

2. Prior to remittance of any profits overseas or no later than the fifth day of the following month (in the case of tax declaration and payment on a monthly basis), a foreign investor shall prepare a tax declaration form and submit it to the tax office directly in charge of the enterprise and pay the declared amount of tax to the State Treasury. A foreign investor may only carry out the procedures for remittance of profits overseas after the State Treasury has provided a tax payment receipt.

3. Where tax has been paid but profits have not been remitted overseas or where an excessive amount of tax has been paid, the State Budget shall refund the amount of tax paid. A file for tax refund to be sent to the Ministry of Finance shall comprise:

(a) Written request for refund of the excessive amount of tax paid, specifying the reason for excessive payment; name, address and account number of the foreign investor requesting tax refund;

(b) Statement of the amount of tax paid supported by copies of source documents relating to the payment made to the State Treasury and certification by the State Treasury of the amount of tax paid (specifying the chapter, type, clause and item of the budget contents to which the payment is made);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Annually, no later than ninety (90) days after the end of the fiscal year, foreign investors shall report to the tax office directly in charge of their enterprises on the use of distributed profits and payment of withholding tax on profits for the previous fiscal year.

D. DUTIES, POWERS AND RESPONSIBILITIES OF TAX OFFICES

Tax offices shall:

1. Be liable to guide business establishments to fulfil the regime for registration, declaration and payment of tax in accordance with applicable provisions.

Registration of corporate income tax shall be made at the same time as registration of value added tax.

Tax offices shall send written reminders to business establishments which fail to comply with the provisions on registration, declaration and payment of tax; and shall impose administrative tax penalties where business establishments continue such failure after reminder.

2. Issue notices to business establishments within stipulated time-limits. Tax payment notices must be sent to taxpayers at least three days prior to the date on which tax payment is to be made (as stated in notices).

Where a business establishment fails to pay tax after the time-limit stated in the notice, the tax office shall issue a second notice. The second notice shall state the amount of tax and fines payable for delayed payment in accordance with 24.2 of the Law on Corporate Income Tax. Where the business establishment fails to pay the tax and fines stated in such notice, the tax office shall have the right to take action as provided for in article 24.4 of the Law on Corporate Income Tax. Where the business establishment continues to fail to pay in full the tax and fines after such action has been taken, the tax office shall forward the relevant documents to judicial bodies for resolution in accordance with law.

3. Examine and inspect the declaration, payment and finalization of tax by business establishments in order to ensure strict compliance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Demand business establishments to provide books of account, receipts, source documents and other documents relating to calculation and payment of tax; and demand credit organizations, banks and other relevant organizations and individuals to provide documents relating to calculation and payment of tax.

6. Maintain and use data and documents provided by business establishments and others in accordance with applicable regulations.

7. The tax office shall determine taxable income for the purpose of calculation of the amounts of tax payable by business establishments in the following cases:

(a) Failure to maintain, or maintain adequately, books of account, receipts and source documents as required by the regulations;

(b) Failure to declare, or declare accurately, the bases for tax calculation or failure to substantiate the contents of declaration forms as required by the tax office;

(c) Refusal to provide books of account, receipts, source documents and other necessary documents relating to calculation of corporate income tax;

(d) Discovery of business activities conducted without business registration.

The tax office shall determine taxable income by taking into account the business situation of the business establishment or according to the taxable income of other business establishments of similar size operating in the same line of business.

Apart from the method of determination stated above, the tax office may determine taxable income of resident establishments of foreign companies on the basis of turnover as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

(Total turnover of resident establishment in Vietnam during period

x

Total turnover of foreign company during period

Total income of foreign company during period)

In order for the method of determination of taxable income to be implemented with respect to a resident establishment, the foreign company shall be responsible for providing to the tax office the books of account and accounting statements of the company which have been certified by an independent auditing organization as the basis for allocation of taxable income for the resident establishment in Vietnam.

Where a business establishment is not satisfied with its taxable income as determined, it may lodge a complaint to the superior tax office. Pending resolution of the complaint, the business establishment must pay the amount of tax as determined.

DD. EXEMPTION FROM, REDUCTION AND REFUND OF CORPORATE INCOME TAX

I. CORPORATE INCOME TAX SHALL BE REDUCED OR EXEMPTED IN THE FOLLOWING CASES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Newly-established production establishments shall be exempted from corporate income tax for the first two years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the amount of income tax payable for two subsequent years. In particular, production establishments established in mountainous regions, islands and other regions with difficult conditions shall be entitled to a further two year period of tax reduction.

(b) Newly-established production establishments in fields, trades and industries in which investment is encouraged shall be exempted from income tax for the first two years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of income tax payable for three subsequent years.

(c) Newly-established production establishments in fields, trades and industries in which investment is encouraged in ethnic minority districts of mountainous regions shall be exempted from income tax for the first four years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the amount of income tax reduction for nine subsequent years.

(d) Newly-established production establishments in fields, trades and industries in which investment is encouraged in ethnic minority districts, in mountainous regions and on islands shall be exempted from income tax for the first four years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the amount of income tax payable for seven subsequent years.

(dd) Newly-established production establishments in fields, trades and industries in which investment is encouraged in other regions with difficult conditions shall be exempted from income tax for the first three years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the amount of income tax payable for five subsequent years.

2. Tax exemptions and reductions for newly-established trading and service business establishments in fields, trades and industries which are entitled to investment incentives:

(a) Newly-established trading and service establishments in fields, trades and industries which are entitled to investment incentives shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of income tax for an initial period of two years from the time when taxable income arises.

(b) Newly-established trading and service establishments in fields, trades and industries which are entitled to investment incentives in ethnic minority districts of mountainous regions shall be exempted from income tax for the first two years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of income tax payable for five subsequent years.

(c) Newly-established trading and service establishments in fields, trades and industries which are entitled to investment incentives in districts in ethnic minority regions, mountainous regions and islands shall be exempted from income tax for the first two years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of income tax payable for four subsequent years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Newly-established trading and service establishments which are entitled to corporate income tax reductions or exemptions as stipulated in clauses 1 and 2 of this Section I shall be new establishments established and issued business licences after the date of effectiveness of the Law on Corporate Income Tax. Establishments which were previously established and are now divided, demerged, merged or consolidated, have changed their names or the type of enterprise, have invested in new production lines, business expansion, technology renewal, improvement of ecological environment or improvement of production capacity, or have added types of goods or trades or industries to their business licences hall not be considered for tax reductions or exemptions as newly-established production, trading or service establishments.

3. Domestic production establishments investing in new production lines, business expansion, technology renewal, improvement of ecological environment or improvement of production capacity shall be exempted from corporate income tax in respect of the increased portion of income in the first year and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the portion of increased corporate income tax payable due to new investments in the two subsequent years.

The amount of increased income due to new investments shall be equal to the difference between the taxable income of the year in which the investment is completed and the taxable income of the year prior to the investment.

For example:

In 1998, the taxable income of Company A is 500 million dong. In early 1999, Company A completes and commissions a project of expansion of production scale. The total taxable income of each year of 1999, 2000 and 2001 is 800 million dong. Company A shall be entitled to the following tax exemption and reduction:

- In 1999, Company A is exempted from the taxable income of:

800 million dong - 500 million dong = 300 million dong

- Company A is entitled to the following corporate income tax reduction in each of the years 2000 and 2001: 50% x (800 million dong - 500 million dong) x 32% = 48 million dong.

4. Domestic business establishments relocated to mountainous regions, islands and other regions with difficult conditions shall be exempted from corporate income tax for the first three years from the time when taxable income arises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Income earned from performance of scientific research contracts.

(b) Income earned from performance of technical service contracts directly serving agricultural production.

(c) Income earned from production, business and service activities conducted by business establishments specially employing disabled people.

To be defined as specially employing disabled people, business establishments shall satisfy all of the following conditions:

- To be recognized by the people's committee of the province or city under central authority as a production or business establishment which employs only disabled people (including war invalids and sick soldiers);

- To comply strictly with the establishment of books of account and use of source documents for sale and purchase of goods and provision of services in accordance with applicable regulations;

- To have a business licence issued by a competent State authority;

- To employ at least ten (10) labourers, fifty one (51) per cent of whom are disabled people as certified by a competent medical body. The remaining labourers shall principally be relatives of disabled people, shareholders and people with management, professional and scientific-technical qualifications;

- To have operational regulations which are appropriate to employees being disabled people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Being vocational training establishments of enterprises, of employment service centres and of organizations and individuals as stipulated in article 17 of Decree 72-CP dated 31 October 1995, articles 10 and 13 of Decree 81-CP dated 23 November 1995 and article 10 of Decree 90-CP dated 15 December 1995 of the Government;

- To operate in the line of business stated in the practising licence or the line of business registered for operation with the competent body of labour, war invalids and social affairs;

- To register for tax payment in accordance with law;

- To comply strictly with the establishment of books of account and use of invoices and source documents in accordance with applicable regulations.

6. Production, trading or service individual households shall be considered for tax exemptions and reductions in the following cases:

(a) Medium and small production, trading or service individual households which do not yet implement the regulations on accounting, invoices and source documents for sale and purchase of goods and services and which calculate and pay tax on the basis of a fixed turnover shall be considered for a fifty (50) per cent reduction of the amount of tax payable for any month during which they suspend business for fifteen (15) or more consecutive days and for exemption from the amount of tax payable for any month in which they suspend business for the whole month.

(b) Production, trading or service individual households earning monthly income in a year which is lower than the minimum wage stipulated by the State for State employees shall be exempted from income tax for the whole year.

7. Corporate income tax reductions and exemptions in the case of foreign invested enterprises and foreign parties to business co- operation contracts shall be as follows:

(a) Projects to which the tax rate of twenty (20) per cent is applicable for a duration of ten (10) years from the commencement of production or business shall be exempted from tax for the first year from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the amount of income tax payable for two subsequent years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Projects to which the tax rate of ten (10) per cent is applicable for a duration of fifteen (15) years from the commencement of production or business shall be exempted from income tax for the first four years from the time when taxable income arises and shall be entitled to a fifty (50) per cent reduction of the amount of income tax payable for four subsequent years.

(d) Afforestation projects, infrastructure construction projects in mountainous regions and islands and other projects in which investment is specially encouraged shall be exempted from income tax for a duration of eight years from the time when taxable income arises.

Tax exemptions and reductions as stated in the above sub-clauses (a), (b), (c) and (d) shall not apply to hotel projects (except in cases of investment in mountainous regions, islands and other regions with difficult conditions or transfer of assets to the State of Vietnam without compensation upon expiry of the period of operation), projects for investment in finance, banking, insurance, provision of services and commerce.

8. Foreign investors shall be entitled to corporate income tax exemptions or reductions in the following cases:

(a) Vietnamese residing overseas investing in Vietnam in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam shall be entitled to a twenty (20) per cent reduction of the amount of income tax payable, except where the income tax rate applicable is ten (10) per cent.

(b) Corporate income tax shall be exempted with respect to the contributions of foreign investors to legal capital in the form of the value of patents, technical know-how, technological processes and technical services.

(c) Corporate income tax shall be exempted in respect of foreign investors which assign their capital contribution to State owned enterprises or enterprises in which the State holds controlling shares.

(d) A fifty (50) per cent reduction of corporate income tax shall apply to foreign investors which assign their capital contribution to other Vietnamese enterprises, such as limited liability companies, shareholding companies, private companies, co-operatives, and so forth.

9. Reductions of income tax shall be granted to domestic business establishments and enterprises with foreign owned capital conducting production, construction and transportation activities and employing a large number of female employees. The reduction rate shall correspond to the actual amount of expenses for female employees as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Salaries and allowances (if any) for teachers at kindergartens and nurseries established and managed by enterprises. The number of teachers shall be determined in accordance with the standards stipulated by the training and education sector.

(c) Expenses for one additional medical examination each year (in addition to the number of examinations stipulated), mainly for the purpose of examination of occupational diseases, chronic diseases or gynaecological diseases contracted by female employees.

(d) Once-off additional allowance for female employees after their first or second delivery. The allowance shall not exceed three hundred thousand (300,000) Vietnamese dong in respect of enterprises in cities, towns and townships and not exceed five hundred thousand (500,000) Vietnamese dong in respect of enterprises in remote and distant regions and islands in order to provide partial assistance to mothers in overcoming childbirth difficulties.

(dd) During the period of breastfeeding, if for objective reasons a female employee does not go home to feed her baby but stays and works for the enterprise, she shall be paid for such time at the rate of overtime allowance in accordance with applicable regulations.

Corporate income tax with respect to the above expenses for female employees shall be reduced provided that there are source documents of actual payment and signature of payees.

(e) An enterprise conducting production, construction or transportation activities shall be considered as employing a large number of female employees upon satisfaction of one of the following conditions:

- The enterprise employs ten (10) to one hundred (100) female employees on a regular basis and the female employees of the enterprise account for fifty (50) or more per cent of the total regularly present employees of the enterprise;

- The enterprise employs over one hundred (100) female employees on a regular basis and the female employees of the enterprise account for thirty (30) or more per cent of the total regularly present employees of the enterprise.

Administrative units and offices of State corporations which satisfy the above conditions but which are not directly involved in business shall not be entitled to tax reduction in accordance with this clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Conditions for tax refund:

- Re-investment in projects in which investment is encouraged;

- Re-invested capital is used for three years or more;

- The legal capital stated in the investment licence has been fully contributed.

(b) The rate of tax refund for re-investment shall be as follows:

- One hundred (100) per cent of the amount of tax paid in respect of investment in projects entitled to the corporate income tax rate of ten (10) per cent for a duration of fifteen (15) years;

- Seventy five (75) per cent of the amount of tax paid in respect of investment in projects entitled to the corporate income tax rate of fifteen (15) per cent for a duration of twelve (12) years;

- Fifty (50) per cent of the amount of tax paid in respect of investment in projects entitled to the corporate income tax rate of twenty (20) per cent for a duration of ten (10) years.

(c) The amount of income tax to be refunded in respect of the re- invested income shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Of which:

Th is the amount of tax refunded;

L is the income received after payment of income tax which is used for re-investment;

S is the corporate income tax rate stated in the investment licence;

T is the rate of income tax refund.

11. Domestic business establishments and foreign invested enterprises which suffer losses after tax finalization with the tax office shall be entitled to carry forward such losses to the following years and such losses shall be deducted from taxable income. Losses shall be carried forward for a maximum period of five years.

II. PROCEDURES FOR CONSIDERATION OF TAX EXEMPTIONS AND REDUCTIONS:

Business establishments which are entitled to tax exemptions and reductions shall submit files to the competent tax authority on a case-by- case basis as follows:

1. In the case of tax exemptions and reductions as stipulated in clauses 1, 2 and 4 of Section I of Part DD, business establishments shall only be required to submit a written request for tax exemption or reduction (which specifies the reason for tax exemption or reduction) to the tax office directly in charge of tax collection. Every year, after examination of the conditions for tax exemption and reduction, the tax office directly in charge of tax collection shall inform those business establishments which satisfy all conditions for tax exemption or reduction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Written request of the business establishment to the tax office directly in charge of tax collection which specifies the reason for tax exemption or reduction and the following attached documents:

- In respect of State owned enterprises, the investment feasibility study approved by the competent authority, the finalization statement of the project and the sources of capital for construction and purchase;

- In respect of limited liability companies and shareholding companies, the investment feasibility study approved by the board of management, the finalization statement of the project and the sources of capital for construction and purchase;

- In respect of private enterprises, the contract and finalization of contracts for construction and installation of machinery and equipment; in the case of self-construction, invoices for purchase of materials, machinery and equipment and for actual installation and use of machinery and equipment shall be presented;

(b) Financial finalization statement and corporate income tax finalization statement of the business establishment of the years prior to investment and of the year after investment for which tax exemption or reduction is applied for.

3. In the case of consideration for tax exemption as stipulated in clause 5(a) of Section I of Part DD, a file shall comprise:

(a) Written request of the business establishment to the tax office directly in charge of tax collection which specifies the reason for tax exemption;

(b) Decision on establishment issued by the competent authority or, in the case of individuals or collectives, a certificate of registration of scientific research activities of the municipal or provincial science managing body;

(c) Business licence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(dd) Minutes of acceptance of contract;

(e) Financial finalization statement and corporate income tax finalization statement of the business establishment in which details of the scientific research results are reflected.

4. In the case of consideration for tax exemption as stipulated in clause 5(b) of Section I of Part DD, a file shall comprise:

(a) Written request of the business establishment to the tax office directly in charge of tax collection which specifies the reason for tax exemption;

(b) Technical service contracts directly serving agricultural production and minutes of liquidation of contracts;

(c) Financial finalization statement and corporate income tax finalization statement of the business establishment, including detailed data on the results of performance of technical service contracts directly serving agricultural production.

5. In the case of consideration for tax exemption for business establishments specially employing disabled people (clause 5(c) of Section I of Part DD), a file shall comprise:

(a) Written request of the business establishment to the tax office directly in charge of tax collection which specifies the reason for tax exemption;

(b) Decision of the people's committee of the province or city under central authority certifying that the establishment specially employs disabled people;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. In the case of consideration for tax exemption as stipulated in clause 5(d) of Section I of Part DD, a file shall comprise:

(a) Written request of the business establishment to the tax office directly in charge of tax collection which specifies the reason for tax exemption;

(b) Licence of registration of vocational training issued by the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs;

(c) Certificate of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs that the vocational training establishment is specially for disabled people, ethnic minority people, children living in particularly difficult conditions and people involved in social evils;

(d) List of trainees being disabled people, ethnic minority people, children living in particularly difficult conditions and people involved in social evils;

(dd) Financial finalization statement and corporate income tax finalization statement of the vocational training establishment.

7. In the cases of tax exemptions and reductions as stipulated in clause 6 of Section I of Part DD, a file shall comprise only a written request from the production, trading or service individual households certified by the authorities at the ward or commune level. The tax office directly in charge shall, upon approval by the tax consultancy council at the same level, issue a notice of tax exemption or reduction for production, trading or service individual households.

8. Tax exemptions and reductions for foreign invested enterprises, foreign parties to business co-operation contracts and foreign investors as stipulated in clauses 7 and 8 of Section I of Part DD shall be stated in the investment licence issued by the competent authority upon agreement with the Ministry of Finance.

9. In respect of tax reductions as stipulated in clause 9 of Section I of Part DD, a file shall comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) List of regularly present employees of the business establishment, including female employees, certified by the competent labour managing body;

(c) List of additional expenses for female employees as verified and examined by the tax office directly in charge;

(d) Financial finalization statement and corporate income tax finalization statement of the business establishment.

10. A file for corporate income tax refund for foreign investors using distributed income for re-investment in projects in which investment is encouraged as stipulated in clause 10 of Section I of Part DD shall comprise:

(a) Written request or application for refund of corporate income tax for re-investment by the foreign investor or its authorized person. The name, address and account number of the investor or the authorized person must be clearly stated therein;

(b) An undertaking to use income for re-investment for three years or more from the investor;

(c) Investment licence (notarized copy) or amended licence issued by the investment licence-issuing body, which specifically permits the investor to use distributed income for re-investment and states that the investor satisfies all conditions for tax refund due to re-investment;

(d) Written document certifying full contribution of legal capital issued by the board of management in the case of a joint venture enterprise or a certificate of an auditing body in the case of an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital or a foreign party to a business co-operation contract (original or notarized copy);

(dd) Declaration of re-invested income in accordance with the form attached to this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon receipt of a complete file, the tax office directly in charge shall examine and verify the amount of tax paid, calculate the amount of tax to be refunded to the investor, and send the file to the Ministry of Finance (Department of State Budget) for consideration and decision on tax refund to the investor.

Within a time-limit of thirty (30) days from the date of receipt of a file, the Ministry of Finance shall notify its decision to the investor.

Upon receipt of a complete file, the tax office directly in charge shall examine and verify the amount of tax paid, calculate the amount of tax to be refunded to the investor, and send the file to the Ministry of Finance (Department of State Budget) for consideration and decision on tax refund to the investor.

III. PROCEDURES AND AUTHORITY TO CONSIDER TAX EXEMPTIONS AND REDUCTIONS:

1. Tax exemptions and reductions shall be considered annually upon submission of financial finalization statements and corporate income tax finalization statements by business establishments. In order to reduce the difficulties that business establishments have to cope with, the tax office may grant provisional tax exemptions and reductions in the year under consideration for tax exemption or reduction.

2. Within thirty (30) days of receipt of application files for tax exemptions and reductions, the competent tax authority shall decide on provisional tax exemptions or reductions or official tax exemptions or reductions, or inform business establishments of the reasons for not, or not yet, dealing with applications.

3. Authority to decide on tax exemptions and reductions:

(a) Heads of tax offices shall make decisions on corporate income tax exemptions and reductions in respect of production, trading and service individual households under the tax management of such office which earn an average monthly income in a year lower than the minimum wage stipulated by the State for State employees or which suspend business in a month.

(b) Directors of Taxation Departments shall make decisions on corporate income tax exemptions and reductions in respect of production, trading and service establishments within their respective localities, except for the cases under the authority of heads of tax offices as stipulated above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. PRINCIPLES FOR TAX EXEMPTIONS AND REDUCTIONS:

Where business establishments are entitled to CIT incentives pursuant to various laws, such as pursuant to the Law on Promotion of Domestic Investment and the Law on Corporate Income Tax, incentives pursuant to only one such law shall be considered and enterprises shall have the right to select which one.

E. DEALING WITH BREACHES

I. DEALING WITH TAXATION OFFENCES:

Taxpayers in breach of the Law on Corporate Income Tax shall be dealt with as follows:

1. Where they fail to comply strictly with regulations on accounting systems, maintaining accounting records, and declaration, payment and finalization of tax, they shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to a warning or fine.

2. Where taxes or fines are paid after the time-limit stipulated in a tax notice, tax payment order or penalty decision, they shall be liable to pay, in addition to the full amount of taxes and fines, one tenth of one (0.1) per cent of the late amount for each day of delay.

3. Where they declare falsely or evade tax, they shall be liable to pay, in addition to the full amount of tax as stipulated by the Law on Corporate Income Tax, a fine equal to between one and five times the amount evaded. Where taxpayers evade large amounts of tax, commit tax offences after being subject to an administrative tax penalty, or commit other serious breaches, they shall be prosecuted for criminal liability in accordance with law.

4. Where taxpayers fail to pay taxes or fines in accordance with a notice or tax decision, the following action may be taken:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Temporary seizure of goods and material evidence in order to recover the full amount of taxes or fines payable;

(c) Confiscation of assets in accordance with law for the purpose of recovery of any outstanding amount of taxes and fines.

The procedures and order of sub-clauses (a), (b) and (c) shall be carried out in accordance with applicable legislation.

II. AUTHORITY TO DEAL WITH TAXATION OFFENCES:

Tax offices at all levels shall, upon discovery of business establishments in breach of the Law on Corporate Income Tax, examine and determine the breaches and prepare files as stipulated. Based on the regulations on administrative penalties for taxation offences, tax offices shall, within their authority to apply penalties of each level, issue a penalty decision or make recommendations to the superior tax body or a judicial body for resolution in accordance with their delegated powers, in particular:

1. The heads of tax offices directly in charge of tax collection may take action against offences by taxpayers as stipulated in clauses 1 and 2 of, and apply administrative penalties for taxation offences as stipulated in clause 3 of, Section I of Part E of this Circular.

2. The heads of Taxation Departments and tax offices directly in charge of tax collection may take action as stipulated in clause 4 of Section I of Part E of this Circular and may, in the case of breaches referred to in clause 3 of Section I of Part E of this Circular, forward documents to an authorized body for resolution in accordance with law.

F. COMPLAINTS AND LIMITATION PERIODS

1. Rights and obligations of taxpayers with respect to tax complaints:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taxpayers must comply with the procedures and order for complaints and court proceedings in accordance with applicable provisions of the law.

2. Responsibilities and powers of tax offices with respect to resolution of tax complaints:

Pursuant to article 29 of the Law on Corporate Income Tax, tax offices at all levels must resolve tax complaints of taxpayers within fifteen (15) days from the date of receipt. This time-limit may be extended for complicated matters which require time-consuming investigation and verification but shall not exceed thirty (30) days. Where a tax office receives a complaint which is beyond its authority, it must forward the documents and report to the authorized body for resolution and shall notify the complainant thereof within ten (10) days from the date of receipt of the complaint. Where a false tax declaration, tax evasion or tax error is discovered, tax offices shall be responsible for recovering taxes or fines or for refunding taxes in respect of five years prior to the date of discovery of the false tax declaration, tax evasion or tax error. Where a business establishment does not register, declare and pay tax, taxes and fines may be recovered retrospectively from the date when the business establishment commenced its operations.

G. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of signing and shall replace Circular 99/1998/TT-BTC of the Ministry of Finance dated 14 July 1999 and shall apply to CIT finalizations as from the year 2001.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Vu Van Ninh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2001/NĐ-CP và Nghị định 30/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.727

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.237.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!