BỘ
TƯ PHÁP
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/2005/TT-BTP
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2005
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI HỘI NGHỊ CHO CÁC ĐƠN
VỊ DỰ TOÁN NGÀNH TƯ PHÁP
Căn
cứ Nghị đinh Số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 118/2004/ TT-BTC ngày 8 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính
quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước;
Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với khả năng ngân sách và điều
kiện thực tế của ngành, sau khi trao đổi và được sự thống nhất ý kiến của Bộ
Tài chính, Bộ tư pháp quy định cụ thể chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức,
viên chức và chế độ chi hội nghị cho các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ
có sử dụng kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp như sau:
I. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
1. Đối tượng và điều kiện được
hưởng chế độ công tác phí:
1.1. Đối tượng được hưởng chế độ công tác
phí bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan,
đơn vị được cử đi công tác.
1.2. Các điều kiện để được thanh toán công
tác phí:
- Có quyết định cử đi công tác (hoặc giấy công
tác) của cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
- Có đầy đủ các chứng từ để thanh toán.
- Những trường hợp sau đây không được thanh toán
công tác phí:
+ Thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh xá nhà
điều dưỡng, dưỡng sức.
+ Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi
công tác.
+ Những ngày học ở trường lớp đào tạo tập trung
dài hạn, ngắn hạn, được hưởng chế độ đối với cán bộ được cơ quan cử đi học.
+ Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc
biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác.
2. Khái niệm về công tác
phí: Công tác phí là một khoản chi phí trả cho
người đi công tác trong nước để trả tiền vé tầu xe cho bản thân và cước hành
lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); chi phí cho người đi công tác
trong những ngày đi đường và ở nơi đến công tác.
3. Thủ trưởng các đơn vị dự toán phải xem xét, cân nhắc khi cử
người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác), bảo đảm kinh
phí được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách hàng
năm của đơn vị mình đã được Bộ giao.
4. Ngoài mức công tác phí quy định tại Thông tư này, các đơn vị
cử người đi công tác và đơn vị có người đến công tác không được sử dụng ngân
sách nhà nước để chi thêm bất cứ khoản chi nào dưới bất kỳ hình thức nào cho
người đi công tác và người đến công tác tại đơn vị.
5. Các khoản thanh toán công
tác phí:
5.1. Thanh toán tiền tầu xe đi và về từ cơ
quan đến nơi công tác:
5 . 1. 1. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện
giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt:
- Người đi công tác sử dụng các phương tiện
giao thông công cộng nếu có đủ vé tầu vé xe hợp lệ thì được thanh toán tiền tầu
xe theo giá cước thông thường (giá không bao gồm các dịch vụ khác, ví dụ như:
tham quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu...).
- Tiền tầu, xe được thanh toán bao gồm tiền mua
vé tầu, xe, cước qua phà, đò ngang cho bản thân người đi công tác, phí sử dụng
đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (do cơ
quan cử đi công tác yêu cầu) mà người đi công tác trực tiếp chi trả. Trường hợp
người đi công tác bằng xe ôtô cơ quan thì không được thanh toán tiền tầu xe.
5.1.2. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện
máy bay:
a) Người đi công tác được thanh toán tiền vé máy
bay trong các trường hợp:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ
tư pháp:
+ Là cán bộ lãnh đạo từ cấp Vụ và tương đương trở
lên.
+ Cán bộ, công chức, viên chức có mức lương từ hệ
số 6,10 trở lên.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ
quan Thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Trưởng phòng Thi hành án tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chức
danh Phó Trưởng phòng Thi hành án cũng được thanh toán tiền vé máy bay).
+ Cán bộ, công chức, viên chức có mức lương từ hệ
số 5,76 trở lên.
- Trường hợp đặc biệt các đơn vị cần cử người đi
công tác giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác không đủ tiêu
chuẩn thanh toán vé máy bay thì thủ trưởng đơn vị (là người đứng đầu đơn vị dự
toán, được giao quyền phê duyệt và chuẩn chi các khoản chi tiêu tại đơn vị dự
toán) xem xét, quyết định để được thanh toán và phải chịu trách nhiệm trước
lãnh đạo Bộ về quyết định của mình.
b) Người đi công tác bằng phương tiện máy bay
được thanh toán các khoản sau: tiền vé máy bay và tiền cước phương tiện vận tải
công cộng từ nơi công tác ra sân bay và ngược lại (nếu có).
Người đi công tác không nằm trong các trường hợp
quy định tại điểm a nêu trên, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì chỉ được
thanh toán theo giá cước vận tải ôtô hành khách công cộng thông thường (khi có
vé máy bay).
5.1.3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức tự
túc phương tiện đi công tác:
- Khi đi công tác người đi công tác không sử dụng
phương tiện vận tải của cơ quan mà tự túc phương tiện thì được thanh toán tiền
tầu xe theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương
cho số km thực đi; đối với đoạn đường thuộc vùng núi cao, biên giới hải đảo có
cùng độ dài đoạn đường thì được thanh toán tối đa gấp 2 lần giá cước vận tải
ôtô hành khách công cộng thông thường tại địa phương nơi cán bộ được cử đi
công tác.
- Căn cứ để thanh toán gồm giấy đi đường của người
đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác và bảng kê độ dài quãng đường
đi công tác trình thủ trưởng đơn vị duyệt thanh toán.
5.2. Phụ cấp công tác:
- Phụ cấp công tác được tính từ ngày người đi
công tác bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan, đơn vị của mình (bao gồm
thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định).
Phụ cấp công tác được quy định bao gồm: phụ cấp tiền ăn và tiền tiêu vặt, mức
chi quy định cụ thể như sau:
+ Người đi công tác đến các địa phương có phụ cấp
khu vực dưới 0,3 được hưởng mức tối đa 30.000 đồng/ngày/người.
+ Người đi công tác đến các địa phương có phụ cấp
khu vực từ 0,3 đến dưới 0,5 được hưởng mức tối đa 45.000 đồng/ngày/người.
+ Người đi công tác đến các địa phương có phụ cấp
khu vực từ 0,5 trở lên được hưởng mức tối đa 50.000 đồng/ngày/người.
(Hệ số khu vực thực hiện theo quy định của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính).
- Tiêu chuẩn để được thanh toán tiền phụ cấp
công tác phí được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với các địa phương có hệ số khu vực dưới
0,3: đoạn đường từ cơ quan đến nơi công tác tối thiểu từ 35 km trở lên cho một
chiều đi.
+ Đối với các địa phương có hệ số khu vực từ 0,3
trở lên: đoạn đường từ cơ quan đến nơi công tác tối thiểu từ 25 km trở lên cho
một chiều đi.
5.3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại
nơi đến công tác:
- Người đi công tác được thanh toán tiền thuê
phòng nghỉ tại nơi đến công tác. Mức chi tiền thuê phòng nghỉ được thanh toán
theo hóa đơn thu tiền thực tế, nhưng tối đa không quá 120.000đồng/ngày/người.
- Trường hợp người đi công tác một mình hoặc trường
hợp đoàn công tác có lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức thanh
toán tiền thuê phòng nghỉ đối với người đi công tác một mình hoặc người lẻ
trong đoàn tối đa không quá 240.000đồng/ngày/người.
- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công
tác nghỉ lại các địa phương không có nhà nghỉ, nhà khách (không có hóa đơn)
thì được thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 40.000đồng/ngày/người (nếu
được địa phương xác nhận có đến công tác).
5.4. Thanh toán khoán tiền công tác phí:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức thường
xuyên phải đi công tác lưu động trên 15 ngày/tháng như: văn thư, thủ quỹ kế
toán, cán bộ tống đạt hồ sơ... thì được khoán công tác phí với mức tối đa không
quá 130.000đồng/tháng/người.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao của từng người, thủ
trưởng cơ quan, đơn vị phải đưa ra tập thể cán bộ, công chức, viên chức thông
qua từng trường hợp được hưởng khoán công tác phí tháng theo từng mức cho phù hợp,
sau đó lên danh sách những người được hưởng khoán công tác phí và phê duyệt
theo từng tháng. Sau mỗi quý, danh sách khoán công tác phí nói trên phải được lập
lại dựa trên thực tế công việc của từng người. Nghiêm cấm việc thanh toán công
tác phí khoán một cách tràn lan như một khoản phụ cấp.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm kiểm
tra theo dõi lịch trình đi công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong
tháng để làm căn cứ duyệt và thanh toán từng mức khoán công tác phí. Nếu trong
tháng cán bộ, công chức, viên chức công đi công tác hoặc số ngày đi thấp hơn
quy định trên đây thì không được thanh toán tiền khoán công tác phí tháng đó.
Những người được thanh toán tiền khoán công tác phí, nếu đi công tác xa hơn số
km quy định tại điểm 5.2 thì được thanh toán tiền phụ cấp công tác phí theo quy
định trên.
5.5. Trường hợp có những đoàn công tác
liên ngành, liên cơ quan:
Cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chi cho những
công việc chung của đoàn như: tiền văn phòng phẩm, tiền thuê xe tô.... Cơ
quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền công tác phí
cho người thuộc cơ quan mình cử (bao gồm tiền tầu xe, phụ cấp công tác phí, tiền
thuê chỗ nghỉ).
II. CHẾ ĐỘ CHI HỘI NGHỊ
1. Điều kiện được tổ chức
hội nghị:
- Bộ tổ chức hội nghị tổng kết, đại hội với quy
mô toàn quốc phải được phép bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
- Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác thi đua của
các Cụm phải được phép bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ tư pháp.
- Cơ quan Thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức hội nghị với quy mô toàn tỉnh phải được phép bằng văn bản của
Bộ trưởng Bộ tư pháp.
- Cơ quan Thi hành án cấp huyện tổ chức hội nghị
với quy mô toàn huyện phải được phép bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan Thi
hành án cấp tỉnh.
2. Chi phí cho hội nghị:
a) Một số yêu cầu chung:
- Chi phí hội nghị nêu trong Thông tư này được
áp dụng thống nhất đối với các hội nghị tổng kết, hội nghị có tính chất theo
nhiệm kỳ, tập huấn, hội nghị định kỳ chỉ đạo triển khai công tác của các cơ
quan, đơn vị trong ngành tư pháp.
- Tất cả các cơ quan, đơn vi trong ngành khi tổ
chức hội nghị phải nghiên cứu sắp xếp địa điểm hợp lý, kết hợp nhiều nội dung
và chuẩn bị nội dung có chất lượng, cân nhắc thành phần, số lượng đại biểu.
Thời gian tổ chức hội nghị không quá 3 ngày, tổ chức lớp tập huấn không quá 7
ngày. Các cơ quan, đơn vị khi tổ chức hội nghị phải thực hiện theo đúng chế độ
chi tiêu quy định tại Thông tư này và dự trù kinh phí trong phạm vi dự toán năm
của cơ quan, đơn vị được Bộ giao, không phô trương hình thức, không được tổ chức
tiệc liên hoan, chiêu đãi, không chi các hoạt động kết hợp tham quan, nghỉ mát,
không chi quà tặng, quà lưu niệm.
- Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ăn, chỗ nghỉ cho đại biểu. Đại biểu dự hội
nghị tự trả tiền ăn, nghỉ bằng tiền công tác phí và một phần tiền lương của
mình; Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị trợ cấp tiền ăn, nghỉ, đi lại theo chế độ
cho những đại biểu được mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Không hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu được mời là cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước, đại biểu từ doanh nghiệp.
b) Nội dung chi hội nghị:
- Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức
hội nghị (trong trường hợp cơ quan tổ chức hội nghị không có địa điểm phải
thuê) .
- Tiền in (hoặc mua) tài liệu phục vụ hội nghị.
Những người có nhu cầu thêm tài liệu thì cơ quan tổ chức hội nghị thực hiện bán
thu tiền bù đắp chi phí hội nghị theo giá không tính lãi.
- Tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ
đến nơi tổ chức hội nghị.
- Tiền nước uống cho đại biểu.
- Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ (trong trường
hợp hội nghị cả ngày), tiền tầu xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương.
- Các khoản chi khác như: tiền làm thêm giờ, tiền
thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường v.v... thanh toán theo thực
chi trên tinh thần tiết kiệm.
- Các khoản chi khen thưởng thi đua trong hội
nghị tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền, tham quan, nghỉ mát cho
đối tượng dự hội nghị không được tính vào kinh phí hội nghị, mà tính vào khoản
chi khen thưởng, công tác tuyên truyền, quỹ phúc lợi của cơ quan, đơn vị (nếu
có).
c) Một số mức chi cụ thể:
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời
không hưởng lương: mức chi chia thành 3 mức như sau:
+ Hội nghị với quy mô toàn quốc: mức chi 40.000đồng/ngày/người.
+ Hội nghị với quy mô cấp tỉnh, thành phố. mức
chi 30.000đồng/ngày/người.
+ Hội nghị với quy mô cấp huyện: mức chi 20.000đồng/ngày/người.
- Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung,
thì cơ quan tổ chức hội nghị thực hiện thu tiền ăn của các đại biểu và chỉ được
tổ chức nấu ăn theo 3 mức quy định như trên.
- Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời
không hưởng lương: tối đa không quá 120.000đồng/ngày/người.
- Chi nước uống: tối đa không quá mức
5.000đ/ngày/người.
- Chi hỗ trợ tiền tầu, xe cho đại biểu là khách
mời không hưởng lương theo giá cước vận tải ôtô hành khách công cộng thông thường
tại địa phương cho số ẩm thực đi do thủ trưởng cơ quan tổ chức hội nghị quyết
định.
Riêng các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức
do Bộ quản lý về tổ chức, biên chế và kinh phí khi được cử đi học các lớp tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, nhà nước thì được hưởng mức chi hỗ trợ một phần tiền ăn, ở cho học
viên ở xa (trong khả năng kinh phí được cấp) với mức tối đa không quá 10.000đồng/người/ngày
theo quy định tại tiết 1.3.2, điểm 1.3, Mục 1, Phần I của Thông tư số 105/2001
TT-BTC ngày 27/02/2001 của Bộ Tài chính (nếu đã được thanh toán hỗ trợ một phần
tiền ăn thì không được thanh toán phụ cấp công tác quy định tại điểm 5.2 Phần I
của Thông tư này).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Việc lập dự toán, phân bổ và quyết
toán kinh phí chi công tác phí, chi tiêu hội nghị được thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Những khoản chi công tác phí, chi hội
nghị không đúng quy định tại Thông tư này, khi kiểm tra, cơ quan quản lý cấp
trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị xuất toán. Người
ra lệnh chi sai, chuẩn chi sai thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật, đồng thời có trách nhiệm thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền đã
chi sai.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu đã
được giao quyền tự chủ tài chính và các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được áp dụng theo Thông tư này
và các văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 02/1999/TT-BTP ngày 11/01/1999
và Thông tư số 03/1999/TT-BTP ngày 11/01/1999 của Bộ Tư pháp quy định về chế độ
công tác phí, chế độ chi hội nghị cho các đơn vị dự toán ngành tư pháp.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ tư pháp (Vụ KH-TC) để được hướng dẫn./.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Uông Chu Lưu
|