BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ NỘI THƯƠNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
28-LB/TT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 09 năm 1971
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH VIỆC TRỢ CẤP NHÀ ĂN TẬP THỂ
Theo Chỉ thị số 2546-VP7 ngày 10-8-1971, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định sửa đổi nâng mức trợ cấp kinh phí nhà ăn tập thể từ
1đ80/một người/một tháng lên 2đ80 hoặc 3đ00/một người/một tháng.
Liên Bộ Tài chính - Nội thương
hướng dẫn việc thi hành chỉ thị trên như sau.
I. TRỢ CẤP NHÀ ĂN TẬP THẾ
1. Việc nâng mức trợ cấp cho
công nhân, viên chức Nhà nước, học sinh, sinh viên các trường đại học và trung
học chuyên nghiệp, học sinh các trường lớp công nhân học nghề ăn tại nhà ăn tập
thể nhằm đảm bảo các chi phí quản lý nhà ăn, để tạo điều kiện cho nhà ăn tập thể
tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ bữa ăn.
- Mức trợ cấp 3đ00/một người/một
tháng áp dụng cho các nhà ăn tập thể ở các thành phố (Hà Nội, nội thành Hải
Phòng), các khu công nghiệp tập trung (khu gang thép Thái Nguyên, các khu công
nghiệp Việt Trì, Thác Bà, Nam Định, các khu mỏ ở Quảng Ninh) và các địa phương
có phụ cấp khu vực từ 10% trở lên.
- Mức trợ cấp 2đ80/một người/một
tháng áp dụng cho các nhà ăn tập thể ở các địa phương khác.
2. Các nhà ăn tập thể nói ở trên
bao gồm:
- Các nhà ăn do ngành nội thương
quản lý.
- Các nhà ăn do các cơ quan, xí
nghiệp, trường học tự quản lý.
- Các quán ăn đường phố như tổ hợp
tác, tổ phục vụ… được ngành nội thương cho phép đăng ký nấu cơm tháng và chịu sự
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của ngành nội thương.
3. Công nhân, viên chức Nhà nước
do điều kiện công tác phân tán mà số người quá ít không đủ tiêu chuẩn để sử dụng
một cấp dưỡng, không có điều kiện tổ chức ăn ghép với cơ quan, xí nghiệp gần nhất,
và tại nơi đó không có cửa hàng ăn của ngành ăn uống, thì cũng được trợ cấp
theo tiêu chuẩn 2đ80 – 3đ00 để tự tổ chức việc nấu ăn.
Khoản trợ cấp này không áp dụng
đối với công nhân viên chức có gia đình đi theo và ăn cơm ở gia đình.
4. Ngoài khoản trợ cấp của Nhà
nước cho nhà ăn tập thể, công nhân viên chức ăn ở nhà ăn tập thể vẫn phải đóng
góp cho nhà ăn một số tiền bằng 5% mức ăn, do nhà ăn tập thể trích trong số tiền
ăn hàng tháng, để chi về quản lý nhà ăn.
Đối với học sinh, sinh viên ở
các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các trường lớp công nhân học nghề
có tổ chức nội trú, không phải đóng khoản 5% này, khoản này do ngân sách Nhà nước
cấp phát cho nhà ăn tập thể.
5. Gia đình công nhân, viên chức
gồm bố mẹ già (bố 60 tuổi, mẹ 55 tuổi trở lên), vợ hoặc chồng mất sức lao động
không có thu nhập, và con (con dưới 16 tuổi hoặc dưới 18 tuổi nếu đang đi học,
con bị thương tật, mất sức lao động), mà trước ngày ban hành thông tư này, đã
là khách ăn ở nhà ăn tập thể, tạm thời, ngoài việc đóng góp số 5% trích vào mức
ăn, vẫn chỉ phải đóng góp 1 đồng/một người/một tháng, còn khoản chênh lệch giữa
mức trợ cấp 2đ80 hay 3đ00 cho nhà ăn với mức đóng góp 1 đồng này thì do ngân
sách Nhà nước trợ cấp cho nhà ăn tập thể.
6. Khoản trợ cấp 2đ80 hay 3đ00
nói trên, do cơ quan, xí nghiệp, trường học có người ăn ở nhà ăn tập thể trả
hàng tháng cho người ăn để thanh toán với nhà ăn, hoặc là thanh toán trực tiếp
với nhà ăn. Biên lai nhận tiền của nhà ăn tập thể dùng làm chứng từ để quyết
toán với ngân sách.
Việc ghi mục lục ngân sách phải
theo đúng các quy định hiện hành, riêng đối với công nhân, viên chức về hưu hoặc
thôi việc vì mất sức lao động, thì khoản trợ cấp này do quỹ hưu trí gánh chịu.
II. NỘI DUNG CHI PHÍ QUẢN LÝ
NHÀ ĂN TẬP THỂ
Chi phí quản lý nhà ăn tập thể gồm
có:
1. Chi về lương, phụ cấp lương,
bảo hiểm xã hội, phúc lợi, và các khoản trợ cấp khác cho cán bộ, nhân viên phục
vụ nhà ăn như trợ cấp con, trợ cấp khó khăn v.v… theo chính sách chế độ hiện
hành.
2. Chỉ về quản lý nhà ăn: tiền
điện nước, vệ sinh, mua sắm dụng cụ nhỏ và vật rẻ tiền mau hỏng, trang bị bảo hộ
lao động, sửa chữa nhỏ nhà cửa, dụng cụ, phương tiện phục vụ, chi về sổ sách,
giấy bút, vé ăn, chi về công tác phí, khen thưởng thi đua…
Các khoản chi sau đây không do
kinh phí quản lý nhà ăn tập thể gánh chịu:
a) Chi về xây dựng, trang bị ban
đầu do vốn kiến thiết cơ bản của Nhà nước đài thọ.
b) Chi về sửa chữa lớn nhà cửa,
phương tiện, mua sắm dụng cụ cải tiến, thiết bị đắt tiền cho nhà ăn do kinh phí
mua sắm sửa chữa lớn của cơ quan (đối với cơ quan hành chính sự nghiệp) hoặc quỹ
phúc lợi của xí nghiệp (đối với xí nghiệp) đài thọ. Các trường học có quỹ lao động
sản xuất có thể trích một phần để chi thêm về trang bị cho nhà ăn tập thể của
trường.
III. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ KINH PHÍ
NHÀ ĂN TẬP THỂ
1. Nguyên tắc chung:
Chi phí quản lý nhà ăn tập thể
không được vượt quá khoản trợ cấp của Nhà nước cộng (+) với khoản đóng góp của
người ăn (như nói ở phần I).
Các nhà ăn tập thể phải nâng cao
tinh thần trách nhiệm và tinh thần phục vụ, đảm bảo ăn uống tốt cho cán bộ,
công nhân và học sinh, cải tiến công tác phục vụ và quản lý nhà ăn để lấy thu
bù chi, kinh doanh phục vụ không lấy lãi, nhưng không được lỗ, ngân sách Nhà nước
không cấp bù lỗ.
Kinh phí quản lý nhà ăn tập thể,
nếu chi chưa hết, thì nhà ăn được chuyển sang tháng sau, năm sau để tiếp tục
chi. Số tiền tiết kiệm được, nhà ăn được quyền sử dụng để mua sắm trang bị
thêm.
Nhà ăn tập thể phải hạch toán
riêng các khoản thu chi quản lý nhà ăn và giữ kế toán nhà ăn theo chế độ kế
toán do Bộ Nội thương ban hành.
2. Dự toán, quyết toán: (1)
a) Hàng năm, các cơ quan, xí
nghiệp, trường học có quản lý nhà ăn tập thể phải lập dự toán thu chi quản lý
nhà ăn gửi lên ngành chủ quản xét duyệt.
Các ngành chủ quản có trách nhiệm
xét duyệt các dự toán trên đây của đơn vị cơ sở, tổng hợp dự toán toàn ngành, gửi
đến cơ quan tài chính cùng cấp.
Dự toán thu kinh phí quản lý nhà
ăn căn cứ vào số người đăng ký ăn ở nhà ăn tập thể từng thời kỳ (để tính số bình
quân) và mức thu cụ thể đối với từng loại đối tượng và từng khu vực.
Dự toán chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn
phục vụ (quy định tại thông tư số 14-TTg/TN ngày 08-02-1969 của Thủ tướng Chính
phủ), vào các chế độ chính sách đối với nhà ăn và nhân viên phục vụ nhà ăn, các
chế độ tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành.
Đối với các nhà ăn nhỏ của một số
cơ quan nhà chi phí còn tính chung vào kinh phí của cơ quan, thì cũng phải lập
dự toán thu chi quản lý nhà ăn và do cơ quan tài chính xét duyệt cụ thể. Vì điều
kiện và tiêu chuẩn phục vụ có khác nhau, nên có thể duyệt mức trợ cấp cho các
nhà ăn này thấp hơn mức quy định (2đ80 hay 3đ00). Đối với các nhà ăn này, ngành
phục vụ ăn uống (nội thương) cần nghiên cứu sớm tổ chức lại mạng lưới nhà ăn tập
thể, để đưa vào hệ thống chung, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ
bữa ăn cho công nhân viên chức.
b) Hàng tháng, nhà ăn tập thể phải
lập báo cáo tình hình thu chi kinh phí quản lý nhà ăn gửi cho cơ quan quản lý.
Báo cáo phải phản ánh đúng số thực thu và thực chi của nhà ăn, số người ăn và số
bữa ăn thực tế trong tháng.
Hàng quý, các cơ quan, xí nghiệp,
trường học có quản lý nhà ăn phải lập báo cáo tình hình thu chi kinh phí quản
lý nhà ăn gửi cho ngành chủ quản để xét duyệt, và tổng hợp gửi cơ quan tài
chính và cơ quan thương nghiệp cùng cấp.
IV. TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp,
trường học có nhà ăn tập thể có trách nhiệm, dựa vào công đoàn cơ sở, tổ chức
quản lý nhà ăn, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bữa ăn, đảm bảo các chính
sách, chế độ đối với nhà ăn và nhân viên công tác nhà ăn, thực hiện đầy đủ các
chế độ thu chi, chế độ kế toán tài vụ nhà ăn tập thể: một mặt thì động viên
giáo dục cán bộ, công nhân viên tự nguyện góp phần tham gia quản lý tốt nhà ăn,
ra sức bảo vệ tài sản nhà ăn, chống mọi hiện tượng làm mất mát, hư hỏng dụng cụ,
v.v… có quan hệ thật tốt, đoàn kết thân mật với anh chị em công tác tại nhà ăn
(là những người săn sóc bữa ăn hàng ngày của mình), luôn luôn khích lệ anh chị
em trong công tác phục vụ, mặt khác, thường xuyên bồi dưỡng ý thức phục vụ của
các cán bộ, công nhân viên công tác ở nhà ăn, đi đôi với việc dành cho anh chị
em những sự khuyến khích về tinh thần và đãi ngộ về vật chất theo chế độ Nhà nước
đã quy định.
Các Sở, Ty thương nghiệp, thông
qua công tác chỉ đạo nghiệp vụ, kỹ thuật, hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng kinh
phí trong các nhà ăn tập thể, việc chấp hành các chế độ chính sách đối với nhà
ăn và nhân viên phục vụ, nắm chắc tình hình nhà ăn tập thể trong địa phương để
báo cáo về Bộ Nội thương.
Các Sở, Ty tài chính có trách
nhiệm:
a) Nắm chắc số công nhân viên chức,
số học sinh, số người trong gia đình ăn ở các nhà ăn tập thể, và số trợ cấp của
ngân sách cho từng loại.
b) Tăng cường kiểm tra, giám đốc
việc cấp phát, quản lý kinh phí nhà ăn tập thể.
c) Hướng dẫn, giúp đỡ các ngành,
các đơn vị không ngừng tăng cường quản lý các nhà ăn tập thể, thực hiện đầy đủ
các nguyên tắc quản lý tài chính và chế độ thu chi đối với nhà ăn tập thể.
Thông tư này thi hành kể từ 1
tháng 9 năm 1971. Các khoản thu chi kinh phí nhà ăn tập thể từ 31-8-1971 trở về
trước phải thanh toán và quyết toán rành mạch. Nếu thừa thì được chuyển sang
tháng 9-1971 để tiếp tục chi, nếu thiếu thì đối với cơ quan hành chính sự nghiệp,
ngân sách cấp bù, đối với xí nghiệp có quỹ phúc lợi thì chi vào quỹ phúc lợi,
theo đúng như các quy định hiện hành.
Trong khi thi hành, nếu có khó
khăn mắc mứu gì, đề nghị phản ảnh về liên Bộ nghiên cứu giải quyết.
Những quy định trong thông tư số
16-LB/TT ngày 12-10-1961 của liên Bộ Lao động - Nội vụ - Nội thương – Tài chính
và thông tư số 07-TC/TVHC ngày 3-4-1962 của Bộ Tài chính trái với thông tư này
đều bãi bỏ.
Các chế độ quản lý và kế toán áp
dụng thống nhất cho các nhà ăn tập thể, do Bộ Nội thương hướng dẫn cụ thể.
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Diệu Muội
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|