BỘ TÀI CHÍNH
*****
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số: 34/2004/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 04 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH CÁC QUY PHẠM VỀ BẢO QUẢN HÀNG HOÁ DỰ TRỮ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng Hàng hoá ngày 24
tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban
hành các quy phạm về bảo quản hàng hóa Dự trữ Quốc gia, gồm:
1 - Quy phạm bảo quản thóc Dự trữ Quốc gia,
2 - Quy phạm bảo quản gạo Dự trữ Quốc gia,
3 - Quy phạm bảo quản ôtô, xe máy Dự trữ Quốc gia,
4 - Quy phạm bảo quản kim loại Dự trữ Quốc
gia.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Quyết định
này thay thế Quyết định số 03/2000/QĐ-CDTQG ngày 13/01/2000 của Cục trưởng Cục
Dự trữ Quốc gia về việc ban hành các quy phạm về bảo quản hàng hoá dự trữ Quốc
gia. Các quy định khác trái Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3: Cục
trưởng Cục Dự trữ Quốc gia, Chánh Văn phũng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng
dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
QUY PHẠM
BẢO
QUẢN THÓC DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 34/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
Chương 1:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy phạm này được áp dụng cho việc bảo quản thóc dự trữ
quốc gia (DTQG) theo phương pháp bảo quản đổ rời hoặc đóng bao, trong điều kiện
sản xuất nông nghiệp, phương pháp thu mua, giao nhận, cơ sở vật chất kỹ thuật
và các loại hình kho bảo quản hiện tại.
Điều 2. Thời gian lưu kho bảo quản thóc theo đặc điểm thời vụ, yêu
cầu luân phiên đổi hạt và phương thức bảo quản như sau:
- Bảo quản thóc đổ rời: đến 18 tháng; trường
hợp cần thiết có thể lưu kho đến 24 tháng.
- Bảo quản thóc đóng bao: đến 9 tháng; trong
trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian lưu kho đến 12 tháng.
Điều 3. Kho bảo quản thóc DTQG phải là kho kiên cố, đảm bảo các
điều kiện sau:
1. Đảm bảo kín, đồng thời có khả năng thông
gió tự nhiên và chống được ảnh hưởng xấu của môi trường: không bị nắng chiếu
trực tiếp vào kho, không bị dột hắt, không bị thấm nước và gây ngưng tụ hơi
nước. Cửa chính và cửa thông gió phải đảm bảo cả về yêu cầu thông thoáng, phòng
gian và phòng chống sinh vật gây hại.
2. Nền kho cao ráo, không bị nước tràn vào
kho, được thiết kế có lớp cách ẩm (kiểu vòm cuốn, kiểu gầm sàn hoặc có lớp
chống thấm). Kho có mái lợp bằng ngói, bằng tôn phải có trần chắc chắn.
3. Kho chứa thóc phải thường xuyên sạch sẽ,
không có mùi lạ; xung quanh kho phải quang đãng, không bị đọng nước.
4. Kho chứa thóc phải được kê lót, đảm bảo
yêu cầu ngăn cách nhiệt, ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nhiệt,
thoát ẩm.
Điều 4. Thóc
nhập kho DTQG phải là thóc mới thu hoạch, được làm khô ở nhiệt độ bình thường
và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng được quy định tại tiêu chuẩn TCN
04:2004:Thóc DTQG- yêu cầu kỹ thuật, do Bộ Tài chính ban hành.
Không tiến hành nhập thóc vào kho khi trời
đang mưa. Không nhập thóc vào ban đêm, trường hợp đặc biệt phải do giám đốc dự
trữ khu vực quyết định và kèm theo các điều kiện thực hiện.
Hàng năm, trước thời điểm nhập kho 01 tháng,
Dự trữ quốc gia các khu vực (gọi tắt là các đơn vị) phải gửi báo cáo về Cục đặc
điểm và chất lượng các giống lúa gieo cấy đại trà dự kiến nhập kho bảo quản dự
trữ tại khu vực để Cục tổng hợp, xem xét chỉ đạo.
Chương 2:
CHUẨN BỊ
NHẬP KHO
Điều 5. Chuẩn
bị kho để nhập thóc
1. Kho phải được quét dọn để loại trừ các
dạng tiềm ẩn của sinh vật gây hại sau đó tiến hành kê lót theo quy định. Việc
kê lót, sát trùng phải hoàn thành trước lúc đưa thóc vào kho ít nhất là 5 ngày.
2. Tuỳ tình hình chất lượng kho, yêu cầu và
quy trình bảo quản mà bố trí kết cấu và vật liệu kê lót thích hợp, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật cho bảo quản như không để lọt thóc, cách ẩm, thông thoáng.
3. Kê lót xung quanh tường kho để bảo quản
thóc đổ rời (Phương pháp thông thường):
- Chiều cao kê lót: là chiều cao khung gióng
kê lót xung quanh tường kho, đảm bảo cao hơn 40-50 cm so với chiều cao đổ thóc
tối đa.
- Tuỳ tình trạng kho tàng, yêu cầu công tác
bảo quản và khả năng cung ứng vật liệu kê lót mà bố trí kết cấu và vật liệu kê
lót như: kê lót bằng khung gióng, phên, cót hoặc kê lót bằng gỗ ván công nghiệp
hoặc kê lót bằng các vật liệu công nghiệp khác...
a. Kê lót bằng khung gióng, phên cót:
- Khung gióng được làm bằng tre hay gỗ, được
liên kết cố định vào tường.
- Gióng dọc (trụ) bằng tre nguyên cây j 8-10 cm hoặc bằng gỗ 4 x 8 cm, cắt
dài bằng chiều cao kê lót (với tre cây, đầu trên cần cắt sát đốt). Các gióng
dọc cách nhau 0,5 m, đầu dưới để sát nền kho.
- Gióng ngang (thanh) bằng tre chẻ đôi hoặc
chẻ tư hoặc bằng gỗ 3x4 cm, khoảng cách giữa các thanh là 0,3 m.
- Cố định gióng dọc và gióng ngang bằng đinh
hoặc dây thép, cách một điểm cố định một điểm.
- Phên nứa được cố định vào khung gióng bằng
dây thép, đặt từ dưới lên trên và phủ kín khung gióng, các tấm phên đặt khít
vào nhau. Trường hợp phên nứa đan dày đảm bảo không để lọt thóc ra ngoài thì
không cần dùng cót và đặt các mép chồng lên nhau 5-10 cm.
- Cót: phủ kín ngoài phên nứa đan thưa ngăn
không cho thóc lọt qua. Đặt cót từ dưới lên, mép cót phủ lên nhau 10 cm (có thể
dùng lưới nilon với mắt lưới £
1 mm thay thế cót).
- Đầu trên của các gióng dọc và phên, cót cần
được ốp, nẹp tạo thành đường thẳng.
b. Kê lót bằng ván ép công nghiệp hoặc các
vật liệu khác cần đảm bảo yêu cầu bảo quản như kê lót bằng phương pháp thông
thường.
4. Kê lót nền kho (áp dụng đối với cả thóc
bảo quản đổ rời và đóng bao)
a. Đối với thóc bảo quản đổ rời:
- Xếp palet theo diện tích nền kho sau đó phủ
cót hoặc phên đan dày trên bề mặt palet, các mép cót, phên gối lên nhau 10 cm.
Các palet đặt ở phía cửa kho cần bổ sung tấm lưới đảm bảo ngăn ngừa chuột chui
vào palet.
- Trường hợp không đủ palet để kê lót thì
dùng trấu và phên, cót thay thế. Trấu sử dụng kê lót nền kho phải là trấu cánh
to, khô và sạch; trải trấu trên nền kho, trang phẳng mặt. Lớp trấu có độ dày 15
cm đối với dạng nền vòm cuốn và dày 20 cm với kho nền trệt.
- Trải phên nứa đan đơn lên mặt trấu.
- Trải cót hoặc lưới nilon (có mắt £ 1mm) lên trên phên nứa. Đặt cót từ ngoài
vào trong, mép cót gối lên nhau 10 cm và gối lên gỗ cánh phai ở cửa kho.
Có thể dùng tấm phên đan dày (bằng dóc hoặc
nứa tép) thay cho cả phên nứa lẫn cót (hoặc lưới).
b. Đối với thóc bảo quản đóng bao: Tuỳ thuộc
khối lượng thóc của lô, định trước diện tích mặt sàn chất bao, xếp palet rộng
hơn mặt đáy lô thóc 0,3 m. Trải cót (hoặc các vật liệu thay thế) lên trên palet
như bảo quản thóc đổ rời.
5. ống thông hơi (áp dụng cho thóc bảo quản
đổ rời):
- ống thông hơi có dạng hình trụ đường kính
chân ống 40 cm, miệng ống không nhỏ hơn 25 cm, chiều cao bằng chiều cao kê lót
và được đan bằng tre, nứa, hoặc cải tiến bằng các vật liệu khác; ống thông hơi
phải đảm bảo thoáng, thóc không lọt vào bên trong, không bị biến dạng khi đổ
thóc; Miệng và chân ống phải được quấn, nẹp gọn và chắc.
- Số lượng ống thông hơi đặt trong các ngăn
kho như sau:
+ Ngăn kho cuốn 5 ống,
+ Ngăn kho A1 9 ống;
+ Ngăn kho tiệp và kho khác: đảm bảo 10-13m2/ống
Vị trí đặt ống thông hơi: xem hình vẽ
6. Thước đo chiều cao khối hạt đổ rời: Đặt
tại 4 góc kho và với khoảng cách từ 5-7 m theo chiều dài bờ tường đặt thêm 1
thước. Đối với ngăn kho A1, kho Tiệp thì đặt thêm từ 1-2 thước ở giữa kho tại
các điểm thuận tiện cho việc xác định độ cao khối hạt.
7. Tất cả các vật liệu kê lót, ống thông hơi
phải đảm bảo khô, sạch.
Điều 6. Khử
trùng kho, bao bì và dụng cụ chứa đựng thóc
1. Kho sau khi đã kê lót, sử dụng một trong
các loại thuốc khử trùng kho thích hợp có trong danh mục quy định để tiến hành
việc khử trùng.
- Thuốc dùng để phun khử trùng phải đảm bảo
liều lượng, nồng độ. Thuốc phun cần được phân bổ đều khắp phạm vi khử trùng:
trần, tường, nền, hiên hè; toàn bộ vật liệu kê lót, ống thống hơi, dụng cụ chứa
thóc, những nơi côn trùng thường ẩn náu cần được phun kĩ hơn.
- Bao bì chứa thóc bảo quản đóng bao khử
trùng bằng thuốc xông hơi theo liều lượng chỉ dẫn.
2. Người trực tiếp khử trùng phải thực hiện
đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động: sử dụng các trang bị bảo hộ
(kính, găng tay, mũ khẩu trang hoặc mặt nạ) khi xử lý.
Khi phun thuốc phải đi giật lùi, phun từ
trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.
3. Sau khi xử lý thuốc phải đóng kín cửa kho,
có niêm yết thông báo cho mọi người không lại gần khu vực khử trùng. Sau 5 ngày
có thể mở cửa kho chuẩn bị nhập thóc.
Điều 7. Chuẩn
bị dụng cụ nhập thóc
1. Chuẩn bị cân
- Cân phải được cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước kiểm định và cấp giấy chứng nhận được phép sử dụng.
- Nơi đặt cân phải bằng phẳng, chắc chắn, đảm
bảo đủ ánh sáng.
- Phải thử cân trước khi cân nhập
- Không đặt lên cân khối lượng quá tải trọng
quy định
2. Đảm bảo đủ dụng cụ (thúng, bao, chổi,
trang cào, cầu đổ thóc, bao bì, kim dây khâu bao…)
- Số thúng (trong nhập thóc đổ rời) tối thiểu
phải gấp 2 lần số thúng dùng trong một mã cân. Thúng phải sạch, lành lặn và có
khối lượng đều nhau.
- Các ngăn kho nhập thóc được trang bị cầu đổ
thóc (đòn dài) bằng ván gỗ hoặc tre để khi đổ thóc khối hạt ít bị dồn nén và
phục vụ cho việc chất xếp thóc đóng bao . Cầu đổ thóc phải đảm bảo đi lại an
toàn.
Chương 3:
NHẬP KHO
Điều 8. Kiểm tra thóc trước khi nhập kho
Kỹ thuật viên lấy mẫu kiểm tra chất lượng của
lô hàng bằng phương pháp kiểm tra nhanh, nếu đạt yêu cầu theo các tiêu chuẩn quy
định thì ghi kết quả vào phiếu kiểm tra giao cho khách hàng và thủ kho. Thủ kho
tự đánh giá chất lượng thóc bằng cảm quan tại mã cân đối với thóc đổ rời hoặc
trong quá trình sang bao, chủ yếu là độ ẩm hạt, tạp chất, độ lẫn loại (và cả
giống thóc trong trường hợp có quy định cụ thể).
Lập phiếu kiểm tra theo quy định.
Riêng đối với thóc đóng bao, sau khi đã sang
bao thực hiện đồng thời việc lấy mẫu kiểm nghiệm như quy định tại Điều 12.
Điều 9. Cân
nhập:
Trong khi cân nhập, thủ kho phải:
-Thường xuyên quan sát, kiểm tra thóc trong
từng mã cân, nếu phát hiện thóc không đảm bảo chất lượng nhập kho thì tạm dừng
việc cân nhập để kiểm tra lại.
- Đọc to kết quả để người giao thóc cùng
người chứng kiến nghe rõ; ghi ngay vào sổ mã cân và cứ 5 mã thì cộng một lần.
Sau mỗi mã cân phải khoá cân, quét sạch mặt cân.
- Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận làm sai kết
quả trong khi cân nhập.
Điều 10. Chuyển thóc vào kho
1. Bảo quản đổ rời:
Thóc chuyển đổ vào kho phải gọn, đổ đủ độ cao
từ trong ra ngoài. Sử dụng cầu đổ thóc để giữ cho khối hạt tơi xốp, lưu ý đặt
ống thông hơi tại các vị trí định sẵn khi đổ thóc. Chiều cao đổ thóc đối với kho
cuốn không quá 3,5 m, đối với kho A1 và kho Tiệp không quá 3,0 m.
2. Bảo quản thóc đóng bao:
- Thóc nhập kho từ các nguồn khác nhau: Khi
nhập kho cần phải sang bao (bao chứa thóc dự trữ dệt bằng sợi đay hoặc sợi tổng
hợp xe) để đóng theo quy cách. Sau khi lấy mẫu, thóc chuyển vào kho được xếp
thành lô, khối lượng mỗi lô tối ưu từ 100 đến 150 tấn. Trong trường hợp đặc
biệt, do kết cấu kho có thể xếp lô đến tối đa 200 tấn. Các lô cách nhau ít nhất
là 1 m và cách tường là 0,5 m. Chiều cao lô tương đương từ 15 đến tối đa 20 lớp
bao và giật thành 3 cấp, cấp ở trên xếp lùi vào so với cấp ở dưới là 0,3 m.
Trong mỗi lớp các bao được xếp theo kiểu chồng 3 hoặc chồng 5 và cài khoá vào
nhau, đảm bảo cho khối hạt không bị nghiêng, đổ trong quá trình lưu kho, gọn đẹp
về hình thức.
- Tạo giếng và rãnh thông gió:
+ Mỗi lô từ 100 đến 150 tấn để 1 giếng, từ
150 đến 200 tấn để 2 giếng. Kích thước giếng 1 m x 1m. Giếng được tạo từ bề mặt
lớp kê lót tới đỉnh lô.
+ Các rãnh thông gió được tạo theo cả 2
hướng, một rãnh dọc và 1 hoặc 2 hai rãnh ngang (tuỳ thuộc số lượng giếng). Rãnh
được tạo ở cả 3 cấp giật hoặc 2 cấp từ dưới lên, rãnh nối thông với giếng thông
gió, bề rộng của rãnh là 0,3 m và cao tối thiểu 0,3 m (xem hình vẽ minh hoạ).
Mặt cắt theo chiều từ
trên đỉnh lô nhìn xuống
Mặt cắt theo phương
thẳng đứng của lô thóc
Điều 11. Làm thủ tục nhập đầy ngăn, lô
- Sau khi kết thúc nhập, tổng kho tổ chức đối
chiếu lượng thóc nhập kho theo sổ sách với kết quả thực nhập : với thóc đổ rời
tiến hành trang phẳng mặt thóc và áp dụng phương pháp tính theo dung lượng; với
thóc đóng bao đếm số lượng bao thực tế.
- Lấy mẫu và kiểm nghiệm (theo quy định tại
Điều 12 và Điều 13).
Lập biên bản nhập đầy ngăn, lô và lập sổ bảo
quản sau khi có phiếu kiểm nghiệm.
Điều 12. Lấy mẫu kiểm nghiệm:
Kỹ thuật viên và thủ kho cùng tiến hành lấy
mẫu, có sự giám sát của lãnh đạo tổng kho và người giám sát do giám đốc phân
công.
1. Chuẩn bị dụng cụ: xiên lấy mẫu, tấm vải
nhựa, dụng cụ trộn, chia mẫu, túi P.E. đựng mẫu.
2. Cách lấy mẫu:
a. Thóc đổ rời:
- Nguyên tắc: lấy thóc tại các ngăn kho sau
khi đã kết thúc nhập, điểm lấy mẫu phải đánh dấu, thống nhất từ khi lấy mẫu
nhập đến khi xuất.
- Sau khi trang phẳng mặt khối thóc, dùng
xiên lấy mẫu dài ³ 2,0 m, có nhiều ngăn
để lấy mẫu ở các vị trí theo bề dày khối hạt. Số điểm lấy mẫu như sau:
+ Ngăn kho cuốn: lấy mẫu tại 7 điểm (xem hình
vẽ).
+ Ngăn kho A1, kho Tiệp: lấy mẫu tại 12 điểm
(xem hình vẽ).
+ Ngăn kho từ 250 tấn trở lên thì cứ tăng
thêm 30 tấn thêm một điểm lấy mẫu. Điểm lấy mẫu trên mặt khối hạt cách đều so
với các điểm quy định. Các mẫu điểm nói trên được gộp thành mẫu gốc và chuyển
vào túi P.E. 2 lớp có độ dày 0,05-0,1 mm. Khối lượng mẫu gốc ³ 2 kg.
b. Thóc đóng bao (lấy mẫu trong lúc nhập
kho):
Dùng xiên lấy mẫu dài 35 cm lấy mẫu ở các
phần khác nhau của bao (trên, giữa, đáy bao). Số lượng bao được lấy mẫu như
sau:
+ Đến 10 bao: lấy mẫu ở tất cả các bao.
+ Từ 11 đến 100 bao: lấy mẫu ở 10 bao ngẫu
nhiên.
+ Trến 100 bao: số mẫu được lấy bằng căn bậc
2 (xấp xỉ) của tổng số bao, được lấy ngẫu nhiên.
Các mẫu điểm nói trên được gộp thành mẫu gốc,
chuyển vào túi P.E 2 lớp có độ dày 0,05-0,1 mm, khối lượng thóc của mẫu gốc ³ 2 kg. Trường hợp lô thóc được nhập
trong nhiều ngày thì kết thúc một ngày nhập hàng thủ kho và kỹ thuật viên cùng
trộn mẫu và niêm phong mẫu gốc.
2. Phân chia mẫu: Từ mẫu gốc dùng bình chia
mẫu hoặc phương pháp chia theo đường chéo để lấy mẫu trung bình.
Kỹ thuật viên tổng kho chịu trách nhiệm phân
chia mẫu, lập mẫu trung bình. Tham gia lập biên bản lấy mẫu có lãnh đạo tổng
kho, kỹ thuật viên, thủ kho và người giám sát (do Giám đốc dự trữ khu vực chỉ
định).
3. Bảo quản mẫu: Mẫu trung bình được chia
thành 2 phần, được đóng gói bằng 2 lớp túi P.E. để lưu lại ở tổng kho 1 túi và
gửi đi kiểm nghiệm 1 túi. Mẫu được niêm phong và có gắn phiếu lấy mẫu kèm theo
từng túi. Mẫu lưu lại tổng kho được bảo quản trong bình nút nhám.
4. Vận chuyển mẫu: Mẫu gửi đi kiểm nghiệm
phải khẩn trương chuyển đến nơi kiểm nghiệm, trường hợp đặc biệt cho phép lưu
lại không quá 48 giờ sau khi lấy. Khi vận chuyển các mẫu được đóng gói cẩn
thận, đảm bảo cách ẩm, hạn chế ảnh hưởng của môi trường đến mẫu.
Điều 13. Kiểm nghiệm mẫu
Việc kiểm nghiệm mẫu được tiến hành theo
phương pháp kiểm nghiệm lương thực hiện hành (Tiêu chuẩn TCN 04: 2004 Thóc dự
trữ quốc gia- Yêu cầu kỹ thuật) tại phòng kiểm nghiệm .
Thời hạn kiểm nghiệm mẫu: Mẫu được kiểm
nghiệm chậm nhất 5 ngày kể từ khi lấy mẫu.
Thủ tục kiểm nghiệm mẫu:
- Đơn vị thành lập Hội đồng kiểm tra, giám
sát công tác kiểm nghiệm để đảm bảo tính khách quan, trung thực.
- Thành phần Hội đồng:
+ Chủ tịch Hội đồng do Lãnh đạo phụ trách kỹ
thuật đơn vị đảm nhiệm.
+ Các thành viên Hội đồng: trong đó có một
lãnh đạo phòng Kỹ thuật bảo quản và một thành viên khác do giám đốc chỉ định.
+ Các thành viên kiểm nghiệm giúp việc cho
Hội đồng là cán bộ phòng kỹ thuật bảo quản và kỹ thuật viên tổng kho.
- Trách nhiệm của Hội đồng:
+ Kiểm tra mẫu niêm phong (còn nguyên vẹn và
hợp lệ).
+ Mã hoá và lập ký hiệu riêng cho từng mẫu
thóc trước khi kiểm nghiệm; ráp mã sau khi kiểm nghiệm xong.
+ Giám sát công việc phân tích, kiểm nghiệm
mẫu của các thành viên giúp việc; kiểm tra xem xét lại từ khâu lấy mẫu đến khâu
phân tích mẫu trong trường hợp có số liệu bất hợp lý.
+ Ghi số liệu vào sổ ghi chép số liệu kiểm
nghiệm chất lượng thóc hàng năm.
+ Xác nhận chỉ số chất lượng của từng mẫu
thóc sau khi có số liệu phân tích.
+ Lập biên bản kiểm nghiệm.
3. Phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất
lượng
- Với thóc đổ rời: Chỉ số chất lượng của một
ngăn kho thóc đổ rời là kết quả kiểm nghiệm của mẫu đại diện cho ngăn kho sau
khi nhập đầy và được lấy mẫu theo mục 2.a Điều 12.
- Với thóc đóng bao: Mẫu kiểm nghiệm của một
lô thóc có thể bao gồm nhiều mẫu trung bình được lấy từ nhiều ngày nhập vào lô
thóc đó. Chỉ số chất lượng của toàn lô được tính bằng bình quân gia quyền kết
quả kiểm nghiệm của các mẫu theo từng ngày nhập vào lô thóc cùng loại, cùng
chất lượng (mục 2.b Điều 12).
4. Sổ kiểm nghiệm:
- Sổ kiểm nghiệm để ghi kết quả phân tích.
Kết quả trung bình phải có xác nhận của chủ tịch hội đồng kiểm nghiệm.
- Nội dung sổ kiểm nghiệm: có các cột như
sau: thứ tự, ký hiệu mẫu, mã được ráp, ngày tháng gửi mẫu, ngày tháng kiểm
nghiệm, cột chỉ tiêu và chỉ số chất lượng có các cột nhỏ: độ ẩm- (W %), tạp
chất- (C%), hạt không hoàn thiện- (HKHT %), hạt vàng- (HV %,)…
5. Lập phiếu kiểm nghiệm: Từ sổ kiểm nghiệm
sao ra các phiếu kiểm nghiệm cho từng ngăn, lô thóc. Phiếu kiểm nghiệm do đơn
vị lập thành 04 bản:
- 02 bản lưu tại đơn vị: 01 bản lưu tại
Phòng Kỹ thuật bảo quản, 01 lưu tại Phòng Kế hoạch (hồ sơ nhập hàng).
- 02 bản lưu tại Tổng kho: 01 bản lưu ở hồ sơ
thủ kho, 01 bản do kỹ thuật viên giữ.
Trên phiếu kiểm nghiệm chỉ ghi kết quả trung
bình của mẫu, có đầy đủ chữ ký của người kiểm nghiệm, trưởng phòng Kỹ thuật bảo
quản và thủ trưởng đơn vị.
Điều 14. Vệ sinh kho, lô hàng: Nhặt sạch rơm, rác, tạp chất sau mỗi
lần cào đảo; quét sạch thóc rơi vãi ở sàn, gầm kho; thu dọn các trang thiết bị,
dụng cụ và để ở nơi quy định.
Điều 15. Hoàn chỉnh quá trình chín sau thu hoạch: Thủ kho phải chú
trọng đến quá trình chín sau thu hoạch cho khối hạt. Cào đảo lớp thóc mặt mỗi
ngày một lần, thực hiện các giải pháp thông thoáng để giải phóng ẩm nhiệt cho
khối hạt theo cả chiều dọc và chiều ngang. Kiểm tra diễn biến về nhiệt độ và độ
ẩm của khối hạt.
Điều 16. Kiểm tra, xử lý chất lượng thóc trước khi bảo quản kín
Do yêu cầu bảo quản kín, khối hạt phải đảm
bảo hoàn thiện quá trình chín sau thu hoạch, các chỉ tiêu chất lượng đòi hỏi
rất nghiêm ngặt do vậy cần chon những ngăn kho có chất lượng phù hợp, kiểm tra
kỹ các chỉ tiêu như độ ẩm, nhiệt độ khối hạt, côn trùng, nấm mốc trước khi đưa
vào bảo quản kín.
Xử lý các chỉ tiêu không đạt yêu cầu:
- Độ ẩm và nhiệt độ: áp dụng các biện pháp
cào đảo, đánh luống và thông gió cưỡng bức để hạ nhiệt độ và độ ẩm.
- Xử lý diệt trùng và nấm mốc bằng các hoá
chất cần thiết.
Chương 4:
BẢO QUẢN
THÓC
Trong điều kiện hiện tại thóc được bảo quản
theo các phương pháp:
1. Đổ rời trong các ngăn và thực hiện bảo
quản theo các hình thức:
- Thông thoáng tự nhiên, hoặc
- Bảo quản phủ kín bằng trấu (hoặc các vật
liệu thay thế khác).
2. Đóng bao chất thành lô: áp dụng cho các
vùng, miền do đặc điểm khí hậu thóc nhập kho có độ ẩm cao (³ 15%).
Ngoài ra, có thể bảo quản kín trong môi
trường nghèo oxy (có hướng dẫn riêng).
Tùy theo chất lượng ban đầu của thóc nhập
kho, chất lượng kho và khả năng vật liệu phục vụ bảo quản đơn vị áp dụng phương
thức bảo quản phù hợp nhằm đảm bảo về yêu cầu chất lượng thóc dự trữ và hiệu
quả kinh tế.
Điều 17. Quy trình bảo quản thóc tóm tắt:
1. Quy trình bảo quản thóc đổ rời :Theo sơ đồ
khối trang 12.
2. Quy trình bảo quản thóc đóng bao:Theo sơ
đồ khối trang 13.
Sơ đồ khối: Quy trình
bảo quản thóc đổ rời
Sơ đồ khối: Quy trình
bảo quản thóc đóng bao
Điều 18. Các thông số và điều kiện tiêu chuẩn bảo quản thóc an toàn
1. Thóc đổ rời
- Độ ẩm hạt lớp mặt (từ bề mặt đến độ sâu 0,5
m) £ 13,5 %
- Độ ẩm tương đối của môi trường £ 75 %
- Nhiệt độ trungbình của khối hạt: mùa đông £ 25 0C, mùa hè £ 320 C (Riêng miền Trung từ
khu vực Bình Trị Thiên đến Nam Trung Bộ với các kho lợp tôn không có trần: mùa
đông < 28 0C,
mùa hè < 350 C).
- Không phát hiện thấy nấm mốc.
- Mật độ quần thể của 5 loài côn trùng gây
hại chủ yếu (lấy mẫu theo tiêu chuẩn thóc đổ rời- Phương pháp xác định mức độ
nhiễm côn trùng hiện hành) ở mức thấp: dưới 5 cá thể côn trùng cánh cứng/kg và
với những ngăn kho có ngài lúa mạch phát triển: dưới 20 ngài lúa mạch/m2.
Riêng với các loài mọt cánh cứng có thể vận
dụng lấy mẫu tại lớp thóc mặt dày 0,3 m tại các vị trí như quy định tại Điều
12: dưới 20 con/kg.
2. Thóc đóng bao:
- Độ ẩm thóc ở các lớp bao ngoài rìa lô,
giếng thông gió 13,5-14%.
- Nhiệt độ lô thóc (đo ở giếng thông gió) < 35 0C.
- Mật độ quẩn thể của 5 loài côn trùng gây
hại chủ yếu ở mức: dưới 10 cá thể côn trùng cánh cứng/kg (lấy mẫu ở lớp bao
ngoài cùng và ở các giếng thông gió). Đối với những lô có ngài lúa mạch phát
triển: dưới 20 ngài lúa mạch/m2.
Điều 19. Cào đảo, thông gió
1. Mục đích cào đảo là làm cho khối thóc tơi
xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải thoát ẩm, nhiệt, giảm thiểu khả
năng tăng tỷ lệ hạt vàng của khối hạt.
Chế độ cào đảo dưới đây áp dụng với thóc bảo
quản đổ rời, thông thoáng tự nhiên khối hạt ở trạng thái bình thường, độ ẩm
không khí £ 85%.
+ Trong tháng thứ nhất: cào đảo 1 lần/ngày
+ Từ tháng thứ 2-3: 3 ngày 1 lần
+ Từ tháng thứ tư đến tháng thứ 12: 7
ngày/lần
+ Sau 12 tháng kể từ khi nhập kho: 15
ngày/lần
2. Mở cửa thông gió (áp dụng cho cả 2 phương
thức bảo quản đổ rời và đóng bao:
- Chỉ mở cửa thông gió trong điều kiện sau:
+ Nhiệt độ khối hạt (T. h) > Nhiệt độ
không khí (T. kk)
+ Độ ẩm tương đối của không khí trong kho (RH
t) > độ ẩm tương đối của không khí ngoài kho (RH n).
+ Độ ẩm hạt (W h) > Độ ẩm cân bằng của hạt
(W cb)- với bảo quản đổ rời.
+ Điều kiện tối thiểu: RH n < 80 %, T h
> T. kk
Thủ kho phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ,
độ ẩm của khối hạt và căn cứ vào các điều kiện đã nêu trên đây để mở cửa thông
gió cho khối hạt và các lô thóc.
Ngoài thông gió tự nhiên, trong những trường
hợp cần thiết có thể dùng quạt công nghiệp để tăng cường khả năng thông gió.
Điều 20. Chế độ kiểm tra và vệ sinh trong bảo quản thóc
1. Chế độ kiểm tra
- Nội dung kiểm tra:
+ Nhiệt độ khối thóc: nhiệt độ cao nhất,
nhiệt độ trung bình của từng tầng và toàn khối.
+ Độ ẩm của khối hạt: Lớp mặt, lớp sát tường
(tường trước, tường sau và tường đầu hồi), các góc kho và cánh gà.
Chú ý ở những điểm có nhiệt độ, độ ẩm vượt
quá giới hạn an toàn cần xác định nguyên nhân và mức độ để xử lý.
+ Tình hình phá hại của côn trùng, chim,
chuột và men mốc.
Ngoài ra cần tiến hành kiểm tra tỷ lệ hạt
vàng định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Thời gian kiểm tra (tính từ thời điểm lập
biên bản nhập đầy kho).
Nội dung KT
Thời gian
|
Nhiệt độ
|
Độ ẩm
|
Côn trùng, nấm mốc
|
Tỷ lệ hạt vàng
|
Tháng đầu
|
3 ngày/lần
|
3 ngày/lần
|
Cuối tháng
|
|
Từ 2 đến 3 tháng
|
Tuần/lần
|
Tuần/lần
|
Cuối các tháng
|
|
Từ 4 đến 6 tháng
|
Tuần/lần
|
Tháng/lần
|
Cuối các tháng
|
Cuối tháng thứ 6
|
Từ 7 đến 12 tháng
|
Tuần/lần
|
Tháng/lần
|
Cuối các tháng
|
Cuối tháng thứ 12
|
Sau 12 tháng
|
Tháng/lần
|
Tháng/lần
|
Cuối các tháng
|
Cuối tháng thứ 18 và trước khi xuất
|
- Vệ sinh:
- Vệ sinh thường xuyên trong kho: trần, tường,
các cửa ra vào, cửa thông gió, các ống thông gió, kén và ấu trùng trên mặt thóc
(mặt bao).
- Vệ sinh ngoài kho: phải quét dọn hàng ngày
hè kho, sân kho; hàng tuần dãy cỏ xung quanh kho (cách thềm 1,5 m). Dọn sạch
máng, hệ thống thoát nước quanh kho.
Điều 21. Công tác phòng trừ sinh vật hại
1. Phòng ngừa và thực hiện các biện pháp trừ
diệt thông thường: Đây là công việc tiến hành thường xuyên, từ khi nhập kho và
trong suốt quá trình bảo quản nhằm kiềm chế sự phát triển và làm giảm mật độ
sâu mọt hại trong khối hạt.
a. Phòng ngừa:
- Thực hiện tốt biện pháp 3 cách ly:
+ Thóc nhập kho không có sâu mọt sống,
+ Trong cùng một nhà kho hay một dãy kho hạn
chế để đan xen các ngăn, lô thóc cũ và mới; nếu có thì giữa các ngăn kho phải
có vách ngăn đảm bảo hạn chế tối đa sự lây nhiễm của sâu mọt.
+ Không để bao bì, dụng cụ chứâ, đựng thóc
cùng với các ngăn hoặc lô có thóc.
- Bằng nhiều biện pháp, khống chế độ ẩm khối
hạt, giữ cho độ ẩm khối hạt luôn nằm trong giới hạn an toàn, nhằm hạn chế hoạt
động sinh lý của sâu mọt.
- Phun thuốc phòng trùng: căn cứ khả năng
điều kiện phát sinh, phát triển của sâu mọt, đơn vị có kế hoạch phun thuốc
phòng trùng thích hợp để vừa ngăn ngừa, hạn chế sâu mọt gây hại đồng thời hạn
chế tình trạng côn trùng nhờn thuốc.
b. Trừ diệt thông thường:
Căn cứ kết quả kiểm tra tình hình sâu mọt
hại, khi mật độ quần thể các loài sâu mọt hại chủ yếu vượt qua mức an toàn
(theo quy định tại Điều 18), phòng Kỹ thuật bảo quản hướng dẫn các đơn vị tiến
hành việc trừ diệt theo cách thức phù hợp trên cơ sở các biện pháp trừ diệt
thông thường hiện nay.
- Biện pháp cơ học:
+ Sử dụng các loại sàng tay, sàng cải tiến và
các hình thức khác để tách sâu mọt và trừ diệt, làm giảm mật độ sâu mọt có
trong thóc.
+ Dùng bẫy ánh sáng thu hút côn trùng vào các
chậu có pha sẵn thuốc bảo vệ thực vật.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc
đơn thuần từ thực vật (thảo mộc), các chế phẩm vi sinh,…
2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc hoá chất gọi là biện pháp diệt trùng hoá học (bao gồm thuốc tiếp xúc
và thuốc xông hơi). Chỉ áp dụng khi mật độ côn trùng ở mức cao và với các điều
kiện cụ thể sau:
a. Mật độ quần thể các loài gây hại chủ yếu:
Thóc đổ rời:
+ Từ 10 con/kg trở lên (lấy mẫu theo tiêu
chuẩn - Phương pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng hiện hành) hoặc
+ 30 con/kg trở lên, lấy mẫu tại lớp thóc mặt
(quy định tại Điều 18)
+ Với ngài mạch: từ 30 con/m2 trở
lên.
Thóc đóng bao:
+ Từ 50 cá thể côn trùng cánh cứng/kg (lấy
mẫu ở lớp bao ngoài cùng và ở các giếng thông hơi).
+ Với ngài mạch: từ 30 con/m2 trở
lên.
b. Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu
là 6 tháng.
c. Cách thời điểm xuất kho: từ 3 tháng trở
lên.
Trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xử
lý phòng trừ sâu mọt ngay sau khi thóc nhập kho ổn định, Cục có hướng dẫn thực
hiện riêng.
Khuyến khích các đơn vị áp dụng các biện pháp
trừ diệt thông thường thay cho biện pháp hoá học mà vẫn đảm bảo hiệu quả trừ
diệt. Biện pháp trừ diệt thông thường có thể tiến hành theo từng quí (3 tháng 1
lần).
3. Nguyên tắc khi tiến hành các biện pháp trừ
diệt côn trùng:
- Áp dụng biện pháp trừ diệt nào, loại thuốc
bảo vệ thực vật nào cần căn cứ tình hình phát triển của sâu mọt (thành phần
loài, tốc độ phát triển), điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị và đảm bảo các
yêu cầu: hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con người, sinh vật có
ích, hạn chế ô nhiễm môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái.
- Chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật có trong danh mục quy định của Nhà nước ở mục khử trùng kho và theo đúng
với nội dung đã được khuyến cáo. ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm sinh học và thuốc hóa học ít độc hại.
4. Công tác bảo đảm an toàn khi sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật: Thực hiện đầy đủ các quy định bảo vệ an toàn cho người
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện việc niêm yết, cảnh báo và có biện
pháp để người và vật nuôi không vào khu vực xử lý thuốc trong thời gian quy
định.
5. Phòng, diệt chim và chuột phá hại: Đối với
chim, chuột, biện pháp chủ yếu là phòng ngừa, kho bảo quản phải có hệ thống
ngăn chặn, đảm bảo hạn chế tối đa chim chuột vào kho. Riêng đối với kho cuốn và
kho có trần kiên cố, yêu cầu không có chuột trong kho.
Khi phát hiện trong kho có chuột phải sử dụng
các loại bẫy, bả độc, thuốc diệt chuột để tiêu diệt. Khi dùng bả độc và thuốc
diệt chuột hàng ngày phải kiểm tra và thu dọn xác chuột chết, sau mỗi đợt 3
ngày phải thu hồi các bả độc còn lại, chôn xác chuột và bả độc vào nơi quy
định. Chỉ sử dụng các hoá chất diệt chuột có trong danh mục được phép sử dụng
của Nhà nước.
Điều 22. Xử lý các sự cố trong bảo quản thóc đổ rời
1. Bốc nóng:
- Phương pháp phát hiện: Nhận biết bằng cách
quan sát bề mặt khối hạt thông qua tính tan rời, độ hổng và màu sắc của hạt;
bằng chân, tay cảm nhận biểu hiện khả năng bốc nóng. Khi phát hiện khối thóc có
sự khác thường, có biểu hiện bốc nóng thì khẩn trương dùng xiên đo nhiệt độ để
xác định cụ thể.
- Xác định phạm vi, mức độ bốc nóng: Kết hợp
dùng xiên đo nhiệt độ và cảm quan xác định khối hạt đang bốc nóng toàn khối
hay cục bộ, ước khối lượng hạt bị bốc nóng (thể tích vùng bị bốc nóng nhân với
khối lượng riêng của thóc) và căn cứ mức độ nặng nhẹ mà có các biện pháp xử lý
phù hợp.
- Xử lý: Đối với bốc nóng cục bộ cần xử lý
ngay khu vực bốc nóng bằng cách đảo, chuyển và trải rộng, tăng bề mặt truyền
nhiệt kết hợp các giải pháp thông thoáng (trong điều kiện cho phép) để giải
phóng nhiệt cho khối hạt. Khi kho thóc bị bốc nóng toàn khối, phải cào đảo,
đánh luống sâu liên tục. ở mức độ nặng phải đào giếng ở vùng trung tâm hoặc
chuyển một phần thóc ra ngoài để khối hạt sớm trở lại trạng thái an toàn.
2. Men, mốc:
- Phát hiện bằng phương pháp cảm quan: Quan
sát màu sắc hạt, khe vỏ hạt, phần phôi, độ tan rời, độ ẩm hạt kết hợp dùng mũi
ngửi phát hiện mùi mốc (giai đoạn chớm mốc). Cần đặc biệt chú ý kiểm tra trong
các thời điểm chuyển mùa, sau mưa bão. Những khu vực khối hạt dễ bị mốc: lớp
mặt, ven tường, các góc kho; đối với khối hạt bị bốc nóng mặc dù đã được xử lý
vẫn phải kiểm tra thường xuyên để phát hiện men mốc.
- Xử lý: Khi phát hiện thấy men mốc, phải ước
tính khối lượng bị mốc, không được cào đảo lẫn hạt bị mốc và hạt không bị mốc
vì sẽ làm lây nhiễm toàn khối. Khi hạt bị mốc hoặc bị lên men, mặc dù đã phơi
khô vẫn phải để riêng chờ giải quyết. Không đem hạt bị men mốc đã xử lý đổ vào
khối hạt, làm ảnh hưởng đến chất lượng của toàn khối.
Điều 23. Quy trình bảo quản thóc đổ rời phủ kín bằng trấu
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật khi bảo quản thóc:
a. Kho chứa: Có thể sử dụng các loại kho kiên
cố hiện có. Nên chọn dạng kho có nền cuốn hoặc gầm sàn; tường hồi và sàn được
kê lót cần thận.
b. Chất lượng thóc: Theo bảng chỉ tiêu dưới
đây
TT
|
Hạng mục
|
Chỉ tiêu tối đa
|
1
2
3
4
5
|
Độ ẩm hạt
Tỷ lệ tạp chất
Tỷ lệ hạt không hoàn thiện (H0)
Tỷ lệ hạt vàng (Hv)
Hạt lây nhiễm côn trùng
|
13,5 %
1,5 %
5 %
0
0
|
2. Vật liệu phủ kín:
a. Cót hoặc bao tải (hoặc lưới nilon): Tính
toán diện tích bề mặt khối thóc cần phủ kín để chuẩn bị cót hoặc bao tải. Có
thể tận dụng bao tải hoặc cót cũ còn lành và bền để phủ kín bề mặt, nếu dùng
bao tải thì khâu lại thành tấm rộng.
b. Trấu: chuẩn bị đủ trấu để phủ bề mặt thóc,
độ dày lớp trấu là 15 cm (ước khoảng 1 bao trấu 20 kg phủ 1 m2). Nếu
sử dụng trấu mới cánh nhỏ cần phải loại bỏ tấm, cám và tạp chất.
3. Sát trùng vật liệu phủ kín:
Vật liệu phủ kín (cót, hoặc bao tải, trấu) dù
mới sử dụng hoặc tận dụng loại cũ đều phải đảm bảo thật khô sau đó phun thuốc
sát trùng có nồng độ gấp đôi so với nồng độ thuốc sát trùng kho không.
4. Kỹ thuật phủ kín:
a. Phủ cót hoặc bao tải: Phủ kín bề mặt thóc
bằng cót hoặc tấm lưới nilon hoặc tấm khâu từ bao tải (có để trống các ô cửa
để kiểm tra). Các mép cót phủ lên nhau ≥ 10 cm để trấu không lọt qua. Nếu sử
dụng bao tải phải khâu thành tấm đảm bảo bền chắc, kín như phủ bằng cót. Mép
tấm phủ bề mặt sát khung gióng dọc được gài sâu xuống thóc.
b. Bố trí cửa kiểm tra: Cửa kiểm tra được bố
trí để định kỳ kiểm tra tình trạng khối hạt và các chỉ tiêu chất lượng của thóc
bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, hạt vàng…). Cửa kiểm tra được tạo thành dạng khung
hình hộp, bằng tre, gỗ… có kích thước dài 70 cm, rộng 50 cm, cao khoảng 15-30
cm. Sau khi tạo hình cửa kiểm tra được đậy bằng bao tải loại 50 kg chứa đầy
trấu đã sát trùng. Các cửa kiểm tra được bố trí theo đường thẳng, giữa bề mặt
khối hạt. Cửa ngoài cùng cách biên ngang 1 m.
Cửa kiểm tra
c. Phủ trấu: Trấu sau khi đã sát trùng, để
khô và được rải đều, cào phẳng trên bề mặt lớp cót, bao tải. Độ dày lớp trấu là
15 cm, riêng trong phạm vi 30 cm tính từ khung gióng lớp trấu có độ dày khoảng
30 cm để tránh chuột phá hại.
5. Kiểm tra, vệ sinh sau khi phủ trấu:
a. Kiểm tra biến động sinh lý của khối hạt
sau khi phủ kín:
- Diễn biến nhiệt độ của khối hạt: đo nhiệt
độ tại các cửa kiểm tra theo 2 tầng: 0,3 m- 0,5 m và 1,4 m -1,5 m.
- Diễn biến độ ẩm của khối hạt: Kiểm tra độ
ẩm của lớp thóc bề mặt (dày 0,3m tính từ bề mặt) tại các vị trí cửa kiểm tra
và các góc tường, cánh gà, cửa kho. Trường hợp bốc nóng cục bộ phải xác định độ
ẩm của lớp thóc sâu và rộng hơn.
- Mật độ sâu mọt hại: quan sát tại khe, rãnh,
ván phai và tại các cửa kiểm tra. Trong trường hợp phát hiện có nhiều mọt ở các
vị trí trên thì tiến hành lấy mẫu ở các cửa kiểm tra để xác định mật độ sâu hại
và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Ngoài ra tuỳ yêu cầu của bảo quản trong từng
thời điểm cần xác định các chỉ tiêu khác của thóc như: tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ hạt
vàng, tỷ lệ hạt bị hư hỏng…
b. Thời gian kiểm tra: theo bảng phân bổ thời
gian dưới đây :
Nội dung K.Tra
T.Gian
|
Nhiệt độ
|
Độ ẩm
|
Mật độ sâu hại
|
Tỷ lệhạt vàng
|
10-30 ngày
1-3 tháng
3-6 tháng
6-12 tháng
Trên 12 tháng
|
3 ngày/lần
Hàng thuần
Hàng tuần
Hàng tháng
Theo thời tiết
|
Sau 1 tháng
Hàng tháng
Cuối tháng thứ 6
Cuối tháng thứ 9, 12
Khi chuẩn bị xuất
|
Cuối tháng
Cuối tháng thứ 3
Cuối tháng thứ 6
Cuối tháng thứ 9,12
Khi chuẩn bị xuất
|
Cuối tháng thứ 6
Cuối tháng thứ 12
Khi chuẩn bị xuất
|
6. Vệ sinh trong bảo quản: Thực hiện chế độc
vệ sinh phòng trùng, cần đặc biệt chú ý vệ sinh trên bề mặt trấu.
7. Xử lý biến động trong bảo quản kín: Khi
nhiệt độ trung bình của khối hạt tăng quá giới hạn 30 0C vào mùa
đông, 35 0C vào mùa hè, bản thân khối hạt biến đổi mạnh mẽ về sinh
lý thì cần kiểm tra kỹ các tầng, các điểm xung quanh và cửa kiểm tra để tìm
nguyên nhân bốc nóng của khối hạt. Đồng thời cần xem xét lại các thông số kỹ
thuật ban đầu của thóc và xem xét việc thực hiện quy trình phủ kín để có biện
pháp khắc phục. Trước mắt phải mở cửa thông gió trong thời điểm thích hợp.
Khi vượt quá giới hạn an toàn về nhiệt độ, độ
ẩm cần phải xử lý kịp thời:
- Nếu khối hạt bị bốc nóng cục bộ: cào gọn
trấu ở vùng thóc bị bốc nóng, mở cót phủ mặt thóc, thóc được cào, chuyển, trải
rộng, tăng bề mặt thoát nhiệt, ẩm.
- Thóc bốc nóng nhiều vùng và toàn lớp mặt
phải tháo dỡ toàn bộ lớp trấu, cót (bao tải) phủ mặt thóc nếu ở mức bốc nóng
nhẹ, cào đảo hàng ngày. Nếu ở mức bốc nóng nặng thì phải chuyển một phần thóc
ra ngoài kho để tạo điều kiện cho khối hạt giải phóng nhanh ẩm, nhiệt. Sau khi
xử lý khối thóc trở lại trạng thái an toàn, tiếp tục đưa thóc vào kho bảo quản
theo quy trình phủ kín.
Chương 5:
XUẤT KHO
- Phải tiến hành xuất trọn từng lô, ngăn kho;
hạn chế tối đa việc 1 ngăn, lô xuất thành nhiều đợt.
- Đợt xuất là khoảng thời gian có hiệu lực
ghi trong quyết định xuất hàng của Cục kể cả khi lệnh xuất được gia hạn. Căn cứ
số lượng ghi trong quyết định của Cục các đơn vị cân đối kế hoạch xuất cho phù
hợp, trường hợp có 1 ngăn, lô phải xuất thành nhiều đợt, đơn vị cần báo cáo
ngay về Cục để điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện.
- Thủ kho nhận được lệnh xuất kho phải khẩn
trương hoàn chỉnh các công việc chuẩn bị để xuất hàng kịp thời, đảm bảo nguyên
tắc, chế độ đã được các cấp quy định.
Điều 24. Lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi xuất kho:
Thủ kho cùng cán bộ kiểm nghiệm kiểm tra thực
trạng xung quanh, toàn bộ lô hàng, ghi lại độ cao của khối hạt (đối với thóc
đổ rời) vào sổ bảo quản và lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng thóc trước khi
xuất kho.
Thời điểm lấy mẫu và việc thành lập mẫu:
a. Với thóc đổ rời:
Trước thời điểm xuất kho, trong phạm vi 5
ngày phải lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng thóc của ngăn xuất. Kết quả kiểm
nghiệm là kết quả chất lượng của lô thóc xuất
b. Với thóc đóng bao: Theo thời gian, tiến độ
xuất lô hàng việc lấy mẫu thực hiện ngay trước khi xuất thóc cho khách hàng.
Mẫu được lấy ngẫu nhiên và phân bổ đều tại các vị trí của lô hàng. Số lượng bao
cần lấy thực hiện theo quy định tại Điều 12. Toàn bộ mẫu lấy trong ngày được
gộp lại và trộn đều tạo thành mẫu gốc. Trường hợp lô thóc được xuất trong nhiều
ngày thì chỉ số chất lượng của toàn lô được tính bằng bình quân gia quyền kết
quả kiểm nghiệm của các mẫu thóc trong từng ngày xuất của lô hàng đó.
Trình tự, phương pháp, thủ tục lấy mẫu và
kiểm nghiệm mẫu với thóc đổ rời và thóc đóng bao khi xuất kho áp dụng như quy
định tại Điều 12 và Điều 13 của Quy phạm này.
Điều 25. Trong khi xuất thóc
1. Với thóc đổ rời:
a. Xuất thóc dù theo bất kỳ hình thức nào
(đóng tịnh hay cân phá mã) đều phải xuất gọn từng phần khối hạt của mỗi ngăn
kho từ phía ngoài cửa vào phía trong kho, xúc thóc theo hướng thóc tự chảy,
không được trèo lên đỉnh đống thóc hoặc xúc thóc theo từng lớp.
b. Cân xuất thóc phải đảm bảo như quy định
tại Khoản 1 điều 7 và nghiêm cấm mọi biểu hiện làm sai kết quả khi cân xuất
kho.
c. Khi xuất gần hết thóc trong kho (ước lượng
còn khoảng 2-3 tấn) thủ kho phải báo cáo chủ nhiệm tổng kho để thành lập hội
đồng tịnh kho, làm thủ tục xuất dốc kho.
Thành phần Hội đồng tịnh kho gồm: Lãnh đạo
tổng kho, kế toán, kỹ thuật viên tổng kho, thủ kho. Hội đồng có trách nhiệm lập
ngay biên bản tịnh kho sau khi xuất hết thóc. Đối với những kho thóc sau quá
trình bảo quản, khi xuất kho có thóc bị men mốc phải cân tịnh để riêng và tiến
hành xử lý theo quy định xử lý hàng kém phẩm chất.
2. Với thóc đóng bao: Theo nguyên tắc xuất
qua cân toàn bộ.
Điều 26. Nguyên tắc chung là thủ kho nào cân nhập thì thủ kho đó cân
xuất. Trường hợp có lý do đặc biệt thì thực hiện theo quy định về quy chế bàn
giao kho theo quy định hiện hành.
Điều 27. Sau khi xuất hết thóc:
- Kỹ thuật viên tổng kho ghi các số liệu kiểm
nghiệm chất lượng thóc xuất vào biên bản tịnh kho và vào sổ theo dõi bảo quản.
- Thủ kho làm vệ sinh kho ngay nhằm không để
lây nhiễm côn trùng sang kho khác. Tất cả khung gióng, phên cót, trấu trong kho
phải được kiểm tra và phân loại, thu hồi phần còn tốt để dùng cho kê lót lần
sau.
Điều 28. Thanh toán khối lượng thóc sau quá trình bảo quản: Kỹ thuật
viên và kế toán cơ sở tính toán hao hụt theo chiết toán vật chất khô, đối chiếu
số lượng hao hụt thực tế và định mức, xem xét đánh giá kết quả bảo quản. Thủ
kho có trách nhiệm giải trình cụ thể từng trường hợp xuất kho, đặc biệt những
ngăn kho có hao hụt quá định mức.
Điều 29. Chế độ báo cáo: Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo theo
quy định:
- Hàng tháng tổng kho phải báo cáo đơn vị và
đơn vị phải báo cáo với Cục tình hình chất lượng thóc bảo quản (mẫu báo cáo
BQT-1) vào tuần đầu của tháng kế tiếp.
- 1 tháng sau khi kết thúc nhập kho, đơn vị
báo cáo chất lượng thóc nhập kho về Cục (mẫu báo cáo BCCLT).
- 1 tháng sau khi kết thúc xuất kho, đơn vị
báo cáo tình hình hao hụt thóc về Cục (mẫu báo cáo BCHHT).
Chương 6:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 30: Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị dự
trữ quốc gia khu vực tổ chức thực hiện.
Điều 31: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ bảo quản thóc
dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy phạm này.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác
bảo quản thóc dự trữ quốc gia sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành. Nếu vi
phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
QUY PHẠM
BẢO
QUẢN GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 34/2004/QĐ-BTC ngày 14/ 04/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính).
Chương
1:
CÁC QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy phạm này được áp dụng cho việc bảo quản gạo dự trữ
quốc gia được áp dụng theo công nghệ bảo quản kín có nạp khí CO2
(hoặc khí N2) với nồng độ nhất định hoặc hút khí thường xuyên duy
trì trạng thái yếm khí để ngăn ngừa sâu mọt, men mốc phát triển, đồng thời kìm
hãm quá trình sinh lý, sinh hoá bất lợi của khối hạt và môi trường bảo quản,
nhằm kéo dài thời gian lưu kho so với các phương pháp bảo quản thông thường.
Điều 2: Thời gian lưu kho bảo quản gạo thích hợp theo tính chất kỹ
thuật bảo quản và yêu cầu tiêu dùng thường xuyên đối với bảo quản đến 9 tháng,
trường hợp cần thiết có thể bảo quản đến 12 tháng.
Điều 3: Gạo đưa vào bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên cơ
sở tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644-1999, bao gồm các nội dung: phân loại gạo, yêu
cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Trong đó, yêu cầu chất lượng phải đảm bảo:
a. Độ ẩm hạt không lớn hơn 14%.
b. Mức xát và đánh bóng kỹ.
c. Các chỉ tiêu chất lượng bắt buộc khác căn
cứ mục đích, yêu cầu dự trữ thực hiện theo quy định của Cục Dự trữ quốc gia,
ngoài ra tuỳ theo điều kiện thực tế Cục Dự trữ quốc gia sẽ quy định các chỉ
tiêu khuyến khích áp dụng.
Điều 4: Kho để bảo quản gạo phải đảm bảo các yêu cầu sau :
1. Có khả năng ngăn ngừa chim, chuột vào
trong kho.
2. Nền kho cao ráo, mặt nền kho phẳng, chịu
tải trọng tối thiểu 3.000 kg/m2.
3. Tường, sàn kho không bị thấm nước và ngưng
tụ ẩm.
4. Không bị mưa dột, nước hắt vào kho và
không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong kho, hạn chế tối đa ảnh
hưởng bất lợi của môi trường ngoài.
5. Kho và palet kê lót gạo phải được xử lý
sát trùng toàn bộ xung quanh, bên trong và bên ngoài kho trước khi nhập gạo.
Điều 5: Quy cách và định vị lô gạo :
1. Gạo được xếp thành từng lô vững chắc, ngay
ngắn, đẹp mắt. Quy cách chất lô: 100 tấn, 150 tấn tuỳ theo loại hình kho.
2. Chiều cao lô gạo không xếp quá 20 hàng bao
và đảm bảo cách trần kho ít nhất 1,5 mét.
3. Lô gạo cách tường ít nhất 0,5 m, các lô
cách nhau tối thiểu 0,8 m.
Điều 6: Bao bì đóng gói:
1. Gạo được đóng trong bao PP (polypropylen)
trắng, mới, bền chắc, khô sạch, không có côn trùng, không có mùi lạ. Khối lượng
1 vỏ bao ³ 0,12 kg.
2. Gạo được đóng tịnh, khối lượng tịnh mỗi
bao là 50 kg. Miệng bao được khâu bằng máy đảm bảo hạt gạo không bị lọt ra
ngoài, không bị tuột, đứt chỉ trong quá trình bốc xếp.
Điều 7: Khí CO2 và khí N2 :
1. Khí CO2 - Yêu cầu chất lượng :
CO2 hoá lỏng được chứa trong các
bình kim loại chịu áp lực, là CO2 dùng cho thực phẩm đảm bảo các quy
định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5778-1994.
2. Khí N2 - Yêu cầu chất lượng:
Chất lượng khí N2 thuần tuân theo quy
định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3286-1979.
Chương 2:
VẬT TƯ
- THIẾT BỊ - DỤNG CỤ
Điều 8: Palet phải đảm bảo chắc chắn, khô sạch (không bị mối, mọt,
mốc). Các góc cạnh của palet tiếp xúc với tấm phủ, tấm sàn phải được bào nhẵn,
các đầu đinh phải đóng chìm vào trong gỗ để không làm rách màng PVC.
Điều 9: Tấm sàn sử dụng màng PVC (Polyvinylclorua) có độ dày ³ 0,7 mm dán ghép nối lại với nhau. Mối
ghép nối có bề rộng 5 cm.
1. Kích thước tấm sàn rộng hơn kích thước lô
gạo. Từ chân lô gạo ra tới cạnh tấm sàn rộng khoảng 30 cm .
2. Yêu cầu :
- Màng PVC nguyên sinh có bề mặt đồng nhất,
không có các khuyết tật như bong bóng, vết phồng rộp, vết sọc, xước, thủng hoặc
lẫn tạp chất.
- Mối ghép phải được dán bằng keo có nguồn
gốc PVC. Trước khi quét keo vào mép các tấm PVC, dùng khăn hoặc vải bông sạch
lau hết bụi bẩn, hơi nước. Dùng chổi lông có bề rộng 5 cm quét một lớp keo
mỏng, đều ở mép trên của 1 tấm rồi ghép phần mép tương ứng của tấm kia. Dùng
khăn vải sạch miết đều tay dọc theo mối ghép sao cho mép dán phẳng, đều và kín.
Điều 10: Tấm phủ sử dụng màng PVC có độ dày 0,3 mm, trường hợp gạo
bảo quản yếm khí dùng màng PVC có độ dày 0,5 mm dán ghép nối với nhau. Mối dán
ghép rộng 5 cm.
1. Về kích thước: Căn cứ kích thước lô gạo để
định hình kích thước tấm phủ, cho phép chiều cao tấm phủ lớn hơn chiều cao lô
gạo 40 cm, chiều dài và rộng của tấm phủ đều lớn hơn chiều dài và rộng của lô
gạo mỗi bên 15 cm.
2. Các yêu cầu kỹ thuật và việc tạo tấm phủ
giống như đối với tấm sàn.
Mỗi lô cần dự phòng 2 m2 màng để
xử lý các sự cố trong thao tác.
Điều 11: Thiết bị - dụng cụ :
1. Máy hút khí đảm bảo hút không khí trong lô
hàng tới áp suất âm 1000 Pa (Pascan) tương đương 200 mm cột nước.
2. Áp kế (Manomét) là một ống hình chữ U mỗi
nhánh dài 30-35 cm bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt, đường kính 0,5 cm. Giữa
2 nhánh đặt một thước chia vạch tới mm. Toàn bộ được gắn cố định lên 1 tấm gỗ
có giá đỡ hoặc móc để treo. Cho nước pha màu đến vạch 100 của ống chữ U tính từ
điểm cực tiểu của ống chữ U này.
3. Ống lấy mẫu khí và thử áp lực : dùng ống
nhựa dẻo đường kính 0,5-1 cm, chiều dài bằng từ đỉnh lô tới chân lô, 1 đầu được
gắn cố định vào đỉnh lô, thông với bên trong lô, đầu còn lại để cắm vào một
nhánh áp kế khi hút khí thử độ kín của lô gạo hoặc cắm vào máy đo nồng độ CO2
khi kiểm tra nồng độ CO2.
4. Cửa hút, nạp khí :
a. Cấu tạo : gồm 1 ống nhựa cứng (ống PVC)
đường kính 3 cm, có độ dài bằng 1/3 chiều dài lô gạo, được gắn 1 van khoá khí
cách đầu ống 10-15 cm ; cần chừa lại 100 cm ống phía có gắn van (trong đó có
30 cm nằm ở phía ngoài màng) không đục lỗ, phần ống còn lại khoan thành 4 hàng
lỗ so le chạy dọc hết ống. Đường kính lỗ khoan 0,5 cm, khoảng cách giữa 2 lỗ trong
cùng hàng khoảng 10 cm để giúp cho việc hút khí nhanh và khi nạp khí vào được
phân bổ đều.
b. Vị trí: cửa
hút nạp khí đặt ở quãng giữa theo bề rộng của lô gạo ở phía thuận lợi cho các
thao tác hút, nạp khí.
ống hút nạp khí được đặt trong khoảng hở mặt
dưới của hàng palet. ở vị trí ống hút nạp xuyên qua, màng phải được gắn hoặc
buộc chặt vào ống, đảm bảo kín khí.
5. ống dẫn khí nạp vào lô gạo là 1 ống cao su
chịu áp lực đường kính khoảng 3 cm, 1 đầu cắm chắc vào miệng bình chứa khí, 1
đầu cắm chặt vào cửa hút nạp khí để đưa khí từ bình chứa khí vào trong lô gạo.
Các đầu cắm đảm bảo không thất thoát khí ra ngoài.
6. Bộ phận gia nhiệt : đối với trường hợp nạp
khí CO2, để đề phòng hiện tượng lạnh đột ngột gây đọng tuyết làm tắc
đường ống dẫn khí, làm vỡ ống dẫn hoặc làm cho màng PVC bị cứng dòn, có thể bố
trí thêm bộ phận gia nhiệt (nguồn cung cấp nhiệt công suất 2 KW) gắn vào đoạn
giữa ống dẫn CO2 để khí CO2 khi vào lô không gây ra lạnh
đột ngột.
7. Cửa thoát khí (áp dụng đối với bảo quản
gạo có bổ sung khí CO2):
- Được tạo ra bằng cách rạch màng phủ (trên
đỉnh lô) theo hình chữ L mỗi chiều 20 cm.
- Vị trí: ở đỉnh lô chọn nơi thuận lợi để
không khí trong lô có thể dồn và thoát qua cửa thoát khí dễ dàng. Thời điểm mở,
đóng cửa thoát khí xem khoản 2 Điều 18.
8. Máy đo nồng độ khí CO2: sử dụng
loại máy đo có độ chính xác cao, có thang chia độ từ 1-100%.
9. Máy đo nồng độ khí N2: sử dụng
máy đo nồng độ khí N2 trực tiếp hoặc có thể sử dụng máy đo khí O2
(đo gián tiếp) từ đó suy ra nồng độ khí N2 và CO2 có
trong lô gạo.
Chương 3:
CÁC
BƯỚC TIẾN HÀNH
Điều 12: Trải tấm sàn và xếp palet:
1. Trải tấm sàn và dàn phẳng theo vị trí lô
gạo đã xác định. Kiểm tra kỹ lại màng trước khi xếp palet.
2. Xếp palet: Theo quy cách lô gạo, hàng
palet ngoài cùng để lùi cách cạnh tấm sàn 35 cm. Xếp trước 2 hàng palet theo 2
cạnh góc vuông của lô, điều chỉnh cho phù hợp về khoảng cách giữa các palet với
nhau. Tiếp theo, tuần tự xếp toàn bộ số palet của lô, xếp tới đâu phải chèn kê
chắc chắn tới đó. Yêu cầu đặt palet lên tấm sàn phải nhẹ nhàng, không được rê,
kéo làm xước, rách màng.
Khi palet xếp xong, phần tấm sàn thuộc riềm
lô cần cuộn lại tránh dẫm đạp và để bụi bẩn bám vào. Khi nào gắn tấm phủ với
tấm sàn mới mở ra.
Điều 13: Nhập gạo vào kho :
- Kiểm tra số lượng, chất lượng gạo: gạo được
qua cân 100% hoặc cân giám định theo tiêu chuẩn và từng bao gạo phải được kiểm
tra chất lượng trước khi xếp vào lô.
- Ghi chép sổ sách số lượng bao gạo, trọng
lượng từng bao gạo.
Điều 14: Chất xếp gạo :
- Lớp bao đầu tiên xếp nhô ra ngoài Palet
5-10 cm.
- Các đầu phía miệng bao không để quay ra
phía ngoài lô.
- Trong cùng 1 lớp, các bao không xếp gối lên
nhau nhằm tạo ra các khe hở để khí nạp vào nhanh chóng phân bổ đều trong toàn
lô.
- Áp dụng cách xếp khoá 3, khoá 5 để các hàng
bao khoá vào nhau đảm bảo cho lô gạo không bị sệ, đổ. Dưới đây là 2 cách xếp
bao thông dụng (xem hình vẽ).
- Lô gạo xếp xong phải đảm bảo vững chắc,
không bị nghiêng đổ. Các mặt bên không tạo thành các điểm lồi lõm, lượn sóng.
Các hàng bao phía trên xếp thu dần vào sao cho đỉnh lô tạo với chân lô theo
phương thẳng đứng 1 góc từ 30-50 (xem hình vẽ).
Điều
15: Phủ và dán kín lô :
1. Phủ lô:
- Tấm phủ cần đưa lên đỉnh lô trước khi lô
gạo được xếp hoàn chỉnh.
- Để việc phủ lô thuận tiện và đảm bảo an
toàn cho tấm phủ, bố trí 4 người thao tác tại 4 góc đỉnh lô, phía dưới bố trí 2
người. Các mặt bên các tấm phủ được thả từ từ nhẹ nhàng xuống chân lô.
- Phối hợp điều chỉnh để tấm phủ phân bố cân
đối cả 4 mặt lô gạo.
2. Dán kín :
- Việc dán kín lô có thể thực hiện từ giữa lô
về 2 góc hoặc ngược lại.
- Điều chỉnh để tấm phủ tiếp xúc khớp với tấm
sàn ở riềm lô.
- Bề rộng vệt dán ³ 7 cm.
- Kỹ thuật dán giống như khi dán tấm sàn.
Trường hợp có 1 số chỗ tấm phủ bị dồn không
tiếp xúc hết với tấm sàn, dùng keo quét đều mặt trong phần màng bị dồn và dán
vào nhau cho thật kín (tạo ra như 1 cái cánh ở riềm lô). Quét keo vào 1 bên của
cánh và dán ép vào tấm sàn (xem hình vẽ).
- Xử lý dán kín ở 4 góc :
+ Trường hợp ở góc bị dồn nhiều, có thể gấp
thành cánh và dán ép vào tấm sàn như trên.
+ Trường hợp màng phủ ở 4 góc bị căng, rạch
màng thuộc phần riềm ở góc lô. Sau khi đã dán tấm phủ lên tấm sàn, phần khuyết
thiếu được dán 1 miếng bổ sung đè lên trùm ra ngoài phần khuyết thiếu mỗi chiều
10 cm (xem hình vẽ).
3. Kiểm tra:
sau khi lô gạo đã được dán kín toàn bộ cần kiểm tra lại toàn bộ mối dán chú ý
kiểm tra kỹ ở 4 góc lô. Những vị trí chưa đảm bảo phải xử lý gia cố ngay.
4. Lắp đặt ống hút nạp khí tại vị trí cửa hút
nạp khí đã xác định (xem điểm b khoản 4 Điều 11) rạch màng phủ theo hình dấu
cộng (+) đủ khít để luồn ống hút nạp khí vào phía trong lô đảm bảo khoảng cách
đã hướng dẫn (điểm a khoản 4 Điều 11); làm kín chỗ tiếp xúc giữa màng và ống
hút nạp khí.
Điều 16: Thử độ kín:
1. Thao tác:
- Một đầu áp kế được gắn vào ống lấy mẫu khí,
chỗ tiếp nối phải đảm bảo kín.
- Gắn đầu ống hút của máy hút khí vào cửa hút
nạp, đảm bảo chắc chắn và kín.
- Cho máy hút khí hoạt động và thường xuyên
theo dõi mức nước ở áp kế. Khi độ chênh mức nước ở 2 nhánh của áp kế đạt 200 mm
(tương đương với áp suất âm 1000 Pa) khoá van ở cửa hút nạp khí và tắt máy.
Lưu ý : khi độ chênh cột nước ở áp kế đạt mức
200 mm không được tiếp tục hút khí vì màng phủ có thể bị xé rách.
2. Theo dõi ghi chép:
a. Sau khi khoá van: ghi lại mực cột nước
trên áp kế.
b. Chờ 5 phút cho ổn định, ghi lại mực cột
nước trên áp kế và bấm đồng hồ theo dõi thời gian.
c. Xác định thời gian khi mực cột nước trong
áp kế giảm đi 1/2 so với điểm b. Nếu khoảng thời gian đạt ³ 40 phút thì lô gạo được coi là đảm
bảo độ kín. Nếu khoảng thời gian đó < 40 phút thì phải kiểm tra lại toàn bộ
xung quanh lô gạo (cần chú ý kiểm tra nhiều ở các mối dán ghép và cửa hút nạp
khí) và có biện pháp xử lý thích hợp.
Việc theo dõi ghi chép nói trên tiến hành lặp
lại 3 lần.
3. Kiểm tra: để dễ dàng dò tìm các điểm hở,
thủng gây lọt khí, cần hút khí lại tới mức cho phép đồng thời dùng các dụng cụ
khuyếch đại âm thanh thông thường như máy nghe dùng cho người điếc, hoặc tai
nghe của y tế để kiểm tra phát hiện. Trong trường hợp thời tiết khô hanh, độ ẩm
tương đối RH < 65% có thể dùng máy hút khí hút không khí bên ngoài vào lô
gạo cho tới khi tấm phủ căng phồng để kiểm tra phát hiện các điểm rò, lọt khí.
Điều 17: Hút khí tăng cường:
Để hạn chế hiện tượng đọng sương khi thời
tiết thay đổi do việc dồn ẩm trong lô gạo, sau khi kiểm tra lô gạo đã đảm bảo
độ kín, tiến hành hút khí cho lô gạo trong khoảng thời gian 5 - 7 ngày (chọn
thời điểm khô ráo - độ ẩm tương đối không khí RH£ 70% để hút không khí trong lô gạo tới mức cho phép tối
thiểu mỗi ngày 1 lần).
Quy trình bảo quản
gạo dự trữ quốc gia
Chương 4:
CÁC
PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN GẠO
Điều 18: Bảo quản gạo bằng CO2:
1. Chuẩn bị nạp khí:
- Lượng CO2 phải đảm bảo đủ.
- Hút không khí tới mức cho phép vài lần liên
tiếp ngay trước khi nạp khí CO2.
- Bình chứa CO2 được để chắc chắn
trên giá, đầu bình để thấp hơn đáy bình. Không được tựa vỏ bình vào lô gạo.
- Tháo áp kế ra khỏi ống lấy mẫu khí.
- Nối ống dẫn khí vào cửa nạp khí và bình CO2.
Các điểm nối phải chắc chắn và kín khí.
2. Nạp khí CO2:
a. Yêu cầu định lượng, nồng độ CO2:
- Định lượng: Lượng CO2 nạp vào lô
gạo từ 1,8 ¸ 2 kg CO2/1
tấn gạo.
- Nồng độ ban đầu(sau khi nạp đủ lượng) đạt
65% trở lên.
- 15 ngày sau khi nạp đủ lượng, nồng độ CO2
tối thiểu ở mức 40%.
- Từ tháng bảo quản thứ 7 trở đi nồng độ CO2
phải ở mức > 15%.
Khi nồng độ CO2 giảm xuống dưới
15% cần nạp bổ sung để đảm bảo ở mức 25% trở lên.
b. Cách thức tiến hành:
- Nạp liên tục, từ từ khí CO2 vào
lô gạo. Trường hợp nạp nhanh phải sử dụng bộ phận gia nhiệt đốt nóng khí CO2
trước khi nạp vào lô gạo.
- Khi lượng CO2 vào lô gạo đẩy
màng phủ trở lại trạng thái bình thường như khi chưa hút khí thì mở cửa thoát
khí tại vị trí đã chọn (khoản 7 Điều 11) để hạn chế sự pha loãng khí CO2.
- Khi nồng độ CO2 ở đỉnh lô khoảng
2-3% thì gắn kín cửa thoát khí lại bằng cách dùng 1 miếng PVC lớn hơn kích
thước cửa thoát khí dán đè lên trên.
- Tiếp tục nạp CO2 theo khối lượng
quy định. Trường hợp màng phủ phồng căng thì tạm dừng nạp khí, chờ CO2
thấm vào lô gạo mới tiếp tục nạp bổ sung cho đến hết định lượng khí cần nạp
trong thời gian sớm nhất.
- Kiểm tra lại toàn bộ xung quanh lô gạo để
phát hiện các điểm rò rỉ khí.
- Đo và ghi lại nồng độ CO2 sau
khi kết thúc đợt nạp.
Điều 19: Bảo quản gạo bằng khí N2:
1. Chuẩn bị khí N2:
- Lượng khí N2 phải đảm bảo đủ.
- Hút không khí tới mức cho phép vài lần liên
tiếp trước khi nạp khí.
- Bình khí N2 được đặt dưới sàn
kho hướng về phía lô gạo.
- Nối ống dẫn khí vào cửa nạp khí và bình N2.
Các điểm nối đảm bảo chắc chắn, kín khí.
2. Nạp khí N2:
a. Yêu cầu định lượng, nồng độ khí N2:
- Định lượng: Lượng N2 nạp vào lô
gạo từ 0,7 ¸ 0,8 kg N2/1
tấn gạo.
- Nồng độ N2 ban đầu (sau khi nạp
đủ lượng) đạt tối thiểu 95%.
- Từ tháng bảo quản thứ 7 trở đi, nồng độ N2
phải đạt ở mức ³ 90%.
Khi nồng độ N2 giảm xuống dưới 90%
cần nạp bổ sung để đảm bảo ở mức 95% trở lên.
b. Cách thức tiến hành:
- Khí N2 được nạp liên tục, nhanh
vào lô gạo.
- Khi màng phủ phồng căng thì dừng nạp khí,
chờ N2 thấm vào lô gạo mới tiếp tục nạp cho đến hết định lượng khí
cần nạp trong thời gian sớm nhất.
- Kiểm tra lại toàn bộ xung quanh lô gạo phát
hiện các điểm rò lọt khí.
- Đo và ghi lại nồng độ khí N2 sau
khi kết thúc đợt nạp khí.
Điều 20: Bảo quản gạo bằng phương pháp yếm khí:
1. Hút khí định kỳ:
- Sau khi lô gạo được kiểm tra, đảm bảo độ
kín, tiến hành hút khí 3 ngày 1 lần trong tháng bảo quản đầu tiên. áp suất chân
không mỗi lần hút đạt tương đương độ chênh lệch cột nước trên Manomet là 200
mm. Sau mỗi lần hút ghi lại thời gian độ chênh lệch cột nước trở về 0 (vị trí
cân bằng). Nếu sau 24h độ giảm áp suất trở về 0 là đạt yêu cầu bảo quản yếm
khí, nếu thời gian ngắn hơn cần kiểm tra lại màng, các đường dán để tìm chỗ hở,
rò khí và khắc phục.
- Từ tháng bảo quản thứ 2 trở đi, tiến hành
hút khí 7 ngày 1 lần, ghi chép thời gian giảm áp suất.
Lưu ý: không hút khí trong các ngày có độ ẩm
không khí cao, nhiệt độ thấp. Chỉ hút khí ở thời điểm không khí có độ ẩm tương
đối RH £ 70%.
2. Theo dõi diễn biến nhiệt độ, độ ẩm: theo
dõi và ghi chép diễn biến nhiệt độ, độ ẩm trong lô gạo và bên ngoài môi trường
hàng tuần, hàng tháng.
Điều 21: Vệ sinh.
Sau khi hoàn thành việc nạp khí (hoặc hút
chân không để bảo quản yếm khí), phải vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực trong,
ngoài kho. Các vật tư thiết bị cần sắp xếp để vào nơi quy định.
Điều 22: Lập biên bản theo nội dung:
1. Địa điểm bảo quản: Tổng kho, vùng kho, tên
lô.
2. Loại gạo, dạng hình hạt, tỉ lệ tấm.
3. Thời gian nhập:
- Bắt đầu nhập.
- Ngày nhập đầy lô.
4. Khối lượng gạo toàn bộ, số lượng bao.
5. Chất lượng gạo nhập kho.
6. Kết quả thử độ kín.
7. Nạp khí CO2 hoặc N2:
- Ngày bắt đầu nạp.
- Ngày kết thúc nạp.
- Khối lượng khí sử dụng (kg).
Chương 5:
NỘI
DUNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN
Điều 23: Kiểm tra lô
gạo bảo quản :
1. Kiểm tra hàng ngày :
a. Kiểm tra vệ sinh trong và ngoài kho, phát
hiện các điểm kho bị dột, thấm ẩm vào lô gạo hoặc đọng ẩm trong lô gạo để có
biện pháp khắc phục.
b. Kiểm tra phát hiện, ngăn ngừa sự xâm nhập
của chim, chuột.
c. Kiểm tra màng PVC phát hiện các điểm rò rỉ
khí.
d. Kiểm tra phát hiện tình trạng côn trùng,
men mốc ở các bao gạo lớp ngoài cùng.
2. Kiểm tra định kỳ:
a. Nồng độ khí trong lô gạo: 30 ngày kiểm tra
1 lần, theo dõi diễn biến của nồng độ khí có trong lô gạo để có biện pháp xử lý
khi cần thiết.
b. Chất lượng gạo: 3 tháng 1 lần lấy mẫu đưa
về Dự trữ quốc gia khu vực kiểm tra các chỉ tiêu:
- Độ ẩm.
- Hạt vàng.
- Tình trạng men mốc.
- Cảm quan: màu xắc, mùi vị.
3. Kiểm tra bất thường:
a. Sau khi có sự cố phải kiểm tra lại nồng độ
khí trong lô gạo hoặc thời gian giảm áp suất trên áp kế (đối với gạo bảo quản
yếm khí).
b. Qua kiểm tra hàng ngày nếu phát hiện lô
gạo có biểu hiện không bình thường thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu
như ở điểm b khoản 2 nói trên.
Điều 24: Trách nhiệm trong công tác bảo quản gạo:
1 Đối với thủ kho:
a. Hàng ngày làm vệ sinh trong và ngoài kho,
xung quanh lô gạo, thực hiện các nội dung kiểm tra hàng ngày (Điều 23).
b. Định kỳ 1 tháng 1 lần phun thuốc phòng trừ
sinh vật hại trên mặt sàn, tường, xung quanh lô gạo.
c. Khắc phục những sự cố thông thường trong
bảo quản với lô gạo. Nếu có những việc vượt quá khả năng tự xử lý, thủ kho báo
cáo ngay với kỹ thuật viên và Chủ nhiệm Tổng kho kiểm tra có biện pháp kịp
thời.
d. Ghi chép đầy đủ rõ ràng vào sổ theo dõi
công tác bảo quản nội dung diễn biến của lô gạo, các sự cố xảy ra và biện pháp
xử lý, nội dung các công việc đã làm và kết quả sau khi xử lý.
2. Đối với kỹ thuật viên Tổng kho:
a. Hướng dẫn, theo dõi thủ kho thực hiện các
nội dung công tác kiểm tra hàng ngày (Điều 23). Hướng dẫn thủ kho biết xử lý
theo phận sự khi có diễn biến bất thường trong kho bảo quản gạo.
b. Khi lô gạo có diễn biến không bình thường,
phải kịp thời báo cáo với Chủ nhiệm Tổng kho và cùng với thủ kho xử lý khắc
phục và ghi nội dung vào sổ bảo quản.
c. Lấy mẫu, đưa mẫu gạo về Dự trữ quốc gia
khu vực để phân tích và ghi kết quả kiểm nghiệm lưu tại hộp hồ sơ của lô gạo.
d. Hàng tháng lập báo cáo gửi Dự trữ quốc gia
khu vực về tình hình các công việc bảo quản gạo đã thực hiện.
e. Định kỳ 1 tuần 1 lần và đột xuất kiểm tra
đến từng lô gạo đang bảo quản trong kho, ghi chép kết quả kiểm tra vào sổ theo
dõi công tác bảo quản.
3. Đối với phòng kỹ thuật bảo quản của Dự trữ
quốc gia khu vực:
a. Hướng dẫn Tổng kho kiểm tra việc thực hiện
nội dung quy định về bảo quản gạo, việc theo dõi ghi chép số liệu và báo cáo
kết quả của các Tổng kho.
b. Cùng với kỹ thuật viên Tổng kho đo kiểm
tra nồng độ khí trong bảo quản gạo, khi cần thiết lấy mẫu phân tích các chỉ số
chất lượng tại phòng kiểm nghiệm hoặc gửi mẫu đi phân tích theo yêu cầu của Cục
Dự trữ quốc gia.
c. Định kỳ 1 tháng 1 lần và đột xuất đi kiểm
tra công tác bảo quản gạo của từng Tổng kho, nắm cụ thể diễn biến chất lượng
gạo hiện đang bảo quản tại cơ sở, đặc biệt quan tâm lưu ý đến những lô gạo có
các diễn biến không bình thường, ghi nhận xét vào sổ theo dõi công tác bảo
quản; đề xuất hướng khắc phục và tổ chức thực hiện ngay theo chỉ đạo của cấp
trên.
d. Tập hợp kết quả báo cáo của các Tổng kho
và lập báo cáo theo quy định.
Chương 6:
XUẤT
KHO
Điều 25: Công tác chuẩn bị:
1. Căn cứ vào khối lượng, địa điểm xuất kho,
Dự trữ quốc gia khu vực tổ chức việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng
như nội dung kiểm tra định kỳ (điểm b khoản 2 Điều 23).
2. Đối với gạo bảo quản bằng khí CO2,
khi xuất trọn cả lô gạo, trước khi giao gạo cho khách hàng 1 ngày dùng máy hút
khí làm giảm thấp nồng độ khí CO2 trong lô gạo đến mức < 2%, sau
đó mở tấm phủ để lô gạo thông thoáng.
Điều 26: Việc xuất kho phải tiến hành dứt điểm từng lô. Trong một
lô xuất theo từng hàng bao từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Thời gian
xuất mỗi lô không quá 10 ngày tính từ lúc mở tấm phủ.
Điều 27: Khi xuất hết lô:
1. Lập biên bản tịnh kho : khi xuất hết lô,
Hội đồng tịnh kho (thành phần gồm: lãnh đạo Tổng kho, kế toán, kỹ thuật viên và
thủ kho) phải lập biên bản tịnh kho. Trường hợp trong lô có gạo bị men mốc, hư
hỏng thì đơn vị phải phân loại xác định khối lượng và lập biên bản để xử lý
theo quy định.
2. Kỹ thuật viên ghi các số liệu kiểm nghiệm
chất lượng gạo xuất vào biên bản tịnh kho và sổ theo dõi công tác bảo quản.
3. Thu hồi các loại vật tư, trang thiết bị
dùng cho bảo quản gạo. Phân loại và bảo quản để tiếp tục sử dụng.
Chương 7:
TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG-BẢO HỘ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 28: Tổ chức lao động:
Việc bố trí lao động phục vụ cho công tác
chuẩn bị bảo quản gạo đặc biệt ở công đoạn phủ, dán kín, hút chân không, nạp
khí cần tổ chức thành nhóm. Yêu cầu trong nhóm ít nhất phải có 1 người đã trải qua
thực tế hoặc đã được tập huấn về công nghệ bảo quản gạo bằng CO2, N2
(hoặc yếm khí), có khả năng chỉ huy toàn nhóm thực hiện các khâu công việc đạt
được yêu cầu chất lượng, có hiệu quả, biết xử lý các sự cố kỹ thuật trong quá
trình thao tác cũng như vấn đề an toàn trong lao động, nắm được cách theo dõi
ghi chép các số liệu kỹ thuật.
Điều 29: Bảo hộ và an toàn lao động:
1. Khu vực làm việc cần đảm bảo thoáng, khi
thực hiện các thao tác ở trong kho chỉ đóng các cửa lưới phòng chống chuột,
những kho ít cửa cần bố trí quạt thông thoáng.
2. Có biển niêm yết cấm người không có nhiệm
vụ vào khu vực đang tiến hành bảo quản gạo.
3. Khi tiếp xúc với keo dán cần có các trang
thiết bị bảo hộ lao động: quần áo, giầy, găng tay cao su hoặc vải, khẩu trang,
đề phòng: keo PVC dính vào da gây bỏng da và hơi của dung môi gây cảm giác khó
chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
4. Trong thời gian nạp khí vào lô gạo và kiểm
tra phát hiện các điểm rò rỉ khí, nhóm thực hiện phải luôn có từ 2 người trở
lên nhằm đề phòng bất trắc có thể xảy ra.
Chương 8:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 30: Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị dự
trữ quốc gia khu vực tổ chức thực hiện.
Điều 31: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ bảo quản gạo
dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy phạm này.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác
bảo quản gạo dự trữ quốc gia sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành. Nếu vi
phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
PHẦN PHỤ LỤC
I. HƯỚNG DẪN CÁCH MỞ
VÀ GẤP TẤM PHỦ:
1. Hướng dẫn cách mở tấm phủ và gập lại để
bảo quản tấm phủ (xem hình vẽ).
Công việc này yêu cầu cần bố trí đủ người.
1.1. Trước khi cắt tấm phủ dùng bút dạ ghi
lại kích thước, thời gian, số lần sử dụng của từng tấm vào vị trí dễ nhìn thấy
của màng để tiện cho việc sử dụng lần sau.
1.2. Dùng kéo cắt sát mép tấm phủ dọc theo
mối ghép. Bắt đầu thực hiện tại 4 góc dưới chân lô gạo. Dùng tay để nâng tấm
phủ còn tấm sàn thì dùng chân hoặc đầu gối chặn giữ. Cắt hết toàn bộ chân tấm
phủ ở mối ghép.
Chú ý: chỉ cắt phần trên tấm phủ để giữ
nguyên kích thước tấm sàn.
1.3. Tấm phủ được gấp nếp nâng lên và nằm ở
gờ của đỉnh lô hàng (hình 2), kết hợp trong khi gấp và đưa lên đỉnh thì dùng
giẻ khô lau sạch cả 2 mặt tấm phủ.
- Vuốt phẳng mép tấm phủ theo chiều rộng lô
và kéo tới giữa đỉnh lô (hình 3). Tiến hành lần lượt từng mép của tấm phủ.
- Nhấc mặt tấm phủ theo chiều dài lô lên trên
mép chiều rộng (hình 4), kéo phẳng tới giữa đỉnh lô. Chú ý điều chỉnh và vuốt ở
các góc để khi kéo và gập được phẳng.
- Vuốt và kéo nốt mặt còn lại (hình 5).
- Gập tấm phủ vào trong (hình 6), chú ý khi
gập phải trải và vuốt phẳng tấm phủ tránh căng phồng không khí bên trong.
2. Thu hồi quản lý vật tư dùng trong bảo quản
gạo:
2.1. Sau khi xuất hết lô gạo, tấm sàn phải
được lau sạch cả hai mặt, ghi lại kích thước, thời gian và số lần sử dụng trên
tấm sàn và gấp gọn.
2.2. Tấm phủ, tấm sàn phải để riêng, có đánh
giá chất lượng hiện trạng để tiện cho việc sử dụng lần sau.
2.3. Các tấm màng phải được bảo quản nơi cao
ráo, không bị mưa nắng, ẩm mốc và không bị chuột, mối xâm nhập phá hại.
2.4. Palet cần được phân loại (loại cần sửa
chữa gia cố, loại đảm bảo dùng ngay cho lần sau), xếp gọn và để nơi tránh mưa
nắng.
3. Máy móc, thiết bị cần được giữ gìn bảo
quản tốt và phân công trách nhiệm cho từng người quản lý .
Trình tự gấp gọn tấm phủ khi mở lô xuất gạo
II/ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CACBONDIOXIT (CO2) VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ:
1. CO2 là dạng khí không màu,
không mùi, ở điều kiện 200C và áp suất 760 mm thuỷ ngân có khối
lượng riêng là 1.839 kg/m3, CO2 không cháy nổ.
2. ảnh hưởng của nồng độ CO2:
- Trong không khí, nồng độ CO2
thường ở mức khoảng 0,03%.
- Nồng độ giới hạn cho phép của CO2
trong không khí ở nơi làm việc là 9,2 g/m3 (0,5% thể tích).
- Nồng độ CO2 ở khoảng 2 - 5% có
cảm giác ngạt thở tăng lên đáng kể.
- Nồng độ CO2 từ 5 - 10% bắt đầu
khó thở.
- ở khoảng 10% chỉ có thể chịu đựng trong vài
phút.
- Nồng độ CO2 là 25% dẫn đến tử
vong trong vài giờ.
3. CO2 lỏng khi hạ áp suất tới áp
suất khí quyển chuyển thành khí và tuyết ở nhiệt độ âm 78,50C dễ gây
thương tổn cho da và niêm mạc mắt.
4. CO2 tác động xấu đến động vật
vì nó nặng hơn không khí 1,5 lần và dễ tích tụ ở nền (những nơi thông gió không
tốt) làm giảm nồng độ oxy và ngạt thở.
Nói chung làm việc trong điều kiện nồng độ CO2
cao, sức khoẻ sẽ phục hồi trở lại bình thường sau khi làm việc và không ảnh
hưởng về lâu dài.
Trong điều kiện nơi làm việc thoáng, thông
khí tốt thì không thể có nồng độ CO2 ở mức lớn hơn 5%. Tuy vậy khi
nạp CO2 và giai đoạn bảo quản ban đầu cần lưu ý nhiều hơn để bảo đảm
thật an toàn..
QUY PHẠM
BẢO
QUẢN ÔTÔ, XE MÁY DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 34/2004/QĐ-BTC, ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính).
Chương 1:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy phạm này quy định toàn bộ các công việc về bảo quản
ôtô, xe máy dự trữ quốc gia từ khi nhập đến khi xuất khỏi kho dự trữ.
Điều 2: Ôtô, xe máy dự trữ quốc gia quy định trong quy phạm này
bao gồm các loại ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng hoặc xe máy có gắn máy công
tác có nguồn động lực là động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diesel.
Phần thiết bị chuyên dùng hoặc các máy công tác như: thiết bị y tế, thiết bị
bưu điện, phần máy phát điện, phần bơm...
Điều 3: Ôtô, xe máy đưa vào dự trữ quốc gia phải là ôtô, xe máy
mới, chưa qua sử dụng, đồng bộ, có tình trạng kỹ thuật tốt. Có hành trình chạy,
không quá 500 km (di động bằng bánh lốp) hoặc thời gian làm việc của động cơ
không quá 10 giờ (di động bằng bánh xích) và thời gian từ khi sản xuất đến khi
nhập kho dự trữ quốc gia dưới 12 tháng. Đối với ôtô, xe máy đưa vào dự trữ quốc
gia từ các nguồn khác (đã qua sử dụng, không đồng bộ...) theo yêu cầu của Chính
phủ sẽ có quy định, hướng dẫn cụ thể riêng.
Điều 4: Thời gian lưu kho của Ôtô, xe máy:
4-1. Đối với ôtô, xe máy di động bằng bánh
lốp thời gian lưu kho luân phiên đổi hàng là 5 năm.
4-2. Đối với ôtô, xe máy di động bằng xích,
bánh kim loại thời gian lưu kho luân phiên đổi hàng là 7 năm.
4-3. Đối với các loại ôtô, xe máy chuyên dùng
hoặc có gắn máy công tác mà thời gian lưu kho ngắn hơn thời gian lưu kho của xe
cơ sở, thì lấy theo thời gian lưu kho của trang thiết bị chuyên dùng hoặc máy
công tác (do nhà sản xuất quy định, đã hoặc sẽ có quy định cụ thể riêng).
Điều 5: Tuyệt đối không được đem ôtô, xe máy dự trữ quốc gia, kể
cả phụ tùng, đồ nghề kèm theo ra sử dụng.
Điều 6: Khi di chuyển ôtô, xe máy dự trữ quốc gia từ nơi nhận về
kho hoặc giữa các Tổng kho, các Dự trữ quốc gia khu vực không được kết hợp chở
hàng. Trường hợp kết hợp xe tải chở xe con phải chèn, buộc cẩn thận, không làm
xây xước xe và trọng lượng xe được chở không vượt quá 30% tải trọng xe tải.
Điều 7: Yêu cầu về kho:
7.1. Kho để bảo quản ôtô, xe máy dự trữ quốc
gia là kho kín có mái che, tường bao che bảo vệ, chống mưa, nắng, có nền cứng,
tải trọng tối thiểu đạt 10 tấn/m2. Kho phải cao, rộng để có thể dễ
dàng di chuyển, quy hoạch ôtô, xe máy trong kho.
Kho để bảo quản phụ tùng, đồ nghề và bảo quản
ắc quy yêu cầu phải là kho kín (có tường bao xung quanh), tải trọng nên đạt 5
tấn/m2.
7.2. Yêu cầu kho phải khô ráo, thoáng mát, xa
các nguồn hoá chất, nơi dễ cháy nổ về đường điện cao thế. Có hệ thống phòng,
cứu hoả đảm bảo.
7.3. Kho phải có hệ thống điện, chiếu sáng để
phục vụ công tác bảo quản, bảo vệ.
Điều 8: Trong quá trình ôtô, xe máy lưu kho phải mở hệ thống sổ
sách ở Vùng kho, Tổng kho và Dự trữ quốc gia khu vực để theo dõi toàn bộ quá
trình bảo quản, những biến động về chất lượng của từng xe. Đối với mỗi thủ kho
phải có sổ nhật ký bảo quản để theo dõi số ôtô, xe máy do mình quản lý.
Chương 2:
KIỂM
NHẬN
Điều 9: Ôtô, xe máy khi đưa vào dự trữ quốc gia phải đảm bảo tiêu
chuẩn như đã nêu tại điều 3, điều 6.
Trước khi giao nhận nhập kho mỗi xe phải có
các tài liệu sau:
- Chứng nhận xuất xưởng của nhà máy sản suất.
- Chứng nhận nguồn gốc hàng của phòng thương
mại và công nghiệp của nước có nhà máy sản xuất (đối với hàng nhập khẩu).
- Giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan
giám định Nhà nước (Vinacontrol, các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường
chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
Điều 10: Kiểm tra sơ bộ bên ngoài:
10.1: Kiểm tra tất cả các hệ thống, chi tiết
bên ngoài xem có đảm bảo mới, đồng bộ. Đặc biệt chú ý các vị trí lắp ráp, các
bu lông đai ốc...
10.2. Kiểm tra mức độ han rỉ, xây xước, móp,
bẹp.
Chỉ cho phép bị han rỉ điểm nhẹ ở gầm xe,
phần di động (bằng xích) và một số bộ phận công tác như lưỡi ben, gầu xúc, lưỡi
đào...vết xước nhẹ (không bị mất hết sơn) ở phần thùng, bệ...móp bẹp nhẹ không
bị bong, rỉ sơn...
Những vị trí yêu cầu cao về mỹ thuật như ca
bin, phần vỏ xe con (đầu xe, sườn xe...) không cho phép bị han rỉ, xây xước,
móp, bẹp.
10.3. kiểm tra dầu mỡ bôi trơn, dầu thủy lực,
nước làm mát...phải đảm bảo như quy định. Các vị trí kiểm tra, đường ống phải
khô, sạch, không rò rỉ: đầu, mỡ, nước, nhiên liệu...
10.4. Kiểm tra hành trình tự do của vô lăng,
tay lái, bàn đạp, côn, phanh, độ căng của dây cô roa, xích...tất cả phải đảm
bảo đúng yêu cầu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Điều 11: Kiểm tra sự làm việc của các hệ thống:
Yêu cầu kiểm tra đến mức tối đa tình trạng,
khả năng làm việc của các hệ thống các trang thiết bị, phần công cụ, máy công
tác theo xe.
11.1. Kiểm tra sự làm việc của động cơ: Yêu
cầu tiếng nổ phải tròn, đều. Không có tiếng gõ, kêu lạ. Các đồng hồ báo áp suất
dầu, nhiệt độ nước làm mát, nạp điện ắc quy...đảm bảo như quy định.
11.2. Kiểm tra sự làm việc của đèn ở các chế
độ: Pha cốt, lùi, phanh,...sự làm việc của các loại còi, sự làm việc của hệ
thống gạt mưa; phun nước rửa kính (nếu có).
Kiểm tra tình trạng làm việc của rađiô, cát
sét và hệ thống điều hoà, quạt gió (nếu có) ở các chế độ từ thấp đến cao...
11.3. Kiểm tra khi xe di chuyển:
Cho xe di chuyển lần lượt ở các số của hộp
số. Yêu cầu côn (ly hợp chính) phải đóng, ngắt êm, không có hiện tượng đóng, ngắt
không hoàn toàn. Các số của hộp số ra vào phải nhẹ nhàng, toàn bộ hệ thống
truyền lực làm việc ổn định không có tiếng kêu, gõ lạ.
Đối với xe di động bằng xích chú ý kiểm tra
sự làm việc của ly hợp chuyển hướng. yêu cầu đóng cắt nhẹ nhàng, không bị bó dính
hoặc bị trượt (đóng cắt không hoàn toàn).
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống lái phải
nhẹ nhàng, êm đều.
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh yêu
cầu đóng mở dứt khoát, đều cả 2 phía, không bị bó, trượt...Để xe ở dốc khoảng
300 kiểm tra phanh tay (xe bánh lốp).
Điều 12: Kiểm tra sự làm việc không tải của các hệ thống phần công
tác:
- Nâng hạ ben,
- Nâng hạ và các góc xoay của lưỡi ủi,
- Nâng hạ và tầm vươn của phần xúc,
- Nâng hạ và tầm vươn của cần cẩu...
Chương 3:
BẢO
QUẢN LẦN ĐẦU KHI NHẬP KHO
Điều 13: Tẩy rửa xe
Trước khi đưa ôtô, xe máy mới nhận hoặc di
chuyển từ các vùng kho trong ngành vào kho bảo quản phải dùng nước sạch có áp
lực 2-3 at (dùng máy bơm phun nước chuyên dùng để rửa xe) rửa toàn bộ bên ngoài
xe. Dùng nước rửa xe máy trung tính lau cọ kỹ rồi xả nước rửa sạch. Cuối cùng
dùng máy nén khí thổi khô toàn bộ xe.
Lưu ý khi rửa không dùng vòi có áp lực cao
phun thẳng vào máy, kính xe và các bộ phận của hệ thống điện mà dùng giẻ mềm
thấm nước để lau.
Đối với ôtô, xe máy chuyên dùng, đặc chủng
khi rửa không để nước đọng vào hệ thống truyền động xích, cáp...Cần thủy lực ở
vị trí thu lại hoàn toàn. Các máy công cụ, tổ hợp công tác nếu có thể khi rửa
tách khỏi phần đầu kéo, làm sạch theo phương pháp riêng tuỳ thuộc vào đặc tính
kỹ thuật. Thùng xe để các thiết bị chuyên dùng (xe cứu thương, thông tin...),
phải đóng kín cửa xe, không để nước lọt vào trong.
Điều 14: Quy hoạch, sắp xếp ôtô xe máy trong kho.
14.1. Mỗi loại ôtô, xe máy được sắp xếp ở kho
riêng hoặc theo từng khu vực của kho.
14.2. Các loại ôtô, xe máy tuỳ theo cấu tạo
cụ thể để có khoảng cách phù hợp:
- Khoảng cách chiều ngang giữa các xe hoặc
cách tường, cột kho tối thiểu phải lớn hơn chiều rộng 1 cửa xe lớn nhất mở
vuông góc với xe.
- Khoảng cách theo chiều dọc giữa xe trước
với xe sau tối thiểu cho phép thao tác khởi động máy bằng tay quay (maniven)
hoặc cánh nhau 1m.
14.3. Đối với kho chỉ có mái không có kết cấu
bao che khi quy hoạch, sắp xếp ôtô, xe máy phải nằm trong góc hắt tối thiểu của
mái (450).
Đối với kho có tường hoặc kết cấu bao xung
quanh khi sắp xếp ôtô, xe máy phải chú ý phân luồng trong kho để đảm bảo thuận
tiện cho quá trình xuất nhập.
14.4. Các bộ phận, trang bị theo xe: ắc quy,
bạt, dụng cụ đồ nghề, tài liệu...bảo quản trong kho kín riêng và được sắp xếp
trên các giá. Nếu là ắc quy ướt (đã đổ điện dịch) phải bảo quản ở kho riêng.
Điều 15: Kê kích ôtô, xe máy
Tất cả các loại ôtô, xe máy di chuyển bằng
bánh lốp đều phải được bảo quản trên các giá kê. Ôtô, xe máy sau khi ở trên giá
kê đảm bảo các yêu cầu sau:
15.1.1 Điểm thấp nhất của lốp xe cách sàn kho
3-5 cm, áp suất hơi trong săm hạ ở mức 1-1,5 kg/cm2 . Hệ thống giảm
sóc (nhíp, lò xo, xi lanh thủy lực) ở trạng thái nghỉ (không chịu tải).
15.2. Xe ở trên giá phải đảm bảo cân bằng, ổn
định để có thể nổ máy và đảm bảo an toàn khi các hệ thống của ôtô, xe máy hoạt
động.
15.3. Giá kê ôtô, xe máy được chế tạo theo
thiết kế chung cho toàn Cục đảm bảo gọn nhẹ dễ thao tác, sử dụng và có thể dùng
lẫn cho nhiều loại ôtô, xe máy khác nhau.
15.4. Các điểm tiếp xúc giữa giá kê với xe phải
ở đúng các vị trí quy định để kê kích xe.
Điều 16: Trình tự phát động ôtô, xe máy để kiểm tra và sấy khô các
hệ thống (thực hiện như điều 17), làm sạch và bảo quản thùng nhiên liệu, các
bình lọc nhiên liệu, lọc dầu nhờn, lọc không khí, săm lốp dự phòng, ắc quy,
dụng cụ đồ nghề, chống rỉ cho ôtô, xe máy (thực hiện như các điều từ 18-22).
Đối với ôtô, xe máy bánh lốp đã chạy trên 300 km thì phải thay dầu động cơ ngay
sau khi nổ máy kiểm tra.
Chương 4:
BẢO
QUẢN THƯỜNG XUYÊN ÔTÔ, XE MÁY TRONG KHO
Điều 17: Phát động định kỳ
Ôtô, xe máy được phát động định kỳ 1 quý 1
lần (4 lần trong năm)
17.1. Chuẩn bị ắc quy: Dùng ắc quy có điện áp
theo quy định của xe có dung lượng tối thiểu bằng dung lượng ắc quy theo xe, ắc
quy phải được nạp đủ điện. Dùng bộ cáp riêng để nối ắc quy với vị trí làm việc
của ôtô, xe máy.
17.1.2. Chuẩn bị nhiên liệu đúng theo quy
định của xe. Đựng nhiên liệu trong can, dùng ống dẫn (tuy ô) mềm để dẫn nhiên
liệu từ can đến trước cốc lọc; khi nối đầu ống dẫn với đầu vào của cốc lọc sao
cho không được hỏng ren.
Dùng bơm tay bơm đầy nhiên liệu vào bộ phận
phân phối nhiên liệu (chế hoà khí hoặc bơm cao áp).
17.1.3. Kiểm tra xe: kiểm tra mức dầu nhờn và
chất lượng dầu nhờn ở các te động cơ, hộp số, truyền lực cuối cùng, cầu xe, dầu
thủy lực...dầu động cơ lẫn nước thì phải xác định rõ nguyên nhân, xử lý và thay
dầu mới.
Đổ đầy nước sạch vào trong két nước. Điều
chỉnh độ căng của các dây đai truyền lực, xích tải...theo đúng quy định. Tháo
tất cả các vị trí đã được bao bọc có liên quan đến hoạt động của các hệ thống
khi phát động như ống xả, ống hút, cần xi lanh thủy lực...để tay số ở vị trí
trung gian. Kiểm tra toàn bộ bên ngoài động cơ, toàn xe và độ ổn định của ôtô,
xe máy trên giá.
17.2. Khởi động ôtô, xe máy:
17.2.1. Khởi động bằng động cơ điện (máy đề)
Dập chân ga 2-3 lần, vặn chìa khoá về vị trí
hâm nóng và để 5- 10 giây. Vặn chìa khoá ở vị trí khởi động, khi máy nổ, bỏ tay
ra để chìa khóa điện trở về vị trí làm việc. Mỗi lần để không quá 5 giây, thời
gian tối thiểu giữa 2 lần đề là 20 giây.
Sau 3 lần đề mà động cơ không nổ phải ngừng
việc khởi động để kiểm tra dung lượng, các điểm nối...của ắc quy; làm sạch,
kiểm tra mức độ đánh lửa của bugi, kiểm tra nhiên liệu đến bộ phận phân phối,
kiểm tra làm việc của vòi phun...
Nếu ắc quy yếu phải thay ắc quy khác. Với
động cơ xăng có thể khởi động bằng tay quay (maniven). Cấm không được kết hợp
vừa quay máy vừa đề, tránh xẩy ra tai nạn.
17.2.2 Khởi động bằng máy lái:
Dùng tay quay, dây khởi động hoặc đề cho máy
lái làm việc với số vòng ổn định rồi cho lái động cơ chính (cắt côn vào số đóng
côn lại) khi động cơ chính nổ cắt côn, ra số máy lại. Mỗi lần cho máy lại kéo
động cơ chính không quá 15 giây và không được quá 3 lần. Nếu động cơ chính
không nổ phải kiểm tra lại điện, nhiên liệu...
17.3. Kiểm tra sự làm việc của ôtô, xe máy:
hâm nóng động cơ ở chế độ chạy không tải vài phút động cơ đạt nhiệt độ làm việc
tối thiểu 400C. Tiếp tục kiểm tra như đã nêu ở các điều 11, 12.
Riêng các hạng mục công việc để kiểm tra,
phải đưa ôtô, xe máy ra khỏi vị trí sắp xếp trong kho; sự làm việc của của li
hợp chuyển hướng, nâng hạ và tầm với của gầu xúc, nâng hạ và tầm với của cần
cẩu, nâng hạ và góc quay của lưỡi ben...cho phép thực hiện 6 tháng 1 lần (1 năm
2 lần).
17.5. Sau khi kiểm tra sự làm việc của toàn
bộ các hệ thống của ôtô, xe máy; các loại xe động cơ xăng thì tháo can xăng để
động cơ nổ đến khi tự tắt, động cơ diesel thì tắt máy, dùng bơm tay bơm đầy
diesel vào bơm cao áp để bảo quản.
Điều 18: Bảo quản sau phát động
18.1. Xả toàn bộ nước trong hệ thống làm mát
ngay sau khi phát động, kiểm tra xong khi nước còn nóng. Nới lỏng toàn bộ các
dây đai (dây coroa) truyền lực; bọc bầu lọc gió, nắp két nước, két dầu, ống
thông hơi động cơ, ống xả...bằng giấy nến hoặc giấy có tẩm mỡ bôi trơn.
18.2. Tháo bugi hoặc vòi quay trục cơ 5-6
vòng. Nhỏ vào mối xi lanh 30-40 g dầu nhờn động cơ đã được chưng kiệt nước, sau
đó quay trục cơ 5-6 vòng để dầu nhờn xoa đều trong mặt gương xi lanh. Làm sạch
bugi, vòi phun, nhúng dầu bugi, vòi phun vào dầu nhờn động cơ rồi lắp lại.
18.3. Làm sạch toàn bộ chế hoà khí, cốc lọc
nhiên liệu thổi khô và tráng 1 lớp dầu nhờn trong bề mặt các cốc nước lọc.
18.4. Làm vệ sinh toàn bộ bên ngoài động cơ,
trong ca bin bằng giẻ sạch, máy hút bụi. Đóng kín các cửa, nắp máy (nắp ca bô)
rồi niêm phong lại.
Điều 19: Chống rỉ cho ôtô, xe máy:
TT
|
Vị trí cần chống rỉ
|
Thời gian
|
Phương pháp thực
hiện
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
Thùng nhiên liệu
|
1 lần/ 1 năm
|
Súc rửa sạch bằng nhiên liệu, thổi khô bằng
khí nén, tráng toàn bộ bề mặt bên trong một lớp dầu nhờn động cơ đã chưng
kiệt nước. Bắt chặt các ống dẫn nhiên liệu (rắc có tuy ô nhiên liệu). Bọc
nắp, bịt lỗ thông hơi bằng giấy nến hoặc giấy có tẩm mỡ.
|
2
|
Các vú mỡ
|
1 lần/ 1 năm
|
Bơm đầy mỡ mới đúng tiêu chuẩn
|
3
|
Tất cả các khớp quay (cửa nắp máy, thành
thùng xe, móc kéo, giá lốp dự phòng...)
|
2 lần/ 1 năm
|
Làm sạch, bơm mỡ hoặc nhỏ dầu nhờn.
|
4
|
Xích truyền lực, cáp, lò xo, mâm quay...
|
1 lần/1 năm
|
Làm sạch, bôi mỡ
|
5
|
Cần thủy lực
|
2 lần/1 năm
|
Để piston thủy lực ở vị trí mặt gương cần
thủy lực thu lại ngắn nhất. Lau sạch phần cần thủy lực ở ngoài bằng giẻ mềm,
bôi mỡ, bọc giấy.
|
7
|
Thùng téc của xe
|
1 lần/1 năm
|
Lau sạch, tẩy rỉ, phun dầu chống rỉ toàn bộ
bề mặt trong téc. Đậy kín nắp téc, các cửa hút, cửa xả, lỗ thông hơi được bọc
giấy nến hoặc giấy có bôi mỡ.
|
Điều 20: Dụng cụ đồ nghề theo xe: Mỗi năm 1 lần được lau chùi
sạch, tẩy rỉ và bọc bằng giấy nến.
Điều 21: ắc quy theo xe nếu là ắc quy khô được bảo quản như ắc quy
dự trữ. Nếu là ắc quy ướt (đã đổ điện dich) được bảo quản ở kho riêng trên giá
bê tông, xếp 1 lượt mặt, vỏ ắc quy được lau khô sạch hàng tuần. Mức điện dịch
trong từng ngăn phải cao hơn tấm cực hoặc lưới ngăn 10 - 15 mm. Hàng tháng phải
nạp điện bổ sung đến khi ắc quy no điện. Thời hạn bảo quản ắc quy ướt dưới 1
năm.
Điều 22: Đối với các loại ôtô, xe máy có trang thiết bị chuyên dùng
như thông tin, y tế....ở trên thùng xe, khi bảo quản chỉ lau chùi bên ngoài các
trang bị hoặc dùng máy hút bụi theo định kỳ phát động hút sạch bụi bẩn. Định kỳ
theo mỗi lần phát động phải kiểm tra các thiết bị chuyên dùng, nếu phát hiện bị
hư hỏng, sự cố thì phải xử lý ngay.
Các thiết bị chuyên dùng được bảo quản theo
quy định riêng.
Điều 23: Vệ sinh kho và bên ngoài xe mỗi tuần 1 lần quét sạch sàn
kho, dùng giẻ sạch, mềm, ẩm để lau chùi vỏ xe, dùng máy hút bụi để làm sạch gầm
xe, thùng xe.
Điều 24: Tất cả các hư hỏng, mất mát các chi tiết, bộ phận của ôtô
xe máy trong quá trình lưu kho, Tổng kho phải lập biên bản nêu rõ hiện tượng,
nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm và báo cáo Dự trữ quốc gia khu vực để có giải
pháp xử lý.
Chương 5:
PHÒNG
HOẢ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 25: Kho bảo quản ôtô xe máy phải được trang bị và tổ chức tốt
công tác phòng chống cứu hoả theo quy định của công tác phòng chống cứu hoả:
trang bị các bình cứu hoả, bể chứa nước hoặc họng nước cứu hoả, bể cát dự trữ,
thang cứu hoả, xô múc nước....có phương án cứu hoả khi có tình huống xẩy ra.
Điều 26: Đối với các khâu bảo quản có liên quan đến dầu mỡ, nhiên
liệu phải tuyệt đối cách ly các nguồn lửa hoặc các nguồn dễ phát sinh ra lửa.
Khi chưng cất dầu máy không được đun trực tiếp dầu máy trên ngọn lửa.
Điều 27: Thường xuyên kiểm tra độ ổn định của ôtô xe máy, đặc biệt
trước khi phát động nổ máy trên giá kê.
Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ nghề tốt để
phục vụ công tác bảo quản. Chú ý các thao tác trong vận hành, bảo quản ôtô xe
máy phải đúng yêu cầu kỹ thuật tránh xẩy ra tai nạn.
Điều 28: Công nhân bảo quản phải được trang bị đầy đủ trang thiết
bị bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang...theo quy định.
Chương 6:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 29: Cục Dự trữ Quốc gia chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo
thực hiện. Trong quá trình thực hiện khi cần thiết sẽ được bổ sung, sửa đổi cho
phù hợp.
Điều 30: Các Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm chỉ đạo, giám
sát và hướng dẫn các Tổng kho thực hiện tốt quy phạm này.
Các Tổng kho phải tổ chức, thực hiện đầy đủ
các công việc bảo quản như đã quy định.
Điều 31: Các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt quy phạm bảo quản ôtô,
xe máy được khen thưởng, vi phạm sẽ xử lý theo các quy định hiện hành.
QUY PHẠM
BẢO
QUẢN KIM LOẠI DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 34/2004/QĐ-BTC, ngày 14 tháng 4 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Chương 1:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng bảo quản nêu trong quy phạm này là các sản phẩm
luyện kim, gồm: Kim loại đen, kim loại mầu và các sản phẩm luyện kim khác.
Điều 2: Quy phạm này quy định các công việc liên quan đến chất
lượng kim loại nhập kho dự trữ, vận chuyển, xắp xếp quy hoạch nhà kho và bảo
quản kim loại dự trữ quốc gia.
Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị dự trữ có cất giữ, bảo quản kim loại
dự trữ; kỹ thuật viên phụ trách công tác bảo quản kim loại; người trực tiếp bảo
quản và các thủ kho kim loại phải hiểu biết đầy đủ, nắm vững các quy định và
tuyệt đối tuân thủ quy phạm này.
Chương 2:
NHÀ
KHO BẢO QUẢN
Điều 4: Yêu cầu về nhà kho:
1.Kho kín: Là các kho kiên cố, có mái
che, có trần chống nóng, tường bao quanh, nền bê tông chịu lực. Loại nhà kho
này có khả năng chống được các ảnh hưởng của thời tiết. Thường được sử dụng bảo
quản cho kim loại thuộc nhóm phân loại thứ nhất (theo phụ lục số 1: Bảng
phân nhóm kim loại).
2. Kho nửa kín: Là loại kho mái được làm bằng
loại vật liệu tốt, khó cháy, không có hoặc có tường gạch xây lửng bao quanh;
nền kho bằng bê tông chịu lực hoặc nền trải nhựa đường. Loại kho này chỉ chống
được mưa, nắng thường được sử dụng bảo quản cho kim loại thuộc nhóm phân loại
thứ hai.
3. Kho bãi: Là bãi chứa, hoàn toàn ở ngoài
trời không có mái che, không có tường bao quanh; nền đất đầm chặt hoặc nền đất
cứng tự nhiên. Loại kho này không có khả năng hạn chế được các ảnh hưởng của
thời tiết, thường được sử dụng bảo quản cho kim loại thuộc nhóm phân loại thứ
ba.
Điều 5: Yêu cầu về nền nhà kho bảo quản kim loại:
1. Khả năng chịu lực của nền kho : Nền
kho, bãi phải có khả năng chịu lực tốt. Đảm bảo cho kết cấu nhà kho và các công
trình xây dựng xung quanh khi chất xếp kim loại. Cụ thể:
+ Nền bê tông: Tải trọng nền tối thiếu đạt ≥
5 tấn/ m2
+ Nền đá trải nhựa đường: Tải trọng nền tối
thiếu đạt ≥ 4 tấn/ m2
+ Nền đất bãi: Tải trọng nền tối thiếu đạt ≥
2 tấn/ m2
2. Độ dốc của nền kho: Phải đảm bảo cho sự
thoát nước. Nền kho, bãi phải có độ dốc nhất định,
+ Nền kho kín và nửa kín: Độ dốc nền đạt tỷ
lệ 1/150, tính từ đường tâm nhà ra hai bên sườn theo chiều dọc kho,
+ Nền kho bãi: Độ dốc nền đạt tỷ lệ 1/100,
phía trên có hào chăn nước chảy.
3. Độ cao nền kho: Nền kho phải cao hơn mặt
nền xung quanh kho ít nhất 20 cm. Xung quanh kho phải có rãnh thoát nước để
chống nước tràn vào trong kho.
Chương 3:
CHẤT
LƯỢNG KIM LOẠI NHẬP KHO VÀ PHÂN NHÓM KIM LOẠI BẢO QUẢN
Điều 6: Kim loại nhập kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo yêu cầu:
1. Chất lượng kim loại nhập kho phải đảm bảo
không sai khác về: quy cách, mác kim loại và không han rỉ, cong vênh. Tuyệt đối
không nhập hàng đã kém phẩm chất, hàng không rõ xuất xứ.
2. Kim loại nhập kho phải có lý lịch rõ ràng:
Ký mã hiệu, nước sản xuất, xác nhận chất lượng hàng hoá của cơ quan quản lý
chất lượng có thẩm quyền.
Điều 7: Nguyên tắc phân nhóm bảo quản: Căn cứ vào thành phần cấu
tạo, quy cách, trọng lượng kim loại, yêu cầu bảo quản và các yêu cầu sử dụng
của kim loại. Kim loại dự trữ được chia thành 3 nhóm bảo quản sau đây:
1. Nhóm thứ nhất: Gồm các kim loại hiếm; kim
loại dễ bị han rỉ do ảnh hưởng của thời tiết; kim loại có yêu cầu cao về chất
lượng khi xuất ra sử dụng quy định cất giữ trong kho kín.
2. Nhóm thứ hai: Gồm các kim loại có
kích thước lớn; khó vận chuyển bốc xếp trong điều kiện kho dự trữ chưa trang bị
phương tiện cơ giới cho việc bốc xếp; kim loại cần thiết phải tránh mưa, nắng
quy định cất giữ trong kho nửa kín.
3. Nhóm thứ ba: Gồm các kim loại có khả năng
chịu được các tác động của thời tiết, có thể cất giữ ở bãi chứa có hoặc không
có mái che.
4. Bảng phân nhóm kim loại theo bảo quản (xem
phụ lục số 1)
Chương 4:
LỚP
PHỦ BẢO VỆ BỀ MẶT KIM LOẠI
Điều 8: Yêu cầu lớp phủ bảo vệ bề mặt kim loại phải bảo đảm ngăn
ngừa được sự tác động của môi trường (nước, độ ẩm, bụi bẩn, các chất khí xâm
thực gây ăn mòn…). Những chất phủ thường sử dụng như: Sơn các loại;
dầu mỡ thông thường; các dầu mỡ chuyên dùng có chất ức chế ăn mòn kim loại.
Điều 9: Dầu mỡ bảo quản:
1. Yêu cầu về dầu, mỡ:
+ Tạo ra được cấu trúc trên bề mặt kim loại
có khả năng kị nước, có độ bền cơ học cao, có độ bám dính tốt.
+ Dầu, mỡ dùng bảo quản kim loại không làm
ảnh hưởng đến thành phần hoá học của kim loại.
+ Dầu, mỡ phải là dầu, mỡ sạch, không lẫn tạp
chất khác. Dầu, mỡ phải có tính ổn định cao dưới tác động của môi trường (nhiệt,
ẩm)
2. Lựa chọn dầu, mỡ bảo quản: Trong quá trình
bảo quản cần phải có sự lựa chọn dầu, mỡ phù hợp với từng loại kim loại, nếu
không sẽ gây tác hại ngược trở lại với kim loại được bảo quản.
3. Bảng phân nhóm dầu, mỡ bảo quản kim loại (xem
phụ lục số 2)
Điều 10: Chất ức chế ăn mòn kim loại được bổ sung vào thành phần
của dầu, mỡ bảo quản để nâng cao khả năng chống ăn mòn kim loại. Một số chất ức
chế ăn mòn thường dùng là: Các hợp chất hữu cơ của nhôm; xà phòng nhôm và các
xít tổng hợp; hoặc cao su thiên nhiên.
Điều 11: Hỗn hợp dầu, mỡ thông thường dùng cho bảo quản kim loại
đen, thành phần gồm có:
+ Dầu máy (sạch) 70 % khối lượng
+ Mỡ máy (sạch) 10 % khối lượng
+ Nhựa đường (Bitum) 20 % khối lượng
Được gia nhiệt để trộn đều thành hỗn hợp nóng
dùng để bảo quản bề mặt kim loại theo quy trình.
Chương 5:
BẢO
QUẢN VÀ KÊ XẾP KIM LOẠI NHẬP KHO DỰ TRỮ
Điều 12: Tất cả các kim loại (trừ gang đúc) đều phải được
xếp trên giá kê, bục kê kể cả các kim loại bảo quản ngoài bãi chứa.
Điều 13: Giá kê, bục kê:
1. Bục kê kim loại: Tốt nhất là
được làm bằng bê tông cốt thép có kích thức phù hợp với nhà kho và hàng hóa.
+ Bục kê trong kho: Kích thước 250 x 200 x
1.000 mm
+ Bục kê ngoài bãi: Kích thước 250 x 250 x
1.000 mm.
2. Giá kê kim loại: Thường làm bằng
thép, gỗ hoặc các vật liệu tổng hợp, đảm bảo các yêu cầu chắc chắn; dễ tháo
lắp; an toàn trong bảo quản.
Điều 14: Yêu cầu về kê xếp kim loại:
1. Không xếp chung kim loại với hoá chất các
loại, các thiết bị sử dụng hoá chất
(ắc quy), phân hoá học, thuốc trừ sâu
cùng trong một nhà kho.
2. Kim loại kê xếp trong nhà kho phải đảm bảo
có khoảng cách với tường kho, cột kho ít nhất là 0,5 m. Đường đi trong kho rộng
tối thiểu 2,5 m đối với các kho có phương tiện vận chuyển cơ giới; và rộng 1,5
m nếu vận chuyển bằng thủ công hoặc bán cơ giới.
3. Không được xếp kim loại quá nặng, vượt quá
tải trọng cho phép của nền kho. Không xếp lô hàng quá cao khi không có phương
tiện nâng hạ cơ giới và với các kim loại có khả năng biến dạng lớn. Kim loại
nhỏ có trọng lượng nhẹ có thể cho phép xếp cao nhưng không vượt quá 2,0 m.
Không xếp các lô hàng có chiều cao lớn ngay khu vực gần cửa ra vào kho hoặc
giữa kho.
4. Kim loại có kích thước lớn, trọng lượng
lớn hoặc cồng kềnh cần được xếp tại các vị trí thuận tiện cho việc bốc xếp, vận
chuyển. Không xếp ở góc chết kho hoặc xa đường đi lại vận chuyển.
5. Kim loại mầu số lượng ít, kích thước nhỏ
được xếp trên các giá kê bằng gỗ hoặc bằng kim loại.
6. Để tránh nhầm lẫn, không xếp các kim loại
khác nhau về hình dạng, chủng loại và chất lượng vào cùng một lô.
7. Kim loại dạng thanh, cây dài hơn 10 mét,
phải đảm bảo cứ 1- 1,5 mét có một điểm kê. Không xếp chồng kim loại lên nhau
quá nặng vượt khả năng chịu uốn của kim loại, gây võng và làm biến dạng kim
loại.
8 . Kim loại được đóng gói trong hòm, kiện
phải xếp quay mặt hòm, kiện có ghi các ký hiệu, mã số trên bao bì ra phía
ngoài. Các hòm, kiện được xếp theo hàng hoặc chồng lên nhau theo một trật tự
nhất định đảm bảo độ vững chắc cho cả đống.
9. Kho kim loại sau khi quy hoạch xắp xếp
phải được vẽ thành sơ đồ mặt bằng các vị trí từng loại hàng. Từng lô, đống kim
loại phải có hồ sơ chi tiết để quản lý theo dõi.
Điều 15: Khi nhập kho dự trữ:
1. Kim loại đen các loại thuộc nhóm được phép
bảo quản bằng dầu mỡ, trước khi kê xếp vào kho cần được bảo quản dầu mỡ.
2.Với kim loại đen khác (thép xây dựng,
thép dạng phôi, gang thỏi các loại) không thuộc nhóm bảo quản quản bằng
dầu, mỡ và kim loại mầu các loại cần vệ sinh, lau chùi sạch bề mặt trước khi kê
xếp vào giá kê.
Điều 16: Kỹ thuật kê xếp kim loại:
1. Kim loại dạng viên, thỏi xếp thành từng
kiêu nhỏ, cứ 4 kiêu nhỏ dựa sát nhau tạo thành 1 kiêu lớn.
2. Kim loại dạng cây, thanh xếp trên bục kê,
2 bên có cọc chắn bằng thép hoặc bằng gỗ, có thể dùng ván gỗ lót giữa vài lớp
kim loại để thuận tiện cho việc bốc xếp.
3. Các cây thép có đường kính nhỏ hơn 15mm
được bó thành từng bó nhỏ, xếp trên bục bê tông có cọc chắn 2 bên.
4. Thép dạng cây, thanh có đường kính nhỏ hơn
10mm bó gọn thành từng bó nhỏ, xếp trên giá kê hoặc bục bê tông, lô thép có mặt
cắt thu nhỏ dần lên phía trên.
5. Thép L có kích thước cạnh lớn hơn 50mm
xếp úp sát nhau, cứ từ 5-6 lượt cây thép úp, xếp 1 lượt ngửa để khoá chặt 2 lớp
thép trong cùng một lô thép với nhau.
6. Thép L có kích thước cạnh bé hơn 50mm có
thể xếp như thép cây có đường kính nhỏ hơn 15mm (mục 3) hoặc bó chặt
thành từng bó nhỏ khoảng 30-40 cây/ bó, xếp trên bục bê tông có cọc cắn 2 bên.
7. Thép chữ U, lớp dưới cùng xếp ngửa, lớp
thứ 2 xếp úp vào lớp dưới móc 2 cạnh của cây thép trên vào 2 cạnh của 2 cây
thép lớp dưới xếp kề nhau. Cứ xếp như vậy cao dần lên. Lớp trên cùng của lô
thép xếp úp cây thép xuống để khoá chặt lô thép.
8. Thép chữ T, lớp dưới cùng xếp phần đầu úp
xuống (^), chân chữ T quay
lên, lớp thứ 2 xếp ngửa, gài xen kẽ các cây thép lớp trên vào 2 cây thép của
lớp dưới.
9. Thép chữ I xếp giống như thép chữ U.
10. Thép đường ray xếp giống như thép chữ T,
hoặc xếp thành từng hàng sát nhau, giữa lớp trên và lớp dưới có các thanh ván
gỗ lót.
11. Kim loại dạng dây cuộn tròn, đường kính
cuộn dây lớn hơn 1.000mm xếp trên bục bê tông có ván lót dưới. Các cuộn dây
được xếp chồng lên nhau thành 1 khối nhỏ, 4 khối nhỏ dựa sát nhau thành 1 khối
lớn. Cứ chiều cao từ 10-12 cuộn thì dùng ván gỗ lót phẳng, tiếp tục xếp lớp thứ
2. Trên cùng lô thép dùng 1 cuộn dây xếp vào chỗ tiếp xúc của 4 khối nhỏ tạo
thành lớp khoá cho cả khối.
12. Kim loại dạng dây cuộn tròn, đường kính
cuộn dây lớn hơn 500mm, xếp trên ô gía kê bằng sắt, gỗ. Xếp nghiêng các cuộn
dây từ 30-40 độ so với sàn kho.
13. Kim loại dạng tấm, lá...xếp chồng khít
lên nhau, với các tấm có chiều dày lớn hơn 4mm để so le các đầu mép tấm để dễ
bốc xếp khi bảo quản.
14. Kim loại mầu kích thước nhỏ, xếp trên các
giá kê gỗ, hoặc vật liệu nhân tạo, không xếp kim loại mầu trên các giá kê bằng
sắt.
Chương 6:
BẢO
QUẢN KIM LOẠI LƯU KHO
Điều 17: Việc bảo quản kim loại phải đảm bảo kỹ thuật như sau:
1. Kỹ thuật chung bảo quản kim loại bằng dầu,
mỡ:
+ Làm sạch bề mặt kim loại: Kiểm tra các vết
han rỉ, bụi bẩn, đất cát, dầu mỡ bẩn...bám dính trên bề mặt kim loại. Loại bỏ
các chất cặn bẩn trên bề mặt kim loại bằng các chất dung môi phù hợp (nước
sạch, dung môi tẩy rửa). Các vết han rỉ được tẩy sạch bằng bàn chải sắt
mềm,
+ Lựa chọn loại dầu, mỡ bảo quản phù hợp với
từng loại kim loại khác nhau cần bảo quản,
+ Tạo lớp phủ bằng dầu, mỡ hoặc các chất phủ
có nguồn gốc hữu cơ lên trên bề mặt kim loại,
+ Bao gói hoặc kê xếp lên trên giá kê sau khi
bảo quản.
2. Bảo quản thường xuyên: Hàng ngày thủ kho
và các kỹ thuật viên phải kiểm tra mặt ngoài của các lô hàng, kịp thời phát
hiện các biến động trong kho và ghi chép vào sổ sách theo dõi.
+ Bao bì, bao kiện bị mối xông, phải được
cách ly và xử lý ngay,
+ Kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại (bằng
cảm quan) và tình trạng ổn định của các giá kê, bục kê,
+ Kim loại bị han rỉ, phải làm sạch rỉ và phủ
dầu, mỡ bảo quản thích hợp lên toàn bộ bề mặt kim loại bị han rỉ,
+ Kiểm tra, đối chiếu ký mã hiệu lô hàng so
với sổ sách quản lý (thẻ kho, sổ bảo quản…),
+ Vệ sinh nền nhà kho, xung quang khu vực kho
và thường xuyên quét dọn vệ sinh bề mặt ngoài các lô kim loại,
Điều 18: Kim loại đen được bảo quản bằng dầu, mỡ. Tuỳ thuộc vào độ
bền cơ học của từng loại dầu, mỡ được sử dụng bảo quản; tình trạng han rỉ thực
tế của kim loại; điều kiện kho cất giữ kim loại và công dụng của từng loại kim
loại để quyết định chu kỳ thời gian dãn cách giữa 2 lần bảo quản định kỳ liên
tiếp. Đơn vị có kế hoạch bảo quản kim loại phải thực hiện việc đánh giá, kiểm
tra và báo cáo Cục Dự trữ quốc gia kết quả.
+ Bảo quản bằng dầu, mỡ thông dụng quy định 2
năm (24 tháng)/lần. Số kim loại được bảo quản lại phải được kiểm tra,
đánh giá chất lượng lớp dầu bảo quản lần trước và mức độ han rỉ, chất lượng của
kim loại để quyết định khối lượng công việc bảo quản lại lần tiếp sau.
+ Bảo quản bằng các loại dầu, mỡ chuyên dụng,
lớp phủ bảo vệ có độ bền cơ học cao hơn quy định 3 năm (36 tháng)/lần.
+ Trước khi phủ lớp dầu, mỡ bảo quản mới lên
bề mặt, kim loại phải được vệ sinh, tảy sạch lớp dầu bảo quản của lần trước đó
và các bụi bẩn, vết han rỉ trên bề mặt kim loại.
Điều 19 Bảo quản định kỳ kim loại mầu các loại, định kỳ từ 6
tháng đến 12 tháng kiểm tra toàn bộ :bề mặt kim loại màu, phát hiện han rỉ phải
tiến hành xử lý sạch các vết rỉ. Sau đó dùng các chất bảo vệ bề mặt thích hợp
bao phủ kín nơi bị han rỉ đã được xử lý. Hoặc bọc kín lại bằng giấy cách ẩm.
Điều 20: Những kim loại mầu nhạy cảm với tác động của môi trường,
cần được bảo quản trên các giá kê trong môi trường khô, sạch. Có thể phủ kín
các thỏi kim loại bằng một lớp Paraphin trung tính mỏng và bọc kín hoặc đóng
hòm bảo quản.
Điều 21: Thiếc kim loại ở các dạng được bảo quản trong kho kín,
mát. Trong kho về mùa lạnh cố gắng đảm bảo nhiệt độ không nhỏ hơn 12 độ C cho
các lô hàng là thiếc kim loại.
Điều 22: Chì kim loại các loại được bảo quản trong kho thoáng khí,
độ ẩm thấp, tránh để chì tíêp xúc với nước mưa. Khi bảo quản, vận chuyển, bốc
xếp cần nhẹ tay.
Điều 23: Các loại đồng, nhôm dạng tấm, lá mỏng, dây sợi có đường
kính nhỏ (từ 1-2mm) bảo quản ở những nơi khô ráo. Đối với nhôm kim loại
các loại khi bị mốc phải dùng giẻ mềm lau sạch, bôi phủ lên bề mặt một lớp dầu,
mỡ bảo quản thích hợp rồi bọc kín lại bằng giấy cách ẩm.
Điều 24: Bảo quản bao bì, kiện gỗ, ký mã hiệu của kim loại:
1. Bao bì, kiện gỗ: Một số kim loại
được đóng gói, bảo quản trong các kiện bằng gỗ, hoặc kim loại, trong bảo quản
tuyệt đối không được tháo bỏ bao kiện. Trong trường hợp có vấn đề về: Chất
lượng; số lượng cần kiểm tra kỹ hoặc quy cách hòm kiện quá khổ không vận chuyển
được…Sau khi kiểm tra, kê xếp ổn định trong kho phải đóng hòm, kiện lại như ban
đầu.
2. Phải giữ gìn, bảo vệ các ký mã hiệu trên
bao bì, trên bề mặt thỏi kim loại.
+ Tuyệt đối cấm viết thêm các ký hiệu khác lạ
lên bao kiện, hòm có chứa đựng kim loại. Nếu các ký hiệu trên bao kiện bị mờ
cần tô, viết lại cho rõ và chính xác như ban đầu,
+ Kim loại ở dạng thỏi có các ký hiệu, nhãn
mác kim loại được đúc (ghi chìm) ngay trên bề mặt. Khi vận
chuyển, bốc xếp, kê xếp, mang vác...không quăng, ném mạnh từ trên cao xuống nền
kho, tránh việc làm mất mát các ký hiệu đó,
+ Thường xuyên chú ý kiểm tra, phát hiện và
xử lý chống mối xông phá hoại bao, kiện gỗ.
3. Kim loại có cùng quy cách nhưng khác nhau
về chủng loại, mắc thép trong vận chuyển, kê xếp trong kho cần có sự đánh dấu
rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn.
Chương
7:
BẢO
QUẢN TRONG VẬN CHUYỂN
Điều 25: Trong quá trình vận chuyển:
1. Không vận chuyển kim loại chung cùng các
loại hàng hoá khác như: Hoá chất, xăng dầu, muối, và các máy móc thiết bị…
2. Phương tiện dùng vận chuyển, xếp dỡ hoá
chất, muối, phân hoá học…cần phải được tẩy rửa sạch trước khi dùng chuyên chở,
bốc xếp kim loại.
3. Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hạn chế
việc tháo dỡ các bao kiện, bó hàng, di dời các ký mã hiệu đi kèm theo hàng hoá.
Trường hợp phải chia nhỏ khối lượng để vận chuyển phải ghi chép, đánh dấu riêng
biệt tránh nhầm lẫn.
4. Kim loại được quy định tránh nước, phải
che đậy cẩn thận khi vận chuyển,
5. Kim loại mầu dạng thỏi, viên khi bốc xếp
vận chuyển không được vứt, ném mạnh. Không được làm biến dạng hình dáng ban đầu
của kim loại.
Chương 8:
PHÒNG
HOẢ VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Điều 26: Các phương tiện, công cụ bảo quản khi dùng bảo quản định
kỳ kim loại có điều kiện tiếp xúc với dầu, mỡ nhiên liệu dễ cháy phải được chế
tạo bằng các vật liệu đặc biệt, tránh phát ra các tia lửa do ma sát trong quá
trình lao động.
Điều 27: Tổ chức tốt việc phòng chống cháy nổ, bố trí người và
phương tiện sẵn sàng chữa cháy trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, khi bảo
quản dầu mỡ kim loại nếu xảy ra cháy nhiên liệu phải nhanh chóng dùng bình cứu
hoả, hoặc cát để dật tắt đám cháy.
Điều 28: Khi pha trộn hỗn hợp dầu, mỡ bảo quản phải đun cách thuỷ,
không được đun trực tiếp hỗn hợp dầu bảo quản trên ngọn lửa.
Điều 29: Dầu, mỡ bảo quản khi bám vào người được rửa sạch bằng
nước nóng và xà phòng. Người bảo quản kim loại phải sử dụng mặt nạ phòng độc ở
nơi có nồng độ hơi nhiên liệu cao. Nơi bảo quản có nhiều bụi, hoặc khi bảo quản
chì kim loại phải đeo khẩu trang, nên chọn nơi thoáng khí hoặc có phương tiện
thông gió để bảo quản kim loại.
Chương 9:
QUẢN LÝ
KHỐI LƯỢNG- HỒ SƠ- SỔ SÁCH BẢO QUẢN
Điều 30: Khối lượng kim loại khi nhập kho phải được thể hiện bằng
đơn vị tính khối lượng (Kg) trong các chứng từ theo dõi. Bên cạnh số thể
hiện khối lượng Kg phải có số liệu phụ theo dõi. Số liệu phụ là số cây, thanh,
thỏi...kim loại tương ứng với khối lượng từng loại kim loại.
Điều 31: Các hồ sơ, chứng từ ban đầu có liên quan đến số lượng,
chất lượng, quy cách chủng loại và xuất xứ của hàng hoá phải được quản lý tập
trung. Khi có lệnh điều động hàng hoá cho đơn vị khác trong ngành cất giữ, bảo
quản. Mọi hồ sơ liên quan phải được chuyển giao cho đơn vị mới quản lý theo quy
định.
Điều 32: Hàng hoá sau khi được kê xếp trong kho, các lô hàng đều
phải được lập thẻ kho, thẻ lô hàng ghi rõ ràng các thông số: Khối lượng; quy
cách; nước sản xuất ; năm nhập kho dự trữ (trong trường hợp kim loại được
điều chuyển cho 1 đơn vị khác trong ngành cất giữ, vẫn phải duy trì thời gian
nhập kho của lần nhập kho dự trữ đầu tiên trong thẻ kho và thẻ lô hàng).
Quy cách, nhãn mác kim loại phải được ghi
chính xác theo đúng chứng từ kiểm tra chất lượng hàng do các cơ quan kiểm tra
chất lượng cấp. Đặc biệt, lưu lý đối với các nguyên tố hợp kim thuộc nhóm thép
chế tạo: thép công cụ; thép hợp kim và các kim loại mầu nhóm hợp kim (xem
phụ lục 3- cách thể hiện kích thước kim loại)
Trong trường hợp một lô hàng lớn phải chia ra
nhiều lô nhỏ trong nhà kho để tiện cho việc kê xếp, từng lô nhỏ cũng phải có
đầy đủ các thông tin như của lô hàng lớn.
Điều 33: Mỗi một mặt hàng kim loại, theo các đợt nhập kho khác nhau
phải có một sổ ghi chép, theo dõi riêng về công tác bảo quản. Trong quá trình
bảo quản thủ kho có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chính xác các công việc bảo
quản đã làm và các sự cố xảy ra đối với hàng hoá. Định kỳ, thủ trưởng phụ trách
đơn vị kho phải kiểm tra và có nhận xét đánh giá ghi vào sổ theo dõi công tác
bảo quản.
Chương 10:
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 34: Cục Dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức
thực hiện quy phạm này. Trong quá trình thực hiện nếu có sự thay đổi về công
nghệ, cơ chế quản lý sẽ có bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Điều 35: Các đơn vị Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm chỉ đạo,
hướng dẫn và giám sát các Tổng kho thực hiện. Các Tổng kho và các nhân liên
quan phải thực hiện đầy đủ các công việc bảo quản và quản lý hàng hoá đã quy định.
Điều 36: Các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt Quy phạm này sẽ đựoc khen
thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.
PHỤ LỤC SỐ
01
BẢNG
PHÂN NHÓM KIM LOẠI BẢO QUẢN
(
Kèm theo Quy phạm bảo quản kim loại Dự trữ quốc gia)
TT
|
Danh mục kim khí
|
Điều kiện bảo quản
|
I/
1
|
Nhóm bảo quản thứ nhất
Kim khí mầu các loại. Ví dụ:
Đồng và các hợp kim của đồng
Nhôm và các hợp kim của nhôm
Thiếc và các hợp kim hàn
Kẽm kim loại
Bi mê tal các loại
Bác bít (hợp kim ổ trục) các loại
Ni ken kim loại
Chì kim loại…
|
Trong nhà kho kín.
|
2
|
Kim khí đen các loại. Ví dụ:
Thép chế tạo hợp kim
Thép dụng cụ hợp kim
Thép gió các loại
Thép làm lò so các loại
Thép hợp kim
Thép đặc biệt
Thép làm vòng bi
Thép chịu axít
Thép không rỉ
Thép điện trở cao
Thép làm nam châm
Thép lá có silíc
Thép lá đen các loại (kích thước nhỏ)
Thép lá mạ thiếc, mạ kẽm
Dây thép các loại cỡ 1(mm)
Dây thép dư ứng lực
Dây thép làm que hàn
Các loại dây thép có vỏ và không có vỏ bọc
|
|
II
|
Nhóm bảo quản thứ hai:
Các loại ống thép đen thường
Các loại ống thép đúc có đuờng kính <
75mm
Các loại ống thép có mạ bên ngoài
Thép các bon dạng thanh, cây
Thép tấm các loại chiều dầy
Các loại thép dẹt dày (s) < 1mm
Thép cây tròn, vuông, lục lăng
Thép vằn (đốt) dùng trong xây dựng
Dây thép các loại đường kính
Thép hình cỡ nhỏ (U,I,T…)
Thép chế tạo các bon
Fe rô các loại…
|
Trong nhà kho nửa kín
|
III
|
Nhóm bảo quản thứ ba:
Các loại gang thỏi
Các loại ống gang
Thép tấm dày >10mm
Các loại thép hình cỡ lớn (> 165mm)
Thép tròn, thanh cây... có đường kính >
40mm
|
Bảo quản ngoài bãi (hở)
|
PHỤ LỤC SỐ
02
DẦU,
MỠ BẢO QUẢN KIM LOẠI
(Kèm
theo Quy phạm bảo quản kim loại Dự trữ quốc gia)
TT
|
Loại dầu, mỡ
|
Thành phần dàu, mỡ
|
Công dụng bảo quản
|
1
|
Dầu khoáng vật
|
Dầu công nghiệp (dầu suốt)+ dầu máy
(dầu si lanh)
|
Thời gian bảo quản trong 30 ngày, thường
bảo quản các chi tiết trong quá trình gia công, bảo quản thép trong vận
chuyển.
|
2
|
Vazơlin kỹ thuật
|
55% (dầu suốt + dầu máy) pha với 30% mỡ máy
và 15% paraphin (nến đốt)
|
Thời gian bảo quản từ 6-8 tháng, dùng cho
chi tiết và kim khí lưu kho trong thời gian ngắn và vận chuyển.
|
3
|
Dầu lau đạn
|
75% mỡ máy + 15% dầu si lanh +10% Paraphin
+ kiềm
|
Bảo quản lâu dài trong kho các chi tiết máy
và thiết bị, và kim khí trong quá trình dự trữ.
|
4
|
Dầu chống rỉ
|
37,5% dầu máy + 37,5% dầu si lanh +5%
côlôphan (nhựa thông) +20% Vazơlin kỹ thuật (có thể thay thế vazơlin
bằng loại dầu số 2 trong bảng)
|
Bảo quản chi tiết máy và kim loại.
|
5
|
Mỡ bảo quản
|
Kí hiệu:YTC-1(M)
4700-49
|
Bảo quản chung chi tiết và kim khí. Có khả
năng chịu được tác dụng của nước mặn.
|
6
|
Mỡ súng
|
Kí hiệu: BO3045-51
Nếu dùng 50% BO +50% YH.3
|
.Dùng cho bảo quản chi tiết, thiết bị.
.Có tác dụng bảo quản lâu dài.
|
7
|
Mỡ đặc biệt cho công nghệ
|
Kí hiệu: 5570-50
|
Bảo quản dây cáp trần không có vỏ bọc bảo
vệ.
|
8
|
Mỡ 95/5
|
95% Petrolatum +5% Paraphin + 0,02% kiềm.
|
Thời gian bảo quản đến 2 năm.Tác dụng chống
ăn mòn chi tiết và kim loại khitiếp xúc với nước biển.
|
9
|
MỡACM( MC-1 và ACM-3)
|
12%-14% Ôlêsteoral nhôm +88%
- 86% dầu si lanh 52.
|
Thời gian bảo quản đến 5 năm. Tác dụng bảo
quản tốt trong môi trường.
|
10
|
Mỡ -203A
|
85% dung dịch dầu Sunfonat canxi + 15%
Petrolatum ôxi hoá.
|
Bảo quản kim khí đen và mầu.
|
11
|
Mỡ-203
|
40% dung dịch dầu Sunfonat canxi + 15%
Petrolatum ôxi hoá+ 50% dầu công nghiệp 2.
|
Như loại dầu số 10
|
12
|
Mỡ -204
|
55% dầu Nitro hoá+ 15% Petrolatum ô xi hoá
+ 30% Fi rô polyme.
|
Như loại dầu số 10
|
13
|
Mỡ-204Y
|
75% dầuNitrohoá+15%Petrolatum Ô xi hoá+ 5%
Paraphin
|
Như loại dầu số 10
|
PHỤ LỤC SỐ
03
CÁCH
THỂ HIỆN KÍCH THƯỚC KIM LOẠI
(Kèm
theo Quy phạm bảo quản kim loại Dự trữ)
Hình dạng kim khí
|
Quy cách thẻ kho
|
Minh Họa
|
Dạng viên, thỏi
|
Trọng luợng viên, thỏi tính ra Kg.
|
|
Dạng thanh dẹt
|
Chiều rộng (a) x chiều dày (b) mm
a x b (mm)
|
|
Dạng cây vuông
|
Cạnh (a) x Cạnh (a) mm
a x a (mm)
|
|
Dạng cây 6 cạnh đến 8 cạnh
|
Đường kính vòng tròn nội tiếp (a). Xác
định bằng khoảng cách của 2 cạnh đối diện (mm).
|
|
Dạng cây tròn và dây nhỏ
|
Đường kính D (mm)
|
|
Dạng tấm, lá.
|
Chiều dầy (S) x chiều rộng (a) x chiều dàI
(L) mm
S x a x L (mm)
Ví dụ: 5 x710 x1400 mm
|
|
Dạng băng cuộn
|
Chiều dày (S) x Chiều rộng (b) mm
S x b (mm)
Ví dụ: 0,7 x 500 mm
|
|
Thép ống (trừ ống dẫn nước, dầu khí đốt)
|
.Đường kính ngoài (D) x chiều dày thành ống
(s) mm
D x s (mm)
.Đường kính quy ước (lấy tròn số để có được
số nguyên là đuờng kính tại 1/2 chiều dày thân ống.
|
|
Thép đường ray (cần trục, tầu hoả, tầu
điện..
|
Trọng lượng 1mét chiều dài tính ra (kg) và
ký hiệu loại ray ghi phía trước.
Ví dụ: TH 55 (ray xe điện)
KP 140 (ray cầu trục)
|
|
Dây cáp thép
|
. Số nhóm dây x Số sợi mỗi nhóm
. Số lõi dây- Đuờng kính dây cáp có mạ hay
không mạ.
|
Ghi rõ cáp xoắn trái hoặc xoắn phải.
|
Thép hình Lđều cạnh
|
Cạnh (b) x Cạnh (b) x Chiều dày (d)
b xb xd (mm)
Ví dụ: 60 x60 x6 mm
|
|
Thép hình L không đều cạnh
|
Cạnh dàI (B) xCạnh ngắn (b)x Chiều dày(d)
mm
B x b x d (mm)
Ví dụ: 50 x32 x4 mm
|
|
Thép chữ U
|
Cạnh nằm (h) x Chiều cao (b) x Chiều dày
của cạnh nằm (d) mm.
h x b xd (mm)
Ví dụ: 160 x68 x5 mm
|
|
Thép chữ I
|
Chiều cao (h) x Cạnh nằm (b) x Chiều dày
thân I (d) mm
h xb xd mm
Ví dụ: 160 x 81 x 8 mm
|
|
Thép chữ T
|
Chiều cao (h) x Cạnh trên (b) x chiều dày
thân T (s) mm
h x b x s (mm)
Ví dụ: 100 x 75 x6,5 (mm)
|
|
Thép chữ Z
|
Chiều cao (h) x cạnh nằm (b) x Chiều dày
cạnh giữa (s) mm
h xb x s (mm)
|
|
Ghi chú: Cách ghi như phụ lục 03 nêu trên tham khảo
từ sổ tay vật liệu kim loại ( Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật) tác giả Bùi
Công Dưỡng. Đây là cách thể hiện quy cách thép theo tiêu chuẩn Liên xô cũ. Nếu
thép nhập theo tiêu chuẩn mới cần hiểu rõ quy cách thép trên các chứng từ kèm
theo hàng khi nhập để ghi vào thẻ kho.