HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
*******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số
: 64-CP
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 04 năm 1972
|
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ NGÂN SÁCH XÃ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào điều 48 của Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 08
tháng 03 năm 1972.
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. –
Nay ban hành Điều lệ ngân sách xã kèm theo nghị định này.
Điều 2. -
Tất cả các văn bản về ngân sách xã đã ban hành trước đây đều bãi bỏ.
Điều 3. –
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các Ủy ban
hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ cùng với Bộ Tài
chính nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể thuộc phạm vi chức trách của
mình để thi hành điều lệ này.
Bộ Tài chính cùng với Ủy ban
hành chính các tỉnh miền núi nghiên cứu vận dụng điều lệ này cho thích hợp với
các xã ở miền núi.
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|
NGÂN SÁCH XÃ
(ban hành kèm theo nghị định số 64-CP ngày 08 tháng 04 năm 1972 của Hội đồng
Chính phủ)
Ngân sách sách xã là kế hoạch
thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình; đảm
bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng,
bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân, quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hóa,
xã hội trong xã, động viên và giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nội dung ngân sách xã, những
nguyên tắc quản lý ngân sách xã, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban hành chính
các cấp trong việc xây dựng và chấp hành ngân sách xã như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. –
Ngân sách xã do Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã xây dựng và quản lý.
Bộ Tài chính và Ủy ban hành
chính cấp trên hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và quản lý ngân sách xã.
Điều 2. –
Ngân sách xã được xây dựng bằng các nguồn thu do Nhà nước cho phép xã thu hoặc
điều tiết cho xã; trường hợp đặc biệt được ngân sách tỉnh trợ cấp.
Ngân sách xã chỉ được chi vào những
công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.
Điều 3. -
Mọi khoản thu chi ở xã đều phải ghi vào ngân sách xã để Hội đồng nhân dân xã thảo
luận, phê chuẩn và kiểm tra việc thực hiện.
Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là Ủy ban hành chính tỉnh) hướng dẫn xã
thực hiện từng bước điều khoản này cho sát với tình hình địa phương.
Điều 4. –
Việc lập và quản lý ngân sách xã phải theo đúng pháp luật, chế độ, thể lệ của
Nhà nước và những quy định cụ thể của Ủy ban hành chính tỉnh.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành
chính xã không được tùy tiện đề ra các chế độ thu, chi riêng và không được bổ
bán việc chi tiêu cho hợp tác xã và nhân dân.
Điều 5. –
Xã có nhiệm vụ quản lý các loại tài sản sau đây:
- Các tài sản công của xã gồm đất
đai, đầm, hồ, ao, cây lưu niên gốc tích là của công không chia cho nông dân
trong cải cách ruộng đất, đình, đền cũ, trường học, trạm y tế, nhà hộ sinh, trụ
sở và các công trình kiến thiết do xã xây dựng, các dụng cụ, thiết bị do xã mua
sắm hoặc được tặng thưởng;
- Các tài sản của Nhà nước, tài
sản vắng chủ nằm trong địa giới xã, chưa rõ cơ quan nào quản lý.
Đối với tất cả các loại tài sản
nói trên, Ủy ban hành chính xã phải tổ chức bảo vệ, bảo quản chu đáo, ghi chép
vào sổ tài sản của xã theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Đối với tài sản công của xã, Ủy
ban hành chính xã phải có kế hoạch sử dụng hợp lý và hàng năm phải tổ chức kiểm
kê tài sản.
II. NỘI DUNG
CỦA NGÂN SÁCH XÃ
Điều 6. –
Ngân sách xã gồm các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên, các khoản
thu thường xuyên và thu không thường xuyên.
1. Chi thường
xuyên:
Điều 7. –
Chi thường xuyên gồm các khoản chi về hành chính, trật tự trị an, chi về văn
hoá, xã hội và các khoản chi khác nói ở các điều dưới đây.
Điều 8. –
Chi về hành chính, trật tự trị an là những khoản chi để đảm bảo hoạt động bình
thường của bộ máy hành chính ở xã như chi cho các việc trở cấp cán bộ xã theo
chế độ của Nhà nước, mua sắm vật liệu văn phòng, công tác phí, hội nghị phí, huấn
luyện dân quân, tổ chức công an xã, v.v…
Điều 9. –
Chi về văn hoá, xã hội là những khoản chi để đảm bảo hoạt động bình thường của
các sự nghiệp văn hóa, thông tin, giáo dục, thể dục, thể thao, y tế, vệ sinh
chung và các sự nghiệp phúc lợi khác thuộc phạm vi trách nhiệm của xã.
Điều 10. –
Chi khác là các khoản chi về quản lý tài sản công, tu bổ thường xuyên nhà cửa
và các công trình đang sử dụng, chi về sửa chữa cầu cống, đường sá, chợ, bến
đò, về trả công người chợ đò, người quản lý chợ, về trồng cây và bảo vệ cây cối
của xã, v.v…
Điều 11. -
Dự bị phí nhằm đảm bảo những nhu cầu chi thường xuyên không dự trù trước trong
ngân sách.
Hàng năm ngân sách xã được ghi
khoản dự bị phí bằng từ 3% đến 5% tổng số chi thường xuyên.
Hội đồng nhân dân xã quyết định
việc sử dụng dự bị phí.
Điều 12. –
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng địa phương và chế độ chung của Nhà nước,
Ủy ban hành chính tỉnh hướng dẫn từng khoản chi, tiêu chuẩn và định mức chi đối
với từng loại xã theo phương châm tiết kiệm, thiết thực, hợp lý, không phô
trương, hình thức.
2. Chi
không thường xuyên:
Điều 13. –
Chi không thường xuyên là những khoản chi để xây dựng các công trình lợi ích
công cộng của xã như làm cầu cống, đường trục chính trong xã, xây dựng quán chợ,
bến đò, trạm máy nước, đường dây điện, đóng đò, xây dựng và trang bị trường học,
trạm xá, nhà hộ sinh, hệ thống truyền thanh, nhà văn hoá, nhà truyền thống, câu
lạc bộ, thư viện, trụ sở Uỷ ban hành chính xã, v.v…
3. Thu thường
xuyên:
Điều 14. –
Thu thường xuyên gồm các khoản thu cố định, thu điều tiết và thu trợ cấp.
Điều 15. –
Thu cố định là những khoản thu về các tài sản, do xã quản lý và về các sự nghiệp
kinh tế, văn hoá do xã tổ chức, như:
- Thu về hoa lợi công sản;
- Lệ phí đò, lệ phí chợ (để dùng
vào việc tu bổ chợ, mở mang bến đò, sửa chữa đò), v.v…
- Hoa hồng bán thuốc và lãi sản
xuất đông y của trạm ý tế xã, tiền góp về y tế của các hợp tác xã và các hộ
ngoài hợp tác xã (để chi phụ cấp cán bộ y tế và các khoản chi sự nghiệp y tế ở
xã);
- Thu về cung cấp điện, nước, về
truyền thanh, biểu diễn văn nghệ, thể dục, thể thao do xã tổ chức;
- Tiền khấu hao nhà cửa cho mượn;
- Lệ phí giấy tờ hành chính;
- Trích lãi hợp tác xã mua bán
và các hợp tác xã khác, theo chế độ của Nhà nước.
Điều 16. –
Thu điều tiết là những khoản thu mà Nhà nước phân phối cho xã để đảm bảo những
nhu cầu chi tiêu thường xuyên của xã như:
- Thu điều tiết các loại thuế
nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế sát sinh, thu về tiền thưởng giao nộp
nông sản, thực phẩm cho Nhà nước;
- Thu về các lâm sản phụ.
Điều 17. –
Thu trợ cấp là những khoản do ngân sách tỉnh cấp để cân đối ngân sách xã trong
trưòng hợp các khoản thu thường xuyên không đảm bảo các nhu cầu chi tiêu thường
xuyên và để chi vào những việc mà chế độ quy định là ngân sách tỉnh phải đài thọ
cho xã.
Điều 18. –
Đối với các khoản thu nói ở điều 15 chưa có chế độ của Nhà nước quy định thì Ủy
ban hành chính tỉnh, căn cứ vào tình hình, đặc điểm của địa phương, quy định cụ
thể chế độ thu để thi hành trong tỉnh, sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài
chính.
4. Thu
không thường xuyên:
Điều 19. –
Thu không thường xuyên gồm các khoản:
- Thu đặc biệt về nông sản;
- Các khoản kết dư năm trước;
- Trợ cấp đặc biệt của tỉnh để
xây dựng các công trình lợi ích công cộng của xã.
Điều 20. –
Các khoản thu không thường xuyên chủ yếu dùng để xây dựng các công trình lợi ích
công cộng của xã.
Căn cứ vào điều 6 của nghị định
số 135-CP ngày 05-08-1969 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban hành chính xã có thể tổ
chức những người lao động trong xã để xây dựng các công trình lợi ích công cộng
của xã. Số ngày công mà Ủy ban hành chính xã được huy động tính bằng mỗi người
lao động trong một năm, không quá 3 ngày công ở đồng bằng và trung du, không
quá 5 ngày công ở miền núi.
III. QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ
Điều 21. –
Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ chung của cấp trên và tình hình đặc điểm của
xã, Ủy ban hành chính xã lập dự án ngân sách xã, trình bày rõ từng phần thu,
chi và đưa trình Hội đồng nhân dân xã xét, phê chuẩn.
Dự án ngân sách xã phải lập theo
đúng mục lục ngân sách và các mẫu biểu do Bộ Tài chính quy định; nội dung của
ngân sách phản ánh rõ mọi công việc mà xã phải thực hiện trong năm.
Chỉ sau khi Hội đồng nhân dân xã
phê chuẩn, dự án ngân sách xã mới trở thành ngân sách chính thức.
Điều 22. –
Trong việc thi hành ngân sách xã:
- Ủy ban hành chính xã phải thu
đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước và phấn đấu thu vượt kế hoạch; phải
chi theo nguyên tắc tiền nào vào việc ấy, hết sức tiết kiệm, nhưng phải đảm bảo
kịp thời nhu cầu của xã, thanh toán đúng chế độ và kỷ luật tài chính.
- Ủy ban hành chính xã phải điều
chỉnh kế hoạch chi, nếu kế hoạch thu bị hụt lớn; nếu do tăng thu, tiết kiệm chi
mà cuối năm năng suất có kết dư, Ủy ban hành chính xã có quyền chuyển sang ngân
sách năm sau để xây dựng các công trình lợi ích công cộng của xã.
Điều 23. –
Ủy ban hành chính xã phải lập quyết toán ngân sách theo chế độ do Bộ Tài chính
quy định.
Quyết toán ngân sách của năm phải
làm xong trong vòng 30 ngày đầu năm sau và trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn;
thời gian gia hạn cho những xã chậm nhiều nhất là 15 ngày.
Điều 24. –
Ủy ban hành chính xã phải chấp hành đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.
Điều 25. –
Cán bộ kế toán ngân sách xã có nhiệm vụ theo dõi, tính toán và ghi chép đẩy đủ,
kịp thời, cập nhật và chính xác số thu, chi ngân sách xã.
Chứng từ thanh toán phải hợp lệ
và phải lưu trữ cùng với sổ sách theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
Điều 26. –
Ủy ban hành chính xã phải tổ chức bộ phận chuyên trách công tác ngân sách xã để
giúp Ủy ban hành chính xã xây dựng và thực hiện dự toán thu chi ngân sách xã, lập
quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Bộ phận chuyên trách ngân sách
xã gồm có Chủ tịch Ủy ban hành chính xã là chủ tài khoản và một cán bộ chuyên
trách tài chính xã, am hiểu nghiệp vụ quản lý ngân sách xã và công tác tài vụ kế
toán hợp tác xã; cán bộ chuyên trách tài chính xã có nhiệm vụ thường xuyên giúp
Ủy ban hành chính xã lãnh đạo công tác tài chính xã.
IV. NHIỆM VỤ
CỦA UỶ BAN HÀNH CHÍNH TỈNH VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH HUYỆN
Điều 27. –
Ủy ban hành chính tỉnh có nhiệm vụ:
- Căn cứ điều lệ này và tình
hình cụ thể của địa phương, hướng dẫn và ban hành các điều quy định cụ thể để
thực hiện các điều 7, 8, 9, 10, 15, 16, 17, 19 và 20 trên đây, sau khi có sự thỏa
thuận của Bộ Tài chính;
- Đặt phương hướng cho các xã lập
và quản lý ngân sách hàng năm, nâng cao dần chất lượng của ngân sách xã;
- Hướng dẫn, kiểm tra các Ủy ban
hành chính xã chấp hành đúng các chế độ, tiêu chuẩn, kỷ luật tài chính, đưa việc
quản lý ngân sách xã vào nề nếp;
- Hướng dẫn các Ủy ban hành
chính huyện chỉ đạo công tác lập và quản lý ngân sách xã;
- Tổng hợp tình hình thu chi
ngân sách xã trong toàn tỉnh và báo cáo với Bộ Tài chính theo quy định của Bộ
Tài chính;
- Đào tạo cán bộ chuyên trách
tài chính xã cho các huyện và xã.
Điều 28. –
Ủy ban hành chính huyện có nhiệm vụ:
- Căn cứ vào phương hướng và các
chi tiêu của Ủy ban hành chính tỉnh để hướng dẫn, kiểm tra các xã xây dựng ngân
sách xã, lập dự toán, quyết toán ngân sách xã;
- Kiểm tra việc chấp hành các chế
độ thu và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu;
- Hàng quý, hàng năm tổng hợp dự
toán, quyết toán ngân sách xã trong huyện, báo cáo đúng kỳ hạn với Ủy ban hành
chính tỉnh; nghiên cứu các biện pháp nâng cao dần trình độ quản lý ngân sách
xã;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ
chuyên trách tài chính xã.