Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 42/2002/PL-UBTVQH10 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 25/05/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 42/2002/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2002

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 42/2002/PL-UBTVQH10 NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2002 VỀ TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Để tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có hiệu quả, hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do việc gia tăng bất thường nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2002;
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về các biện pháp tự vệ, điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.

Điều 2. Quyền áp dụng các biện pháp tự vệ

Chính phủ Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp một loại hàng hoá nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 3. Các biện pháp tự vệ

Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu;

2. áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

3. Áp dụng các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Nhập khẩu hàng hoá quá mức" là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng, số lượng hoặc trị giá gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.

2. "Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là tình trạng ngành sản xuất đó suy giảm một cách đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất; gia tăng mức tồn đọng hàng hoá; ảnh hưởng xấu đến việc làm, mức tiền lương, đầu tư và tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá đó.

3. "Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về sự thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.

4. "Ngành sản xuất trong nước" là toàn bộ các nhà sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện hợp pháp của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hoá của ngành đó được sản xuất ra ở trong nước.

5. "Hàng hoá tương tự" là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.

6. "Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp" là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.

Điều 5. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ

1. Các biện pháp tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

2. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải căn cứ vào kết quả điều tra quy định tại Chương II của Pháp lệnh này, trừ trường hợp áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời.

3. Các biện pháp tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hoá.

Điều 6. Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ

Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

2. Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

Điều 7. Tham vấn

1. Bộ Thương mại có thể tiến hành tham vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ theo yêu cầu của họ nhằm tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết.

2. Các bên liên quan không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của họ liên quan đến biện pháp tự vệ vẫn được bảo đảm.

Điều 8. Bù đắp thiệt hại

1. Việc bù đắp và mức độ bù đắp thiệt hại do áp dụng các biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Việc bù đắp và mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.

Chương 2:

ĐIỀU TRA ĐỂ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 9. Cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tiến hành điều tra trước khi quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ.

Điều 10. Căn cứ tiến hành điều tra

1. Bộ Thương mại tiến hành điều tra khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện toàn bộ hàng hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất chiếm ít nhất 25% sản lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.

2. Bộ Thương mại chủ động tiến hành điều tra trong trường hợp có bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.

Điều 11. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ được gửi cho Bộ Thương mại bao gồm:

1. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ theo mẫu do Bộ Thương mại quy định;

2. Các tài liệu và thông tin có liên quan đến loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ và hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp.

Điều 12. Quyết định tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ

1. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chưa đầy đủ thông tin thì chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung thông tin. Thời hạn bổ sung thông tin ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đó nhận được yêu cầu bổ sung thông tin. Bộ Thương mại không ra quyết định tiến hành điều tra, nếu các thông tin đó không được cung cấp trong thời hạn quy định.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung có đầy đủ thông tin, Bộ Thương mại phải ra quyết định tiến hành điều tra.

3. Khi chưa có quyết định chính thức về việc tiến hành điều tra, Bộ Thương mại không được tiết lộ nội dung của hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.

4. Trường hợp không ra quyết định tiến hành điều tra, Bộ Thương mại phải thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.

5. Bộ Thương mại không ra quyết định tiến hành điều tra nếu tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ rút hồ sơ, trừ trường hợp có bằng chứng cho thấy cần thiết phải tiếp tục điều tra.

Điều 13. Các bên liên quan đến quá trình điều tra

Các bên liên quan đến quá trình điều tra bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;

3. Hiệp hội ngành hàng nước ngoài đại diện cho đa số các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;

4. Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;

5. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;

6. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;

7. Hiệp hội ngành hàng trong nước đại diện cho đa số các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;

8. Tổ chức công đoàn đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước;

9. Hội nông dân Việt Nam;

10. Tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam;

11. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

12. Tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến quá trình điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra.

Điều 14. Cung cấp thông tin cho quá trình điều tra

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

2. Bộ Thương mại có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Quản lý nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra

1. Quá trình điều tra để xem xét khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ không được gây trở ngại cho việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đang là đối tượng điều tra.

2. Kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, Bộ Thương mại có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với loại hàng hoá đang là đối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép đó chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu.

Điều 16. Nội dung điều tra

Việc điều tra phải bảo đảm khách quan, có tính đến các yếu tố đặc trưng của tình hình sản xuất trong nước và làm rõ các nội dung sau đây:

1. Sự gia tăng nhập khẩu của loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra một cách đột biến về khối lượng, số lượng hoặc trị giá;

2. Thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở đánh giá:

a) Những thay đổi về tình hình tiêu thụ hàng hoá là đối tượng điều tra tại thị trường trong nước;

b) Những thay đổi về khối lượng sản xuất hàng hoá, các chỉ số năng suất lao động, hệ số sử dụng công suất sản xuất, mức lãi và lỗ, tỷ lệ người có công ăn việc làm trong ngành sản xuất hàng hoá là đối tượng điều tra;

c) Tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu là đối tượng điều tra trong tổng khối lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp đang tiêu thụ tại thị trường trong nước.

3. Quan hệ giữa việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Điều 17. Đình chỉ điều tra

Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp sau đây:

1. Người có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ rút hồ sơ trong quá trình điều tra;

2. Bên nước ngoài liên quan cam kết loại trừ thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước;

3. Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Điều 18. Thời hạn điều tra và công bố kết quả điều tra

1. Thời hạn điều tra không quá 6 tháng, kể từ ngày Bộ Thương mại ra quyết định điều tra; trong trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 2 tháng tiếp theo.

2. Sau khi kết thúc điều tra, Bộ Thương mại công bố công khai kết quả điều tra.

Điều 19. Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ

1. Trên cơ sở kết quả điều tra, Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ sau khi đã tham khảo ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan. Quyết định này phải được công bố công khai.

2. Các biện pháp tự vệ quy định tại Pháp lệnh này có thể không được áp dụng, nếu việc áp dụng các biện pháp đó dẫn đến một trong các hậu quả sau đây:

a) Gây thiệt hại đến kinh tế - xã hội trong nước;

b) Gây thiệt hại đến lợi ích của đa số các nhà tiêu thụ hàng hoá;

c) Các hậu quả khác do Chính phủ xác định.

Chương 3:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 20. Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời

1. Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.

2. Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng với điều kiện Bộ Thương mại tiếp tục tiến hành điều tra.

3. Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời phải được thông báo công khai cho các bên liên quan.

4. Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

5. Thời hạn hiệu lực của biện pháp tự vệ tạm thời không được vượt quá thời hạn cần thiết để loại trừ thiệt hại nghiêm trọng hoặc phòng ngừa nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước và để ngành sản xuất trong nước điều chỉnh thích ứng với hoàn cảnh cạnh tranh. Thời hạn có hiệu lực của biện pháp tự vệ tạm thời kết thúc khi có quyết định của Bộ Thương mại về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng trong mọi trường hợp không được vượt quá 200 ngày, kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.

6. Bộ Thương mại có thể ra quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước thời hạn trong trường hợp cần thiết.

7. Trong trường hợp kết quả điều tra của Bộ Thương mại cho thấy việc thi hành biện pháp tự vệ tạm thời là chưa cần thiết hoặc chỉ nên ấn định mức tăng thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn so với mức tăng thuế nhập khẩu đã áp dụng, thì khoản chênh lệch thuế đó được hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Áp dụng các biện pháp tự vệ

1. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ được tiến hành trên cơ sở quyết định đã có hiệu lực của Bộ Thương mại.

2. Các biện pháp tự vệ có thể không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển.

Điều 22. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ

1. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, là không quá 4 năm.

2. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ có thể được gia hạn một lần không quá 6 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có các bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Điều 23. Đình chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ

Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong các trường hợp sau đây:

1. Khi các điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ không còn tồn tại;

2. Việc tiếp tục áp dụng các biện pháp tự vệ gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội trong nước.

Chương 4:

RÀ SOÁT CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 24. Nguyên tắc tiến hành rà soát các biện pháp tự vệ

1. Trong trường hợp thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ vượt quá ba năm, Bộ Thương mại phải tiến hành rà soát các biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này để có kết luận về việc duy trì, huỷ bỏ hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ.

2. Việc rà soát các biện pháp tự vệ phải phù hợp với các quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.

Điều 25. Quyết định về kết quả rà soát các biện pháp tự vệ

Sau khi rà soát các biện pháp tự vệ, Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:

1. Duy trì các biện pháp tự vệ đang được áp dụng;

2. Giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp đó;

3. Đình chỉ các biện pháp tự vệ đang được áp dụng.

Chương 5:

GIA HẠN VÀ TÁI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 26. Gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ

1. Bộ Thương mại xem xét gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh này.

Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đó đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh và phải được gửi cho Bộ Thương mại chậm nhất là 6 tháng trước ngày biện pháp tự vệ đó hết hiệu lực.

2. Các thủ tục về điều tra, công bố, thông báo quy định tại Chương II của Pháp lệnh này được áp dụng tương ứng cho việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ.

3. Mức độ áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian gia hạn không được cao hơn mức độ áp dụng trong thời gian ngay trước đó.

Điều 27. Quy định về việc tái áp dụng biện pháp tự vệ

Một biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với một loại hàng hoá có thể được áp dụng trở lại đối với loại hàng hoá đó theo các quy định sau đây:

1. Trong trường hợp một biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với một loại hàng hoá trên 4 năm thì chỉ được tái áp dụng đối với loại hàng hoá đó sau một thời gian bằng nửa thời gian đó.

2. Trong trường hợp một biện pháp tự vệ được áp dụng đối với một loại hàng hoá từ 6 tháng đến 4 năm thì chỉ được tái áp dụng đối với loại hàng hoá đó sau 2 năm.

3. Trong trường hợp một biện pháp tự vệ được áp dụng đối với một loại hàng hoá có thời hạn dưới 6 tháng thì có thể tái áp dụng biện pháp tự vệ đó khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ít nhất sau 1 năm, kể từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

b) Biện pháp tự vệ đã được áp dụng đối với loại hàng hóa không quá 2 lần trong thời gian 5 năm trước ngày tái áp dụng biện pháp tự vệ.

4. Việc tái áp dụng một biện pháp tự vệ đối với một loại hàng hoá phải được thực hiện theo các thủ tục như khi biện pháp này được áp dụng lần đầu tiên.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về áp dụng các biện pháp tự vệ

Nội dung quản lý nhà nước về áp dụng các biện pháp tự vệ bao gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng các biện pháp tự vệ;

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp tự vệ;

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ;

4. Tiến hành điều tra để áp dụng các biện pháp tự vệ;

5. Tổ chức và tiến hành tham vấn với các bên liên quan;

6. Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ;

7. Hướng dẫn áp dụng các biện pháp tự vệ;

8. Tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ;

9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về áp dụng các biện pháp tự vệ;

10. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về áp dụng các biện pháp tự vệ.

Điều 29. Cơ quan quản lý nhà nước về áp dụng các biện pháp tự vệ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về áp dụng các biện pháp tự vệ.

2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về áp dụng các biện pháp tự vệ; tổ chức thực hiện việc áp dụng các biện pháp tự vệ trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thực hiện quản lý áp dụng các biện pháp tự vệ.

Chương 7:

KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 30. Khiếu nại

1. Các khiếu nại liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ phải được gửi đến Bộ Thương mại.

2. Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại; trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

3. Trong trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Bộ Thương mại chưa giải quyết khiếu nại hoặc tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ Thương mại, thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2002.

Điều 33. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh này.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 42/2002/PL-UBTVQH10

Hanoi, May 25, 2002

 

ORDINANCE

ON SAFEGUARDS IN THE IMPORT OF FOREIGN GOODS INTO VIETNAM
(No. 42/2002/PL-UBTVQH10 of May 25, 2002)

In order to enhance the State management over the economy, create conditions for the Vietnamese economy to effectively integrate into the international economy, restrict unfavorable impacts causing serious injury to the domestic production due to abnormal increases in the import of goods into Vietnam;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly at its 10th session;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, 10th session, on the 2002 law- and ordinance-making program;
This Ordinance provides for the safeguard measures in the import of foreign goods into Vietnam,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Ordinance prescribes the safeguard measures, the conditions and procedures for the application of these measures in cases of excessive import of goods into Vietnam, which causes serious injury to the domestic production.

Article 2.- Right to apply safeguard measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Safeguard measures

The safeguard measures in the import of foreign goods into Vietnam include:

1. Raising the import tariffs;

2. Imposing import quotas;

3. Other measures to be stipulated by the Government.

Article 4.- Interpretation of terms

In this Ordinance, the following word phrases are construed as follows:

1. "Excessive import of goods" means the import of goods with a volume, quantity or value increasing, absolutely or relatively, as compared with the volume, quantity or value of similar or directly competitive home-made goods.

2. "Serious injury to the domestic manufacturing industry" means a state where such manufacturing industry declines considerably in its output, domestic consumption level, production profits, production growth rate, and has greater and greater amounts of unsold goods, badly affecting employment, salary level, investment and other norms of the domestic manufacturing industry which turns out such goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. "Domestic manufacturing industry" means all manufacturers of the similar or directly competitive goods within the territory of Vietnam or their lawful representatives, accounting for a major proportion in the total output of goods made by that industry in the country.

5. "Similar goods" are identical goods or goods with the same functions, utility, quality specifications, technical properties and other basic intrinsic features.

6. "Directly competitive goods" are goods likely to be accepted by buyers in replacement of the goods falling under the scope of application of safeguard measures, because of their competitive edges in terms of price and use purpose.

Article 5.- Principles for application of safeguard measures

1. Safeguard measures shall be applied within the necessary scope and to the necessary extent in order to prevent or limit serious injury to the domestic manufacturing industry and create conditions for that manufacturing industry to raise its competitiveness.

2. The application of safeguard measures must rely on the investigation results prescribed in Chapter II of this Ordinance, except for cases of application of temporary safeguard measures.

3. Safeguard measures shall apply on the basis of non-discrimination and non-dependence on goods origin.

Article 6.- Conditions for the application of safeguard measures

Safeguard measures shall apply to imported goods only when the following conditions are met:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The rapid increases in the volume, quantity or value of imported goods mentioned in Clause 1 of this Article cause or threaten to cause serious injury to the domestic industry producing similar or directly competitive domestic goods.

Article 7.- Consultation

1. The Ministry of Trade may consult the concerned parties in the process of investigation and application of safeguard measures at their requests in order to create conditions for all the concerned parties to express their opinions and supply necessary information.

2. The concerned parties shall not be obliged to attend consultations; Any parties not present at consultations shall still have their interests related to safeguard measures preserved.

Article 8.- Injury indemnification

1. The indemnification and extent of indemnification of injury caused by the application of safeguard measures shall comply with the provisions of the Vietnamese laws and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. The indemnification and degree of injury shall be determined on the basis of the results of consultation between the concerned parties.

Chapter II

INVESTIGATION FOR THE APPLICATION OF SAFEGUARD MEASURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Trade shall be responsible for conducting investigation before deciding to apply or not to apply safeguard measures.

Article 10.- Bases for investigation

1. The Ministry of Trade shall conduct investigation after receiving the dossiers requesting the application of safeguard measures from the organizations and/or individuals representing the domestic manufacturing industry on the condition that all goods made by these organizations and/or individuals accounting for at least 25% of the output of similar or directly competitive home-made goods. The organizations and/or individuals submitting such dossiers shall be accountable for the information in their dossiers.

2. The Ministry of Trade shall conduct investigation at its own initiative in cases where they have evidences proving the necessity to apply safeguard measures.

Article 11.- Dossiers requesting the application of safeguard measures

The dossiers requesting the application of safeguard measures addressed to the Ministry of Trade shall consist of:

1. The written request for the application of safeguard measures, made according to the form set by the Ministry of Trade;

2. Documents and information related to the kind of goods subject to investigation for the application of safeguard measures, and similar or directly competitive goods.

Article 12.- Decisions to investigate for application of safeguard measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within 30 days after receiving the dossiers already added with full information, the Ministry of Trade must issue investigation decisions.

3. Pending the official investigation decisions, the Ministry of Trade must not disclose the contents of the dossiers requesting the application of safeguard measures.

4. Where it refuses to issue an investigation decision, the Ministry of Trade must notify the reasons therefor to the organization or individual that has submitted the dossier requesting the application of safeguard measures.

5. The Ministry of Trade shall not issue investigation decisions if the organizations or individuals that have submitted the dossiers requesting the application of safeguard measures withdraw the dossiers, except for cases where it has evidences substantiating the necessity to continue the investigation.

Article 13.- Parties related to the investigation process

The parties involved in the investigation process include:

1. Overseas organizations or individuals manufacturing and exporting the goods subject to investigation;

2. Organizations or individuals importing the goods subject to investigation;

3. The overseas commodity line association representing the majority of organizations and/or individuals manufacturing, exporting or importing the goods subject to investigation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Organizations and/or individuals submitting the dossier requesting the application of safeguard measures.

6. Domestic organizations and/or individuals manufacturing similar or directly competitive goods;

7. The domestic commodity line association representing the majority of organizations and individuals manufacturing similar or directly competitive goods;

8. The trade union organizations representing the interests of the laborers in the domestic manufacturing industry;

9. Vietnam Peasants Association;

10. The organization that protects the interests of Vietnamese consumers;

11. The competent Vietnamese State agencies;

12. Organizations and individuals having legitimate rights and interests related to the investigation process or being helpful for the investigation process.

Article 14.- Supply of information for the investigation process

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Trade shall have the responsibility to keep information confidential according the provisions of law.

Article 15.- Management of the import of goods subject to investigation

1. The process of investigation to consider the possibility to apply safeguard measures must not hinder the clearance of customs procedures for imported goods being subject to investigation.

2. From the issuance of the investigation decision to the end of the investigation process, the Ministry of Trade may apply the regime of granting import permits to the goods subject to investigation. Such permit granting shall serve the statistical purpose only but not limit the quantity, volume or value of the imported goods.

Article 16.- Investigation contents

The investigation must be conducted in an objective manner, taking into account the peculiarities of the domestic production situation and clarifying the following:

1. The sudden rapid increase in the volume, quantity or value of the imported goods subject to investigation;

2. Serious injury or threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry on the basis of evaluating:

a/ Changes in the situation of consumption of the goods subject to investigation in the domestic market;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The proportion of the imported goods subject to investigation in the aggregate volume of similar or directly competitive goods being consumed in the domestic market.

3. The relation between the rapidly increasing import of the goods and the serious injury or threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry.

Article 17.- Termination of investigation

The Ministry of Trade shall decide to stop investigation in the following cases:

1. The submitters of the dossiers requesting the application of safeguard measures withdraw such dossiers during the investigation process;

2. The related foreign parties commit themselves to precluding the serious injury or the threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry;

3. Other cases to be stipulated by the Government.

Article 18.- Investigation duration and publicization of investigation results

1. The investigation duration shall be no more than 6 months as from the date the Ministry of Trade issues the investigation decision; in cases of necessity, the investigation duration may be extended once for another 2 subsequent months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Decision to apply or not to apply safeguard measures

1. On the basis of the investigation results, the Ministry of Trade shall issue decisions to apply or not to apply safeguard measures after consulting the concerned ministries and ministerial-level agencies. Such decisions must be made public.

2. The safeguard measures prescribed in this Ordinance may not be applied if their application results in one of the following consequences:

a/ Causing domestic socio-economic injury;

b/ Causing harm to the interests of the majority of goods consumers;

c/ Other consequences to be determined by the Government.

Chapter III

APPLICATION OF SAFEGUARD MEASURES

Article 20.- Application of temporary safeguard measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Temporary safeguard measures shall be only applied on the condition that the Ministry of Trade continues the investigation.

3. The decisions to apply temporary safeguard measures must be publicly notified to the related parties.

4. Temporary safeguard measures shall be applied only in the form of import tariffs in accordance with the Export Tax and Import Tax Law.

5. The effective duration of temporary safeguard measures must not exceed the duration needed for eliminating the serious injury or for preventing the threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry and for the domestic manufacturing industry to adapt itself to the competitive circumstance. The effective duration of temporary safeguard measures shall end after the Ministry of Trade issues the decision to apply or not to apply the safeguard measures but, under any circumstances, must not exceed 200 days as from the date their application starts.

6. In cases of necessity the Ministry of Trade may issue decisions to terminate the application of temporary safeguard measures ahead of time.

7. Where the Trade Ministry’s investigation results show that the application of temporary safeguard measures is unnecessary or the import tariff should be set at a rate lower than the one already imposed, the tax difference shall be refunded to the tax payers according to the provisions of law.

Article 21.- Application of safeguard measures

1. The application of safeguard measures shall be based on the effective decisions of the Ministry of Trade.

2. The safeguard measures may not be applied to goods originating from underdeveloped countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The duration of application of safeguard measures, including the duration of application of temporary ones, shall not exceed four years.

2. The duration of application of safeguard measures may be extended once for another six subsequent years, provided that the serious injury or the threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industry still lingers on and there are evidences proving that the affected manufacturing industry is adjusting itself to be more competitive.

Article 23.- Termination of application of safeguard measures

The Ministry of Trade shall issue decisions to terminate the application of safeguard measures in the following cases:

1. The conditions for application of safeguard measures no longer exist;

2. The continued application of safeguard measures cause serious injury to the domestic socio-economic situation.

Chapter IV

SCRUTINY OF SAFEGUARD MEASURES

Article 24.- Principles for scrutiny of safeguard measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The scrutiny of safeguard measures must comply with the provisions in Chapter II of this Ordinance.

Article 25.- Decision on the results of scrutiny of safeguard measures

After scrutinizing the safeguard measures, the Ministry of Trade shall issue one of the following decisions:

1. To maintain the safeguard measures being applied;

2. To mitigate the application of these measures;

3. To terminate the safeguard measures being applied.

Chapter V

EXTENSION AND RE-APPLICATION OF SAFEGUARD MEASURES

Article 26.- Extension of the application of safeguard measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The dossiers requesting the extension of the application of safeguard measures must include the evidences showing that the affected manufacturing industry has taken the necessary adjusting measures to raise its competitiveness, and must be sent to the Ministry of Trade at least six months before the date such safeguard measures cease to be effective.

2. The procedures for investigation, publicization and notification prescribed in Chapter II of this Ordinance shall apply similarly to the extension of the application of safeguard measures.

3. The extent of application of safeguard measures during the extended time must not be higher than that in the preceding duration.

Article 27.- Regulations on the re-application of safeguard measures

A safeguard measure already applied to a certain kind of goods may be re-applied thereto according to the following regulations:

1. Where a safeguard measure was applied to a certain kind of goods for over 4 years, it may be re-applied thereto only after a time equal to half of such duration has passed.

2. Where a safeguard measure was applied to a certain kind of goods for between six months and four years, it may be re-applied thereto only after two years have passed.

3. Where a safeguard measure was applied to a certain kind of goods for less than six months, it may be applied thereto only if the following conditions are fully met:

a/ At least one year has passed after the previous application of the safeguard measure;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The re-application of a safeguard to a certain kind of goods must comply with the procedures as for the first-time application.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OVER THE APPLICATION OF SAFEGUARD MEASURES

Article 28.- Contents of State management over the application of safeguard measures

The contents of State management over the application of safeguard measures shall include:

1. To promulgate, and organize the implementation of, legal documents on the application of safeguard measures;

2. To organize the application of safeguard measures;

3. To propagate and disseminate the legislation and policies related to the application of safeguard measures;

4. To conduct investigation before applying safeguard measures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To decide to apply or not to apply safeguard measures;

7. To guide the application of safeguard measures;

8. To organize the gathering, processing and supply of information about the application of safeguard measures;

9. To inspect and supervise the observance of the legislation on the application of safeguard measures;

10. To settle complaints about and handle violations of the legislation on the application of safeguard measures.

Article 29.- Agencies in charge of the State management over the application of safeguard measures

1. The Government shall perform the unified State management over the application of safeguard measures.

2. The Ministry of Trade shall be responsible to the Government for performing the unified State management over the application of safeguard measures; organize the application of safeguard measures after consulting the concerned ministries and ministerial-level agencies.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Trade in managing the application of safeguard measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 30.- Complaints

1. Complaints related to the process of investigation and application of safeguard measures must be addressed to the Ministry of Trade.

2. The Ministry of Trade shall have to settle complaints within 30 days after receiving the written complaints; in special cases, this time limit may be prolonged but must not exceed 60 days.

3. Where the time limit prescribed in Clause 2 of this Article has expired but the Ministry of Trade has not yet settled the complaints or the complaining organizations or individuals disagree with the complaint-settling decisions of the Ministry of Trade, these organizations or individuals may initiate lawsuits at court according to the provisions of law.

Article 31.- Settlement of disputes and handling of violations

The settlement of disputes and handling of violations shall comply with the provisions of the Vietnamese law and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Ordinance takes effect as from September 1, 2002.

Article 33.- Implementation guidance

The Government shall specify and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nguyen Van An

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam năm 2002

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.704

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.133.206
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!