BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
07-BYT-TT
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 04 năm 1964
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC THÀNH LẬP, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG TÚI THUỐC CẤP CỨU
THÔNG THƯỜNG
Kính
gửi:
|
-Các bộ, các cơ quan ngang bộ
-Các
tổng cục;
-Các
uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh;
-Các
sở, ty, y tế.
|
Tình hình sản xuất ngày càng
phát triển, việc cấp cứu các tai nạn lao động trong các xí nghiệp, công, nông,
lâm trường, cơ quan ngày càng quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi phải sử dụng màng
lưới vệ sinh viên hoạt động đếu đặn với một túi thuốc cấp cứu, để sơ cứu các
tai nạn trong sản xuất. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất được
tốt.
Trước đây một số nơi có thi hành
thông tư liên Bộ Lao động – Y tế số 1061-LB ngày 20-9-1956 về chế độ bảo vệ sức
khỏe cho công nhân ở các nông, công, lâm trường, xí nghiệp của Chính phủ nên có
thành lập túi thuốc cấp cứu. Việc thành lập, sử dụng chưa được quy định cụ thể,
có nơi thực hiện, có nơi không, hoặc có thành lập cũng không được theo dõi, bảo
quản tốt. Do đó việc sử dụng và phát huy tác dụng túi thuốc cấp cứu còn quá ít,
túi thuốc đó phần lớn do cán bộ y tế giữ.
Để bổ khuyết những thiếu xót
trên, sau khi đã được các Bộ, Tổng cục tham gia ý kiến, và sự góp ý của Bộ Lao
động (công văn số 30-LĐBH ngày 10-01-1964) và Bộ Tài chính (công văn số
136-TC-CNKT ngày 31-12-1963), nay Bộ quy định việc thành lập túi thuốc cấp cứu
thông thường, quy định nguyên tắc sử dụng, bảo quản nhằm nâng cao tác dụng của
túi thuốc cấp cứu.
A. CÁC ĐƠN VỊ
PHẢI LẬP TÚI THUỐC CẤP CỨU THÔNG THƯỜNG
Tất cả các xí nghiệp, công trường,
nông trường, lâm trường của trung ương và địa phương, các cơ quan, các hợp tác
xã thủ công, các xí nghiệp công tư hợp doanh, các đoàn thăm dò khảo sát, đo đạc,
địa chất, các phương tiện vận tải như xe lửa, ô-tô chở khách, ô-tô vận tải đi từng
đoàn, tầu thuỷ, ca-nô, đoàn thuyền vận tải của Chính phủ, các ga xe lửa, các đội,
các phân đội cầu đường của tổ chức đường sắt,…đều phải thành lập túi thuốc cấp
cứu thông thường. Túi thuốc này gồm hai loại:
1. Túi thuốc cấp cứu thông thường
do vệ sinh viên giữ.
2. Túi thuốc cấp cứu thông thường
do y tá, y bác sĩ thường trực giữ.
B. CÁC LOẠI
THUỐC CẤP CỨU THÔNG THƯỜNG
a) Túi thuốc cấp cứu thông
thường do vệ sinh viên giữ:
1. Tất cả các cơ sở nói trên phải
thành lập túi thuốc cấp cứu, tuỳ theo tình hình tổ chức sản xuất mà bố trí túi
thuốc cấp cứu.
- Những nơi làm việc tập trung,
mỗi phân xưởng như cơ khí, nề, mộc, mỗi đội sản xuất, đội khai thác, thăm dò địa
chất, khai hoang của nông trường …đều phải thành lập một túi thuốc thông thường
do vệ sinh viên giữ.
- Những nơi làm việc chia theo tổ
xa nhau khoảng 500m đều phải lập một túi thuốc cấp cứu (trường hợp này không phải
thành lập túi thuốc cấp cứu cho phân xưởng, ban nữa).
2. Túi thuốc cấp cứu này do vệ
sinh viên bảo quản, sử dụng dưới sự chỉ đạo chuyên môn của tổ chức y tế dưới sự
kiểm soát của phân xưởng, ban, hoặc đội mình phụ trách.
3. Thuốc cấp cứu phải được xếp gọn
trong túi cấp cứu bằng da, vải bạt hoặc ni-lông (nếu là đội lưu động) hoặc bằng
gỗ, sắt tây, thiếc treo trên tường nơi làm việc (nếu là tĩnh tại) và có khoá bảo
quản.
4. Thuốc cấp cứu như thuốc viên,
thuốc mỡ, thuốc nước, bông băng, kìm, kéo,… phải được đóng gói trong lọ, hộp,
…và phải có nhãn hiệu rõ ràng.
5. Trong mỗi túi thuốc cấp cứu
phải có một quyển sổ nhỏ để ghi chép việc sử dụng thuốc, ghi chép các trường hợp
tai nạn lao động, cuối tuần vệ sinh viên đi báo cáo và lĩnh thêm thuốc. Trường
hợp thuốc hết và chưa tới ngày lĩnh, vệ sinh viên phải báo cáo ngay, y tế cơ sở
có trách nhiệm bổ sung cho đủ thuốc quy định.
6. Khi hết giờ làm việc, vệ sinh
viên phải kiểm tra lại thuốc, khoá lại mang về (nếu làm một ca) hoặc bàn giao lại
cho vệ sinh viên làm ca tiếp (khi bàn gioa sử dụng cần có ký nhận).
7. Những người không có trách
nhiệm không có quyền sử dụng (dù là vệ sinh viên của đội nhưng không được phân
công giữ túi thuốc cũng không có quyền sử dụng).
8. Để việc sử dụng bảo quản thuốc
được tốt, vệ sinh viên phải được học tập chuyên môn về y tế mỗi tháng hai giờ
tính vào giờ sản xuất. Ban Giám đốc cơ sở cần tạo điều kiện để thực hiện tốt việc
họctập này.
Việc sử dụng giờ huấn luyện cho
vệ sinh viên cần bố trí sát với điều kiện và hoàn cảnh của từng nơi. Các xí
nghiệp hoạt động theo thời vụ, các nông trường, công trường kiến thiết cơ bản
khi gặp mưa bão có thể tổ chức học tập cho vệ sinh viên trong những ngày ngừng
việc.
9. Khi xẩy ra tai nạn lao động
hàng loạt, vệ sinh viên phải chịu sự điều động của tổ chức y tế cơ sở.
10. Giờ làm nhiệm vụ cấp cứu được
coi như giờ sản xuất.
11. Các cán bộ y tế cơ sở có
trách nhiệm trau dồi kỹ thuật chuyên môn cho vệ sinh viên. Chương trình huấn
luyện cần nghiên cứu kỹ, cụ thể thiết thực phục vụ công tác trước mắt.
12. Các cán bộ y tế cơ sở có
trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản túi thuốc và
luôn luôn chú ý để bổ sung thêm thuốc cho đủ số quy định.
13. Vệ sinh viên có trách nhiệm
giữ gìn, bảo quản, sử dụng túi thuốc cấp cứu, không được để mất mát, hư hỏng.
b) Túi thuốc cấp cứu do y tá,
y bác sĩ thường trực giữ:
14. Tất cả các cơ sở nói trên đều
phải thành lập túi thuốc cấp cứu thông thường do y tá, y bác sĩ thường trực giữ.
Nơi nào đã có cũng cần phải chấn chỉnh lại cho đủ thuốc, đủ phương tiện cấp cứu
đã quy định.
15. Hàng ngày mỗi khi giao nhận
ca, đều phải bàn giao túi thuốc cấp cứu, có ghi chép đầy đủ việc sử dụng thuốc,
tình hình tai nạn lao động. Người nhận giao ca phải lĩnh thêm thuốc đề bù vào số
thuốc đã sử dụng cho ca trước.
16. Các phương tiện cấp cứu như:
túi thuốc, cáng tải thương… phải được chuẩn bị chu đáo và luôn luôn sẵn sàng phục
vụ, ống tiêm, kim, kéo phải được xếp gọn vào hộp cấp cứu và đã được khử trùng.
17. Các cán bộ trong Ban Y tế có
trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc bảo quản, sử dụng túi
thuốc cấp cứu.
18. Tuyệt đối không được sử dụng
thuốc cấp cứu (túi thuốc của y tá, y bác sĩ giữ) vào điều trị thông thường.
.................................
C. NGUỒN KINH
PHÍ ĐỂ LẬP TÚI THUỐC CẤPCỨU
Căn cứ vào Nghị định số 43-CP
ngày 16-9-1960 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư 115-TTg tháng 12-1963 về vấn
đề điều lệ giá thành, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ và Bộ Tài chính thì:
- Khi mới thành lập túi thuốc cấp
cứu, các cơ sở sẽ trích vào giá thành để xây dựng túi thuốc cấp cứu. Trường hợp
giá thành cao quá thì tạm thời phân bổ.
- Đối với các phương tiện vận
chuyển hành khách như ô-tô, xe lửa,… trường hợp cần sử dụng thuốc cấp cứu cho
hành khách thì lấy trong túi thuốc cấp cứu của nhân viên. Khi sử dụng hết bao
nhiêu sẽ tính vào giá thành và trích trả lại cho túi thuốc công nhân viên.
- Những lần bổ sung thêm thuốc cấp
cứu cho đủ quy định sẽ do y tế cơ sở chịu trách nhiệm.
D. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Tình hình cán bộ y tế của ta
chưa đủ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất, do đó vai trò vệ sinh viên vẫn
quan trọng, việc thành lập và sử dụng túi thuốc cấp cứu vẫn cần thiết.
Để việc thực hiện thông tư này
được tốt.
- Cơ quan lao động địa phương có
nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện;
- Các cơ quan y tế có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ thông tư này về mặt chuyên môn, thường xuyên kiểm tra và hướng
dẫn y tế cơ sở thực hiện;
- Công đoàn có trách nhiệm thay
mặt công nhân lao động giám đốc chính quyền, y tế thi hành thông tư này;
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký,các quy định trái với thông tư này không có giá trị.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
|