BỘ CÔNG NGHIỆP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
SỐ 07/2001/TT-BCN
|
Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ
07/2001/TT-BCN NGÀY 11 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG KỸ
THUẬT QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNHSỐ 54/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 CỦA CHÍNH
PHỦ VỀ BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Căn cứ Nghị định số 74/CP
ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức Bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về bảo
vệ an toàn lưới điện cao áp.
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung kỹ thuật quy định tại Nghị
định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Bảo vệ an toàn
lưới điện cao áp (sau đây gọi là Nghị định 54/CP) như sau:
1. Tiêu chuẩn
kỹ thuật và mục đích sử dụng dây bọc
a) Dây bọc là dây dẫn diện
chuyên dùng cho đường dây trên không, được bọc lớp cách điện phù hợp với cấp
điện áp sử dụng. Điện trở cách điện của lớp vỏ bọc không được nhỏ hơn trị số
sau:
Điện áp (kV)
|
Đến
6
|
10
|
15
|
22
|
35
|
Điện trở cách điện (MW)
|
6
|
10
|
15
|
22
|
35
|
b) Dây bọc được sử dụng nhằm mục
đích giảm chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, giảm số lượng
cây xanh phải chặt tỉa khi đưa lưới điện cao áp vào sâu trung tâm thành phố,
thị trấn, thị xã (sau đây gọi tắt là thành phố).
c) Dâybọc phải được mắc từng pha
trên sứ cách điện như đối với dây trần.
d) Dây bọc có thể được sử dụng
để đi trên toàn tuyến hoặc kết hợp với dây trần để đi trên một vài khoản cột
cần thiết.
đ) Dây bọc được thay khi cách
điện của lớp vỏ bọc có hiện tượng lão hoá, không chống được sự cố chạm đất do
cây xanh va đập vào dây dẫn.
2. Đơn vị quản
lý lưới điện cao áp có thẩm quyền
a) Đơn vị quản lý lưới điện cao
áp có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 54/CP là tổ chức kinh tế
có đủ điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Đối với hệ thống điện quốc
gia, đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền là các Công ty truyền tải
điện, Công ty Điện lực và Điện lực tỉnh được Tổng công ty Điện lực Việt Nam
giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
- Các tổ chức kinh tế khác có đủ
các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật là đơn vị quản lý
lưới điện cao áp có thẩm quyền trong phạm vi lưới điện của mình.
b) Tổ chức có tài sản là công
trình đường dây cao áp, trạm biến áp chuyên dùng nhưng không có giấy phép hoạt
động điện lực có thể ký hợp đồng bao thầu quản lý với tổ chức khác có giấy phép
hoạt động điện lực để quản lý vận hành và giải quyết những vấn đề liên quan đến
việc thực hiện Nghị định 54/CP.
Tổ chức có giấy phép hoạt động
điện lực và được ký hợp đồng bao thầu quản lý là đơn vị quản lý lưới điện cao
áp có thẩm quyền trong phạm vi lưới điện được uỷ quyền quản lý.
c) Đơn vị quản lý lưới điện cao
áp có thẩm quyền phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng về địa chỉ, số điện thoại của các đơn vị cơ sở được uỷ quyền giải quyết
các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Nghị định 54/CP.
3. Hành lang
bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên không
Chiều dài hành lang bảo vệ an
toàn lưới điện cao áp trên không được tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến
của trạm biến áp này đến điểm mắc dây trên cột néo cuối trước khi vào trạm biến
áp kế tiếp (xem hình 1 - phần Phụ lục). Đoạn đầu tuyến và đoạn cuối tuyến nối
từ cột vào giàn thanh cái của trạm biến áp được tính là bộ phận công trình
trạm. Tiêu chuẩn an toàn cho các đoạn tuyến này được thực hiện theo quy định
tại Điều 15 của Nghị định 54/CP.
4. Cây trồng
trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
a) Lúa và hoa màu được trồng
cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m (xem hình 2 - phần Phụ lục).
Khoảng cách 0,5 m nêu trên được đo sát mặt đất tự nhiên, tính từ mặt ngoài phần
bê tông của móng trở ra.
b) Các loại cây trồng khác phải
đảm bảo khoảng cách từ điểm cao nhất của cây đến dây dẫn không nhỏ hơn quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 54/CP (xem hình 3 - phần Phụ lục). Những
cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn phải chặt sát gốc và cấm
trồng mới là những cây trong một chu kỳ kiểm tra và phát quang hành lang tuyến
đã phát triển trở lại, có khả năng gây sự cố lưới điện. Những cây khác nếu phải
chặt ngọn sẽ không còn hiệu quả kinh tế như cau, dừa, cao su... thuộc diện số
cây phải chặt sát gốc, cấm trồng mới và được thực hiện đền bù ngay khi xây dựng
đường dây cao áp.
Chu kỳ kiểm tra và phát quang
hành lang tuyến được quy định là một lần trong một quý. Đơn vị quản lý lưới
điện cao áp có trách nhiệm liệt kê bổ sung danh mục các loại cây có khả năng
phát triển nhanh trong thời gian ngắn tại địa phương để lập kế hoạch phát quang
hành lang tuyến, đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn.
5. Chặt, tỉa
cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
a) Cây ở ngoài hành lang bảo vệ
an toàn lưới điện cao áp phải được chặt tỉa theo quy định tại khoản 2 Điều 7
Nghị định 54/CP (xem hình 4 và 5 - phần Phụ lục). Riêng đối với cây cao trong
thành phố nếu bị đổ có thể va đập vào đường dây, đơn vị quản lý lưới điện cao
áp chỉ tổ chức chặt, tỉa cành để đảm bảo khoảng cách theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 7 Nghị định 54/CP.
b) Đối với những cây có giá trị
lịch sử, văn hoá hoặc có giá trị đặc biệt, trước khi chặt tỉa, đơn vị quản lý
lưới điện cao áp có thẩm quyền phải thoả thuận với cơ quan trực tiếp quản lý
cây. Trường hợp không thoả thuận được với các cơ quan nói trên, đơn vị quản lý
lưới điện áp có thẩm quyền làm văn bản gửi Sở Công nghiệp địa phương và cơ quan
cấp trên của cơ quan quản lý cây để phối hợp tìm biện pháp xử lý.
c) Đối với đường dây cao áp đang
được thi công, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp được phép phát quang hành
lang tuyến, chặt tỉa một số cây không thuộc quy định tại Điều 7 Nghị định 54/CP
để tránh làm tưa, đứt, hư hỏng dây dẫn trong quá trình thi công, đảm bảo điều
kiện thi công an toàn nhưng phải báo cho chủ sở hữu cây và phải đền bù cho chủ
sở hữu cây theo quy định của Nhà nước.
6. Vật liệu để
làm tường bao, mái lợp của nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn
lưới điện cao áp
a) Tường bao và mái lợp của nhà
ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải được làm
bằng vật liệu không cháy. Vật liệu không cháy là vật liệu dưới tác động của lửa
hay nhiệt độ cao không bốc cháy, không âm ỉ và không bị các-bon hoá (ví dụ:
gạch, ngói, phi-brô-xi măng, bê-tông, tấm lợp kim loại, kính,....).
b) Các vì kèo đỡ mái nhà, cửa
sổ, cửa ra vào không bắt buộc phải sử dụng vật liệu không cháy.
7. Nối đất mái
kim loại của nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Mái lợp của nhà ở, công trình
bằng kim loại trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải được nối đất
để chống hiện tượng cảm ứng điện và tĩnh điện. Việc nối đất được thực hiện như
sau: Đóng một cọc tiếp đất bằng thép góc L63x63x6 dài 2 m, cọc ngập sâu dưới
đất 1,8 m. Nối mái kim loại của nhà với cọc tiếp đất bằng dây dẫn có tiết điện
không nhỏ hơn: F6 đối với thép tròn; F4 đối với dây đồng hoặc 40x4 đối với thép
dẹt. Dây dẫn tiếp đất được nối với mái nhà bằng phương pháp bắt bu-lon, nối cọc
tiếp đất bằng phương pháp hàn. Trị số điện trở tiếp đất không quy định.
Chủ đầu tư công trình lưới điện
cao áp có trách nhiệm tổ chức thực hiện xong việc nối đất các mái nhà ở, công
trình này trước khi đóng điện. Chủ nhà ở, công trình có trách nhiệm quản lý hệ
thống nối đất này.
8. Các biện
pháp tăng cường an toàn về điện và về xây dựng đối với các khoảng cột vượt qua
nhà ở, công trình.
Đường dây cao áp trên không vượt
qua nhà ở, công trình phải được tăng cường an toàn về điện và về xây dựng. Các
biện pháp này được quy định cụ thể như sau:
a) Tiết diện của dây dẫn điện
không được nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Loại
dây dẫn điện
|
Tiết
diện tối thiểu (mm2)
|
Dây nhôm và dây hợp kim nhôm
(A)
|
70
|
Dây nhôm lõi thép (AC)
|
35
|
Dây đồng (M)
|
35
|
Dây chống sét bằng cáp thép
(C)
|
25
|
b) Hệ số an toàn của dây dẫn
điện không được nhỏ hơn 2,5 và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- KAT = Hệ số an toàn
- sKD
= ứng suất kéo đứt dây (Quy phạm trang bị điện - bảng II.5.2)
- sCD
= ứng suất căng dây (Số liệu tính toán để căng dây)
c) Dây dẫn và dây chống sét của
đường dây cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình nếu có tiết điện nhỏ hơn
240 mm2 thì không được phép có mối nối. Dây dẫn và dây chống sét có
tiết điện từ 240 mm2 trở lên được phép có không quá một mối nối cho
một pha.
d) Sứ cách điện trong khoảng cột
vượt nhà ở, công trình:
- Dây dẫn và dây chống sét được
mắc trên cách điện kiểu treo (sứ chuỗi) phải dùng khoá đỡ dây kiểu cố định. Khi
đường dây làm việc ở chế độ bình thường, hệ số an toàn của sứ chỗi và phụ kiện
mắc dây không được nhỏ hơn 2,7.
- Dây dẫn và dây chống sét được
mắc trên cách điện kiểu đứng (sứ kim) phải mắc kép trên 2 sứ cách điện. Hệ số
an toàn của sứ, ty sứ, phụ kiện mắc dây khi làm việc ở chế độ bình thường không
dược nhỏ hơn 3,0.
đ) Cột đỡ dây điện vượt qua nhà
ở, công trình phải là cột sắt hoặc cột bê tông cốt sắt. Hệ số an toàn của cột,
xà, móng cột không được nhỏ hơn 1,5.
e) Để tổ chức, cá nhân có thể
cải tạo hoặc xây mới nhà ở, công trình cao đến 8m so với mặt đất tự nhiện,
khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn trong điều kiện không có gió đến mặt
đất tự nhiên tại khu vực đông dân cư không được nhỏ hơn quy định sau:
Điện
áp
|
Đến
35 kV
|
66
đến 110 kV
|
220
kV
|
Khoảng
cách (m)
|
11
|
12
|
13
|
Khu vực đông dân cư là thành
phố, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp nông nghiệp, nhà ga, bến xe, khu vực xóm
làng dân ở tập trung hoặc sẽ phát triển trong thời gian 5 năm tới theo quy
hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
g) Đường dây cao áp vượt qua nhà
ở, công trình thì đơn vị quản lý lưới điện cao áp không được phép vận hành
đường dây này quá tải quá quy định. Các thiết bị bảo vệ, đóng cắt phải được
kiểm định đạt tiêu chuẩn mới được phép đưa vào vận hành. Lãnh đạo đơn vị quản
lý lưới điện cao áp có thẩm quyền phải tổ chức xem xét và nếu cần phải sửa đổi,
bổ sung ngay quy trình điều độ, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố.
9. Đền bù để di
dời nhà ở, công trình ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Việc đền bù để di dời nhà ở,
công trình ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp chỉ được áp dụng
đối với nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp, có trước khi xây dựng đường dây
điện cao áp và việc di dời đó có lý do chính đáng.
a) Xây dựng hợp pháp là xây dựng
không phải trên đất lấn chiếm và chủ sở hữu nhà ở, công trình có đầy đủ giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng nhà, đất hoặc giấy phép xây dựng theo quy định của
pháp luật về đất đai và xây dựng.
b) Lý do chính đáng bao gồm:
- Chủ đầu tư công trình lưới
điện cao áp không đảm bảo được các điều kiện an toàn cho nhà ở, công trình như
quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/CP.
- Nhà ở, công trình phải phá dỡ
một phần để đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8
Nghị định 54/CP nhưng diện tích còn lại không còn sử dụng được hoặc không đủ để
sinh hoạt bình thường theo quy định của địa phương và chủ nhà ở, công trình đó
có yêu cầu di dời.
- Kho tàng, công trình có nguy
cơ cháy, nổ cao như kho xăng, dầu, kho đạn dược, khu điều chế đóng bình khi
cháy, khu vực sản xuất có thải ra chất khí ăn mòn kim loại như khí clo (Cl2),
sunfua (SO2), hydrosunfua(H2S).
- Những công trình kinh tế, văn hoá,
an ninh, quốc phòng, thông tin liên lạc, nơi thường xuyên tập trung đông người
(nhà hát, bến xe, trường học...). Trường hợp được sự thoả thuận của cơ quan chủ
quản cho phép đường dây cao áp vượt qua các công trình này thì đường dây phải
được tăng cường an toàn về điện và về xây dựng theo quy định.
- Tất cả nhà ở, công trình có
người thường xuyên sinh hoạt, làm việc nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới
điện cao áp 500 kV trừ những công trình chuyên ngành phục vụ đường dây đó.
c) Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ
sinh, bể nước, giếng nước, đường đi, sân phơi không thuộc đối tượng đền bù để
di dời ra ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhưng nếu công trình
chính phải di dời thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải đền bù để di
dời các công trình phụ này.
10. Thoả thuận
về việc cơi nới hoặc xây mới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ về an
toàn lưới điện cao áp.
a) Cơ quan chức năng chỉ cấp
giấy phép xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện
cao áp sau khi có sự thống nhất bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao
áp có thẩm quyền.
b) Chủ công trình xây dựng viết
bản đề nghị kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ liên quan về nhà, đất,
giấy phép xây dựng gửi cho đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền.
c) Nội dung thoả thuận giữa đơn
vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền với chủ công trình xây dựng sẽ tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể nhưng gồm các vấn đề về xác định khoảng cách an
toàn theo quy định tại Nghị định 54/CP, thoả thuận về thời gian, trách nhiệm,
kinh phí để thực hiện các công việc như cắt điện, nâng cao dây, tăng cường an
toàn về điện và về xây dựng của tuyến dây, giám sát an toàn về điện trong quá
trình thi công công trình.
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được bản đề nghị và hồ sơ có liên quan, đơn vị quản lý lưới điện cao
áp có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho chủ công trình xây dựng. Trường
hợp không thoả thuận được, đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền phải
nêu rõ lý do trong văn bản trả lời.
đ) Trường hợp chủ công trình xây
dựng thấy lý do khước từ thoả thuận của đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm
quyền không thoả đáng thì có thể chuyển đơn đến Sở Công nghiệp địa phương đề
nghị can thiệp giải quyết.
11. Khoảng
cách từ dây dẫn điện cao áp đến mặt đường bộ tại các khoảng giao chéo
Khoảng cách theo chiều thẳng
đứng từ dây dẫn của đường dây cao áp trên không khi dây ở trạng thái tĩnh đến
mặt đường ô-tô, mặt ray của đường sắt có trị số quy định sau:
Đặc
điểm chỗ giao chéo
|
Khoảng
cách nhỏ nhất (m) khi điện áp của đường dây (kV)
|
|
Đến
35
|
66
ữ 110
|
220
|
500
|
Đến mặt đường ô-tô
|
7
|
7
|
8
|
10
|
Đến mặt ray đường sắt
|
7,5
|
7,5
|
8,5
|
12
|
12. Khoảng
cách từ dây dẫn điện cao áp đến mặt nước của đường thuỷ nội địa tại các khoảng
giao chéo
a) Đường thuỷ nội địa được quy
định tại Điều 1 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07
tháng 12 năm 1999 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao
thông đối với công trình giao thông đường sông.
Ở những đoạn giao chéo giữa
đường dây cao áp trên không với đường thuỷ nội địa, khoảng cách từ điểm thấp
nhất của dây dẫn đến mặt nước cao nhất trung bình hàng năm khi dây ở trạng thái
tĩnh bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa cộng
với khoảng cách an toàn phóng điện, có trị số quy định sau:
Cấp
kỹ thuật của đường thuỷ nội địa
|
Kích
thước luồng lạch (m)
|
Khoảng
cách an toàn thẳng đứng từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt nước cao nhất
trung bình hàng năm (m)
|
|
Sông
thiên nhiên
|
Kênh
đào
|
Bán
kính cong
|
|
|
Chiều
sâu nước
|
Chiều
rộng đáy
|
Chiều
sâu nước
|
Chiều
rộng đáy
|
|
Đến
35 kV
|
66ữ110
kV
|
220
kV
|
500
kV
|
I
|
>3,0
|
>90
|
>4,0
|
>50
|
>700
|
13,5
|
14
|
15
|
16
|
II
|
2ữ3
|
70ữ90
|
3ữ4
|
40ữ50
|
500ữ700
|
12,5
|
13
|
14
|
15
|
III
|
1,5ữ2
|
50ữ70
|
2,5ữ3
|
30ữ40
|
300ữ500
|
10,5
|
11
|
12
|
13
|
IV
|
1,2ữ1,5
|
30ữ50
|
2ữ2,5
|
20ữ30
|
300ữ500
|
9,5
|
10
|
11
|
12
|
V
|
1ữ1,2
|
20ữ30
|
1,2ữ2
|
10ữ20
|
100ữ200
|
9,5
|
10
|
11
|
12
|
VI
|
<1
|
10ữ20
|
<1,2
|
10
|
60ữ150
|
9,5
|
10
|
11
|
12
|
b) Đối với giao thông đường biển
có quy định riêng cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp tàu biển hoặc phương
tiện vận tải thuỷ khác có kích thước lớn (quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Bảo vệ
công trình giao thông) hoạt động trên những tuyến đường thuỷ nội địa có đường
dây cao áp giao chéo, ngoài giấy phép hoạt động có thời hạn theo quy định, chủ
phương tiện còn phải liên hệ với đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền
để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
13. Hành lang
bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
a) Hành lang bảo vệ an toàn
đường cáp điện ngầm được quy định tại Điều 12 Nghị định 54/CP (xem hình số 9 -
phần Phụ lục). Việc đặt cáp ngầm và cột mốc, dấu hiệu được thực hiện theo quy
định tại Chương II.3 Quy phạm Trang bị điện số 11TCN-19-84.
b) Không được phép xây dựng nhà
ở, công trình trên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và tiến hành
những công việc có khả năng gây hư hỏng cáp.
c) Khi bắt buộc phải tiến hành
các công việc có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường cáp
điện ngầm, đơn vị tiến hành những công việc đó phải có biện pháp đảm bảo an
toàn và phải được sự thoả thuận của đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm
quyền.
14. Hành lang
bảo vệ an toàn trạm điện
Chiều rộng hành lang bảo vệ an
toàn trạm điện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 14 Nghị định 54/CP chỉ
áp dụng cho trạm treo và trạm hở là loại trạm có máy biến áp được đặt ngoài
trời (xem hình 10 - phần Phụ lục).
Quy định này không yêu cầu áp
dụng đối với trạm kín là loại trạm có máy biến áp được đặt trong gian phòng
chuyên dùng bố trí bên trong hoặc được xây liền kề với khối nhà xưởng, cơ quan,
khách sạn.
15. Sơn màu và
đặt đèn tín hiệu trên cột
a) Chủ đầu tư công trình lưới
điện cao áp phải sơn màu báo hiệu trắng - đỏ và đặt đèn tín hiệu tại những vị
trí cột có độ cao từ 80 m trở lên. Màu báo hiệu trắng - đỏ bắt đầu được sơn từ
độ cao 50 m trở lên. Từ 50 m trở xuống phía dưới được phép sơn chống rỉ bình
thường hoặc để nguyên lớp mạ. Đèn tín hiệu được đặt trên đỉnh cột hoặc trên dây
dẫn cao nhất.
b) Một số cột có độ cao từ 50 m
đến 80 m nhưng được đặt ở vị trí có độ cao vượt trội so với địa hình xung quanh
được sơn màu và đặt đèn tín hiệu theo đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc Cục Hàng
không dân dụng Việt Nam.
16. Đặt biển
báo, dấu hiệu khi đường dây cao áp trên không giao chéo với đường thuỷ nội địa
a) Theo quy định tại Điều 10 và
Điều 11 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 12 năm
1999 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với
công trình giao thông đường sông: “Hệ thống đường thuỷ nội địa được phân thành
3 cấp: Hệ thống đường thuỷ nội địa Trung ương; Tuyến đường thuỷ nội địa chuyên
dùng; Hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương. Hệ thống đường thuỷ nội địa Trung
ương và tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quyết định và công bố. Hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố”.
Căn cứ nội dung nêu trên, các
kênh, rạch có tàu thuyền qua lại nhưng không quy định là hệ thống đường thuỷ
nội địa thì không phải đặt biển báo, dấu hiệu ở 2 bên bờ.
b) Khi đường dây cao áp giao
chéo với đường thuỷ nội địa, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải đặt
biển báo, dấu hiệu ở hai bên bờ theo mẫu quy định của Bộ Giao thông vận tải.
17. Trách
nhiệm của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp và của đơn vị quản lý lưới
điện cao áp có thẩm quyền
a) Đối với chủ đầu tư công trình
lưới điện cao áp
- Trước khi đóng điện nghiệm thu
công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải hoàn
thành việc di dời hoặc cải tạo nhà ở, công trình, chặt tỉa cây... theo quy định
của Nghị định 54/CP. Những tồn tại hoặc phát sinh mới chưa thể xử lý được phải
lập thành biên bản riêng, có sự thoả thuận của đơn vị quản lý lưới điện cao áp
có thẩm quyền về nội dung, biện pháp, thời gian khắc phục.
- Chủ đầu tư công trình lưới
điện cao áp phải bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến đền bù, di dời, cải tạo
nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cho đơn vị
quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền. Các hồ sơ này phải có xác nhận của Hội
đồng đền bù và của người được đền bù.
b) Đối với đơn vị quản lý lưới
điện cao áp có thẩm quyền:
- Những vấn đề tồn tại trong
hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp do việc chuyển đổi thực hiện Nghị
định 70/HĐBT qua thực hiện Nghị định 54/CP, nếu trách nhiệm thuộc chủ đầu tư
công trình lưới điện cao áp thì đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền
phải thống kê, lập phương án cải tạo, khắc phục và lập kế hoạch tổ chức thực
hiện.
- Nếu trách nhiệm thuộc tổ chức,
cá nhân khác thì được thống kê riêng và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương để xử lý theo thẩm quyền.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc
hoặc mới phát sinh cần phải xử lý, đề nghị gửi văn bản về Bộ Công nghiệp để xem
xét, giải quyết.
Hình 1
HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP
(Điều
6 Nghị định 54-CP)
a. Chiều dài: tính từ điểm mắc
dây lên cột néo đầu đến điểm mắc dây lên cột néo cuối.