BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/2005/CT-BGD&ĐT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2005
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất
nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ
môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có
một số chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường.
Trong những năm vừa qua, thực hiện Chỉ thị số
36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 1363/QĐ-TTg
ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đưa các nội
dung bảo vệ môi trường vào hệ thốnng giáo dục quốc dân", Quyết đụnh số
256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lựơc Bào vệ
môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đặc biệt Nghị quyết
số 41-NĐ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo
dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường
và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Nhiều
nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu đạt
được những kết quả nhất định. Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như:
tuyên truyền thông tin về môi trường, xây dựng môi trường giáo dục xanh-sạch-đẹp;
tổ chức thành công một số cuộc thi viết, vẽ, thi văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi
trường .....
Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường
trong thời gian qua chưa làm cho học sinh, sinh viên hiểu biết sâu sắc, đầy đủ
về chủ trương, chínhs ách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường,
cũng như các kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện. Việc giáo dục bảo vệ
môi trường chưa được triển khai một cách thống nhất và rộng khắp trong cả nước.
Nhằm tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW
ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị, Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục tập
trung chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1. Nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường.
Tăng cường quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW ngày
25/6/1998 của Bộ Chính trị, Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ
tướng Chính phủ, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, nhằm nhận
thức đầy đủ giáo dục bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục
và đào tạo, từ đó có các giải pháp hữu hiệu để triển khai giáo dục bảo vệ môi
trường là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, từ đó có các giải pháp hữu hiệu
để triển khai giáo dục bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp học, bậc học, trình độ
đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thực hiện các mục tiêu giáo
dục và đào tạo về bảo vệ môi trường nêu trong Quyết định số 1363/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
a) Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc
học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân hiểu biết sâu sắc các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; có
kiến thức về môi trường để tực giác thực hiện.
b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo
viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường.
3. Thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm từ nay đến năm 2010.
Nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục bảo vệ môi
trường của ngành giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2010 là triển khai thực hiện
Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân".
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, toàn ngành cần tập trung vào các nhiệm
vụ sau:
a) Đối với giáo dục mầm non: Hình thành cho trẻ
những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường sống của bản thân nói riêng
và con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe bản than, có hành vi ứng xử phù hợp
để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo phát triển
lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
b) Đối với giáo dục phổ thông: Trang bị cho học
sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp
trong các môn học và thông qua các họat động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
c) Đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học: Đảm
bảo cho học sinh, sinh viên được học các kiến thức và kỹ năng về môi trường và
bảo vệ môi trường; đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý ở trình độ trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học về các chuyên ngành môi trường
để từng bước đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
d) Xây dựng chương trình khung, chương trình chi
tiết, tài liệu và giáo trình về môi trường, phù hợp với từng đối tượng học
sinh, sinh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý các cấp.
đ) Xây dựng mô hình nhà trường "xanh - sạch
- đẹp" phù hợp với các vùng, miền.
e) Xây dựng và sử dụng có hiệu quả các phòng thí
nghiệm hiện đại nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
g) Xây dựng hệ thống thông tin về bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và hội
nhập quốc tế.
4. Tổ chức thực hiện.
a) Đối với cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo :
Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan Bộ Giáo dục
và Đào tạo có kế hoạch thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của
đơn vị mình được phân công phụ trách, cụ thể như sau:
- Vụ Khoa học - Công nghệ là đầu mối giúp Bộ trưởng
chỉ đạo thực hiện Đề án "Đưa các nd bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân" từ nay đến năm 2010, gồm các nội dung:
+ Chủ trì tổ chức, xây dựng và kiểm tra việc thực
hiện các dự án thuộc Đề án.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
Đề án.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với
các vụ hữu quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý ở các trình độ để phục vụ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường.
- Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ
Giáo dục Trung học chỉ đạo, kiểm tra và hàng năm tổng kết đánh giá việc triển
khai giáo dục bảo vệ môi trường trong các nhà trường, có kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp chủ trì, phối hợp với
các vụ hữu quan chỉ đạo, kiểm tra và hàng năm tổng kết đánh giá việc triển khai
giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường trung học chuyên nghiệp, có kế hoạch
bồi dưỡng giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường đối với các trường trung học
sư phạm.
- Vụ Đại học và Sau đại học chủ trì, phối hợp với
các vụ hữu quan chỉ đạo các đại học, học viện, viện nghiên cứu, trường đại học,
cao đẳng tiến hành xây dựng chương trình và công tác đào tạo cán bộ ở trình độ
đại học, sau đại học về lĩnh vực môi trường; phối hợp chỉ đạo các trường đại học
sư phạm, các khoa sư phạm thuộc các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm
thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Vụ Giáo dục thường xuyên chủ trì, phối hợp với
các vụ hữu quan chỉ đạo, kiểm tra việc giáo dục bảo vệ môi trường ở các cơ sở
giáo dục không chính quy.
- Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục chủ
trì, phối hợp với các vụ hữu quan tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu theo
hướng lồng ghép, tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường đưa vào giảng dạy
trong các nhà trường.
- Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các vụ
hữu quan tổ chức xây dựng, chỉ đạo triển khai các dự án hợp tác quốc tế về giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với vụ hữu quan
tổ chức công tác phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở các cơ sở
giáo dục.
- Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối
hợp với các vụ hữu quan chỉ đạo, kiểm tra việc nâng cao nhận thức, các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường góp phần đẩy mạnh
công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên.
- Thanh tra chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra định
kỳ việc dạy, học và các hoạt động khác về giáo dục bảo vệ môi trường ở các cơ sở
giáo dục.
- Trung tâm Tin học chủ trì, phối hợp với một số
trừơng đại học và cơ sở đào tạo triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động trang
thông tin (website) về giáo dục bảo vệ môi trường để kết nối chung vào mạng
giáo dục.
- Văn phòng chủ trì, phối hợp với các vụ hữu
quan tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
tổ chức kiểm tra chất lượng giáo dục tổ chức kiểm tra chất lượng giáo dục về
giáo dục bảo vệ môi trường ở các cơ sở giáo dục.
b) Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách
nhiệm triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong Chỉ thị này đối vói các nhà trường
thuộc địa phương mình (tỉnh, thành phố); xây dựng và triển khai chương trình
hành động về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường của địa phương từ nay
đến năm 2010; định kỳ báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ
Khoa học - Công nghệ) vào cuối quý II hàng năm.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục
ở địa phương cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, với Tỉnh, Thành Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan hữu quan trong việc triển khai
nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường.
c) Đối với các đại học, học viện, viện, trừong đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp:
Gíam đốc các đại học, học viện, viện, hiệu trưởng
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên và nhiệm vụ được
giao về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực môi trường, đảm bảo về số lượng và chất
lượng; triển khai việc nghiện cứu khoa học và ứng dựng kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn trong lĩnh cực bảo vệ môi trường; định kỳ báo cáo kết quả triển khai
về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Khoa học 0Công nghệ) vào cuối quý II hàng năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cấp quản lý
giáo dục, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành quán triệt nội dung chỉ thị này đến
mọi thành viên và nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị. Trong
quá trình triển khai có gì vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo
để kịp thời xử lý, hướng dẫn thực hiện.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Hiển
|