BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
443/BC-BYT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2009
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H1N1), TIÊU CHẢY CÁP DO PHẨY KHUẨN TẢ
VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Tiếp theo Báo cáo số 3515/BC-BYT
ngày 18/5/2009, Bộ Y tế xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình dịch cúm
A(H1N1), dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và các biện pháp đã triển khai đến
ngày 21/5/2009 như sau:
I. TÌNH HÌNH
DỊCH CÚM A(H1N1)
1. Tóm tắt
về chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam có bệnh nhân cúm A(H1N1)
Theo thông báo của Đại sứ quán
Hàn Quốc tại Việt Nam và thông báo của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP. Hồ
Chí Minh, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội, ngày 17/5/2009, trên chuyến
bay từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh Hàn Quốc có 01 hành khách với biểu hiện triệu chứng
nghi ngờ cúm A (H1N1), cơ quan y tế Hàn Quốc đã tổ chức cách ly và xét nghiệm,
cụ thể như sau:
Họ và tên: Lê Thị Bích, 22 tuổi
Quốc tịch: Mỹ, gốc Việt
Kết quả xét nghiệm: Dương tính với
cúm A(H1N1) tại Hàn Quốc
ngày 18/5/2009.
Chuyến bay: Số hiệu OZ731 từ
Seattle, Mỹ về Việt Nam,
qua Hàn Quốc ngày 17/5/2009.
Đi cùng với chị Bích trên chuyến
bay có 35 hành khách đã nhập cảnh Việt Nam, lưu trú tại 12 tỉnh, thành phố gồm:
TP. Hồ Chí Minh (18), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Kiên Giang (1), Long An (2),
Phú Yên (1), Sóc Trăng (3), Tây Ninh (1), Đã Nẵng (1), Vũng Tàu (3), Vĩnh Long
(2), Hòa Bình (1). Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện giám sát và quản lý các hành
khách này (kèm theo danh sách).
2. Tình hình dịch trên thế giới
Tính đến ngày 21/5/2009, theo
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã có 41 nước chính thức thông báo ghi nhận
10.243 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), trong đó 80 trường hợp tử vong.
Trong ngày ghi nhận thêm 513 trường hợp mắc và 1 trường hợp tử vong. Hy Lạp là
nước mới xác nhận có trường hợp dương tính với cúm A(H1N1).
Mỹ có số dương tính bổ sung nhiều
nhất 346 trường hợp chiếm 83,8% trong tổng số 413 trường hợp bổ sung. Nhật Bản
có số dương tính mới tăng nhanh (51 trường hợp chiếm 24,3% tổng số trường hợp
dương tính tại Nhật Bản trong vòng 12 ngày qua từ 09-21/5/2009 (danh sách các
nước kèm theo).
3. Tại Việt Nam
Trong ngày 20/05/2009, tại 17 cửa
khẩu đường không, đường bộ, đường thủy (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Lạng Sơn, Tây Ninh, Quảng Trị, An Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Kon Tum,
Kiên Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Hà Giang, Quảng Ngãi, Điện Biên) đã giám sát
15.859 hành khách nhập cảnh trong đó có 340 hành khách từ Mỹ, 219 hành khách từ
Mexico và 3.751 hành khách từ các vùng có nguy cơ khác; có 3 trường hợp nghi ngờ
(Tân Sơn Nhất: 2, Tây Ninh:1).
Tích lũy từ ngày 25/4/2009 đến
nay có 349.112 hành khách nhập cảnh từ Mỹ, Mexico, và một số quốc gia nguy cơ
khác, phát hiện 63 trường hợp nghi ngờ cúm A(H1N1), đã tổ chức cách ly và xét
nghiệm kịp thời, kết quả đều âm tính với cúm A(H1N1).
Tại Việt Nam, đến nay chưa ghi
nhận trường hợp bệnh nhân cúm A(H1N1).
II. TÌNH HÌNH
DỊCH TIÊU CHẢY CẤP DO PHẨY KHUẨN TẢ
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch
tễ Trung ương từ ngày 19-21/5/2009 có 3 trường hợp tiêu chảy dương tính với phẩy
khuẩn tả tại tỉnh Vĩnh Phúc trong số 163 trường hợp tiêu chảy cấp được báo cáo
tại 10 tỉnh, thành phố.
Tính từ ngày 20/4/2009 đến
21/5/2009 cả nước đã ghi nhận 56 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 12
tỉnh, thành phố, cụ thể:
TT
|
Tên
tỉnh
|
Thời
gian xuất hiện ổ dịch đầu tiên
|
TH
lâm sàng từ ngày 19-21/5/2009
|
Số
ca dương tính từ 19-21/5/2009
|
Số
mắc cộng dồn
|
Số
(+) cộng dồn
|
Số
(+) tử vong
|
1
|
Hà Nội
|
09/4/2009
|
78
|
0
|
425
|
4
|
0
|
2
|
Hải Phòng
|
03/5/2009
|
5
|
0
|
46
|
4
|
0
|
3
|
Bắc Ninh
|
02/5/2009
|
29
|
0
|
126
|
26
|
0
|
4
|
Thanh Hóa
|
02/5/2009
|
4
|
0
|
27
|
7
|
0
|
5
|
Nam Định
|
08/5/2009
|
6
|
0
|
12
|
2
|
0
|
6
|
Hải Dương
|
12/5/2009
|
24
|
0
|
36
|
2
|
0
|
7
|
Quảng Ninh
|
10/5/2009
|
1
|
0
|
2
|
1
|
0
|
8
|
Ninh Bình
|
12/5/2009
|
0
|
0
|
2
|
2
|
1
|
9
|
Hà Nam
|
11/5/2009
|
3
|
0
|
4
|
1
|
0
|
10
|
Hòa Bình
|
13/5/2009
|
0
|
0
|
1
|
1
|
0
|
11
|
Thái Bình
|
12/5/2009
|
7
|
0
|
10
|
3
|
0
|
12
|
Vĩnh Phúc
|
08/5/2009
|
6
|
3
|
6
|
3
|
0
|
|
Cộng
|
|
163
|
3
|
697
|
56
|
1
|
II. CÁC HOẠT
ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI TỪ NGÀY 19-21/5/2009
1.Ngày 19/5/2009, Bộ Y tế đã yêu
cầu hệ thống giám sát sàng lọc tại cửa khẩu, chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế các tỉnh
giám sát chặt chẽ các hành khách cùng chuyến bay với trường hợp Lê Thị Bích về
Việt Nam và tăng cường giám sát người nhập cảnh Việt Nam từ các vùng có dịch.
2.Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chủ
động phối hợp với Bộ Y tế, công an cửa khẩu và các đơn vị liên quan lập danh
sách các hành khách nhập cảnh Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ đạo các
đơn vị y tế giám sát, quản lý các hành khách này theo quy định; đồng thời đã
thông báo cho các tỉnh khác có hành khách trên chuyến bay đến lưu trú để chủ động
giám sát. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức xe đưa đón các hành khách đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn các biện pháp chống lây nhiễm cúm A(H1N1)
và tự theo dõi sức khỏe để thông báo cho cơ quan y tế địa phương hàng ngày.
3.Hiện tại, sức khỏe các hành
khách nêu trên ổn định, chưa có biểu hiện bệnh.
4.Bộ Y tế Tổ chức họp Trưởng các
Tiểu ban – Ban chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm ở người thảo luận về các biện
pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) trong trường hợp dịch xâm nhập và phát triển
tại Việt Nam.
5.Bộ Y tế đã cử đoàn công tác kiểm
tra về công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1) và dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn
tả, kiểm tra về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại 11 tỉnh, thành phố trọng
điểm.
II. NHẬN ĐỊNH,
DỰ BÁO
1. Dịch cúm A(H1N1)
–Trên thế giới, số trường hợp mắc
mới tăng lên nhanh, hàng ngày có khoảng 400-1.000 trường hợp dương tính mới, và
có 01 nước mới xác nhận có trường hợp dương tính với cúm A(H1N1).
–Tại Châu Á đã ghi nhận tại Nhật,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan; số mắc tại Nhật Bản tăng nhanh hàng ngày, đã có
hiện tượng lây truyền từ người sang người tại cộng đồng.
–Lượng hành khách nhập cảnh Việt
Nam lớn, trung bình mỗi ngày có khoảng 4.000-5.000 hành khách nhập cảnh Việt
Nam từ các khu vực có dịch trong đó có thể có bệnh nhân cúm A(H1N1) chưa biểu
hiện bệnh.
–Nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt
Nam trong thời gian tới là rất lớn.
2. Dịch Tiêu chảy cấp do phẩy
khuẩn tả
–Dịch tại một số tỉnh, thành phố
có xu hướng chững lại sau các biện pháp chống dịch quyết liệt, kiểm tra chặt chẽ
các cơ sở cung cấp, chế biến và bán thịt chó như Hà Nội, Hải Phòng.
–Do điều kiện vệ sinh tại một số
địa phương chưa tốt, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, hơn
nữa trong điều kiện giao lưu qua lại giữa các khu vực ngày càng gia tăng, thời
tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây ngập lụt tạo điều kiện cho việc phát tán
mầm bệnh nên trong thời gian tới có thể sẽ ghi nhận thêm một số tỉnh có trường
hợp mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, rải rác.
III. KHÓ KHĂN
–Vùng dịch ngày càng tăng, do đó
số người cần phải cách ly ngày càng nhiều, hiện tại, các điểm cách ly không thể
đáp ứng được với nhu cầu gia tăng nhanh, đặc biệt là tại TP. Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, người cách ly có quốc tịch từ nhiều quốc gia, nhiều thành phần khác
nhau, do đó nhu cầu và yêu cầu sinh hoạt ăn uống cao, nếu không đáp ứng sẽ khó
khăn trong việc thực hiện cách ly 7 ngày theo quy định.
–Trong trường hợp dịch cúm xâm
nhập vào Việt Nam, nhu cầu kinh phí để triển khai các hoạt động chống dịch là rất
lớn, đặc biệt cho các hoạt động giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân và
truyền thông tại cộng đồng. Tuy nhiên đến nay, lượng kinh phí chưa đáp ứng đủ
nhu cầu chống dịch.
IV. KIẾN NGHỊ
Bộ Y tế trân trọng đề nghị Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo một số nội dung sau:
1.Cho phép các đơn vị, địa
phương được bố trí và có ngân sách chi cho các hoạt động chẩn đoán, cách lybắt
buộc tại cơ sở khám, chữa bệnh.
2.Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Tổng
cục Hải quan, Công an cửa khẩu, Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam thông báo
sớm hành khách đi từ vùng dịch về Việt Nam cho Bộ Y tế để kịp thời theo dõi các
trường hợp nguy cơ cao.
3.Cho ý kiến về các kiến nghị của
Bộ Y tế tại Công văn số 2720/BYT-KH-TC ngày 06/5/2009 về việc bổ sung kinh phío
phòng chống dịch cúm A(H1N1) và Báo cáo số 411/BC-BYT ngày 12/5/2009 báo cáo
tình hình dịch cúm A(H1N1), dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả để Bộ Y tế chuẩn
bị sớm công tác phòng chống dịch.
Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế các nước theo dõi chặt chẽ tình hình dịch
cúm A(H1N1), giám sát chặt chẽ các hành khách đến Việt Nam từ các vùng có dịch
và thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
|