BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
|
Số 23/2007/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2007
|
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số
186/2004/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng
9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07
tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng
theo Luật Xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công
nghệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thẩm định an
toàn giao thông đường bộ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo. Quyết định này bãi bỏ Thông tư số 11/2005/TT-BGTVT ngày 05 tháng 9
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về công tác thẩm định an
toàn giao thông đường bộ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ,
Cục trưởng các Cục, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Sở GTVT, Sở GTCC;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu: VT, KHCN.
|
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|
VỀ
THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
23/2007/QĐ-BGTVT, ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Văn bản này quy định về thẩm định an toàn giao thông đường
bộ (sau đây gọi là thẩm định ATGT) bao gồm: thẩm quyền quyết định; yêu cầu đối
với tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định; trình tự và nội dung thực hiện việc thẩm
định ATGT.
2. Văn bản này áp dụng đối với các công trình đường bộ xây dựng
mới, nâng cấp, cải tạo và các công trình đường bộ đã đưa vào khai thác không
phân biệt nguồn vốn đầu tư.
Tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến công
tác thẩm định an toàn giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo: Người
có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư quyết định dự án phải thẩm
định và giai đoạn của dự án phải thẩm định ATGT.
2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác:
a) Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định thẩm định ATGT
đối với quốc lộ và đường cao tốc;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quyết định thẩm định ATGT đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện;
c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thẩm định ATGT đối với
đường xã.
Thẩm định ATGT được thực hiện trong một hoặc một số các giai
đoạn sau:
1. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình;
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ
thuật xây dựng công trình;
3. Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
4. Trước khi đưa công trình vào khai thác;
5. Trong quá trình khai thác.
1.Tổ chức thẩm định ATGT phải đáp ứng đủ các các điều kiện
sau:
a) Độc lập với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu và
chủ đầu tư;
b) Đối với dự án nhóm A và nhóm B, tổ chức tham gia thẩm định ATGT
phải có ít nhất 10 người là kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp với công tác
thẩm định ATGT, trong đó ít nhất có 4 kỹ sư đường bộ, 1 kỹ sư vận tải đường bộ
và có tối thiểu 2 người đủ điều kiện làm tổ trưởng tổ thẩm định.
Đối với dự án nhóm C, tổ chức tham gia thẩm định ATGT phải
có ít nhất 5 người, trong đó có tối thiểu 1 kỹ sư đường bộ, 1 kỹ sư hoặc trung
cấp vận tải đường bộ và tổ chức tham gia thẩm định ATGT phải có 1 người đủ điều
kiện làm tổ trưởng tổ thẩm định.
c) Tổ chức thẩm định ATGT phải thành lập tổ thẩm định và chỉ định
chức danh tổ trưởng thẩm định và chủ nhiệm thẩm định (hai chức danh này có thể
do một thành viên đảm nhận) cho mỗi giai đoạn dự án thẩm định ATGT.
Tổ thẩm định phải có ít nhất 5 người đối với các dự án nhóm
A,B; có 3 người đối với các dự án nhóm C.
2. Cá nhân tham gia thẩm định ATGT (sau đây gọi là thẩm định
viên) phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có sức khoẻ phù hợp với công tác thẩm định tại văn phòng và
ở hiện trường;
b) Có trình độ từ đại học trở lên (với dự án nhóm C cho phép một
trung cấp vận tải) về chuyên ngành giao thông đường bộ (đường bộ, cầu, giao
thông công chính, vận tải đường bộ), có thời gian làm việc về thiết kế công
trình đường bộ ít nhất 3 năm hoặc có trình độ từ đại học trở lên đã trực tiếp
quản lý giao thông đường bộ ít nhất 5 năm và tham gia thiết kế, trực tiếp xử lý
an toàn giao thông từ 3 công trình trở lên;
c) Tham gia chương trình đào tạo thẩm định viên an toàn giao
thông do Bộ Giao thông vận tải tổ chức.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thẩm định ngoài đáp ứng
các quy định tại điểm a, c của khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng một trong các
điều kiện sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông
đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 10 năm;
b) Có trình độ từ đại học trở lên đã trực tiếp quản lý giao
thông đường bộ ít nhất 12 năm và tham gia thiết kế, trực tiếp xử lý ATGT từ 3
công trình trở lên;
c) Đã đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 3 dự
án có cấp công trình tương đương với cấp công trình cần thẩm định ATGT (cấp
công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng).
1. Quyết định của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3
về việc thực hiện thẩm định ATGT và các giai đoạn cần phải thẩm định ATGT của dự
án.
2. Hồ sơ dự án: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế
cơ sở, thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản
vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và các tài liệu liên
quan đến dự án.
Đối với trường hợp thẩm định ATGT trước khi nghiệm thu bàn
giao đưa công trình vào khai thác phải có biên bản kiểm tra hiện trường giữa tổ
chức thẩm định ATGT với chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công,
tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.
3. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
và các tiêu chuẩn liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng cho dự
án.
4. Đề cương, dự toán thẩm định ATGT do chủ đầu tư lập. Trường
hợp thuê tư vấn lập thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định trước khi trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Chi phí thẩm định ATGT được tính trong tổng mức đầu tư, tổng dự
toán công trình giao thông hoặc tính trong chi phí quản lý, bảo trì đường bộ đối
với công trình đã đưa vào khai thác theo nguyên tắc sau:
1. Đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, kinh phí
thẩm định ATGT được bố trí trong nguồn vốn đầu tư của dự án.
2. Đối với công trình đang khai thác, kinh phí thẩm định ATGT
được xác định trên cơ sở đề cương và dự toán được duyệt và được bố trí trong
nguồn vốn bảo trì hàng năm.
Báo cáo thẩm định ATGT bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung về dự án:
- Tên của dự án và giai đoạn công tác thẩm định được thực hiện;
- Tên của chủ nhiệm thẩm định và thẩm định viên.
2. Thông tin cơ sở:
- Liệt kê tài liệu đã thu thập dùng cho công tác thẩm định
(các báo cáo, các bản vẽ liên quan);
- Mô tả ngắn gọn các đề xuất;
- Các chi tiết khi đi thị sát và đánh giá hiện trường;
- Các phát hiện và khuyến nghị;
- Thông báo về những vấn đề phát hiện được trong các chuyến khảo
sát hiện trường và nghiên cứu các tài liệu được cung cấp. Có thể dùng hình ảnh
hoặc băng video để hỗ trợ cho việc này;
- Các khuyến nghị (nếu có) về công tác sửa chữa, khắc phục;
- Thông báo chính thức.
Thông báo của Tổ chức thẩm định về việc hoàn thành công tác thẩm
định có ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên của chủ nhiệm thẩm định, thẩm định
viên.
Trong mỗi giai đoạn thẩm định ATGT, trình tự thẩm định được tiến
hành theo các bước như Bảng 1 dưới đây; tùy theo dự án cụ thể có thể kết hợp hoặc
bỏ qua một số bước (hướng dẫn cụ thể xem Phụ lục
1).
Bảng 1.
Các bước thẩm định an toàn giao thông
TT. các bước
|
Nội dung công việc
|
Trách nhiệm thực hiện
|
1.
|
Đề xuất dự án, giai đoạn thẩm định ATGT hoặc công trình
đường bộ để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
|
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ (đối với đường
bộ đang khai thác)
|
2.
|
Lập và phê duyệt đề cương thẩm định
Tuyển chọn tổ chức thẩm định và thương thảo hợp đồng
|
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ (đối với đường
bộ đang khai thác)
|
3.
|
Cung cấp tài liệu để thẩm định
|
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ (đối với đường
bộ đang khai thác)
Tư vấn thiết kế
Nhà thầu xây dựng (tuỳ theo giai đoạn)
Tổ chức thẩm định ATGT
|
4.
|
Nghiên cứu tài liệu
|
Tổ chức thẩm định ATGT
|
5.
|
Đi hiện trường
|
Tổ chức thẩm định ATGT
|
6.
|
Báo cáo thẩm định ATGT
|
Tổ chức thẩm định ATGT
|
7.
|
Tổ chức thẩm tra kết quả báo cáo thẩm định do tư vấn
thẩm định ATGT thực hiện
|
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ (đối với đường
bộ đang khai thác)
Tư vấn thiết kế
Nhà thầu (tuỳ theo giai đoạn)
Tổ chức thẩm định ATGT
|
8.
|
Chỉnh sửa thiết kế hoặc điều chỉnh đặc điểm của đường
|
Tư vấn thiết kế
Nhà thầu (tuỳ theo giai đoạn)
|
9.
|
Xác nhận lần cuối cho những việc đã làm
|
Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý đường bộ (đối với đường
bộ đang khai thác)
|
1. Quyết định dự án phải thẩm định ATGT và giai đoạn phải thẩm
định ATGT của người có thẩm quyền.
2. Chủ đầu tư duyệt đề cương và tuyển chọn tổ chức thẩm định
ATGT theo quy định của Luật đấu thầu, hai bên trao đổi các nội dung công việc
thẩm định, ký kết hợp đồng về thẩm định ATGT.
3. Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế (và nhà thầu cung cấp bản vẽ
hoàn công ở giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác) cung cấp hồ sơ dự
án và tất cả các thông tin có liên quan khác về dự án cho tổ chức thẩm định
ATGT.
4. Tổ chức thẩm định ATGT rà soát các hồ sơ thiết kế dự án và
các thông tin liên quan khác, xem xét tất cả các loại đối tượng tham gia giao
thông và dự kiến khai thác công trình trong mối tương quan với các khu vực gần
kề và mạng lưới đường bộ có liên quan.
5. Tổ chức thẩm định ATGT tiến hành kiểm tra hiện trường để
tìm hiểu và phát hiện mối liên hệ giữa dự án với các đối tượng tham gia giao
thông sau này và khu vực gần kề; Riêng đối với giai đoạn thẩm định trước khi
đưa công trình vào khai thác thì phải kiểm tra cả ban đêm.
6. Tổ chức thẩm định ATGT phối hợp với tư vấn thiết kế và nhà
thầu ở giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác xem xét ảnh hưởng của dự
án có sự ảnh hưởng đến ATGT và các công trình gần kề.
7. Đối với giai đoạn thẩm định ATGT trước khi đưa công trình
vào khai thác, phải có sự tham gia của cơ quan tiếp nhận quản lý đường bộ.
8. Tổ chức thẩm định ATGT lập và gửi báo cáo thẩm định kèm
theo văn bản nêu rõ kết luận các tồn tại về an toàn giao thông, các đề xuất và
biện pháp khắc phục nhằm nâng cao an toàn cho dự án lên chủ đầu tư và tư vấn
thiết kế, nhà thầu ở giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác.
9. Tư vấn thiết kế, nhà thầu ở giai đoạn trước khi đưa công
trình vào khai thác có trách nhiệm tiếp thu bằng văn bản các đề xuất, kiến nghị
nêu trong báo cáo thẩm định ATGT và chỉnh sửa hồ sơ dự án. Nếu có những điểm
chưa thống nhất với kết luận của tổ chức thẩm định ATGT thì tư vấn thiết kế và
nhà thầu phải gửi văn bản lên chủ đầu tư giải thích rõ những đề xuất kiến nghị
còn chưa thống nhất. Chủ đầu tư xem xét quyết định trong phạm vi thẩm quyền của
mình. Trường hợp chưa thống nhất, phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu
tư xem xét và quyết định.
1. Công trình đường bộ đang khai thác, việc tuyển chọn tuyến
đường thẩm định ATGT tiến hành theo trình tự sau:
a) Đơn vị quản lý trực tiếp tuyến đường đề xuất lên cơ quan quản
lý đường bộ những tuyến đường cần thẩm định ATGT;
b) Cơ quan quản lý đường bộ lựa chọn tuyến đường cần thẩm định
ATGT. Việc lựa chọn dựa vào những tuyến đường có tiềm ẩn mất ATGT;
c) Quyết định của cơ quan quản lý đường bộ về thẩm định ATGT.
2. Cơ quan quản lý đường bộ duyệt đề cương và tuyển chọn tổ chức
thẩm định ATGT theo quy định của Luật đấu thầu. Cơ quan quản lý đường bộ và tổ
chức thẩm định ATGT được tuyển chọn trao đổi các nội dung công việc thẩm định,
ký hợp đồng kinh tế về thẩm định ATGT.
3. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm cung cấp hồ sơ dự
án và tất cả các thông tin liên quan khác về dự án cho tổ chức thẩm định ATGT.
4. Tổ chức thẩm định ATGT rà soát, xem xét các hồ sơ dự án và
các thông tin liên quan khác, cân nhắc xem xét tất cả các loại đối tượng tham
gia giao thông và việc khai thác công trình trong mối tương quan dưới góc độ an
toàn giao thông.
5. Nếu tuyến đường đang thẩm định ATGT đáp ứng đủ các tiêu chí
điểm đen về tai nạn giao thông đường bộ theo quy định khảo sát, xác định và xử
lý điểm đen thì cần xem xét thực trạng hiện trường.
6. Tổ chức thẩm định ATGT tiến hành kiểm tra hiện trường (kiểm
tra cả ngày lẫn đêm) để xác định rõ những vấn đề mất an toàn hoặc những đặc điểm
có khả năng gây ra tai nạn giao thông.
7. Tổ chức thẩm định ATGT phối hợp với cơ quan trực tiếp quản
lý đường bộ, Ban ATGT địa phương và cảnh sát giao thông thảo luận xem xét tình
hình an toàn của tuyến đường đang được thẩm định.
8. Tổ chức thẩm định ATGT lập và gửi báo cáo thẩm định ATGT
kèm theo văn bản nêu rõ kết luận các tồn tại về an toàn giao thông, các đề xuất
và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao an toàn cho tuyến đường lên cơ quan quản
lý đường bộ.
9. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm xem xét và ra quyết
định về những đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm định ATGT. Nếu kiến nghị
được chấp nhận thì cơ quan quản lý đường bộ xác định thứ tự ưu tiên cho các đề
xuất và bố trí kế hoạch vốn để thực hiện cải tạo đường.
Nội dung thẩm định ATGT trong giai đoạn này của các dự án (rất
hạn chế) được dựa trên các phương án dự kiến quy mô đầu tư (tổng quát của
phương án thiết kế cơ sở) để xem xét, các công việc thẩm định về ATGT tương tự
như giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình nêu ở Điều 13 dưới đây,
nhưng nội dung chỉ dừng lại ở mức tổng quát.
1. Những giải pháp tổng thể về quy mô kỹ thuật của dự án:
a) Sự phù hợp về phương án tuyến đi qua các điểm khống chế, vị
trí giao cắt, khoảng cách giữa các nút giao (giao bằng, giao trực thông, giao
liên thông...);
b) Sự hợp lý về phương án thiết kế các công trình trên tuyến,
hệ thống thoát nước, các điều kiện địa chất, khí hậu thuỷ văn; ảnh hưởng của cảnh
quan môi trường, của các công trình dịch vụ, đường vào khu dân cư và các khu vực
khác, lối đi cho xe cứu hoả, cứu thương; khả năng mở rộng tuyến trong tương
lai.
2. Đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc, mặt cắt ngang điển
hình và thay đổi mặt cắt, tổ chức giao thông, tiêu chuẩn thiết kế.
3. Tầm nhìn, đoạn quá độ, khả năng nhận biết, phản ứng của lái
xe.
4. Tầm nhìn khi vào và tầm nhìn tại nút giao, bố trí tổng thể,
mặt cắt ngang.
5. Đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công
trình đảm bảo cho người đi bộ, phương tiện thô sơ, xe tải, giao thông công cộng.
6. Công tác an toàn trong thi công được thể hiện qua giải pháp
tổng thể bảo đảm ATGT trong quá trình thi công (đường tránh, cầu tạm, bố trí mặt
bằng thi công, biển báo hiệu, đèn chiếu sáng, điều khiển giao thông…).
7. Các khía cạnh an toàn giao thông khác chưa được đề cập.
1. Những thay đổi so với giai đoạn dự án đầu tư xây dựng công
trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là những vấn đề về: hệ
thống thoát nước, các điều kiện địa chất, khí hậu thuỷ văn; ảnh hưởng của cảnh
quan môi trường các công trình dịch vụ, đường qua khu dân cư và các khu vực
khác, lối đi cho xe cứu hoả, cứu thương; khả năng mở rộng công trình trong
tương lai; hệ số an toàn giao thông, biểu đồ tốc độ xe chạy theo lý thuyết.
2. Các vấn đề cụ thể về đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc,
trắc ngang điển hình và sự thay đổi mặt cắt, bố trí chung, xử lý lề đường, hè
đường: lưu ý thẩm định kỹ điều kiện bảo đảm ATGT khi một số chỉ tiêu kỹ thuật
thiết kế đường có châm chước về Rmin, Rlồi, Rlõm, thiết kế tầm nhìn, trắc dọc;
các vị trí ta luy âm, dương có chiều cao đắp hoặc đào lớn…
3. Các chi tiết định tuyến: đoạn quá độ, khả năng nhận biết, xử
lý của lái xe, chi tiết thiết kế hình học, xử lý tại các vị trí cầu, cống.
4. Các nút giao cắt và các điểm đấu nối:
- Tầm nhìn khi xe ô tô đi vào nút và tầm nhìn tại nút giao, bố
trí tổng thể của nút giao (nút liên thông và nút trực thông), các đường vào
nút, khả năng nhận biết của lái xe, chi tiết thiết kế hình học của nút, đảo
giao thông, chiếu sáng…;
- Vị trí các điểm đấu nối, phân tích sự hợp lý hoặc bất hợp lý
về các tiêu chuẩn kỹ thuật ATGT như: khoảng cách giữa các nút, vị trí đấu nối,
quy mô kết cấu, các yếu tố kỹ thuật về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, độ dốc dọc
và khoảng cách vuốt nối.
5. Đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công
trình bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ, phương tiện thô sơ, xe tải,
giao thông công cộng:
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các công trình đang vi phạm hành
lang bảo vệ an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 186/2005/NĐ-CP ngày
05/11/2004 của Chính phủ, thống kê đầy đủ các công trình nằm trong phạm vi hành
lang trước khi thi công và sau khi thi công (xem kỹ phương án giải phóng mặt bằng
để tổng hợp);
- Thẩm định sự ảnh hưởng của các dòng xe khi chạy trộn dòng, sự
sút giảm của tốc độ thực tế so với thiết kế và sự mất an toàn giao thông khi
cho chạy trộn dòng hỗn hợp.
6. Biển báo hiệu, sơn kẻ đường, đèn chiếu sáng và điều khiển
giao thông: Phát hiện sự bất hợp lý của hệ thống an toàn giao thông, đưa ra đề
xuất cụ thể (điều chỉnh hoặc bổ sung) để hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông
trước khi đưa công trình vào khai thác.
7. Các công trình khác: Dải phân cách, các công trình đặt gần
sát với đường xe chạy có tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông như dải phân
cách, rào chống va, tường hộ lan, gờ lượn sóng, các giải pháp an toàn mà tư vấn
thiết kế đề xuất.
8. Chi tiết thiết kế cầu, hầm, cống; Thẩm định sự hợp lý về vị
trí bố trí công trình, độ dốc dọc đường 2 đầu cầu, hầm các đường nối ra vào cầu
và quy mô kết cấu công trình cầu, hầm cống.
9. Công tác an toàn giao thông trong thi công: Bố trí thiết bị
thi công, các hoạt động trong quá trình thi công, quản lý và điều hành giao
thông, các giải pháp cụ thể về an toàn giao thông (các phương án đường tránh, cầu
tạm, dây chuyền thi công) đặc biệt lưu ý đối với các tuyến đường cải tạo, nâng
cấp.
10. Các vấn đề về an toàn giao thông khác chưa được đề cập.
11. Qua kết quả thẩm định trong bước này, báo cáo kết quả thẩm
định phải tổng hợp đánh giá những ảnh hưởng đến an toàn giao thông, từ đó kiến
nghị tốc độ tối đa cho phép chạy xe khi hoàn thành dự án.
1. Cơ quan thẩm định ATGT chủ trì, phối hợp với các đơn vị gồm:
Chủ đầu tư, cảnh sát giao thông, tư vấn giám sát, đơn vị thi công và đơn vị được
giao trực tiếp quản lý khai thác xem xét, kiểm tra các nội dung đã nêu trong
báo cáo thẩm định ATGT của các giai đoạn trước đó để đối chiếu với kết quả đã
thi công tại hiện trường (đối chiếu giữa hồ sơ thiết kế được duyệt với thực địa
và tình trạng thực tế trên đường) chú ý về tổ chức giao thông, điều khiển giao
thông cho các phương tiện thô sơ, người đi bộ…, các làn đường rẽ, bến xe, các
chướng ngại vật, tình trạng hư hỏng mặt đường, tình hình lấn chiếm, vi phạm
hành lang an toàn đường bộ…
2. Đề xuất kiến nghị các giải pháp bổ sung hoặc điều chỉnh nhằm
bảo đảm ATGT tối đa trước khi đưa dự án vào khai thác.
Tổ chức được giao thẩm định ATGT chủ trì, phối hợp với các đơn
vị trực tiếp quản lý đường bộ xem xét, kiểm tra theo các nội dung trong đề
cương thẩm định ATGT được duyệt có sự đối chiếu giữa hồ sơ thiết kế (hồ sơ hoàn
công) với thực địa và lưu lượng xe, tình trạng giao thông thực tế trên đường, sự
lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ hai bên đường (kể cả hành lang an toàn của
công trình cầu, cống…) để phát hiện kịp thời những yếu tố, nguy cơ dẫn đến mất
an toàn giao thông, chú ý đến tổ chức và điều khiển giao thông cho các phương
tiện thô sơ, người đi bộ, các làn phụ, đường rẽ, bến xe, các chướng ngại vật
che mất tầm nhìn, các biển quảng cáo (khu vực đô thị) và tình trạng đấu nối vào
đường ưu tiên, sự xuất hiện bất hợp lý về yếu tố kỹ thuật mới nảy sinh trong
quá trình khai thác, các hư hỏng mặt đường và những vị trí hành lang đường bộ bị
vi phạm.
Danh mục các nội dung được xem xét trong quá trình thẩm định an
toàn giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này.
Bước 1.
Xác định dự án thẩm định ATGT
Giai đoạn
thẩm định
Căn cứ đánh giá mức độ phức tạp của dự án, thay mặt chủ đầu tư
thực hiện dự án lập đề xuất các giai đoạn thẩm định ATGT. Đề xuất này được
trình lên Người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt hoặc ủy quyền trong phạm vi
thẩm quyền của mình.
Thời gian
thực hiện
Thẩm định ATGT phải được ghi vào kế hoạch dự án để đảm bảo có
đủ thời gian cho việc:
- Tổ chức thẩm định ATGT theo quy định hiện hành;
- Hoàn thành thẩm định ATGT;
- Thực hiện chỉnh sửa dự án.
Thẩm định ATGT là một phần trong dự án. Công việc thẩm định
ATGT cần phải có kế hoạch và thực hiện để không gây ảnh hưởng đến tiến độ dự
án.
Lập hồ sơ
Chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ cho từng dự án được thẩm định
ATGT, bao gồm các giai đoạn cần thẩm định ATGT cho từng dự án theo quyết định của
người quyết định đầu tư.
Hồ sơ gồm những thông tin sau:
- Tên dự án;
- Số hồ sơ;
- Địa điểm dự án và thông tin tổng hợp;
- Các giai đoạn thẩm định ATGT được duyệt trong dự án;
- Đối với mỗi giai đoạn thẩm định ATGT đã được tiến hành:
+ Tổ chức thẩm định ATGT được lựa chọn;
+ Ngày bắt đầu và ngày hoàn thành thẩm định;
+ Bản sao báo cáo thẩm định ATGT đã tiến hành;
+ Các quyết định về thẩm định ATGT;
+ Bản sao tất cả các công văn và tài liệu liên quan, gồm các
cuộc họp và tài liệu thảo luận liên quan tới thẩm định ATGT.
Bước 2.
Tuyển chọn tổ chức thẩm định ATGT
Chủ đầu tư sẽ tuyển chọn một đơn vị để tiến hành thẩm định
ATGT và trình đề xuất này lên người quyết định đầu tư phê duyệt theo Luật đấu
thầu và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật đấu thầu và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
Luật xây dựng và thương thảo hợp đồng.
Bước 3.
Cung cấp tài liệu để thẩm định
Tư vấn thiết kế (và nhà thầu tuỳ theo giai đoạn) và chủ đầu tư
(cơ quan quản lý đường bộ đối với thẩm định ATGT công trình đường bộ đang khai
thác) phải cung cấp cho tổ chức thẩm định ATGT các bản vẽ cũng như thông tin cơ
bản cần thiết cho việc thẩm định. Loại thông tin và lượng thông tin còn phụ thuộc
vào từng giai đoạn thẩm định ATGT. Các thông tin hữu ích khác gồm lưu lượng xe
hiện tại và dự báo, thành phần xe gồm dự báo lưu lượng cho các nút giao lớn, nếu
có sự sai lệch nào so với các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành trong quá trình thiết
kế phải cho biết lý do, các báo cáo thẩm định ATGT giai đoạn trước (nếu có) và
hồ sơ ghi lại những thay đổi trong dự án theo kết quả thẩm định ATGT. Nếu là dự
án nâng cấp cải tạo đường bộ hiện có mà chưa được thẩm định các giai đoạn trước,
thì phải có các thông tin tai nạn giao thông để hỗ trợ xác định những vị trí cần
cải tạo.
Tổ chức thẩm định ATGT cần chuẩn bị tất cả các thông tin cần
thiết trước khi bắt đầu thực hiện thẩm định.
Việc thẩm định ATGT phải bắt đầu bằng cuộc họp giữa chủ đầu
tư, tư vấn thiết kế (và nhà thầu tuỳ theo giai đoạn) và tổ chức thẩm định ATGT.
Mục đích của cuộc họp này là định hướng cho hoạt động thẩm định ATGT trong dự
án, giúp các bên biết được quá trình thẩm định ATGT. Tư vấn thiết kế sẽ trình
bày những tiêu chí thiết kế và nêu bất kỳ thay đổi nào so với quy trình thiết kế
hiện hành. Tương tự, tuỳ theo giai đoạn, nhà thầu phải giải trình những thay đổi
trong thi công so với hồ sơ thiết kế.
Cuộc họp này phải thảo luận về những tình huống đặc biệt không
có trong hồ sơ thiết kế dự án, ví dụ: những hạn chế về thiết kế có thể dẫn đến
việc phải đưa những quyết định thiết kế đặc biệt (địa điểm công trình), tình trạng
giao thông đặc biệt (họp chợ) hoặc điều kiện thời tiết đặc biệt (sương mù).
Bước 4.
Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến công trình. Phải xác định,
phân tích và xem xét bất kỳ vấn đề tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông. Những vấn
đề mất an toàn này được tổng hợp thành một danh mục cùng với các vấn đề cần được
làm rõ mục đích khi đi hiện trường.
Danh mục thẩm định ATGT trong Phụ lục 2. Nếu có một số giai đoạn
không được tiến hành thẩm định ATGT thì cần phải xem các danh mục thẩm định của
các giai đoạn đó khi tiến hành thẩm định ATGT ở giai đoạn tiếp theo. Danh mục
thẩm định ATGT là một công cụ đối với các thẩm định viên còn hạn chế kinh nghiệm,
tuy nhiên cũng không nên quá cứng nhắc khi sử dụng Phụ lục 2.
Nếu dự án đã được thẩm định ATGT ở giai đoạn trước thì cần phải
xem lại báo cáo thẩm định lần đó.
Tổ chức thẩm định ATGT phải xem thiết kế có những điểm mất an
toàn hay mối tương tác gây mất an toàn giữa các yếu tố thiết kế. Ngoài ra, thẩm
định viên phải đánh giá độ an toàn của dự án ở góc nhìn của các đối tượng tham
gia giao thông như người đi bộ, người đi xe đạp, xe máy, ô tô, xe khách, xe tải.
Cần quan tâm đến người đi bộ ở những độ tuổi khác nhau.
Khi xác định những mối nguy hiểm tiềm ẩn, tổ chức thẩm định
ATGT phải ghi lại một cách chi tiết, cho dù sau khi kiểm tra kỹ hơn mới phát hiện
là không có gì ảnh hưởng đến ATGT còn hơn là không xác định được vấn đề này để
đưa vào xem xét.
Trong khoảng thời gian trước khi kiểm tra hiện trường, tổ chức
thẩm định ATGT có thể gặp tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu nhằm làm rõ thông tin
và đảm bảo nắm bắt chính xác thông tin và tình trạng dự án. Nghiên cứu lại tài
liệu dự án sau khi đi kiểm tra hiện trường nếu như phát hiện thấy những vấn đề
mới.
Bước 5. Đi
khảo sát hiện trường
Đi khảo sát hiện trường để xác định mối liên hệ giữa dự án với
những đặc điểm hiện có và các khu vực xung quanh.
Các vấn đề về ATGT hay về hoạt động của công trình thường xuất
hiện khi đi khảo sát hiện trường. Những điều này thường khó nhận biết khi
nghiên cứu bản vẽ thiết kế. Việc đi khảo sát hiện trường là hoàn toàn phù hợp đối
với những công trình được triển khai thi công theo hướng tuyến đường cũ. Để xây
dựng đường theo một hướng tuyến mới, thì việc đi khảo sát hiện trường có thể chỉ
giúp mang lại cảm nhận về môi trường giao thông mà con đường sẽ được đưa vào
khai thác.
Danh mục những vấn đề mất an toàn được xây dựng sau khi đánh
giá tài liệu, cũng như danh mục thẩm định ATGT và các ghi chép nên mang theo ra
hiện trường. Ngoài ra, đối với thẩm định ATGT giai đoạn trước khi đưa công
trình vào khai thác và thẩm định ATGT công trình đường bộ đang khai thác, cần
phải đi khảo sát hiện trường cả lúc trời tối.
Khi đi khảo sát hiện trường, điều quan trọng là không chỉ kiểm
tra dự án và những vấn đề tồn tại ở những khu vực đó mà còn kiểm tra những vùng
lân cận và tình trạng giao thông thực tế. Dự án không nên tạo ra những mối nguy
hiểm cho những vùng lân cận, chẳng hạn như làm cho dòng xe chuyển hướng chạy
vào các tuyến đường địa phương làm cho lưu lượng xe trên các tuyến này tăng lên
đột biến.
Những yếu tố biến đổi bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến độ
an toàn của công trình, như thời tiết xấu, sương mù hay lụt lội trong mùa mưa.
Phải quan sát kỹ giao thông trên đường và quan tâm đến lưu lượng
xe thực tế và dự kiến vị trí xe chạy quay đầu, dừng và đỗ xe của tất cả các đối
tượng tham gia giao thông. Tổ chức thẩm định ATGT cố gắng nhập vai của những
nhóm đối tượng chính tham gia giao thông trên đường (trong đó có người đi bộ)
đi qua khu vực dự án.
Tổ chức thẩm định ATGT cần phải theo dõi những hiện tượng mới
không có trong tài liệu thẩm định ATGT. Đó có thể là chỗ dành cho những người
bán rong, lối đi cho người đi bộ - những nơi có nhiều người qua đường hoặc nơi
có những hành vi lái xe đặc biệt.
Quan sát khi đi khảo sát hiện trường có thể được ghi chú ở những
bản vẽ kỹ thuật hoặc ghi lại thành danh mục. Ảnh chụp được dùng để minh hoạ và
hỗ trợ cho việc giải thích những vấn đề được xác định ngoài hiện trường.
Bước 6.
Báo cáo thẩm định ATGT
Dựa trên danh sách các vấn đề mất an toàn, các quan sát trong
quá trình nghiên cứu tài liệu và đi khảo sát hiện trường, tổ chức thẩm định
ATGT sẽ chuẩn bị báo cáo diễn giải bản chất vấn đề mất an toàn và thảo luận các
giải pháp đề xuất cho những vấn đề đó.
Nếu có khúc mắc trong việc thực hiện giải pháp phù hợp cho vấn
đề cụ thể thì có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc người nhiều kinh nghiệm.
Mỗi đề xuất cần có tính ứng dụng cao và liên quan mật thiết đến phạm vi dự án.
Tổ chức thẩm định ATGT cần đề xuất một vài giải pháp cho từng
vấn đề cụ thể. Tuy nhiên tất cả những đề xuất này phải được trình bày và lưu dưới
dạng văn bản. Trong một số trường hợp, có thể không có giải pháp cụ thể cho một
vấn đề nhưng vấn đề đó vẫn phải được nêu trong báo cáo.
Việc xác định rõ những vấn đề như vậy là cần thiết và có thể
thực hiện điều này một cách tốt nhất bằng cách đối chiếu với lý trình hoặc các
cột km trong vùng. Cần minh hoạ bằng các biểu đồ, phác thảo quy hoạch hay bản
sao chú thích của các bản vẽ thiết kế dự án. Đối với những đề xuất về giải pháp
khắc phục hoặc phương án xem xét cần trình bày rõ ràng những việc phải làm,
nhưng tổ chức thẩm định ATGT không có nhiệm vụ phải thiết kế những thay đổi
này.
Mỗi vấn đề mất an toàn nên có xếp hạng ưu tiên theo mức độ
nghiêm trọng dựa trên khả năng xảy ra tai nạn và mức độ tai nạn (rất quan trọng,
quan trọng hoặc ít quan trọng).
Báo cáo thẩm định ATGT là một phần trong dự án và phải tuân
theo những quy định lập báo cáo, gồm:
1. Nội dung trang bìa gồm:
- Số hiệu đường, tên đường và vị trí;
- Người quyết định đầu tư;
- Chủ đầu tư;
- Giai đoạn thẩm định ATGT;
- Tổ chức thẩm định ATGT;
- Ngày nộp báo cáo.
2. Thông tin chung:
- Giới thiệu;
- Tên chủ nhiệm thẩm định và thẩm định viên ATGT trong tổ chức
thẩm định ATGT;
- Tư vấn thiết kế và nhà thầu (tuỳ theo giai đoạn);
- Chi tiết các cuộc họp và thời gian tiến hành thẩm định ATGT;
- Mô tả tóm tắt dự án gồm thông tin về quá trình dự án và các
quyết định liên quan;
- Danh mục các tài liệu được chỉnh sửa trong quá trình thẩm định
ATGT.
3. Phát hiện và khuyến nghị :
Phần báo cáo này nên đưa ra nhận xét về những thay đổi so với
lần thẩm định ATGT trước đây (nếu có).
Các phát hiện và khuyến nghị sau khi nghiên cứu tài liệu và đi
khảo sát hiện trường thường được chia làm 2 phần:
- Vấn đề an toàn liên quan tới các khía cạnh chung;
- Vấn đề an toàn liên quan tới các vị trí cụ thể hoặc các vấn
đề thiết kế.
Đối với từng vấn đề, cần phải:
- Mô tả sự cố. Ngoài ra, có thể sử dụng ảnh minh hoạ sự cố;
- Xếp hạng ưu tiên;
- Đề xuất giải pháp hay các phương án để xem xét.
4. Xác nhận của tổ trưởng trong tổ chức thẩm định ATGT cho việc
công tác thẩm định đã được tiến hành theo tiêu chuẩn kỹ thuật này.
Nộp bản báo cáo thẩm định ATGT có chữ ký của tổ trưởng và tất
cả các thẩm định viên lên chủ đầu tư (cơ quan quản lý đường bộ khi thẩm định ATGT
công trình đường bộ đang khai thác) và bản sao gửi cho tư vấn thiết kế (và nhà
thầu tuỳ theo giai đoạn).
Bước 7. Tổ
chức thẩm tra kết quả báo cáo thẩm định do tổ chức thẩm định ATGT thực hiện
Khi hoàn thành báo cáo thẩm định ATGT, chủ đầu tư tổ chức cuộc
họp với tổ chức thẩm định, tư vấn thiết kế và nhà thầu (tuỳ theo giai đoạn) (cơ
quan trực tiếp quản lý đường bộ khi thẩm định ATGT công trình đường bộ hiện
có). Mục đích của cuộc họp này là nhằm trình bày những phát hiện từ công tác thẩm
định ATGT. Trong một số trường hợp, vẫn có thể xem xét báo cáo thẩm định ATGT
mà không cần phải tổ chức cuộc họp này.
Bước 8.
Chỉnh sửa thiết kế hoặc điều chỉnh đặc điểm của đường bộ
Sau khi nộp báo cáo thẩm định ATGT, chủ đầu tư (cơ quan quản
lý đường bộ khi thẩm định ATGT công trình đường bộ đang khai thác) đưa ra quyết
định về các đề xuất của thẩm định ATGT.
Trách nhiệm của tư vấn thiết kế (hoặc nhà thầu tuỳ theo giai
đoạn) là phải nghiên cứu các vấn đề được đưa ra trong báo cáo thẩm định ATGT và
đánh giá các giải pháp đề xuất có tham khảo ý kiến của chủ đầu tư. Trong một số
trường hợp, tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu cần phải đánh giá các phương án trước
khi lựa chọn biện pháp ưu tiên. Trong trường hợp khác, tư vấn thiết kế hoặc nhà
thầu có thể bất đồng quan điểm với tổ chức thẩm định ATGT và chỉ đưa ra các giải
pháp cục bộ hoặc không chịu thay đổi ý kiến về một vấn đề cụ thể. Tư vấn thiết
kế hoặc nhà thầu sẽ trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư (và gửi một bản cho tổ
chức thẩm định) đưa ra ý kiến phản biện về các giải pháp đề xuất ứng với từng vấn
đề do tổ chức thẩm định ATGT nêu ra.
Trong trường hợp, tư vấn thiết kế và tổ chức thẩm định ATGT
không thống nhất được giải pháp thì chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định trong
phạm vi thẩm quyền của mình. Trong các trường hợp khác, phải báo cáo lên Người
quyết định đầu tư để xem xét và quyết định. Chủ đầu tư là chủ sở hữu dự án và
có thể cân đối giữa vấn đề an toàn và vấn đề kinh tế.
Đối với thẩm định ATGT giai đoạn trước khi bàn giao công trình
vào khai thác, nhà thầu phải tiến hành xử lý ngoài hiện trường theo các đề xuất
đã được duyệt. Đối với thẩm định ATGT công trình đường bộ đang khai thác, cơ
quan quản lý đường bộ phải tiến hành xử lý phù hợp.
Trong một số trường hợp, ví dụ tại phần bị thay đổi đáng kể hoặc
áp dụng giải pháp thay thế thì có thể phải tiến hành lại quy trình thẩm định
ATGT cho phần dự án thay đổi đó.
Bước 9.
Xác nhận lần cuối các công việc đã làm
Sau khi hoàn thành các biện pháp khắc phục những vấn đề thẩm định
ATGT đưa ra và giải quyết xong mọi bất đồng, chủ đầu tư (cơ quan quản lý đường
bộ khi thẩm định công trình đường bộ đang khai thác) hoàn tất các thủ tục kết
thúc thẩm định ATGT.
Để nắm bắt và tích luỹ kinh nghiệm về thẩm định ATGT, chủ đầu
tư cần gửi báo cáo thẩm định ATGT kèm các quyết định về các vấn đề được xác định
là mất an toàn giao thông đường bộ tới các cơ quan liên quan.
Có nhiều vấn đề cần phải xem xét khi tiến hành thẩm định ATGT.
Việc sử dụng danh mục thẩm định ATGT để giúp thẩm định viên xem xét hết những vấn
đề cơ bản về thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
Dưới đây là danh mục thẩm định ATGT cho mỗi một giai đoạn
trong số các giai đoạn có thể tiến hành thẩm định ATGT:
- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật ;
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công ;
- Trước khi đưa công trình vào khai thác ;
- Trong thời gian khai thác.
Mỗi công trình đều có nét khác biệt và xuất hiện những vấn đề
cụ thể có thể chứa đựng những ẩn số về mất an toàn. Khi bắt đầu thẩm định ATGT,
tổ chức thẩm định ATGT cần phải rà soát lại các danh mục thẩm định này và từ đó
lập kế hoạch thẩm định ATGT. Tổ chức thẩm định ATGT không chỉ rà soát giới hạn
trong phạm vi những nội dung được nêu trong danh mục thẩm định ATGT mà cần chú
ý phát hiện ra những thiếu sót khác về an toàn đường bộ, vì trong nhiều trường
hợp những thiếu sót này lại nằm ngoài nội dung của danh mục thẩm định ATGT.
Khi xem xét rà soát từng mục, thẩm định viên phải chú ý xem
xét việc đối tượng tham gia giao thông sẽ phải đối phó với tình trạng ban đêm
và điều kiện thời tiết xấu.
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG XEM XÉT TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH
ATGT
1. Giai đoạn báo cáo đầu
tư xây dựng công trình
|
Ý kiến
|
Tác động
mạng lưới đường bộ
Kiểm
tra:
Tác động
của việc lựa chọn tuyến đối với vấn đề an toàn, ví dụ: nâng cấp đường hiện có
hoặc hướng tuyến mới.
Chiến lược
quản lý giao thông nói chung
Phân cấp
theo chức năng của đường
Sự thống
nhất với chiến lược phát triển khu vực, cơ cấu mạng lưới và phân cấp
Những cơ
sở hạ tầng khác làm phát sinh thêm giao thông
Vị trí
và khoảng cách giữa các nút giao cùng mức, khác mức
Điểm đầu
điểm cuối tuyến đường và mặt bằng ưu tiên cho xe chạy thẳng
Chiến lược
kiểm soát đường ngang
Đường
xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hoặc
đoạn kết nối với các công trình khác hiện có.
Tiêu
chuẩn hình học chính
Kiểm
tra:
Tốc độ
thiết kế và giới hạn tốc độ ứng với tốc độ khai thác dự kiến
Sự phù hợp
với cấp đường và chức năng của đường
Sự phù hợp
với địa hình và môi trường
Việc đáp
ứng các nhu cầu của cộng đồng và các đối tượng tham gia giao thông
Sự liên
tục và thống nhất trên toàn tuyến
Phân kỳ đầu
tư dự án
Những điểm
đặc biệt chẳng hạn như đường hầm, cầu dài có thể có tiêu chuẩn thấp hơn
Công
trình chung phục vụ cho nhu cầu đặc biệt của những người tham gia giao thông
Kiểm
tra:
Công
trình dành cho người đi bộ
Công
trình dành cho người đi xe đạp
Công
trình dành cho người đi xe máy
Công
trình dành cho máy kéo nông nghiệp v.v...
Thông
tin kiểm soát đường ngang
Kiểm
tra:
Số lượng
và tính phù hợp của các nút giao với chức năng đường bộ, sự phù hợp của các
loại nút giao hoặc nhu cầu về cầu vượt
Sử dụng
đường gom một chiều hoặc hai chiều và bố trí mặt bằng nút giao
Nhu cầu
của các nhóm đối tượng tham gia giao thông đặc biệt
Mức độ đầy
đủ và an toàn của các tuyến đường thay thế tại những chỗ hạn chế đường ngang.
Các công
trình phục vụ cho việc phát triển khu vực hai bên đường.
Gia súc đi qua đường mới thi
công và nhu cầu về đường hầm cho gia súc.
Vấn đề
môi trường
Kiểm
tra:
Tình trạng
thường có gió lớn, sương mù v.v.
Cảnh vật
bên ngoài có thể làm lái xe mất tập trung
|
|
2. Giai đoạn dự án đầu tư
xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật
|
Ý kiến
|
Tổng
quan
Kiểm
tra:
Các báo
cáo từ lần thẩm định ATGT trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự
án do kết quả của lần thẩm định đó
Nếu đó
là dự án nâng cấp đường hiện có và không được thẩm định ATGT giai đoạn 1, thì
phải kiểm tra thông tin về tai nạn giao thông
Tiêu
chí thiết kế
Kiểm tra
tốc độ thiết kế và các tiêu chí thiết kế khác phù hợp với phân loại chức năng
của đường, bản chất địa hình, lưu lượng và loại xe
Trắc
ngang
Kiểm
tra:
Sự phù hợp
của bề rộng làn, lề đường, khoảng trống ven đường (khu vực giải toả), chiều rộng
vạch và dải phân cách, gồm bề rộng phù hợp của lộ giới đối với taluy đắp, lề
đường không phủ mặt, lề đường cho người đi bộ v.v.
Sự phù hợp
của bề rộng đường nếu cần làn đường đặc biệt hoặc phần đường cho xe máy hoặc
xe đạp
Tính thống
nhất về trắc ngang dọc trên tuyến
Bình
đồ và trắc dọc
Kiểm
tra:
Tốc độ
thiết kế, tốc độ trên biển báo của các đoạn cong để đảm bảo tính thống nhất
Những đường
cong dưới tiêu chuẩn
Sự hài
hoà giữa bình đồ với trắc dọc
Cự ly tầm
nhìn dừng xe phù hợp, mức độ và cự ly tầm nhìn khi vượt xe
Những
nơi chưa có sự kết hợp tốt giữa bình đồ và trắc dọc có thể làm cho lái xe bị
nhầm lẫn khi vượt xe hoặc không rõ về hướng tuyến phía trước
Nút
giao đồng mức và khác mức
Kiểm
tra:
Tính phù
hợp của các nút giao đồng mức hoặc khác mức
Sự tương
xứng của bố trí mặt bằng xét theo năng lực thông qua
Việc bố
trí các làn phụ, việc “cân đối giữa các làn”, tính liên tục của “làn xe chạy
thẳng”, tránh những “làn xe dễ làm người ta đi nhầm” và những đoạn mở của dải
phân cách có làn rẽ trái
Các tiêu
chí về tầm nhìn cần đạt gồm tầm nhìn khi đang chạy trên đường dẫn, tầm nhìn
khi vào hoặc khi cắt nút giao, tầm nhìn an toàn của nút giao, tầm nhìn đến những
xe đang xếp hàng, tầm nhìn cho người đi bộ, tầm nhìn khi vào và ra khỏi nút
giao
Bố trí mặt
bằng đảm bảo cho xe lớn và giao thông công cộng tại những nơi cho phép
Nhu cầu
bố trí các công trình an toàn giao thông, ví dụ: hộ lan mềm trên dải phân cách,
chiếu sáng
Xem đã bố
trí khoảng mở phù hợp ở dải phân cách giữa để xe có thể quay đầu xe, tránh
tình trạng xe chạy ngược chiều trong làn xe.
Xác định
nhu cầu lắp đặt các biển báo giao thông đảm bảo an toàn để thực hiện ngay
trong thiết kế bản vẽ thi công
Xem xét
các nhu cầu cụ thể của các đối tượng tham gia giao thông đặc biệt cho người
đi xe máy, người đi xe đạp, người đi bộ, và ghi lại những việc cần thiết để
đưa vào thiết kế bản vẽ thi công
Kiểm
soát, bố trí đường ngang
Kiểm
tra:
Tính phù
hợp của việc kiểm soát đường nhánh, đặc biệt là vùng lân cận các nút giao đồng
mức và nút giao khác mức
Tại những
nơi đường ngang bị hạn chế, kiểm tra tính phù hợp và tương xứng của các đường
ngang thay thế, đặc biệt là những đường ngang dẫn đến những cơ sở hạ tầng làm
phát sinh lưu lượng giao thông
Tại những
nơi hạn chế người đi bộ, kiểm tra việc ghi lại nhu cầu bố trí rào chắn phù hợp
để đưa vào thiết kế bản vẽ thi công
Đường
xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hoặc
đoạn kết nối với các công trình hiện có.
Gia súc
đi ngang qua đường mới thi công và cần bố trí đường hầm cho gia súc.
Các
hoạt động chính về sử dụng đất gần kề lộ giới
Kiểm
tra:
Những hoạt
động sử dụng đất gần đường, xem xét đầy đủ các tác động về an toàn đường bộ
Bố trí
phù hợp đường ngang ra vào, ví dụ tránh bố trí các đường ngang quá gần với
nút giao đồng mức và khác mức, tránh tình trạng xe phải xếp hàng kéo dài từ
đường ngang vào đến đường chính
Bố trí mặt
bằng đường ngang và loại điều khiển giao thông phù hợp với chức năng của đường
chính, nhu cầu đi lại của người đi bộ và giao thông công cộng tới những điểm
sử dụng đất được xác định và bố trí các công trình phù hợp
Mức độ
tương xứng của các chỗ đỗ xe “trên phố” và bố trí kiểm soát đỗ xe trên đường
chính
Đầu
tư phân kỳ các dự án lớn
Kiểm
tra:
Chiến lược
phát triển phân kỳ có tính đến các yêu cầu về ATGT
Bố trí vị
trí các điểm cuối tuyến tạm thời, tránh những vị trí tầm nhìn không đảm bảo,
những vị trí phức tạp do các nút giao đông đúc và tiêu chuẩn hướng tuyến hạn
chế
Đối với
những thay đổi tiêu chuẩn hình học ngoài dự kiến và khả năng dẫn đến tình trạng
tắc đường ngoài dự kiến
|
|
3. Giai đoạn thiết kế kỹ
thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
|
Ý kiến
|
Tổng
quan
Kiểm
tra:
Các báo
cáo từ lần thẩm định ATGT trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự
án do kết quả của lần thẩm định đó
Nếu là dự
án nâng cấp mặt đường hiện có và chưa được thẩm định ATGT giai đoạn trước,
thì phải kiểm tra thông tin về tai nạn giao thông
Các mục
chung cần kiểm tra
Tiêu chí
thiết kế
Tính thống
nhất giữa các mục liên quan tới an toàn đường bộ
Quy hoạch
tuyến và vị trí
Những
khía cạnh có tác động xấu về an toàn giao thông hoặc những quyết định trước
đây gây ra hạn chế cho thiết kế bản vẽ thi công có thể dẫn đến không đạt yêu
cầu về an toàn
Mức độ
tương xứng của lộ giới để đảm bảo trắc ngang an toàn, có tính đến nhu cầu của
tất cả các đối tượng tham gia giao thông
Tính phù
hợp của đề xuất kiểm soát đường ngang
Thiết
kế quản lý giao thông, cân nhắc các vấn đề sau:
Giới hạn
tốc độ được đề xuất
Hạn chế
loại phương tiện
Đề xuất
phân loại các đối tượng dễ bị tai nạn
Bố trí
hoặc hạn chế điểm đỗ xe trên đường
Hạn chế
rẽ
Công
trình đặc biệt dành cho người đi bộ, người đi xe đạp
Công
trình đặc biệt dành cho người đi xe máy
¨ Công trình đặc biệt dành cho xe tải, xe buýt
¨ Bố trí công trình dành cho lái xe chẳng hạn như chỗ nghỉ,
dịch vụ, chỗ đỗ xe ven đường…
Kiểm tra
những tác động khí hậu thời tiết đã được tính đến ví dụ:
Trời mưa
và lũ lụt
Gió lớn
Khu vực có sương mù
Yếu tố
hình học
Bình đồ:
Lựa chọn
và áp dụng đúng tốc độ thiết kế
Thống nhất
bình đồ trên toàn tuyến
Các đường
cong dưới tiêu chuẩn
Bố trí
đường cong quá độ (xoắn ốc) những chỗ phù hợp
Bình đồ tại
“giao diện” giữa công trình đề xuất thi công và mạng lưới đường hiện có
Trắc dọc:
Thống nhất trên toàn tuyến
Tầm nhìn
Sự phối
hợp hài hoà giữa bình đồ và trắc dọc về:
Tầm nhìn
dừng xe
Tầm nhìn
vượt xe
Tầm nhìn
trên đường dẫn đến nút giao
Tầm nhìn
tại các vị trí mà trắc ngang có sự thay đổi
Phối kết
hợp giữa bình đồ và trắc dọc dẫn đến những chỗ mặt đường bị che khuất
Dốc dọc
Kiểm
tra:
Những đoạn
xuống dốc có độc dốc lớn
Những
khúc cong gấp đi xuống có độ dốc lớn, kiểm tra mức độ tương xứng của tỷ lệ siêu
cao để đạt được tốc độ thiết kế phù hợp
Những đoạn
lên dốc có độ dốc lớn và nhu cầu làn leo dốc cho xe có tải trọng lớn.
Trắc
ngang
Kiểm
tra:
Số và bề
rộng làn xe, bề rộng lề đường hoặc làn dừng xe khẩn cấp
Bề rộng vạch
phân làn hoặc dải phân cách (những chỗ có thể sử dụng)
Độ cao
và độ dốc của taluy đào đắp và yêu cầu rào hộ lan
Sử dụng
đúng loại vỉa (tránh dùng vỉa rào chắn)
Làm lề
đường cho người đi bộ
Khoảng
cách từ làn xe đến rào chắn và loại rào chắn
Chuyển
tiếp phù hợp tại các vị trí có sự thay đổi lớn về trắc ngang
Những
công trình đặc biệt cần thiết cho những người dễ bị tai nạn như người đi bộ,
người đi xe đạp, người đi xe máy
Chênh lệch
cao độ giữa các lòng đường của đường phân cách tại các nút giao hoặc đường
ngang
Cản trở
tầm nhìn nơi có taluy đào tại những chỗ cắt trên khúc cong
Nút
giao đồng mức và khác mức
Kiểm
tra:
Lôgíc bố
trí mặt bằng chung
Kiểm tra
các tiêu chí tầm nhìn sau có thể áp dụng tại các nút giao
Tầm nhìn trên đường dẫn
Tầm nhìn khi vào hoặc cắt nút giao
Tầm nhìn nút giao an toàn
Tầm nhìn đến các xe xếp hàng
Tầm nhìn và khả năng quan sát tín hiệu và biển báo giao
thông
Tại các
nút giao, kiểm tra thêm các tiêu chí tầm nhìn sau
Tầm nhìn đến mũi rẽ và khu vực vạch sơn
Tầm nhìn đến khu vực vào nút giao
Làn rẽ
và sự liên tục của làn xe
Phòng hộ (làn rẽ trái) cho xe rẽ tại các đoạn mở của rải
phân cách
Tránh bố trí làn xe dễ gây hiểu lầm
Kích thước
và hình dạng của đảo giao thông
Đảo giao thông phải đủ lớn để dễ quan sát; tạo đủ chỗ cho
biển báo, tín hiệu giao thông, cột đèn và tạo đủ chỗ tạm dừng chân cho người
đi bộ khi đi qua đường
Hình dạng của đảo giao thông phải hướng cho xe đi vào
đúng vệt xe
Hướng rẽ phải cách vừa đủ với mép làn xe trên đường dẫn
Tại các vòng xuyến, kiểm tra hình dạng và vị trí đảo phân
chia hoặc buộc xe phải lượn vòng để đảm bảo việc kiểm soát tốc độ khi vào nút
giao
Đất và bề
rộng lòng đường rẽ tạo đủ chỗ cho xe lớn, tải trọng nặng có thể rẽ với tốc độ
thấp
Loại vỉa:
Nếu sử dụng sai vỉa có thể dẫn đến nguy hiểm cho những người tham gia giao
thông, đặc biệt là xe máy
Công
trình cho người đi bộ
Thiếu lề đường đi bộ và thiếu vỉa tại những điểm sang đường
Diện tích, bề rộng tương xứng với vạch phân cách và dải
phân cách, bao gồm đảo dành cho người đi bộ
Tín hiệu,
biển báo, chiếu sáng và các công trình khác trên đường
Không đặt tại những nơi dễ tai nạn, ví dụ mũi đảo giao
thông
Không gây cản trở cho việc đi lại của người đi bộ
Đỗ xe và
bến xe
Xác định việc hạn chế điểm đỗ xe và kiểm tra những điểm đề
xuất làm bến chờ xe buýt không gây cản trở tầm nhìn
Những chỗ làm chỗ đỗ xe trên đường thì việc đỗ xe không
được phép gây ảnh hưởng đến việc chạy xe qua nút giao
Xác định những vị trí khi dừng đỗ xe buýt không làm ảnh
hưởng tới hoạt động của các xe khác.
Lối vào
các công trình làm phát sinh giao thông ví dụ: trung tâm mua sắm hoặc khu
công nghiệp và những điểm có lối vào nhà
Kiểm tra các lối rẽ có thể tạo
ra những xung đột về giao thông ngoài dự kiến hoặc những xung đột gây nguy hiểm
Nút
giao có tín hiệu giao thông (Đèn tín hiệu cho người đi bộ nằm giữa 2 nút
giao)
Kiểm
tra:
Tín hiệu
giao thông được lắp đặt tại những nơi đảm bảo
Phân bố
tín hiệu đèn phù hợp với hoạt động cần thiết của xe và người đi bộ
Không
phát sinh các tình huống xung đột ngoài dự kiến khi phân bố tín hiệu đèn, và
bố trí tín hiệu đèn rẽ phải ở những chỗ cần thiết
Đủ thời
gian giữa 2 lần đèn xanh để đảm bảo thông xe an toàn
Thời
gian giữa các pha đèn tín hiệu đủ để xe chạy qua an toàn
Số lượng
và vị trí đèn tín hiệu và cột đèn tín hiệu đảm bảo mỗi làn xe hoạt động có ít
nhất 2 (tốt hơn là 3 hoặc 4) đèn tín hiệu kiểm soát và đáp ứng yêu cầu tầm
nhìn tối thiểu
Bố trí
khoảng cách tương xứng từ mép vỉa hè đến đèn tín hiệu, và không lắp đặt trên
đảo giao thông và dải phân cách quá nhỏ hoặc quá hẹp vì không có đủ khoảng
cách từ mép vỉa hè tới các thiết bị này
Đưa ra
đúng kích thước đèn tín hiệu
Bố trí
hiển thị tín hiệu người đi bộ và nút bấm tín hiệu ưu tiên qua đường của người
đi bộ tại những vị trí dự kiến sẽ có người đi bộ cắt ngang đường có tín hiệu
điều khiển
Nút
giao vòng xuyên
Kiểm
tra:
Bố trí
đơn giản và dễ hiểu
Số lượng
đường vào phù hợp và được phân chia phù hợp để tránh nhầm lẫn
Bề rộng
làn nhập vào, làn đi vòng và làn tách phù hợp với hoạt động xe
Thiết kế
và vị trí đảo phân luồng, đảo trung tâm kiểm soát tốc độ xe chạy thẳng cắt
qua nút giao tới mức mong muốn theo môi trường đường bộ và giao thông.
Đủ tầm
nhìn cho xe đi vào
Đủ tầm
nhìn cho xe đi vòng qua vòng xuyến
Đảo
trung tâm được thiết kế an toàn cho cả những xe bị mất lái
Có đủ
công trình cho người đi bộ sang đường tại các nhánh của nút giao
Xem xét
nhu cầu của người đi xe đạp và các phương tiện thô sơ khác
Các biển
hiệu lệnh phù hợp nêu rõ ưu tiên (xe vào vòng xuyến phải nhường đường cho xe
đang đi quanh vòng xuyến)
Thấy rõ
vòng xuyến từ khoảng cách thích hợp theo tốc độ xe trên đường dẫn và xem xét
sự cần thiết của biển báo hiệu vòng xuyến
Biển
báo giao thông
Kiểm
tra:
Biển báo
hiệu giao thông là biển chỉ dẫn sẽ tốt hơn so với các dạng thông tin khác
Lắp đặt
biển hiệu lệnh cần thiết và đặt đúng vị trí để kiểm soát hoạt động xe chạy dọc
hoặc cắt ngang đường
Biển báo
phù hợp được thể hiện trên sơ đồ biển báo giao thông và được đặt đúng vị trí (phải
xác định những biển báo không cần thiết và loại bỏ)
Biển hướng
dẫn và chỉ hướng phù hợp và truyền tải thông tin đúng (xem xét trường hợp lái
xe lạ đường)
Cỡ chữ,
chú thích phải hợp lý (rõ ràng, ngắn gọn) để lái xe có thể đọc được thông tin
hiển thị trong khoảng thời gian cho phép
Vị trí của
các biển báo cho phép lái xe có thể thực hiện những hành động cần thiết một
cách an toàn
Xác định
mức độ phản quang phù hợp hoặc cần phải có chiếu sáng bên trong hắt ra hoặc từ
ngoài hắt vào
Lắp đặt
biển báo trên đầu (ví dụ: long môn hoặc biển treo phía trên làn đường xe chạy)
tại những chỗ có bố trí phần đường xe chạy nhiều làn yêu cầu từng loại phương
tiện phải đi vào đúng làn.
Vị trí
biển báo không cản trở tầm nhìn tại các nút giao hoặc ở bụng đường cong
Vị trí biển
báo và lựa chọn cọc tiêu tránh cho công trình trở thành mối nguy hiểm lớn bên
đường
Vạch
sơn và chỉ dẫn đường bộ
Kiểm
tra:
Đúng loại
vạch sơn dọc tuyến, xét về kiểu vạch và bề rộng, được thể hiện trên bản vẽ mặt
bằng liên quan
Vạch sơn
được đặt đúng vị trí để hướng dẫn cho xe đi đúng làn xe và xác định một cách
hiệu quả những tình huống nhập, tách, lề đường và làn dừng xe khẩn cấp
Đường
cong đứng hoặc đường cong nằm trên lòng đường 2 làn xe 2 chiều, mà tại đó
không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, được thể hiện để làm vạch sơn kép, rào chắn
và xác định bố trí vạch sơn làn có thể gây nhầm lẫn hoặc nằm ngoài phán đoán
của lái xe
Vạch sơn
kép (rào chắn) được thể hiện để làm tại các đường cong đứng và/hoặc nằm trên
lòng đường hai làn xe hai chiều mà tại đó tầm nhìn vượt xe bị hạn chế, theo
đúng với tiêu chuẩn
Xác định
những đoạn rào chắn bố trí gần sát nhau, có thể dẫn lái xe cho xe vượt mất an
toàn
Vạch sơn
báo nguy hiểm trên đường dẫn được thể hiện trên bản vẽ tại đuôi đường dẫn của
đảo giao thông, vạch phân cách, đảo phân cách và tạo khu vực mũi hướng rẽ tại
đường cao tốc hoặc các nút giao khác mức khác
Vị trí
chính xác của tất cả các vạch sơn ngang như vạch dừng xe, vạch nhường đường
và vạch qua đường của người đi bộ
Vạch sơn
phản quang cần thiết để nâng cao khả năng quan sát vào ban đêm
Đinh phản
quang cần thiết bổ sung cho vạch sơn phục vụ quan sát vào ban đêm, hướng dẫn
và chỉ hướng một cách hiệu quả hơn.
Đèn
chiếu sáng
Kiểm
tra:
Mức độ
chiếu sáng phù hợp với nhu cầu an toàn của các đối tượng tham gia giao thông
và xác định các trường hợp có những đoạn không được chiếu sáng lẫn với những
đoạn được chiếu sáng
Tiêu chuẩn
chiếu sáng bao gồm tính thống nhất và hiệu quả chiếu sáng phù hợp với nhu cầu
giao thông
Bố trí
thiết bị chuyển tiếp ánh sáng ở những chố kết thúc chiếu sáng
Cột đèn
không gây ra nguy hiểm bên đường
Cột đèn
không gây cản trở tầm nhìn lái xe
Công
trình an toàn ven đường
Kiểm
tra:
Thiết lập
khu vực giải toả có bề rộng phù hợp với tốc độ và bán kính đường cong theo
thiết kế
Sử dụng
những loại công trình mềm ven đường
Công
trình rào hộ lan và thiết kế bản vẽ thi công, bao gồm khâu xử lý ở đầu rào hộ
lan
Làm những
đoạn rào hộ lan có chiều dài tối thiểu để đảm bảo hoạt động đúng chức năng
Vị trí
rào chắn ứng với vỉa và những chướng ngại vật được phòng hộ
Rào chắn
và tay vị trên cầu và lòng đường nhô cao
Đầu cầu
và những đoạn chuyển tiếp từ rào hộ lan đến tay vịn cầu, gồm có phần gắn rào
hộ lan với tay vịn cầu để tạo thành rào chắn liên tục
Cảnh
quan và làm đẹp
Các mối
nguy hiển khác ven đường
Xử lý an
toàn những chỗ nền đường đào đá có bề mặt kém bằng phẳng
Những
công trình đường bộ đi qua hoặc gần với những chỗ nước sâu, sông, hồ cần gia
cố taluy nền đường và bố trí rào chắn
Thiết kế
rào chắn người đi bộ để tránh dùng rào chắn bằng các thanh ngang gần kề với
lòng đường
Công
trình dành người đi bộ
Kiểm
tra:
Thiếu lề
đường đi bộ hoặc những vị trí lề đường đi bộ bị cản trở bởi các cọc và các
công trình khác của đường
Thiếu vỉa
trượt hoặc vỉa vuốt xuống tại các điểm cắt qua đảo giao thông, đặc biệt là tại
các nút giao có tín hiệu
Thiếu
các công trình sang đường như điểm sang đường có tín hiệu, đảo trung tâm, vạch
sơn qua đường cho người đi bộ, hoặc nút giao khác mức ở những chỗ cho phép
Thiếu
đèn tín hiệu cho người đi bộ và pha đèn tại những vị trí có người đi bộ
Không đủ
diện tích cho chỗ đứng chờ của người đi bộ trên đảo giao thông, dải phân
cách, v.v.
Quản lý
giao thông và các công trình cho phép người đi bộ qua chỗ đường rộng có dòng
xe chạy liên tục không gián đoạn
Tiêu chuẩn
trắc ngang, có đủ bề rộng cho phần lề đường và lề đi bộ.
Công
trình cho xe máy
Kiểm
tra:
Bình đồ,
trắc ngang và tầm nhìn phù hợp với tốc độ khai thác dự kiến
Tiêu chuẩn
trắc ngang, có đủ bề rộng cho các làn xe hoặc lòng đường cho xe máy
Khoảng
trống đến chướng ngại vật, chỗ nhập và tách làn
Xác định
rõ ưu tiên giữa các dòng xe xung đột tại nút giao
Đầy đủ vạch
sơn để đảm bảo trật tự các dòng xe và chỉ dẫn chính xác về đoạn tuyến phía
trước
Biển hiệu
lệnh, biển báo và biển chỉ hướng phù hợp rõ ràng và vị trí các biển
Loại rào
chắn và rào hộ lan phù hợp
Các công
trình như lề đường được rải mặt hoàn toàn hoặc các xử lý đặc biệt tại những
nút giao có tín hiệu
|
|
4. Giai đoạn trước khi
đưa công trình vào khai thác
|
Ý kiến
|
Tổng
quan
Kiểm
tra:
Các báo cáo
từ lần thẩm định ATGT trước đây (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự
án do kết quả của lần thẩm định đó
Tình trạng
nguy hiểm chưa thấy rõ ở những giai đoạn trước
Độ dốc,
hướng tuyến và trắc ngang chung
Kiểm
tra:
Tầm nhìn
(ví dụ: tầm nhìn dừng xe) trên đỉnh dốc, cắt ngang bụng đường cong nằm, trên
đường dẫn đến nút giao và tại chỗ lên và xuống nút giao giao khác mức
Phối kết
hợp bình đồ và nút giao dẫn đến những chỗ mặt đường bị che khuất có thể gây
nhầm lẫn cho lái xe về hướng đi của tuyến đường phía trước hoặc những chỗ
trũng nhỏ có thể phút chốc che khuất mất một xe đang chạy tại một vị trí tiềm
ẩn vượt xe gây nguy hiểm
Nhu cầu
chung cần phải bố trí rào hộ lan hoặc các rào chắn an toàn khác ở những nền đất
đắp và các taluy có sườn dốc
Đặc
điểm bố trí lòng đường
Kiểm
tra:
Hình học
hướng tuyến chung, đặc biệt là về tầm nhìn
Bề rộng
lòng đường (số lượng và chiều rộng làn), bề rộng lề đường hoặc bề rộng làn đỗ
xe, bề rộng vạch phân cách hoặc dải phân cách và kích thước đảo giao thông
Lôgíc và
“mức độ rõ ràng” của các đảo giao thông và vạch phân cách tại các nút giao,
theo như góc nhìn của lái xe
Bố trí
khoảng trống phù hợp và khoảng cách tại các mũi đường dẫn của đảo giao thông,
vạch phân cách và các dải phân cách khác
Loại vỉa
được xây dựng (ví dụ: sử dụng sai vỉa rào chắn)
Vuốt thu
nhỏ hoặc loe ra đối với các làn phụ và tránh trường hợp tạo ra làn dễ gây nhầm
lẫn dẫn tới tắc nghẽn
Vị trí
và xử lý lối đi cho người đi bộ và chỗ đứng
Biển
giao thông
Kiểm
tra:
Chiến lược
tổng thể về biển báo giao thông trên bản vẽ và ngoài hiện trường
Cung cấp
và lắp đặt biển báo và biển hiệu lệnh
Loại,
kích thước (chiều cao chữ), số lượng chữ và giải thích trên biển giao thông
và khoảng cách đủ để nắm bắt được thông tin
Loại biển
phản quang, màu, chất lượng v.v... trên biển giao thông
Vị trí
chính xác của biển chỉ hướng và các biển hướng dẫn khác
Các công
trình khác của đường bộ làm che khuất biển giao thông
Biển báo
giao thông đặt tại vị trí không tốt làm cản trở tầm nhìn cần thiết
Những công
trình để treo biển giao thông, đặc biệt là giá long môn và cọc biển báo để đảm
bảo không gây ra nguy hiểm ở ven đường. Ngoài ra, còn phải xem xét nhu cầu
phòng hộ những cọc biển báo này bằng rào hộ lan
Độ cao lắp
biển
Lưu
không dưới biển giao thông, đặc biệt là những nơi lắp biển treo trên đầu phần
lề đi bộ và tránh góc hoặc cạnh sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ,
người đi xe đạp hoặc xe máy
Nhu cầu
chiếu sáng cho biển treo trên cao
Vạch
sơn đường
Rà soát
lại loại, vị trí và bố trí vạch sơn đường trên bản vẽ thi công và trong khi
kiểm tra hiện trường.
Kiểm
tra:
Sử dụng
chính xác các loại vạch sơn khác nhau để quy định cho các đối tượng tham gia
giao thông, các yêu cầu cần thiết về quản lý giao thông tại các vị trí cụ thể
Vị trí hợp
lý của các vạch dừng xe hoặc nhường đường tại các nút giao
Sự tồn tại
của các làn xe dễ gây nhầm lẫn dẫn đến tắc đường và sự đứt quãng của làn xe
chạy thẳng, còn ở những nơi không tránh được thì bố trí vạch mũi tên trên đường
hoặc biển báo phù hợp
Bố trí
đinh phản quang tại những chỗ được xem là cần thiết để dẫn đường và đảm bảo
giao thông an toàn vào ban đêm
Bố trí
chính xác vạch sơn mũi tên cần thiết để quy định các làn xe chỉ giới hạn cho
từng hoạt động giao thông cụ thể
Các
điểm an toàn bên đường
Kiểm
tra:
Bố trí
rào hộ lan hoặc rào chắn tại các vị trí nguy hiểm cố định bên đường
Loại rào
hộ lan hoặc rào chắn và độ dài phù hợp với chiều dài đoạn nguy hiểm
Kết cấu
phù hợp của rào hộ lan ví dụ: chiều thanh ngang, khoảng cách giữa các cọc, đoạn
chồng khít v.v...
Vị trí của
rào hộ lan hoặc rào chắn tương ứng với đoạn nguy hiểm ví dụ: khoảng cách cho
phép rào hộ lan bị biến dạng dưới tác động của xe khi húc vào rào hộ lan
Xử lý
rào hộ lan hoặc rào chắn để có phần đầu cắm xuống đất v.v...
Chọn loại
rào chắn trên cầu hoặc hệ thống tay vịn phù hợp, không để các thanh ngang của
rào chắn nhô ra ở phần cọc cuối
Cần có
rào với chiều cao cao hơn bình thường ở trên cầu vượt hoặc gần với một đường
đông xe hoặc đường sắt bên dưới, loại rào và chiều cao rào chắn phải phù hợp
để xe không lao qua được
Xử lý đường
dẫn lên cầu đảm bảo xử lý được những mỗi nguy tại đầu cầu bằng cách sử dụng
rào hộ lan trên đường dẫn chuyển tiếp nối với lan can cầu
Tránh
dùng vỉa rộng ra ngoài phạm vi rào chắn hoặc rào hộ lan, ở những nơi không thể
tránh được thì mặt bên của vỉa phải bằng với mặt bên của rào chắn hoặc rào hộ
lan
Loại rào
phân cách và biện pháp xử lý ở đầu rào
Bố trí
và xử lý rào hộ lan hoặc rào chắn tại những vị trí nguy hiểm cố định chẳng hạn
như cọc cứng, cột hoặc trụ cầu tại dải phân cách giữa hoặc phân cách đường
Xử lý cột
đèn để được đặt trong phạm vi rào chắn của dải phân cách giữa
Xử lý
các vị trí nguy hiểm đơn lẻ khác chẳng hạn như trụ cầu và các giá long môn
trong phạm vị khu vực giải toả
Xem xét
có thể bố trí lại các hạng mục nguy hiểm ra khỏi khu vực giải toả
Phòng hộ
bằng rào hộ lan cho các vị trí nguy hiểm
Bố trí
thiết bị làm giảm tác động hoặc đệm chống va chạm nhằm giảm bớt mức độ nghiêm
trọng của các tác động tại trụ cầu, đầu rào chắn, công trình tại khu vực mũi
rẽ hoặc các vị trí nguy hiểm khác
Xử lý đầu
cống, tường cuối, các công trình thoát nước khác, để đảm bảo không gây nguy
hiểm trong phạm vi khu vực giải toả
Cảnh
quan
Kiểm
tra:
Cây và
thực vật khác hoặc các điểm gây cản trở tầm nhìn
Tầm nhìn dừng xe hoặc tầm nhìn vượt xe (tại những nơi được
áp dụng), đặc biệt là chỗ cắt ngang bụng đường cong
Tầm nhìn tại mũi rẽ hoặc tại điểm vào đường cao tốc và
các nút giao khác mức khác, đặc biệt là tại những nơi đường dẫn đến các công
trình nằm ở vị trí bụng của đường cong
Các tiêu chí tầm nhìn tại các nút giao, gồm nút giao có
tín hiệu và các vòng xuyến
Tầm nhìn
cắt qua một dải phân cách giữa, lái xe buộc phải rẽ tại một nút giao, gồm có
rẽ vòng hình chữ U tại chỗ mở của rải phân cách giữa
Tầm nhìn
giữa người đi bộ và xe; tại những nơi người đi bộ dự kiến đi cắt ngang qua
lòng đường, có hoặc không có tín hiệu
Tầm nhìn
của người điều khiến phương tiện (gồm người đi xe đạp và người đi xe máy) đến
đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông
Cây và quang
cảnh là những mối nguy hiểm tiềm ẩn bên đường
Các loài
cây và kích thước (độ lớn) dự kiến khi lớn của những cây trồng trong phạm vi
khu vực giải toả
Ảnh hưởng
của cây đến đèn chiếu sáng
Vị trí của
cây so với cột đèn chiếu sáng, chiều cao của vòm cây và độ toả của tán cây so
với chiều cao lắp đèn và độ vươn của đèn
Tán cây
có thể trùm lên làn xe và ảnh hưởng tới tĩnh không dành cho xe lớn
Trồng cây lớn quá gần với
rào bán kiên cố như rào hộ lan tôn lượn sóng, rào bằng dây cáp (do không có đủ
khoảng cách cho sự biến dạng của rào chắn khi có xe húc vào)
|
|
5. Giai đoạn trong quá
trình khai thác
|
Ý kiến
|
Tổng
quan
Kiểm
tra:
Các báo
cáo từ lần thẩm định ATGT trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự
án do kết quả của lần thẩm định đó
Việc
khai thác đường trên thực tế của các đối tượng tham gia giao thông cũng đúng
với hoạt động dự kiến ban đầu của dự án.
Bình
đồ và trắc dọc
Tiêu chuẩn
hướng tuyến chung
Kiểm tra sự thống nhất trên toàn tuyến và ghi lại vị trí
có sự thay đổi đột ngột về tiêu chuẩn hướng tuyến và có thể nằm ngoài phán
đoán của lái xe
Các đường
cong dưới tiêu chuẩn
Xác định những đường cong có tốc độ thấp hơn 10 km/h so với
tốc độ thiết kế hoặc tốc độ khai thác nói chung. Kiểm tra việc bố trí biển
báo hoặc chỉ dẫn có đầy đủ không. Dấu hiệu các phương tiện chạy chệch khỏi đường
tại bất kỳ điểm nào có thể giúp xác định các vấn đề gây tai nạn
Không đủ
tầm nhìn
Kiểm tra các vị trí không đủ tầm nhìn dừng xe
Kiểm tra các vị trí không đủ tầm nhìn vượt xe, tại đó vạch
sơn kép mới được kẻ hoặc cần phải được kẻ
Trắc
ngang
Kiểm tra
các vị trí dọc trên tuyến có sự thay đổi đột ngột về tiêu chuẩn trắc ngang.
Kiểm tra điều này có gây ra bất ổn trong khai thác không
Xác định
bất kỳ vị trí nào xảy ra tắc ngẽn giao thông hoặc những nơi năng lực thông xe
của đường bị hạn chế, các nguyên nhân dẫn tới hành vi lái xe mất an toàn
Xác định
các vị trí mà tình trạng không có làn rẽ bảo vệ cho xe rẽ tại nút giao đang
gây mất an toàn
Ghi lại
bất kỳ vị trí nào không đủ bề rộng lề đường
Kiểm tra
trắc ngang có được phân chia hợp lý để tạo điều kiện đi lại cho những đối tượng
dễ bị tai nạn, ví dụ:
Người đi bộ - bề rộng lề đường, lề đi bộ, bề rộng chỗ đứng
chờ trên rải phân cách giữa, đảo giao thông và bó vỉa
Người đi xe đạp - khu vực riêng (ví dụ: lề đường có phủ mặt)
Người đi xe máy - làn đường riêng (lề đường có phủ mặt)
hoặc lòng đường riêng, những nơi cho phép
Nút
giao
Kiểm
tra:
Tầm nhìn
phù hợp với tốc độ khai thác
Tầm nhìn đi đến nút giao (dừng xe)
Tầm nhìn vào nút giao
Tầm nhìn nút giao an toàn
Bố trí mặt
bằng tổng thể của nút giao phục vụ an toàn cho tất cả các đối tượng tham gia
giao thông (người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy)
Các đối
tượng tham gia giao thông hiểu được bố trí mặt bằng để cho các hoạt động giao
thông khác nhau hoạt động
Thiếu
làn rẽ và có tồn tại sự cố khi khai thác hay không
Xảy ra
trường hợp làn dễ gây hiểu nhầm dẫn đến tắc nghẽn, như một làn đi thẳng đột
nhiên bị kẻ sơn hoặc báo hiệu như là làn cho xe rẽ tại một nút giao hoặc rẽ
vào một đường khác
Vị trí
mà chiều dài và bề rộng của đường nhập không đạt tiêu chuẩn và gây mất an
toàn
Những sự
cố trong khai thác vòng xuyến ví dụ: giảm tốc độ không đủ tại điểm vào nút
giao, tốc độ xe cao trong phạm vi khu vực vòng xuyến hoặc bề rộng không đủ của
đường vào vòng xuyến hoặc đường xoay quanh vòng xuyến
Những
trường hợp lái xe không thấy rõ đảo giao thông hoặc đảo quá nhỏ không cho
phép người đi bộ đứng chờ hoặc không cho phép lắp biển báo giao thông, đèn
tín hiệu và các công trình khác của đường bộ
Đường
cao tốc và các nút giao khác mức khác
Kiểm tra
Đạt tiêu
chuẩn phù hợp và thống nhất về bố trí hình học và vạch sơn tại những điểm ra
vào nút giao
Vị trí bố
trí làn rẽ hoặc làn nhập không đủ hoặc không phù hợp ví dụ: những vị trí đầu vào
hoặc đầu ra hai làn không phù hợp
Xe chạy
thẳng có thể vô tình chạy vào làn rẽ
Vị trí
những chỗ bó vỉa và chiều dài bó vỉa không thống nhất với tốc độ xe chạy
Không
đáp ứng đủ yêu cầu về tầm nhìn tại các điểm vào ra
Lắp
đèn tín hiệu giao thông
Kiểm tra
Đèn tín
hiệu giao thông hoạt động an toàn và hiệu quả phục vụ quản lý giao thông dọc
và ngang tuyến đường chính và phục vụ đảm bảo an toàn cho người đi bộ sang đường
Thiết bị
đèn tín hiệu và số lượng đèn tín hiệu đáp ứng yêu cầu, bao gồm đèn tín hiệu
treo trên cao
Vị trí
và tầm nhìn đèn tín hiệu không bị che khuất bởi tán cây, biển báo giao thông…
Chiếu
sáng
Kiểm
tra:
Chiếu
sáng khi hoạt động và cung cấp đủ ánh sáng dọc tuyến. Xem xét mức độ chiếu
sáng cao hơn tại các nút giao
Chiếu sáng
đảm bảo đúng tiêu chuẩn phục vụ cho các nhu cầu tại vị trí này, ví dụ: khách
bộ hành
Cung cấp
các cột đèn bằng vật liệu mềm tại những vị trí cấu thành nguy hiểm cho xe ví
dụ trên các đảo giao thông nhỏ, mũi rải phân cách giữa, ở lưng đường cong gấp,
trong phạm vi khu vực giải toả
Bố trí
đèn chiếu sáng nâng cao khả năng chỉ đường tránh gây nhầm lẫn cho lái xe khi
quan sát tuyến đường phía trước.
Biển
báo giao thông - Các khía cạnh chung
Kiểm
tra:
Các trường
hợp biển báo giao thông không được phép và sử dụng biển báo không đúng tiêu
chuẩn (mầu sắc và hình dạng)
Vị trí,
khoảng cách giữa các biển báo và ghi lại những vị trí có quá nhiều biển báo
hoặc biển quá sát nhau
Biển báo
giao thông quan sát thấy rõ và được hiển thị nổi bật cho các đối tượng giao
thông dự kiến
Các trường
hợp không nắm bắt được đủ các thông tin trên biển báo giao thông hoặc có quá
nhiều thông tin, ghi nhớ tốc độ xe và lượng thông tin hiển thị
Hiệu quả
của biển báo giao thông bằng cách quan sát chúng vào ban đêm và xác định việc
thiếu phản quang
Loại cột
biển báo được sử dụng và trường hợp cột biển báo cấu thành mối nguy hiểm cố định
bên đường hoặc những chỗ cần xem xét sử dụng lại cột biển báo làm bằng vật liệu
mềm
Những
trường hợp có tình trạng che khuất biển báo
Những trường hợp biển báo
giao thông che khuất tầm nhìn cần thiết cho người điểu khiển phương tiện và
người đi bộ
Biển
hiệu lệnh và biển báo
Kiểm
tra:
Biển hiệu
lệnh phù hợp được cắm tại những nơi cần thiết
Biển báo phù hợp và chỉ được
dùng tại những nơi cho phép
Biển
hướng dẫn và chỉ hướng
Kiểm
tra:
Biển chỉ
dẫn, chỉ hướng: phải mang tính hệ thống, lôgíc và thống nhất trên toàn tuyến
và đáp ứng các yêu cầu của các lái xe lạ đường
Các nút
giao quan trọng được lắp biển phù hợp
Biển được
đặt đúng chỗ cho phép lái xe thực hiện thao tác cần thiết
Vạch
sơn
Kiểm tra
Sự đẩy đủ
và khả năng quan sát thấy vạch sơn, đặc biệt là vào ban đêm
Sử dụng
đúng vạch sơn đúng trong các trường hợp
Những chỗ
gián đoạn về vạch sơn nơi xe chạy thẳng và sự tồn tại những làn xe dễ gây nhầm
lẫn dẫn đến tắc đường
Thiếu hướng
dẫn về chỗ nhập và tách, gồm các trường hợp xe chạy thẳng có thể chạy vào làn
rẽ
Đối với
những vị trí thiếu vạch sơn báo nguy hiểm ở cuối đường dẫn của đảo giao thông
và rải phân cách giữa...
Những vị
trí làn xe bố trí sai vạch sơn mũi tên
Những vị
trí vạch sơn cũ được thay song vẫn chưa xoá bỏ và có thể gây nhầm lẫn cho người
điều khiển phương tiện
Loại và
vị trí vạch dừng xe và nhường đường phù hợp
Bố trí
đinh phản quang để dẫn đường ban đêm
An
toàn ven đường và quang cảnh
Kiểm
tra:
Bề rộng
khu vực giải toả có sẵn dọc theo mỗi bên đường
Các chướng
ngại vật cố định bên đường, gồm cột xuất hiện trong phạm vi bề rộng giải toả.
Ý kiến xem có thể loại bỏ, dời đến vị trí ít nguy hiểm hơn hoặc trong truờng hợp
là cột đèn chiếu sáng thì làm bằng vật liệu mềm
Bố trí
rào hộ lan dọc theo tuyến đường. Xem xét những chỗ hợp lý và nhưng chưa được
lắp rào cũng như những chỗ không hợp lý nhưng lại được lắp rào và có thể trở
thành một mối nguy hiểm không cần thiết
Các biện
pháp xử lý an toàn đã được áp dụng cho các đầu của đoạn rào hộ lan
Đầy đủ hệ
thống lan can cầu trên tất cả các cầu
Xử lý
rào hộ lan trên đường đầu cầu để đảm bảo rào hộ lan được bắt chặt vào lan can
cầu, gồm có đoạn chuyển tiếp phù hợp của rào hộ lan bán kiên cố trên đường đầu
cầu với lan can cầu kiên cố
Đầu rào
chắn trên rải phân cách giữa được xử lý phù hợp để làm giảm mức độ nghiêm trọng
khi va chạm vào đầu rào; cần phải làm các đệm phòng va chạm hoặc các thiết bị
làm giảm tác động khác
Mức độ
cây và thực vật gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của người điều khiển phương tiện
và người đi bộ
Mức độ nguy hiểm liên quan đến
cây lớn, đá tảng v.v... và việc tiến hành xử lý để nâng cao an toàn khu vực
ven đường
Các mục
quản lý giao thông nói chung
Kiểm
tra:
Các công
trình dành cho người đi bộ được sử dụng đúng mục đích ban đầu
Những hoạt
động giao thông nguy hiểm có thể diễn ra
Sự tương
xứng và đáng tin cậy của các mức giới hạn tốc độ
Mức độ
an toàn cho phép đối với tất cả các đối tượng tham gia giao thông tại khu vực
đô thị hoặc tại những nơi thường xuyên có hoạt động của người đi bộ hoặc hoạt
động xe, đặc biệt là những nơi đường chạy qua các trung tâm thương mại hoặc gần
trường học. Xem xét nhu cầu về kỹ thuật điều hoà giao thông nhằm nâng cao an
toàn tại những vị trí nhạy cảm
Các cơ hội
vượt xe trên toàn tuyến nói chung và ý kiến về nhu cầu có làn vượt xe cụ thể
cách đều nhau dọc theo đường 2 làn không dải phân cách, đặc biệt là vùng địa
hình đồi núi có lưu lượng giao thông cao
Xem xet nhu
cầu đối với những khu vực còn lại và các chỗ dừng xe bên đường khác, ví dụ:
chỗ dừng xe tải, quan điểm về cảnh quan, khu vực nghỉ ven đường v.v... Ghi lại
những vị trí ‘không chính thức’ mà xe có thể dừng và mức độ nguy hiểm liên
quan
Sự tồn tại
các quầy hàng ven đường và các hoạt động kinh doanh ven đường khác trong phạm
vi lộ giới đường bộ. Ý kiến về mức độ an toàn tương đối của các khu vực này
và nhu cầu có thể thay đổi bố trí chỗ đỗ hoặc các biện pháp kiểm soát khác
Mức độ
an toàn của các vị trí bến xe buýt và các bến xe buýt có được dùng đúng mục
đích ban đầu không. Xem xét việc bố trí cho xe buýt dừng ngoài lòng đường
không gây ảnh hưởng tới làn xe và nhu cầu chiếu sáng tại các vị trí này để đảm
bảo an ninh và an toàn cho hành khách đi xe
Các vấn đề và yêu cầu đặc biệt
có thể cần thiết để nâng cao an toàn trong thời gian lễ hội và ngày nghỉ khi
nhu cầu giao thông tăng cao và có nhiều lái xe không quen đường
|
|