ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
2165/QĐ-UB-TM
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 1994
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ .
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 06 năm 1989;
- Căn cứ Nghị quyết 45/CP ngày ngày 22/6/1993 của Chánh phủ về đổi mới quản lý
và phát triển ngành du lịch;
- Căn cứ Nghị định số 09/CP ngày 05/02/1994 của Chính phủ về tổ chức và quản lý
doanh nghiệp du lịch;
- Căn cứ Quyết định số 1282/QĐ-UB ngày 25/8/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố
về việc thành lập Sở Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1
.- Nay ban hành bản quy định về quản lý kinh doanh du
lịch trên địa bàn thành phố
Điều 2
.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Những điều
quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.-
Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,
Giám đốc Sở Du lịch, Công an thành phố và các Sở, Ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Hữu Nhơn
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo quyết định số 2165/QĐ-UB-TM ngày 11/7/1994 của Ủy ban
nhân dân thành phố).
Nhằm tăng cường quản lý các hoạt
động du lịch trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố quy định như
sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1.-
Ủy ban nhân dân thành phố khuyến khích phát triển du lịch,
kinh doanh dịch vụ du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành du lịch thành
phố.
1/ Hoạt động du lịch phải bảo đảm
an ninh quốc gia và an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, không làm hại
đến nền kinh tế văn hóa xã hội của thành phố, đất nước và truyền thống vẻ vang
của dân tộc;
2/ Việc kinh doanh du lịch dưới
mọi hình thức của tất cả các pháp nhân hợp pháp của các thành phần kinh tế trên
địa bàn thành phố phải đúng theo quy định của pháp luật hiện hành và theo đúng
văn bản quy định này;
Điều 2.-
Trong bản quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1/ “Khách du lịch quốc tế” là
người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam có sử dụng dịch
vụ do các tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp và công dân Việt Nam đi du lịch
nước ngoài. “ Khách du lịch nội địa” là công dân rời khỏi nơi ở thường xuyên của
mình, có sử dụng dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam cung cấp.
2/ Kinh doanh du lịch là thực hiện
một số hoặc toàn bộ các dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi. Các dịch vụ du
lịch bao gồm:
a) Lữ hành: Xây dựng và bán các
chương trình du lịch, hoặc tổ chức các tuyến du lịch trọn gói hay theo yêu cầu
của khách hoặc làm đại lý bán các chương trình du lịch. Hướng dẫn tham quan,
phiên dịch.
b) Lưu trú: bao gồm khách sạn,
làng du lịch, Bugalon, biệt thự, nhà có phòng cho thuê, nhà hàng trong các
khách sạn khu du lịch, làng du lịch.
c) Vận chuyển hành khách du lịch:
bao gồm các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường song, đường biển, đường
hàng không…
d) Các dịch vụ khác: dịch vụ
thông tin, quảng cáo, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, đặt vé máy bay
phòng khách sạn, làm thủ tục về xuất nhập cảnh…
Điều 3.-
Những hoạt động và hành vi kinh doanh du lịch vi phạm tới
an ninh và lợi ích kinh tế của đất nước, trật tự an toàn xã hội, văn hóa dân tộc,
thuần phong mỹ tục Việt Nam đều được coi là vi phạm quy chế về kinh doanh du lịch
và bị xử lý theo pháp luật.
Chương II
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP
KINH DOANH DU LỊCH
Điều 4.-
Điều kiện và tiêu chuẩn để được cấp giấy phép kinh doanh
du lịch:
1/ Điều kiện về pháp lý:
a) Các doanh nghiệp nhà nước,
các doanh nghiệp theo Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân được phép thành
lập, có chức năng kinh doanh du lịch do các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy
định hiện hành và đã được đăng ký tại cơ quan quản lý theo quy định của nhà nước.
b) Các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài phải có giấy phép đầu tư của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư
cấp, ghi rõ các nghề được phép kinh doanh du lịch.
2/ Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các
cơ sở kinh doanh du lịch phải đáp ứng các quy định đầy đủ cơ sở vật chất và
tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được ban hành kèm theo quyết định số 338/TMDL
– DL ngày 23/4/1992 của Bộ Thương mại và Du lịch, các quy định của thành phố và
phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của thành phố.
3/ Về nhân sự:
a) Giám đốc hoặc người điều hành
trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch phải biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng,
có bằng hoặc giấy chứng nhận hợp pháp về nghề nghiệp chuyên môn.
b) Các nhân viên trực tiếp phục
vụ khách phải có giấy chứng nhận sức khỏe, có bằng hoặc giấy chứng nhận hợp
pháp về nghiệp vụ du lịch, biết thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng theo công
việc được giao. Rieng hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có bằng chứng nhận hướng
dẫn viên du lịch quốc tế do Tổng Cục Du lịch cấp thông qua Sở Du lịch hoặc các
Sở Du lịch được Tổng Cục Du lịch ủy quyền cấp.
4/ Có phương án hoạt động kinh
doanh du lịch, nêu rõ các mục tiêu và ngành nghề kinh doanh du lịch cụ thể.
5/ Các điều kiện về vệ sinh môi
trường, địa điểm: áp dụng như quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 5.-
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh du lịch gồm có:
1/ Đơn xin phép hoạt động du lịch.
2/ Bản sao giấy phép thành lập
và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh nếu là doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp theo Luật công ty hoặc luật doanh nghiệp tư nhân; bản sao giấy
phép đầu tư nếu là doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được cơ quan có thẩm
quyền hoặc Phòng công chứng Nhà nước thị thực.
3/ Chứng từ có liên quan đến việc
sử dụng mặt bằng nơi cơ sở kinh doanh;
4/ Danh sách trích ngang của cán
bộ nhân viên kèm theo giấy khám sức khỏe, bảng sao bằng cấp hoặc giấy chứng nhận
về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ. Riêng chủ cơ sở và người phụ trách, quản lý
cơ sở phải có bản khai lý lịch và được cơ quan công an xác nhận đủ điều kiện
kinh doanh du lịch;
5/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh trật tự để kinh doanh nghề đặc biệt (đối với dịch vụ lưu trú);
6/ Phương án kinh doanh.
Chương III
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU
LỊCH
Điều 6.-
Giám đốc hoặc người phụ trách tổ chức và cá nhân hoạt động
kinh doanh du lịch có quyền lợi và nghĩa vụ như sau:
1/ Được phép hoạt động kinh
doanh khi có giấy phép của cấp có thẩm quyền theo điều 10 và 11 bản quy định
này và phải báo cáo với cơ quan thuế, công an địa phương, thời điểm bắt đầu hoạt
động;
2/ Kinh doanh đúng nội dung quy
định trong giấy phép đã được cấp, không được cho phép thuê, sang nhượng giấy
phép. Khi chấm dứt kinh doanh phải xin phép và thực hiện đúng các quy định hiện
hành của nhà nước;
3/ Có bảng hiệu ghi rõ tên cơ sở
kinh doanh gắn ngay trước địa điểm kinh doanh theo quy định hiện hành. Riêng đối
với các cơ sở khinh doanh dịch vụ lưu trú, các tầng lầu, phòng phải được đánh số
theo sơ đồ phòng đã đăng ký với Công an thành phố;
4/ Chấp hành và phổ biến đến từng
cán bộ công nhân viên các quy định về bảo vệ an ninh quốc gia, môi trường và trật
tự an toàn xã hội, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch chấp hành các quy định của
nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh
thái, tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục Việt
Nam;
5/ Việc xây dựng mới hoặc cải tạo,
mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật để kinh doanh du lịch phải phù hợp với các
dự án quy hoạch phát triển du lịch của thành phố và phải được các ngành chức
năng liên quan chấp thuận;
6/ Chấp hành pháp lệnh kế toán
thống kê, chế độ báo cáo, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo luật định;
7/ Bảo đảm an toàn tính mạng và
tài sản của khách du lịch bằng các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, phòng
cháy chữa cháy và bảo hiểm… Chịu trách nhiệm quản lý khách du lịch về các mặt từ
khi nhận khách cho đến khi khách đi;
8/ Bảo đảm quyền lợi về vật chất
và tinh thần đối với người lao động làm việc cho doanh nghiệp theo qui định của
pháp luật hiện hành.
Điều 7.-
Các tổ chức kinh doanh du lịch của thành phố khi mở văn
phòng đại diện hoặc chi nhánh kinh doanh du lịch ở ngoài thành phố trước hết phải
được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 8.
- Tất cả các tổ chức kinh doanh
du lịch hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh muốn xin phép kinh doanh
du lịch quốc tế phải có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ và Tổng Cục Du
lịch, được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận và đề xuất vối Tổng Cục Du lịch
xem xét. Các doanh nghiệp du lịch chưa được phép kinh doanh du lịch quốc tế, chỉ
được ủy thác cho các doanh nghiệp du lịch quốc tế làm đại diện ký các hợp đồng
trao đổi khách với các công ty du lịch nước ngoài, trong đó có phân định rõ
trách nhiệm quản lý khách của mỗi bên bằng văn bản.
Điều 9.-
Các đại lý du lịch hoạt động trung gian bán chương trình
du lịch của các tổ chức cung ứng cho khách du lịch để hưởng hoa hồng phải được
Sở Du lịch cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh du lịch. Chỉ các tổ chức
kinh tế có tư cách pháp nhân được kinh doanh loại hình đại lý du lịch theo phạm
vi và quy định đã đăng ký với cơ quan chức năng và được cơ quan quản lý du lịch
ghi trong giấy chứng nhận.
Đại lý du lịch phải đăng ký và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan Thuế của quận, huyện nơi đại lý trú đóng
và chấp hành quy chế quản lý kinh doanh của Ủy ban nhân dân thành phố qui định.
Điều 10.-
Tất cả các tổ chức kinh doanh ngoài thành phố muốn mở
chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại thành phố phải được sự chấp thuận của Ủy
ban nhân dân thành phố, và đăng ký hoạt động tại Sở Du lịch thành phố trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tại cơ quan chức năng theo quy định của nhà nước.
Chương IV
CƠ QUAN QUẢN LÝ DU LỊCH
Điều 11.-
Sở Du lịch là cơ quan được Ủy ban nhân dân thành phố
giao trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn thành phố. Sở Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn như
quy định tại điều 2 quyết định 1282/QĐ-UB ngày 25/8/1993 của Ủy ban nhân dân
thành phố:
1/ Tiếp nhận hồ sơ và xem xét tờ
trình Ủy ban nhân dân thành phố để đề nghị Tổng Cục Du lịch cho thành lập doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch thuộc thành phố quản lý.
2/ Tiếp nhận hồ sơ và xem xét
trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh
du lịch theo luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty.
3/ Phối hợp ngành chức năng xem
xét các hồ sơ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (kể cả đầu tư nước ngoài) trong
ngành du lịch (về mặt quy hoạch ngành) trình Ủy ban nhân dân thành phố duyệt.
4/ Xem xét cấp giấp phép kinh
doanh du lịch cho các đối tượng sau đây:
a) Các cơ sở kinh doanh du lịch
thuộc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp theo luật công ty và luật doanh nghiệp
tư nhân đã có giấy phép thành lập.
b) Các cơ sở kinh doanh du lịch
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có giấy phép đầu tư do Ủy ban Nhà
nước về hợp tác và đầu tư cấp.
5/ Giúp Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét và đề nghị với Tổng Cục Du lịch công nhận doanh nghiệp du lịch quốc tế
và phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế.
6/ Chịu trách nhiệm phối hợp với
các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh du
lịch trên địa bàn thành phố, kể cả các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Xử lý
hoặc kiến nghị xử lý các vụ việc vi phạm theo qui định hiện hành.
Điều 12.-
Ủy ban nhân dân các quận, huyện có nhiệm vụ và quyền hạn
sau đây:
1/ Cấp phép kinh doanh du lịch
theo quy chế Sở Du lịch cho cá nhân hoặc nhóm kinh doanh doanh dưới vốn pháp định
như nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2/ Tham gia ý kiến về địa điểm
thành lập của doanh nghiệp.
3/ Kiểm tra hoặc phối hợp với Sở
Du lịch và các cơ quan chức năng kiểm tra các hoạt động của các cơ sở kinh
doanh du lịch trên địa bàn quận, huyện.
4/ Được quyền đình chỉ hoặc thu
hồi giấy phép các cơ sở do quận, huyện cấp giấy phép vi phạm hoặc tạm thời đình
chỉ các cơ sở vi phạm thuộc diện thành phố cấp giấy phép hoạt động; lập biên bản
và báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố. Nếu doanh nghiệp thuộc diện có vốn
kinh doanh đầu tư nước ngoài được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, vi phạm để xử lý;
5/ Phối hợp thường xuyên với Sở
Du lịch để phản ảnh tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn quận, huyện nhằm
giúp đỡ Sở tổng hợp báo cáo tình hình kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố và
Tổng Cục Du lịch.
Chương V
KIỂM TRA – XỬ LÝ
Điều 13.-
Kiểm tra.
1/ Các hoạt động kinh doanh du lịch
phải chịu sự kiểm tra và chấp hành các quy định liên ngành của các cơ quan sau:
a/ Kiểm tra của Công an về đăng
ký quản lý hộ khẩu, trật tự an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng ngừa
và phát hiện, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
b/ Kiểm tra của các cơ quan quản
lý du lịch về các hoạt động kinh doanh du lịch.
c/ Kiểm tra của các cấp chính
quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác khi cần thiết.
2/ Việc kiểm tra của các cơ quan
chức năng phải tiến hành đúng quy định của pháp luật và phải lập biên bản kiểm
tra.
Điều 14.-
Xử lý vi phạm.
Các hành vi vi phạm tùy tính chất,
mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chánh hay truy cứu trách nhiệm hình sự đúng
theo pháp luật hiện hành.
Điều 15.-
Các hình thức xử lý.
1/ Xử lý hành chánh:
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch vi phạm các quy định quản lý nhà nước về mặt hành chánh sẽ bị xử lý
theo pháp lệnh xử phạt hành chánh và nghị định 141/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Hình thức xử phạt hành chánh bao
gồm:
Cảnh cáo; phạt tiền; đình chỉ hoạt
động vi phạm; đình chỉ có thời hạn hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động kinh
doanh; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; bồi thường thiệt hại.
2/ Xử lý hình sự:
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm,
vi phạm các điều khoản của Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hình sự để
tiến hành điều tra, truy tố, xét xủ theo luật tố tụng hình sự.
Điều 16.-
Thẩm quyền xử lý:
1/ Đối với vi phạm hành chánh:
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý gồm:
- Ủy ban nhân dân các cấp.
- Sở Du lịch thành phố được Ủy
ban nhân dân thành phố ủy quyền, Công an, thuế và cơ quan thực hiện chức năng thanh
tra nhà nước chuyên ngành.
2/ Đối với vi phạm hình sự: các
cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xét xử theo quy định của luật tố tụng
hình sự.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17.-
Giám đốc Sở Du lịch có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
các ngành, các cấp có liên quan hướng dẫn chi tiết và tổ chức thực hiện việc quản
lý hoạt động kinh doanh du lịch theo như bản quy định này.
Điều 18.-
Thủ trưởng các Sở ban ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận, huyện, phường, xã phải thực hiện đầy đủ bản quy định này.-
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ