ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
55/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 1988
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
VỀ THUẾ CTN VÀ THUẾ HÀNG HÓA ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-06-1983;
- Căn cứ Pháp lệnh ngày 17-11-1987 của Hội đồng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hóa;
- Căn cứ nghị định số 09/HĐBT ngày 30-01-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh ngày 17-11-1987 bổ sung, sửa đổi một số điều về
thuế công thương nghiệp và thuế hàng hóa ;
- Căn cứ chỉ đạo Ban Thường vụ Thành ủy Thành phồ Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm
theo quyết định này Quy định tạm thời về việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hóa áp dụng trên địa bàn
thành phố.
Điều 2.- Chi cục thuế công
thương nghiệp thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện bảo
đảm tính công bằng, công khai làm cho người sản xuất kinh doanh nhận thức được
nghĩa vụ mà tự nguyện, tự giáo nộp thuế ; đồng thời có kế hoạch giáo dục nội bộ
chấp hành đúng các quy định, đúng chính sách thuế.
Điều 3.- Các đồng chí Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố,
Ủy ban nhân dân quận huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Bình
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU VỀ THUẾ CTN VÀ THUẾ HÀNG
HÓA
(Kèm theo quyết định số 55/QĐ-UB ngày 05-3-1988 của UBND Thành phố)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ 6, Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 về Nghị quyết
hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 6, nhằm đẩy mạnh phát triển sản
xuất hàng hóa, phát hết tiềm năng của cả 5 thành phần kinh tế, đổi mới chánh
sách phân phối lưu thông phục vụ cho sản xuất phát triển, kinh doanh có hiệu
quả đi đôi với tăng cường quản lý thị trường, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với công thương nghiệp, phấn đấu thực hiện mục tiêu chủ yếu về kinh tế xã
hội của thành phố trong năm 1988 là ổn định một bước quan trọng tình hình kinh
tế -xã hội, chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội
trong các năm sau. Trong khi chờ đợi Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng
giải quyết những kiến nghị của Thường vụ Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố
về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ
Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố quy định tạm thời thực hiện chính sách thuế
công thương nghiệp và thuế hàng hóa ở thành phố như sau :
I. ĐỐI VỚI SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP
1. Thuế môn bài :
a) Nói chung, thực hiện như Nghị
định Hội đồng Bộ trưởng, thuế môn bài đối với tập thể có 4 bậc, cá thể có 6 bậc,
căn cứ để thu là thu nhập bình quân 1 tháng.
b) Riêng về quy định tổ chức hoặc
cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì áp dụng:
- Đối với các cơ sở sản xuất (tổ
chức hoặc cá nhân) dù có sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thuộc nhiều nghề khác
nhau (nhựa, nhôm, đồng, da …) cũng chỉ thu một môn bài.
- Những trường hợp phải thu 2 môn
bài là cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh những mặt hàng không do cơ sở sản xuất.
2. Thuế hàng hóa :
a) Tạm thời thực hiện việc thu thuế
hàng hóa đối với các mặt hàng giao, bán cho Nhà nước (cho các cơ sở quốc doanh,
cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa các cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã)
dưới mọi hình thức gia công, bán nguyên liệu mua thành phẩm, mua đứt bán đoạn.
b) Thu thuế hàng hóa đối với các
mặt hàng bán ra thị trường tự do trừ 10%. Giá tính thuế do Chi cục thuế ban hành
theo giá bán lẻ trung bình trên thị trường.
c) Giảm thuế muối sản xuất tại thành
phố 50%.
3. Thuế lợi tức : vận dụng như
sau :
a) Về lao động thuê ngoài cho hạch
toán tiền công vào chi phí sản xuất đúng theo thực chi.
b) Về sản xuất miễn thu : cho tính
trị giá bằng 100kg gạo 1 suất (theo giá kinh doanh thương nghiệp bù cho cán bộ
công nhân viên chức do ủy ban nhân dân công bố hàng tháng) và trong hộ sản xuất
kinh doanh có bao nhiêu người thực tế tham gia sản xuất kinh doanh thì cho trừ
đủ suất miễn thu, không hạn chế.
c) Đối với hộ sản xuất kinh doanh
cá thể : nếu lợi tức chịu thuế trên 50.000 đồng thì ngoài số thuế lợi tức đã
nộp, phải chịu thuế suất bổ sung:
- Với hộ sản xuất là 5%.
- Với hộ kinh doanh thương nghiệp
ăn uống là 10%.
d) Về miễn giảm thuế lợi tức :
Ngoài các khoản giảm quy định trong
điều lệ thuế của Nhà nước, thành phố giữ những quy định đã ban hành trước đây,
cụ thể như sau:
- Trong quyết định số 192/QĐ-UB
ngày 2-12-1986 :
* Miễn thuế lợi tức từ 1 đến 2 năm
đối với sản phẩm sản xuất do thiết bị mới nhập qua thân nhân nước ngoài. Miễn
các loại thuế trong thời gian sản xuất thử.
* Miễn giảm thuế lợi tức từ 6 tháng
đến 1 năm đối với sản phẩm xuất khẩu hoặc tự tìm thị trường ngoài nước. Miễn
thuế lợi tức sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường quốc
tế, mới tham gia xuất khẩu lần đầu.
* Miễn thuế lợi tức đối với hàng
gia công xuất khẩu cho Nhà nước có khó khăn.
* Miễn hoặc giảm thuế lợi tức (xét
tùy tình hình cụ thể) cho cơ sở sản xuất nguyên liệu thay thế được nguyên liệu
phải nhập cảng.
- Trong công văn số 421/UB-TM
ngày 2-2-1988 :
* Cơ sở mới thành lập được miễn thuế
lợi tức trong 1 thời gian từ 6 tháng đến 1 năm kể từ ngày chính thức đi vào
hoạt động. Sau đó được xét giảm thuế lợi tức 30% trong 1 năm rưỡi tiếp theo.
* Cơ sở sản xuất các mặt hàng có
cải tiến theo chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng được giảm thuế lợi tức, mức
giảm đến 30 %.
II. VỀ XUẤT NHẬP KHẨU :
Trong khi chờ đợi làm việc cụ thể
với ngành hải quan, trước mắt cho tạm hoãn thu thuế nhập khẩu đối với việc nhập
thiết bị, tư liệu sản xuất và có giảm thuế đối với việc nhập vật tư, nguyên
liệu phụ tùng thay thế, mức giảm do Chi cục thuế và Cục Hải quan thành phố
hướng dẫn cụ thể.
III. ĐỐI VỚI NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP-ĂN
UỐNG-DỊCH VỤ :
1. Về thuế doanh nghiệp :
a) Áp dụng thuế suất 4% đối với hộ
kinh doanh thương nghiệp cá thể kinh doanh 9 mặt hàng thiết yếu (thịt, gạo, đường,
mật, nước chấm, rau, cá, nước mắm, chất đốt, trứng) và các mặt hàng thực phẩm
tươi sống (gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá, rùa, ếch, lươn, các loại rau
tươi, các loại củ, quả).
b) Áp dụng thuế suất 8% đối với mặt
hàng điện máy cao cấp, với các mặt hàng mỹ phẩm, mỹ nghệ, trang trí, trang sức
…, sản xuất trong nước (nội hóa).
c) Áp dụng thuế suất 10% với các
mặt hàng hương, nến, vàng mã, với các mặt hàng ngoại mỹ phẩm, mỹ nghệ, trang sức,
trang trí.
d) Áp dụng thuế suất 20% đối với
các cơ sở kinh doanh ăn uống có bán rượu.
e) Áp dụng thuế suất 6% đối với các
ngành nghề còn lại.
2. Về thuế lợi tức :
Cho tính suất miễn thu bằng 70% suất
miễn thu đối với sản xuất (tức 70kg gạo) theo giá kinh doanh thương nghiệp tính
bù giá cho cán bộ công nhân viên chức hàng tháng do ủy ban nhân dân thành phố
công bố.
IV. ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ MUA
BÁN :
1. Về thuế môn bài : Hợp tác xã mua
bán phường xã có nhiều cửa hàng cũng chỉ nộp môn bài .
2. Về thuế doanh nghiệp :
- Thuế doanh nghiệp đối với 9 mặt
hàng thiết yếu tự doanh, thu theo thuế suất 4% và được giảm 50%.
- Với các loại kinh doanh khác, không
phân biệt là doanh thu sản xuất, thương nghiệp, phục vụ hay ăn uống đều áp dụng
chung thuế suất 4% (trừ doanh nghiệp thu bán thịt súc vật nếu hợp tác xã tự mổ
đã nộp thuế sát sinh thì không nộp thuế, như quy định của Bộ Tái chánh).
V. THUẾ SÁT SINH
Áp dụng như sau :
1. Thuế sát sinh thu vào súc vật
do hợp tác xã mua bán giết mổ cũng được giảm 50% như quốc doanh.
2. Quy định lai mức thu sát sinh
cho sát với giá cả hiện nay 10% đối với trâu, bò tính 6.000 đồng/con, heo công nghiệp
tính 4.000 đồng/con , heo nội tính 2.000 đồng/con. Quốc doanh và hợp tác xã
được giảm 50%.
VI. QUY ĐỊNH TẠM THỜI NÀY
Có hiệu lực kể từ ngày ban hành trên
phạm vi toàn thành phố.